188489

Quyết định 337/QĐ-UBND năm 2012 về chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015

188489
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 337/QĐ-UBND năm 2012 về chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015

Số hiệu: 337/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Nguyễn Thành Trí
Ngày ban hành: 02/02/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 337/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
Người ký: Nguyễn Thành Trí
Ngày ban hành: 02/02/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 337/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 02 tháng 02 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND đã được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em ngày 15/6/2004; Quyết định số 267/QĐ - TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Công văn số 637/LĐTBXH-BVCSTE ngày 09/3/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh tại Tờ trình số 91/TTr-LĐTBXH-BVCSTE về việc phê duyệt Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa chịu trách nhiệm thi hành Quyết định. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Bộ LĐTBXH;
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ban tuyên giáo TƯ; Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Ban VHXH HĐND tỉnh;
- Chánh, Phó Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung tâm công báo;
- Lưu: VT-TH VX.

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH 
 PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thành Trí

 

CHƯƠNG TRÌNH

BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 337/QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Thực hiện Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015; Công văn số 637/LĐTBXH-BVCSTE ngày 09/3/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ vào thực trạng trẻ em và công tác Bảo vệ chăm sóc trẻ em của tỉnh, UBND tỉnh Đồng Nai xây dựng Chương trình Bảo vệ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung như sau:

Phần I:

TỔNG QUAN VỀ TRẺ EM VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

I. BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI

Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, diện tích tự nhiên là 5.894,8 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu điều tra dân số năm 2009 là 2.483.211 người, đến đầu năm 2011 có khoảng 2,7 triệu người; có trên 30 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân cư sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ hơn 70%. Hộ nghèo tính đến đầu năm 2010: có 31.396 hộ chiếm tỷ lệ 6,29%, trong đó có: 4.475 hộ nghèo thành thị (chiếm 14,25% ), 26.921 hộ nghèo nông thôn (chiếm 85,75%). Đồng Nai có hơn 30 Khu công nghiệp với khoảng 500 ngàn công nhân, đa số gặp nhiều khó khăn về nhà ở, đời sống...

II. TÌNH HÌNH TRẺ EM

1. Thực trạng trẻ em chung

Trẻ em dưới 16 tuổi toàn tỉnh là 749.191 chiếm tỷ lệ 30,17% dân số, trẻ em nam là 389.579 em chiếm tỷ lệ 52%, trẻ em nữ là 359.612 em chiếm tỷ lệ 48%, tỷ lệ trẻ em trong các gia đình nghèo chiếm 12%.

2. Thực trạng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Đồng Nai có trên 5.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn thương trong đó có trên 3.400 trẻ em khuyết tật. Năm 2010, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (BVCSTE) cơ bản đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra. Cụ thể: 100% số trẻ em bị tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được hưởng trợ cấp thường xuyên; Tỷ lệ trẻ em khuyết tật được phục hồi chức năng vượt kế hoạch trên 20%;

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn trên 4.000 trẻ em bị tai nạn thương tích trong đó làm tử vong 36 em; 45 trường hợp trẻ em bị xâm hại trong đó 30 em bị xâm hại tình dục; nguồn kinh phí và cán bộ làm công tác BVCSTE nhìn chung còn nhiều biến động nên công tác tham mưu và báo cáo chưa được kịp thời và chặt chẽ.

III. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ TRẺ EM

1. Công tác chỉ đạo và điều hành: Giai đoạn 2001 - 2010 Tỉnh Ủy, HĐND và UBND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều văn bản thể hiện những chủ trương chính sách liên quan đến công tác BVCSTE như:

- Văn bản số 1165-CV/TU ngày 10/7/2000 của Tỉnh ủy Đồng Nai về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo tinh thần Chỉ thị số 55-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 28/6/2000;

- Quyết định số 3888/QĐ-UBT ngày 31/10/2000 của UBND tỉnh về Chương trình xây dựng tụ điểm văn hóa cơ sở phục vụ thanh, thiếu nhi giai đoạn 2001-2010.

- Văn bản số 1024/UBT ngày 23/3/2001 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động Vì trẻ em Đồng Nai giai đoạn 2001-2010.

- Nghị quyết số 40/2002/NQ-HĐND ngày 11/7/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VI, kỳ họp thứ 6 về việc thông qua Đề án đầu tư phát triển giáo dục mầm non ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2005 - 2010.

- Quyết định số 4299/QĐ-UBND ngày 06/12/2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án phát triển giáo dục Mầm non giai đoạn 2006 - 2015 thực hiện theo Quyết định số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ.

- Nghị quyết số 67/2004/NQ-HĐND ngày 14/01/2004 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa VII về Đề án vận động đóng góp xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2004 - 2010.

2. Tổ chức cán bộ và kinh phí

- Công tác tổ chức cán bộ:

+ Cấp tỉnh: Có Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em trực thuộc Chi cục Bảo trợ Xã hội - Bảo vệ chăm sóc trẻ em, Quỹ Bảo trợ trẻ em thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội với tổng số 10 cán bộ (trong đó có 06 cán bộ phòng BVTE và 04 cán bộ thuộc Quỹ BTTE).

+ Cấp huyện, thị xã, thành phố: Phòng LĐTBXH các huyện (TX,TP) có bố trí 01 cán bộ công tác BVCSTE (11 cán bộ/11 huyện, thị xã, thành phố).

+ Cấp xã, phường, thị trấn: 171/171 xã, phường, thị trấn có công chức phụ trách văn hóa - xã hội và cán bộ không chuyên trách phụ trách xã hội, GĐ&TE.

- Kinh phí thực hiện chương trình BVCS&GDTE trong giai đoạn 2001 - 2010:

+ Tổng số: Trên 51 tỷ đồng, trong đó:

Ngân sách trung ương: Trên 2 tỷ đồng;

Ngân sách địa phương: Trên 6 tỷ đồng;

Nguồn vận động xã hội và các tổ chức Phi Chính phủ: Trên 43 tỷ đồng.

3. Kết quả thực hiện công tác bảo vệ trẻ em giai đoạn 2001 - 2010

UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá thực hiện Quyết định số 134/1999/QĐ-TTg ngày 31/5/1999 của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt” giai đoạn 1999 - 2002 của tỉnh Đồng Nai. Qua đó, hơn 5.500 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị tổn thương đã được Nhà nước và xã hội dành ưu tiên bảo vệ, chăm sóc ổn định cuộc sống. Từ năm 2001 đến nay ngân sách tỉnh đã góp phần trợ cấp thường xuyên cho trên 10.922 lượt em mồ côi, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị nhiễm chất độc hóa học với số tiền trên 09 tỷ đồng, cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho 13.099 em.

Hầu hết các em có hoàn cảnh khó khăn thuộc diện hộ nghèo đều được hưởng chính sách miễn giảm học phí; trên 4.000 lượt em học sinh thuộc diện mồ côi, khuyết tật, dân tộc thiểu số còn được hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập, trợ giúp sách giáo khoa và gần 10 ngàn lượt em được trợ cấp học bổng trị giá hơn 4,5 tỷ đồng.

- Đã vận động xây tặng gần 100 căn nhà tình thương cho trẻ em mồ côi, khuyết tật, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trị giá hơn 700 triệu đồng; hỗ trợ cho 20 em vay vốn học nghề; hỗ trợ vốn cho gia đình phát triển kinh tế với kinh phí khoảng 60 triệu đồng.

- Ngoài nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và địa phương, tỉnh đã vận động quyên góp được số tiền trên 43 tỷ đồng hỗ trợ mổ tim cho 469 em; phẫu thuật hở hàm ếch cho 674 em; đục thủy tinh thể cho 1.153 em; phẫu thuật chi, niệu, sẹo bỏng cho trên 1.000 em; trợ cấp học bổng 5.949 lượt em và các hỗ trợ đột xuất khác.

- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tư vấn cộng đồng 1.344 buổi; qua thư, điện thoại, tư vấn trực tiếp trên 10.647 lượt; phát trên Đài PT-TH, báo, bản tin “Trẻ em như búp trên cành” mỗi quý phát hành 1 lần.

- Từ năm 2004 đến nay có trên 3.000 trẻ em tham gia Diễn đàn trẻ em.

- 100% trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được nhà nước chăm sóc, nuôi dưỡng; trẻ em khuyết tật được chăm sóc phục hồi chức năng tại các Trung tâm BTXH trong và ngoài công lập hoặc tại các gia đình chăm sóc thay thế, trẻ đến tuổi đi học đều được tạo điều kiện đi học chữ, học nghề và tạo việc làm khi đủ tuổi.

- Trẻ em vi phạm pháp luật: Từ năm 2001 đến nay có 4.409 đối tượng gây ra 3307 vụ vi phạm pháp luật liên quan đến trẻ em đã điều tra làm rõ 3.307 vụ, xử lý 4.384 đối tượng.

- Trẻ em lang thang: Từ năm 2003 đến nay, tiếp nhận trong tỉnh và ngoài tỉnh 834 hộ 1.921 lượt người. Ban chỉ đạo Đề án đã phối hợp tổ chức hồi gia cho số đối tượng trên.

- Trẻ em bị xâm hại tình dục: Qua báo cáo của Công an tỉnh từ năm 2001 đến tháng 6/2010 đã phát hiện có 367 trẻ em bị xâm hại tình dục. Sở LĐTBXH đã trợ giúp cho 100% số trẻ em bị xâm hại tình dục với số tiền trên 80 triệu đồng để các em khám chữa bệnh, trong đó có 21 em mang thai được Sở LĐTBXH phối hợp với Tổ chức Holt trợ giúp trong chương trình bà mẹ độc thân với số tiền 53.490.000đ.

Sở LĐTBXH cấp trên 12.000 tờ rơi cho các huyện để tuyên truyền vận động trong nhân dân nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục.

4. Những hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em

- Đội ngũ những người làm công tác BVCSTE chưa ổn định;

- Năng lực của đội ngũ những người làm công tác BVCSTE còn nhiều hạn chế về kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm;

- Công tác thông tin tuyên truyền chưa sâu rộng đến từng người dân.

5. Những nguyên nhân của hạn chế trong công tác bảo vệ trẻ em

- Đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác BVCSTE không ổn định là do giải thể, sát nhập, luân chuyển và thay đổi cán bộ ảnh hưởng đến hiệu quả công tác BVCSTE nhất là ở cơ sở.

- Đội ngũ cán bộ, CTV làm công tác BVCSTE chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn về BVCSTE, nhiều cán bộ còn kiêm nhiều công việc.

- Mạng lưới truyền thông chưa đồng bộ đến tận vùng sâu, vùng xa, còn thiếu tài liệu cung cấp cho xã, phường và gia đình; công tác BVCSTE ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức.

6. Bài học kinh nghiệm

- Quan điểm “ưu tiên” cho Bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và “toàn xã hội BVCSTE” cần được quán triệt một cách sâu sắc từ trong Đảng, chính quyền đến quần chúng nhân dân.

- Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước hết phải từ gia đình. Cộng đồng xã hội có vai trò như tác nhân cổ vũ động viên tạo nên môi trường tốt cho trẻ em.

- Phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống cộng đồng là yếu tố quan trọng nhằm hạn chế tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em phải bỏ học, trẻ em vi phạm pháp luật…

- Sự phối hợp đồng bộ giữa các ban ngành, đoàn thể trong việc tham mưu cho cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương sẽ tạo nên kết quả tốt trong công tác BVCS&GDTE.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo có nội dung liên quan đến gia đình và trẻ em.

- Cán bộ làm công tác BVCSTE cần có trình độ, năng lực, đạo đức, thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật thông tin và đội ngũ này cần có sự ổn định.

Phần II:

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, GIẢI PHÁP BẢO VỆ TRẺ EM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu tổng quát: Tạo dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh mà ở đó tất cả trẻ em đều được bảo vệ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu, loại bỏ các nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Trợ giúp, phục hồi kịp thời cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực, tạo cơ hội để các em được tái hòa nhập cộng đồng và bình đẳng về cơ hội phát triển.

2. Mục tiêu cụ thể

- Ít nhất 02 huyện (thị xã) xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em. Trong đó, dự tính đến năm 2013 có 02 đơn vị hoàn thành tương đối hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em.

- Cuối năm 2012, đạt trên 30% và năm 2015 ít nhất 70% trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và tổn thương được phát hiện và can thiệp kịp thời để giảm thiểu hoặc loại bỏ nguy cơ.

- Đến năm 2015, bảo đảm 100% trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và bị tổn thương được can thiệp, trợ giúp, phục hồi và hòa nhập cộng đồng.

- Cuối năm 2015, giảm tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt xuống dưới 5,5% tổng số trẻ em, trong đó giảm ít nhất 30% trẻ em bị bạo lực và bị xâm hại tình dục.

II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Đối tượng:

Tất cả trẻ em dưới 16 tuổi, ưu tiên trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại, trẻ em bị bạo lực. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật.

2. Phạm vi:

Chương trình được thực hiện trong toàn tỉnh, ưu tiên xã (phường, thị trấn) có nhiều trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em có nguy cơ cao rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2015.

III. NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án truyền thông, giáo dục, vận động xã hội (Dự án 1)

a) Mục tiêu: 90% gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội, các cơ quan Nhà nước và trẻ em được nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em.

b) Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh, có ưu tiên các huyện nghèo. Tập trung vào các xã triển khai mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em và các xã thực hiện mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

c) Các hoạt động:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, in ấn các sản phẩm truyền thông) tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em;

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về bảo vệ trẻ em (truyền thanh, nói chuyện chuyên đề, Băng rôn, pano, khẩu hiệu);

- Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tháng hành động Vì trẻ em nhằm tạo mối quan tâm của toàn xã hội đối với hoạt động BVCSTE; thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em;

- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ trẻ em.

d) Kinh phí dự án 1: (Kèm theo Phụ lục 1).

e) Cơ quan thực hiện: Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài PT-TH, Báo Đồng Nai và UBND các huyện (thị xã, thành phố).

2. Dự án nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Dự án 2)

a) Mục tiêu: 100% cán bộ làm công tác BVCSTE từ cấp tỉnh đến cấp huyện được nâng cao năng lực về quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động về BVCSTE. Trên 70% cán bộ làm công tác BVCSTE ở cấp xã/phường/thị trấn và cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác BVCSTE ở khu phố, ấp, cụm dân cư được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em.

b) Các hoạt động:

- Đánh giá nhu cầu, xây dựng chương trình tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE ở các cấp;

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác BVCSTE và đội ngũ cộng tác viên (cấp tỉnh khoảng 30 người, cấp huyện khoảng 33 người, cấp xã khoảng 513 người (mỗi xã 3 người)).

+ Bồi dưỡng về kỹ năng khảo sát, đánh giá; kỹ năng tổng hợp báo cáo;

+ Tổ chức các khóa tập huấn cán bộ về tin học, sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm, quản lý chương trình để có đủ năng lực thu thập thông tin, khai thác, chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

c) Kinh phí dự án 2: (Kèm theo Phụ lục 1).

d) Cơ quan thực hiện: Sở LĐTBXH chủ trì và phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND các huyện (thị xã, thành phố).

3. Dự án xây dựng và phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (Dự án 3)

a) Mục tiêu: 02 huyện xây dựng và tổ chức vận hành hệ thống cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, bao gồm: Trung tâm công tác xã hội trẻ em cấp tỉnh; Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện (Nhơn Trạch, Trảng Bom); Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, Điểm tư vấn ở cộng đồng, trường học, Mạng lưới cộng tác viên, tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở khu phố, ấp, cụm dân cư.

b) Phạm vi: Lựa chọn 02 đơn vị (huyện Trảng Bom và huyện Nhơn Trạch) và tất cả các xã, phường, thị trấn thuộc 02 đơn vị nêu trên.

c) Các hoạt động:

- Cấp tỉnh: Tăng cường hoạt động của Trung tâm công tác xã hội trực thuộc Chi cục BTXH-BVCSTE tỉnh.

- Cấp huyện: Thành lập Văn phòng tư vấn cấp huyện.

- Cấp xã: Thành lập điểm công tác xã hội cấp xã (ở cộng đồng, trường học, bệnh viện); Mạng lưới cộng tác viên khu phố, ấp;

- Tổ chức các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ;

- Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (vãng gia, tư vấn, tham vấn, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (TECHCĐB)), trẻ em bị tổn thương và kết nối các dịch vụ bảo vệ trẻ em với các cơ quan tổ chức, có liên quan; trợ giúp các em tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em;

- Hỗ trợ về vốn và kỹ thuật để thành lập Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện (Nhơn Trạch, Trảng Bom); Ban bảo vệ trẻ em cấp xã, Điểm tư vấn ở cộng đồng, trường học, Mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở khu phố, ấp, cụm dân cư;

- Trợ giúp các em tìm gia đình chăm sóc thay thế, tiếp cận với giáo dục, y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng khi có nhu cầu; trợ giúp các em và gia đình các em cũng như cộng đồng loại bỏ hoặc giảm thiểu nguy cơ dẫn đến sự ngược đãi, xâm hại, bóc lột, bạo lực, sao nhãng và trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;

- Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, về kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của chính trẻ em.

d) Kinh phí dự án 3: (Kèm theo Phụ lục 1).

e) Cơ quan thực hiện: Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Y tế, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Công an tỉnh và UBND huyện Trảng Bom, huyện Nhơn Trạch.

4. Dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng (Dự án 4)

a) Mục tiêu : 80% trẻ em khuyết tật được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng, giáo dục và các dịch vụ công cộng; 100% trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không cha mẹ được chăm sóc; giảm hàng năm 10% số trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; 100% trẻ em được phát hiện bị xâm hại tình dục, bị bạo lực được can thiệp, trợ giúp; đến năm 2015 giải quyết triệt để tình trạng trẻ em lang thang (năm 2010 có 30 trẻ em lang thang); giảm tỷ lệ trẻ em phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ 7,6% năm 2010 xuống còn 4% năm 2015; giảm tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật từ 0,5% năm 2010 xuống còn 0,3% năm 2015.

b) Phạm vi: Thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh (từng mô hình sẽ lựa chọn số địa bàn phù hợp).

c) Các mô hình hoạt động:

* Mô hình thứ nhất: Mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng.

- Phạm vi hoạt động: Chọn 2 huyện, mỗi huyện 2 xã; huyện Long Thành gồm 2 xã: Cẩm Đường, thị trấn Long Thành; huyện Thống Nhất gồm 2 xã: Xuân Thạnh, Bàu Hàm 2; tổng cộng 4 xã.

- Các hoạt động của mô hình:

+ Xây dựng tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn về các kiến thức, kỹ năng cần thiết để hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi, trẻ em khuyết tật;

+ Tổ chức các lớp hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật còn khả năng lao động và có nhu cầu học nghề phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương;

+ Hỗ trợ trẻ em trong diện đã qua học nghề tự tạo việc làm phù hợp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động;

+ Phối hợp và triển khai các hoạt động phục hồi chức năng tại các trung tâm phục hồi chức năng của tỉnh dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật về vận động. Hỗ trợ trẻ em khuyết tật (TEKT) phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng;

+ Phối hợp cùng ngành Giáo dục và Đào tạo trong việc chăm sóc, hỗ trợ học tập cho TEKT tại các lớp giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt;

+ Xây dựng và triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế trẻ em mồ côi (TEMC), TEKT (nhận con nuôi, nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu);

+ Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn; trợ giúp trẻ em mồ côi, khuyết tật về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em;

+ Tổ chức tập huấn cho cha hoặc mẹ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế những kiến thức cần thiết trước khi nhận nuôi trẻ em mồ côi, khuyết tật;

+ Phối hợp Nhà thiếu nhi/TT Văn hóa, các TT nuôi dưỡng TEKT (của tỉnh) và các tổ chức Đoàn, Đội của 2 huyện tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để các em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng;

+ Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm;

+ Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của từng huyện, nhưng chi tiêu cho các hoạt động khác không được vượt quá 20% tổng kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước.

- Kinh phí mô hình 1: (Kèm theo Phụ lục 1).

* Mô hình thứ hai: Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng.

- Phạm vi hoạt động: Chọn 2 huyện, mỗi huyện 2 xã; huyện Định Quán gồm 2 xã: Phú Cường, Phú Ngọc; huyện Vĩnh Cửu gồm 2 xã: Mã Đà, Phú Lý; ; tổng cộng 4 xã.

- Các hoạt động của mô hình:

+ Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về các kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình và các bạn khỏi bị ngược đãi, xâm hại và bóc lột, kỹ năng tham gia các hoạt động xã hội ở cộng đồng cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm và nhóm có nguy cơ cao;

+ Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn tại gia đình để vận động trẻ em lang thang hồi gia hoặc loại bỏ các yếu tố dẫn đến trẻ em phải lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo trợ giúp trẻ em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp trẻ em hồi gia, trợ giúp tiếp cận giáo dục nếu bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học, trợ giúp tiếp cận với các dịch vụ y tế khi cần thiết;

+ Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề (phối hợp với các TT dạy nghề trong tỉnh) và trợ giúp các em tự tạo việc làm khi đến tuổi lao động và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em thuộc mô hình 2;

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động;

+ Triển khai các hoạt động phục hồi tâm lý và thể chất cho trẻ em lang thang, lao động trẻ em;

+ Tổ chức các hoạt động trợ giúp gia đình, người chăm sóc trẻ em lang thang, trẻ em lao động sớm về kiến thức, kỹ năng, tay nghề, ổn định sinh kế, tăng thu nhập với điều kiện cam kết không để trẻ em đi lang thang, lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và tạo điều kiện cho các em đến trường;

+ Phối hợp giữa Sở LĐTBXH, Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức chính trị - xã hội như Hội LHPN, Tỉnh đoàn, Hội Nông dân linh hoạt dựa vào thực tế trong việc hỗ trợ gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh;

+ Phối hợp với ngành Công an quản lý nhóm trẻ em lang thang, lao động trẻ em ở địa bàn nơi trẻ em đến, giảm tối đa tình trạng ngược đãi, bạo lực, xâm hại tình dục và bóc lột trẻ em;

+ Phối hợp TT Văn hóa thông tin và các tổ chức Đoàn, Đội của 2 huyện tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để các em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng;

+ Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho các huyện;

+ Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của tỉnh, nhưng chi tiêu cho các hoạt động khác không được vượt quá 20% tổng kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước.

- Kinh phí mô hình 2: (Kèm theo Phụ lục 1).

* Mô hình thứ ba: Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng.

- Phạm vi hoạt động: Chọn 2 huyện, mỗi huyện 2 xã; huyện Cẩm Mỹ gồm 2 xã: Xuân Mỹ, Xuân Quế; huyện Tân Phú gồm 2 xã: Phú Thanh, Phú Xuân; tổng cộng 4 xã.

- Các hoạt động của mô hình:

+ Phối hợp với Công an tỉnh và Sở Y tế tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực; trợ giúp các em trong quá trình trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ;

+ Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực;

+ Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề cho trẻ em và hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình, giúp các em tiêu thụ sản phẩm để có sinh kế ổn định;

+ Hỗ trợ các em và các doanh nghiệp sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động, giúp các em có việc làm và thu nhập ổn định;

+ Tổ chức các hoạt động phục hồi sức khoẻ, phục hồi tâm lý cho trẻ em bị xâm hại tình dục và kết nối với các dịch vụ bảo vệ trẻ em khi cần thiết;

+ Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn; trợ giúp trẻ em trong mô hình 3 về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp về y tế, giáo dục và tiếp cận các phúc lợi xã hội khác dành cho trẻ em;

+ Trợ giúp gia đình các em tăng cường khả năng chăm sóc bảo vệ các em thông qua các hoạt động tập huấn hoặc hội họp tại địa phương; trợ giúp các gia đình chăm sóc thay thế trong trường hợp phải tách trẻ em bị xâm hại tình dục (TEBXHTD) khỏi gia đình cha mẹ đẻ;

+ Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình 3 cho các huyện khác;

+ Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, nhưng chi tiêu cho các hoạt động khác không được vượt quá 20% tổng kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

- Kinh phí mô hình 3: (Kèm theo Phụ lục 1).

* Mô hình thứ tư: Mô hình phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng (Ngành Công an phối hợp thực hiện)

- Phạm vi hoạt động: Chọn 3 đơn vị, mỗi đơn vị 2 xã; huyện Xuân Lộc gồm 2 xã: Xuân Hưng, thị trấn Gia Ray; thị xã Long Khánh gồm 2 xã: Xuân Tân, Bình Lộc; thành phố Biên Hòa gồm 2 phường: Trảng Dài, Long Bình; tổng cộng 6 xã.

- Các hoạt động của mô hình

+ Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bao gồm cả người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật; trợ giúp các em trong quá trình trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ;

+ Xây dựng các câu lạc bộ trợ giúp NCTN vi phạm pháp luật, các điểm trợ giúp NCTN vi phạm pháp luật; tổ chức mạng lưới cộng tác viên, tình nguyện viên đã được đào tạo, nhiệt tình làm nòng cốt cho việc trợ giúp trẻ em làm trái pháp luật ở 2 huyện và thành phố, thông qua đó giáo dục, vận động các em tái hòa nhập cộng đồng;

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho NCTN vi phạm pháp luật;

+ Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề cho NCTN vi phạm pháp luật khi các em đã hoàn thành việc giáo dục tập trung và được giáo dục tại cộng đồng;

+ Hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình các em, giúp các em tiêu thụ sản phẩm để các em có sinh kế ổn định;

+ Hỗ trợ các em và các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động khi các em đã thành nghề và đến tuổi lao động, giúp các em có việc làm và thu nhập ổn định;

+ Tổ chức tập huấn cho cán bộ thuộc địa bàn huyện Xuân Lộc, Long Khánh và thành phố Biên Hòa, 6 xã làm thí điểm; bao gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền, Công an, Tư pháp, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ; Cha mẹ, người có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ; Thầy cô giáo; Các tình nguyện viên, cộng tác viên; Trẻ em đã có hành vi vi phạm pháp luật.

+ Tổ chức các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình 4;

+ Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, nhưng chi tiêu cho các hoạt động khác không được vượt quá 20% tổng kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

- Kinh phí mô hình 4: (Kèm theo Phụ lục 1).

d) Kinh phí dự án 4: (Kèm theo Phụ lục 1).

e) Cơ quan thực hiện: Sở LĐTBXH chủ trì và phối hợp với Công An tỉnh, UBND huyện Cẩm Mỹ, Thống Nhất, Xuân Lộc, Long Thành, Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu, thị xã Long Khánh và thành phố Biên Hòa.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIAI ĐOẠN 2011- 2015

Kinh phí dự tính của Chương trình : 14.000 triệu đồng, trong đó: Ngân sách Trung ương: 4.667 triệu đồng; Ngân sách địa phương và vận động : 9.333 triệu đồng

Bảng 1: Kinh phí dự tính của chương trình phân theo dự án và nguồn (Kèm theo Phụ lục 1 - Bảng kinh phí chia theo nguồn) ĐVT: Triệu đồng

STT

Dự án

Tổng KP

NSTW

NSĐP và vận động

1

Dự án 1

1.800

600

1.200

2

Dự án 2

2.000

667

1.333

3

Dự án 3

3.300

1,100

2.200

4

Dự án 4

6.900

2.300

4.600

 

Mô hình 1

2.470

823

1.647

 

Mô hình 2

1.160

387

773

 

Mô hình 3

1.780

593

1.187

 

Mô hình 4

1.490

497

993

TỔNG CỘNG:

14.000

4.667

9.333

Bảng 2: Nhu cầu kinh phí của chương trình phân theo năm và nguồn

(Kèm theo Phụ lục 2 - Bảng kinh phí chi tiết chia theo năm) ĐVT: Triệu đồng

 

Tổng KP

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Dự án 1

1.800

257

514

514

514

Dự án 2

2.000

286

571

571

571

Dự án 3

3.300

471

943

943

943

Dự án 4

6.900

986

1.971

1.971

1.971

Mô hình 1

2.470

353

706

706

706

Mô hình 2

1.160

166

331

331

331

Mô hình 3

1.780

254

509

509

509

Mô hình 4

1.490

213

426

426

426

TỔNG

14.000

2.000

4.000

4.000

4.000

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác BVCSTE.

a) Ban hành các Chỉ thị, chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc trẻ em; đưa mục tiêu BVCSTE vào kế hoạch kinh tế xã hội hàng năm và từng thời kỳ.

b) Thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ BVCSTE hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch 5 năm của các cấp, các ngành, của các cấp ủy Đảng và chính quyền.

c) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác BVCSTE.

2. Giải pháp về tài chính

a) Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ Nhà nước, cộng đồng và quốc tế cho việc thực hiện chương trình

- Đề nghị trung ương hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình trong vòng 5 năm và hàng năm (Kèm theo bảng kinh phí);

- Ngân sách của tỉnh hàng năm bố trí kinh phí cho việc thực hiện chương trình ;

- Vận động các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động BVCSTE hoặc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em để bảo đảm các hoạt động hiệu quả.

b) Sử dụng kinh phí hợp lý, hiệu quả.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra

a) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo thường xuyên theo định kỳ về công tác bảo vệ trẻ em theo bộ chỉ tiêu về BVCSTE phù hợp; xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về BVCSTE.

b) Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và liên ngành về các trường hợp xâm hại trẻ em; về thực hiện các dịch vụ bảo vệ trẻ em do Nhà nước và cộng đồng cung cấp.

c) Tăng cường công tác thanh tra về hoạt động BVCSTE; tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ kiểm tra, thanh tra về hoạt động BVCSTE từ tỉnh đến địa phương.

d) Thành lập Ban điều hành Chương trình bảo vệ trẻ em cấp tỉnh.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp với các Ban ngành, Hội, Đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện (thị xã, thành phố) xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hàng năm về công tác bảo vệ trẻ em cho phù hợp với Chương trình này và phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quản lý và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành; nghiên cứu hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác BVCSTE ở cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chương trình và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh; tham mưu UBND tỉnh hàng năm tổ chức các hoạt động giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; tổ chức tổng kết việc thực hiện Chương trình vào cuối năm 2015.

2. Sở Tư pháp tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền giáo dục pháp luật thường xuyên kiểm tra đối với tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý cho trẻ em; tăng cường thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác nuôi con nuôi; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.

3. Công an tỉnh lồng ghép triển khai thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em với những chương trình phòng, chống tội phạm của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện dự án đã được phân công trong Chương trình theo quy định hiện hành.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, không có bạo lực; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về BVCSTE cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất việc xây dựng và phát triển hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em trong gia đình.

6. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan liên quan hướng dẫn các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân huyện (thị xã, thành phố) lập kế hoạch hàng năm về biên chế công chức làm công tác BVCSTE; giao biên chế công chức làm công tác BVCSTE sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn các địa phương bố trí người làm công tác BVCSTE ở xã (phường, thị trấn).

7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về BVCSTE; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên internet dành cho trẻ em và liên quan đến trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi sản xuất, phát hành các ấn phẩm, sản phẩm thông tin dành cho trẻ em có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực; phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức các khóa tập huấn về tin học, sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm, quản lý chương trình để cán bộ làm công tác BVCSTE có đủ năng lực thu thập thông tin, khai thác, chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu về BVCS&GDTE.

8. Sở Y tế chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em của hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật; thực hiện thí điểm một số loại hình dịch vụ y tế hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực.

9. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ban, ngành liên quan vận động các nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA - là hình thức đầu tư nước ngoài) cho các chương trình, dự án về BVCSTE; đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về BVCS&GDTE vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; hướng dẫn việc đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về BVCSTE vào việc xây dựng và đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương.

10. Sở Tài chính phối hợp với các ngành, căn cứ vào khả năng ngân sách địa phương bố trí dự toán kinh phí thực hiện Chương trình theo Luật Ngân sách nhà nước; Chủ trì, hướng dẫn, thanh kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình;

11. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Nai và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về BVCS&GDTE.

12. Ủy ban nhân dân các huyện (thị xã, thành phố) tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tại địa phương theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành chức năng; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch hoạt động hàng năm về BVCSTE phù hợp với Chương trình này và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Chương trình này với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ BVCSTE; tiếp tục xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em; chủ động bố trí ngân sách, nhân lực để thực hiện Chương trình; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện Chương trình tại địa phương; thực hiện chế độ báo cáo hàng năm việc thực hiện Chương trình trên địa bàn theo quy định hiện hành.

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn TNCSHCM tỉnh và các tổ chức khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai Chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về BVCSTE trong tổ chức mình; tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về BVCS&GDTE./.

 

PHỤ LỤC 1

ĐVT: Triệu đồng

TT

Dự án

Tổng KP

NSTW

NSĐP và vận động

Chia ra

NS Tỉnh

NS vận động

I

Dự án 1. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội (CB, CTV cả tỉnh)

1,800

600

1,200

800

400

1

Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học về BVTE (truyền thanh, nói chuyện chuyên đề, Băng rôn, pano, khẩu hiệu)

570

190

380

253

127

 

- Truyền thanh: Hỗ trợ biên tập và phát thanh

90

30

60

40

20

 

- Nói chuyện chuyên đề: Hỗ trợ viết chuyên đề, bồi dưỡng người Nói chuyện chuyên đề và nước uống cho đối tượng tham dự

150

50

100

67

33

 

- Tổ chức các hoạt động truyền thông trực tiếp tại 11 huyện (thị xã, thành phố) và nước uống cho đối tượng tham dự

200

67

133

89

44

 

- Băng rôn, pano, khẩu hiệu

130

43

87

58

29

2

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí, in ấn các sản phẩm truyền thông) về nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bảo vệ trẻ em.

600

200

400

267

133

 

- Xây dựng chương trình truyền thông

100

33

67

44

22

 

- Xây dựng, sản xuất nhân bản và phát hành các loại sản phẩm truyền thông

500

167

333

222

111

3

Tổ chức các cuộc thi về kiến thức và kỹ năng bảo vệ trẻ em (Theo Thông tư số 181/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH)

130

43

87

58

29

 

- Biên soạn đề thi và đáp án các cuộc thi tìm hiểu (gồm cả biểu điểm); quy chế cuộc thi vẽ tranh, viết bài: Mức tối đa 1.000.000 đồng/bộ đề thi và đáp án hoặc quy chế cuộc thi

30

10

20

13

7

 

- Bồi dưỡng chấm thi, Ban giám khảo cuộc thi, xét công bố kết quả cuộc thi: Mức tối đa 300.000 đồng/người/ngày

20

7

13

9

4

 

- Bồi dưỡng thành viên Ban tổ chức: Mức tối đa 200.000 đồng/người/ngày

20

7

13

9

4

 

- Cơ cấu giải thưởng (tùy theo quy mô tổ chức cuộc thi):

 + Giải tập thể: 500.000đ đến 4.000.000đ/giải thưởng;

 + Giải cá nhân: 200.000đ đến 2.000.000đ/giải thưởng;

30

10

20

13

7

 

- Xây dựng báo cáo kết quả cuộc thi: Mức chi tối đa đối với cấp TƯ: 1.000.000đ/báo cáo, cấp tỉnh: 700.000đ/báo cáo

10

3

7

4

2

 

- Các khoản chi khác phục vụ cuộc thi: Thuê hội trường, âm thanh, ánh sáng, đạo cụ, trang trí, bồi dưỡng cho MC, người phục vụ, văn phòng phẩm…

20

7

13

9

4

4

Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, Tháng hành đồng Vì trẻ em nhằm tạo mối quan tâm của toàn xã hội đối với Chương trình bảo vệ trẻ em; thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em

500

167

333

222

111

 

- Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6;

200

67

133

89

44

 

- Hàng năm tổ chức chiến dịch truyền thông nhân Tháng hành đồng Vì trẻ em;

200

67

133

89

44

 

- Mỗi năm thực hiện chuyên mục, chuyên trang vì trẻ em;

100

33

67

44

22

II

Dự án 2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ (CB, CTV cả tỉnh)

2,000

667

1,333

889

444

1

Đánh giá nhu cầu, nghiên cứu xây dựng chương trình tập huấn dài ngày cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE ở cấp cơ sở

34

11

23

15

8

 

- Nghiên cứu, xây dựng chương trình tập huấn, phiếu đánh giá trình độ và nhu cầu của cán bộ cộng tác viên cấp cơ sở;

20

7

13

9

4

 

- Photo tài liệu, phiếu đánh giá và bồi dưỡng các cán bộ thu thập, tổng kết phiếu đánh giá

30

10

20

13

7

2

Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác BVCSTE của tỉnh trong 2 ngày

16

5

11

7

4

 

- Tiền nước uống (30.000đ/người/ngày): 30 người x 2 ngày

3

1

2

1

1

 

- Tiền báo cáo viên: 2 người x 2 ngày x 1.000.000đ

4

1

3

2

1

 

- Tiền in ấn, photo tài liệu: 30 bộ x 25.000đ/bộ

2

1

1

1

0

 

- Tiền thuê hội trường, trang trí hội trường (hoa, khẩu hiệu, băng rôn, âm thanh, ánh sáng)

5

2

3

2

1

 

- Văn phòng phẩm cho lớp tập huấn và học viên; bồi dưỡng người phục vụ, trợ giảng

2

1

1

1

0

3

Tổ chức lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác BVCSTE của huyện 5 ngày (chi phí như tập huấn của tỉnh)

80

27

53

36

18

4

Tổ chức các khoá đào tạo cho đội ngũ cộng tác viên (mỗi xã, phường 3 người = 513, chia ra 17 lớp tập huấn, mỗi lớp trên 30 người): 48.000.000đ/1 khóa TH x 17 khóa TH

850

283

567

378

189

 

- Tiền ăn (100.000đ/người/ngày), nước uống (30.000đ/người/ngày): 30 người x 5 ngày x 130.000đ

20

7

13

9

4

 

- Tiền báo cáo viên: 2 người x 5 ngày x 1.000.000đ

10

3

7

4

2

 

- Tiền in ấn, photo tài liệu: 30 bộ x 25.000đ/bộ

2

1

1

1

0

 

- Tiền thuê hội trường, trang trí hội trường (hoa, khẩu hiệu, băng rôn, âm thanh, ánh sáng)

10

3

7

4

2

 

- Tiền văn phòng phẩm, học viên, người phục vụ, trợ giảng

6

2

4

3

1

5

Hỗ trợ cán bộ đi học các khóa tập huấn (nếu có) về sử dụng máy tính, sử dụng phần mềm, quản lý chương trình để có đủ năng lực thu thập thông tin, quản lý, khai thác, chia sẻ, sử dụng cơ sở dữ liệu hiện có về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em.

300

100

200

133

67

6

Hỗ trợ về trang thiết bị cho cán bộ, cộng tác viên làm công tác BVCSTE ở các cấp cơ sở

500

167

333

222

111

7

In ấn tài liệu, các loại sách liên quan đến BVCSTE cho các cán bộ, cộng tác viên

220

73

147

98

49

III

Dự án 3. Xây dựng mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em (Trảng Bom, Nhơn Trạch)

3,300

1,100

2,200

1,467

733

1

Tổ chức các hoạt động đào tạo nghiệp vụ, nâng cao năng lực và kỹ năng thực hành cho đội ngũ cán bộ (lồng ghép với Dự án 2)

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép

2

Kinh phí chung cho 1 điểm tư vấn, điểm công tác xã hội cấp huyện, xã dựa vào cộng đồng:

3,300

1,100

2,200

1467

733

 

- Hỗ trợ trang thiết bị thành lập Văn phòng tư vấn trẻ em cấp huyện tại Trảng Bom, Nhơn Trạch: 2 điểm cấp huyện và mỗi huyện 5 điểm tư vấn/điểm công tác xã hội tại các cụm xã/phường. Các thiết bị được hỗ trợ: Bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, quạt, điện thoại, văn phòng phẩm, vật dụng khác:10 triệu/điểm x 12 điểm

120

40

80

53

27

 

- Thù lao cho cán bộ, CTV tư vấn và trực ở 12 điểm tư vấn: 4 điểm năm 2012 (5.000.000đ/điểm/tháng x 4 điểm x 48 tháng) + 8 điểm còn lại (5.000.000đ/điểm/tháng x 8 điểm x 36 tháng)

2,400

800

1,600

1067

533

 

- Chi phí hành chính, sinh hoạt phí hoạt động hàng tháng (điện, điện thoại, văn phòng phẩm…) ở 12 điểm TV: (4 điểm x 1,5 triệu/điểm/tháng x 48 tháng) + (8 điểm x 1,5 triệu/điểm/tháng x 36 tháng)

720

240

480

320

160

 

- Tổ chức các hoạt động cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong những trường hợp đột xuất

60

20

40

27

13

3

Trợ giúp các em tìm gia đình chăm sóc thay thế, tiếp cận với giáo dục, y tế, chỉnh hình phục hồi chức năng khi có nhu cầu (phối hợp với Chương trình Hold, các bệnh viện và Sở Y tế)

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

4

Trợ giúp nâng cao năng lực cho cha mẹ, người chăm sóc, cộng đồng về bảo vệ trẻ em, về kỹ năng làm cha mẹ, nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của chính trẻ em… (lồng ghép với Dự án 1)

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép

Lồng ghép

IV

Dự án 4. Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng

6,900

2,300

4,600

3,067

1,533

1

Mô hình 1. Mô hình trợ giúp trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi; trẻ em khuyết tật dựa vào cộng đồng (Long Thành, Thống Nhất : 4 xã)

2,470

823

1,647

1,098

549

1

Xây dựng tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng cho cán bộ, trẻ em khuyết tật tại 2 huyện Long Thành và Thống Nhất (mỗi huyện chọn 3 xã): 2 lớp tập huấn/4 huyện (2 huyện 1 cụm): 2 lần x 15 triệu

30

10

20

13

7

2

Tổ chức các lớp hướng nghiệp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật còn khả năng lao động và có nhu cầu học nghề

590

197

393

262

131

 

- Lập hồ sơ và rà soát trẻ em khuyết tật, mồ côi, bị bỏ rơi.

300

100

200

133

67

 

- Tổ chức cán bộ kiểm tra, giám sát việc rà soát trẻ em ở ấp/khu phố, xã và huyện.

20

 

 

 

 

 

- Tổ chức 2 lớp hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ em khuyết tật (tổ chức 2 lớp nghề chủ yếu mà số đông các em theo, số còn lại có thể phối hợp với các Trung tâm dạy nghề)

200

67

133

89

44

 

- Hỗ trợ về phương tiện và kỹ thuật cho các em theo học nghề

70

23

47

31

16

3

Hỗ trợ các trẻ em đã qua học nghề tự tạo việc làm phù hợp hoặc hỗ trợ các doanh nghiệp nhận và sử dụng lao động (có thể hỗ trợ vốn để các em tự làm sau khi học nghề xong)

300

100

200

133

67

4

Phối hợp với các Trung tâm (TT) trong tỉnh triển khai và hỗ trợ các hoạt động phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật

150

50

100

67

33

 

- Triển khai các hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho trẻ em khuyết tật về vận động - hỗ trợ thêm các hoạt động tại các TT trong tỉnh (TT Mồ côi khuyết tật, TT Cô nhi…)

100

33

67

44

22

 

- Hỗ trợ trẻ em khuyết tật (TEKT) phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng - Hỗ trợ hậu phẫu, chủ yếu là phối hợp

50

17

33

22

11

5

Phối hợp cùng ngành giáo dục trong việc chăm sóc, hỗ trợ học tập cho trẻ em khuyết tật tại các lớp giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt;

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

6

Phối hợp với Dự án Hold xây dựng, triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế TEMC, TEKT: Chi phí đầu 400.000đ/em + tiền công 600.000đ/em/tháng + tiền ăn 1 triệu đ/em/tháng x 48 tháng

1,000

333

667

444

222

 

- Xây dựng và triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế trẻ em bị bỏ rơi, TEMC: 4 điểm/4huyện x 2.000.000đ/trẻ x 48 tháng

400

133

267

178

89

 

- Xây dựng và triển khai mô hình gia đình chăm sóc thay thế TEKT: 4 điểm/4huyện x 2.000.000đ/trẻ x 48 tháng

400

133

267

178

89

 

- Các hoạt động khác: Quà các ngày Lễ, tết, trung thu…

200

67

133

89

44

7

Tổ chức hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn và trợ giúp khác

150

50

100

67

33

 

- Hoạt động vãng gia, mỗi năm vãng gia 10 - 15 đối tượng

50

17

33

22

11

 

- Hoạt động tư vấn và tham vấn: tổ chức mỗi huyện 2 ngày x 4 huyện x 10 triệu/ngày (ngoài ra còn có các hình thức tư vấn khác như: qua thư, điện thoại, trực tiếp…)

80

27

53

36

18

 

- Các hoạt động trợ giúp khác

20

7

13

9

4

8

Tổ chức tập huấn cho người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thay thế những kiến thức cần thiết trước khi nhận nuôi trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi, khuyết tật. Tổ chức mỗi nhóm đối tượng 1 lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cả 4 huyện : 3 nhóm trẻ x 15 triệu/ lớp

50

17

33

22

11

9

Phối hợp Nhà thiếu nhi/TT Văn hóa thông tin , các TT nuôi dưỡng TEKT (của tỉnh) và các tổ chức Đoàn, Đội của 4 huyện (thành phố) tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để các em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng

120

40

80

53

27

10

Tổ chức hoạt động nghiên cứu, tham quan học hỏi kinh nghiệm, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm.

30

10

20

13

7

 

- Tổ chức 1 buổi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho 4 huyện và nhân rộng mô hình cho các huyện còn lại

30

10

20

13

7

11

Tổ chức hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế

50

17

33

22

11

 

Mô hình 2. Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em lang thang, trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại dựa vào cộng đồng (Định Quán, Vĩnh Cửu: 4 xã) phối hợp với Dự án ILO

1,160

387

773

516

258

1

Tổ chức các lớp tập huấn về các kỹ năng hòa nhập cộng đồng và các kỹ năng cần thiết. Tổ chức 2 lớp tập huấn/2 huyện: 2 lớp x 15.000.000đ/lớp

30

10

20

13

7

2

Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn tại gia đình để vận động trẻ em lang thang hồi gia hoặc loại bỏ các yếu tố dẫn đến trẻ em phải lao động nặng nhọc độc hại, nguy hiểm

110

37

73

49

24

 

- Hoạt động vãng gia, mỗi năm vãng gia 10 - 15 đối tượng

50

17

33

22

11

 

- Hoạt động tư vấn và tham vấn: Tổ chức mỗi huyện 2 ngày x 2 huyện x 10 triệu/ngày (ngoài ra còn có các hình thức tư vấn khác như: Qua thư, điện thoại, trực tiếp…)

40

13

27

18

9

 

- Các hoạt động trợ giúp khác

20

7

13

9

4

3

Trợ giúp trẻ em về đời sống lúc khó khăn, trợ giúp tiếp cận giáo dục nếu bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học, trợ giúp trẻ em hồi gia và tiếp cận với các dịch vụ y tế khi cần thiết

120

40

80

53

27

 

- Trợ giúp đột xuất cho trẻ trong các trường hợp khó khăn về trẻ em lang thang, trẻ em lao động.

50

17

33

22

11

 

- Trợ giúp trẻ đến trường (nếu chưa được đi học), trợ giúp trẻ tiếp tục đến trường nếu đã bỏ học hoặc có nguy cơ bỏ học

50

17

33

22

11

 

- Trợ giúp trẻ em lang thang hồi gia và tiếp cận với dịch vụ y tế

20

7

13

9

4

4

Tổ chức các lớp hướng nghiệp và phối hợp với các cơ sở, TT dạy nghề trợ giúp các em tự tạo việc làm khi đến tuổi lao động.

440

147

293

196

98

 

- Lập hồ sơ và rà soát danh sách trẻ em lang thang, trẻ em lao động trên địa bàn 2 huyện, đồng thời tổ chức cán bộ đi kiểm tra giám sát tại ấp, xã, huyện.

300

100

200

133

67

 

- Tổ chức 4 lớp hướng nghiệp cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động ở 4 xã của 2 huyện: 4 lần x 10 triệu/ lần

40

13

27

18

9

 

- Hỗ trợ phương tiện và trang thiết bị cho các em theo học nghề hoặc các thiết bị giáo dục khác cho những em theo học văn hóa

100

33

67

44

22

5

Triển khai các hoạt động phục hồi tâm lý và thể chất cho trẻ em lang thang, lao động trẻ em

50

17

33

22

11

 

- Phối hợp và triển khai các hoạt động phục hồi chức năng (nếu cần thiết), tâm lý tại các trung tâm phục hồi chức năng, trung tâm tư vấn và dựa vào cộng đồng cho trẻ em lang thang, trẻ em lao động - Hỗ trợ thêm các hoạt động tại các TT trong tỉnh

50

17

33

22

11

 

- Hỗ trợ trẻ em lang thang, trẻ em lao động tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe khi cần thiết (phối hợp với sở Y tế và các dịch vụ Y tế, bệnh viện)

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

6

Tổ chức các hoạt động trợ giúp gia đình, người chăm sóc trẻ em lang thang, trẻ em lao động về kiến thức, kỹ năng, tay nghề, ổn định sinh kế, tăng thu nhập với điều kiện cam kết

120

40

80

53

27

 

- Tổ chức 4 lớp về triển khai các mô hình và kiến thức, kỹ năng, tay ngề cho gia đình, người chăm sóc trẻ em lang thang, trẻ em lao động phù hợp với điều kiện kinh tế thực tế của địa phương và nguồn lực của từng gia đình: 2 lớp x 10 triệu/lớp

20

7

13

9

4

 

- Trợ giúp vốn và trang thiết bị cho gia đình có trẻ em lang thang, trẻ em lao động để sản xuất, làm ăn thuộc 4 xã của 2 huyện

100

33

67

44

22

7

Phối hợp TT Văn hóa thông tin và các tổ chức Đoàn, Đội của 2 huyện tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ để các em có cơ hội tiếp xúc, hòa nhập cộng đồng

100

33

67

44

22

8

Phối hợp giữa Sở LĐTB&XH, Ngân hàng Chính sách Xã hội và các tổ khác trong việc hỗ trợ gia đình vay vốn sản xuất kinh doanh

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

9

Phối hợp với ngành công an quản lý nhóm trẻ em lang thang, trẻ em lao động ở địa bàn nơi trẻ em đến

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

10

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, toạ đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho các huyện.

130

43

87

58

29

 

- Tổ chức các cuộc tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các huyện với nhau; tham quan học hỏi ở tỉnh khác

100

33

67

44

22

 

- Tổ chức 1 buổi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho 2 huyện và nhân rộng mô hình cho các huyện còn lại

30

10

20

13

7

11

Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương

60

20

40

27

13

 

Mô hình 3. Duy trì và nhân rộng mô hình phòng ngừa, trợ giúp trẻ em bị xâm hại tình dục, bị bạo lực dựa vào cộng đồng (Cẩm Mỹ, Tân Phú: 4 xã)

1,780

593

1,187

791

396

1

Tổ chức hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho TE bị bạo lực, bị xâm hại tình dục và trợ giúp khác

580

193

387

258

129

 

- Lập danh sách, hồ sơ rà soát 2 nhóm trẻ em

330

110

220

147

73

 

- Phối hợp với các cơ quan chức năng như: Công an tỉnh, Sở Y tế can thiệp và trợ giúp kịp thời để phục hồi sức khỏe cho trẻ

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

 

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn nhỏ lẻ: Qua điện thoại, trực tiếp, qua thư để phục hồi tâm lý cho trẻ

100

33

67

44

22

 

- Hỗ trợ các em trong quá trình trị liệu, phục hồi và sau phục hồi

150

50

100

67

33

2

Tổ chức các câu lạc bộ dành cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục sinh hoạt, vui chơi, giúp các em hòa nhập cộng đồng

350

117

233

156

78

 

- Phối hợp với Trung tâm Văn hóa (TTVH) và tổ chức Đoàn, Đội của huyện Định Quán tổ chức câu lạc bộ cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục sinh hoạt thường xuyên

100

33

67

44

22

 

- Phối hợp với TT VH và các tổ chức Đoàn, Đội huyện Tân Phú tổ chức câu lạc bộ cho trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục sinh hoạt

100

33

67

44

22

 

- Mỗi năm 2 lần tổ chức các phong trào, hoạt động để các trẻ 2 huyện Định Quán và Tân Phú giao lưu.

150

50

100

67

33

3

Tổ chức các lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em bị bạo lực (2 lớp/2 huyện x 15 triệu)

30

10

20

13

7

4

Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề và hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho các em hoặc gia đình

400

133

267

178

89

 

- Tổ chức 2 lớp hướng nghiệp và dạy nghề cho trẻ em bị xâm hại tình dục và bị bạo lực (tổ chức 2 lớp nghề chủ yếu mà số đông các em theo, số còn lại có thể p/h với các TT dạy nghề)

120

40

80

53

27

 

- Hỗ trợ về phương tiện và trang thiết bị cho các em theo học nghề hoặc các thiết bị giáo dục cho những em theo học văn hóa

120

40

80

53

27

 

- Hỗ trợ vốn cho gia đình các em trong diện đang gặp khó khăn

160

53

107

71

36

5

Tổ chức các hoạt động vãng gia, tư vấn, tham vấn

80

27

53

36

18

 

- Hoạt động vãng gia, mỗi năm vãng gia 10 - 15 đối tượng

50

 

 

 

 

 

- Hoạt động tư vấn và tham vấn: Tổ chức mỗi huyện 1 lớp tập huấn x 2 huyện x 15 triệu/ngày (ngoài ra còn có các hình thức tư vấn khác như: Qua thư, điện thoại, trực tiếp…)

30

10

20

13

7

6

Trợ giúp gia đình các em tăng cường khả năng chăm sóc bảo vệ các em thông hoạt động tập huấn, hội họp tại địa phương

110

37

73

49

24

 

- Tổ chức mỗi xã 1 ngày tập huấn cho phụ huynh các em: 4 ngày/4 xã x 15 triệu/ngày

60

20

40

27

13

 

- Lồng ghép với các hoạt của Hội phụ nữ, Hội Nông dân, Hội khuyến học của xã, huyện để sinh hoạt định kỳ

50

17

33

22

11

7

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho huyện và xã

130

43

87

58

29

 

- Tổ chức các cuộc tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các huyện với nhau; tham quan học hỏi ở tỉnh khác

100

33

67

44

22

 

- Tổ chức 1 buổi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho 2 huyện và nhân rộng mô hình cho các huyện còn lại

30

10

20

13

7

8

Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương

100

33

67

44

22

 

Mô hình 4. Mô hình phòng ngừa, trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật dựa vào cộng đồng (Xuân Lộc, Long Khánh, Biên Hòa: 6 xã), phối hợp với Dự án PLAN

1,490

497

993

662

331

1

Tổ chức các hoạt động trị liệu tâm lý và phục hồi sức khoẻ cho trẻ em bao gồm cả người chưa thành niên vi phạm pháp luật

400

133

267

178

89

 

- Lập danh sách, hồ sơ rà soát nhóm trẻ em vi phạm pháp luật

300

100

200

133

67

 

- Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế và Tổ chức PLAN can thiệp và trợ giúp kịp thời để phục hồi sức khỏe cho trẻ

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

Phối hợp

 

- Tổ chức các hoạt động tư vấn, tham vấn nhỏ lẻ: Qua điện thoại, trực tiếp, qua thư… và trực tiếp tại trường Giáo dưỡng số 4 tại Long Thành để phục hồi tâm lý cho trẻ

50

17

33

22

11

 

- Hỗ trợ các em trong quá trình trị liệu, phục hồi và sau phục hồi

50

17

33

22

11

2

Xây dựng các câu lạc bộ và các điểm trợ giúp người chưa thành niên vi phạm pháp luật

220

73

147

98

49

 

- Phối hợp với trường Giáo dưỡng số 4 tổ chức 1 câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt, giao lưu thông qua đó giáo dục, vận động các em tái hòa nhập cộng đồng

110

37

73

49

24

 

- Phối hợp với Thành đoàn Biên Hòa và Nhà Thiếu nhi tỉnh xây dựng câu lạc bộ tại TP Biên Hòa sinh hoạt theo định kỳ để phục hồi tâm lý, ngăn ngừa các em vi phạm và tái vi phạm pháp luật

110

37

73

49

24

3

Tổ chức các lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng hòa nhập cộng đồng, kỹ năng tự bảo vệ mình cho người chưa thành niên (NCTN) vi phạm pháp luật. : 2 lớp/2 huyện x 15 triệu

30

10

20

13

7

4

Tổ chức các lớp hướng nghiệp, học nghề cho NCTN vi phạm pháp luật khi các em đã hoàn thành việc giáo dục tập trung

200

67

133

89

44

 

- Tổ chức lớp 2 buổi hướng nghiệp để các em tự định hướng nghề nghiệp

20

7

13

9

4

 

- Hỗ trợ về phương tiện và trang thiết bị cho các em theo học nghề hoặc các thiết bị giáo dục khác cho những em học văn hóa

200

67

133

89

44

5

Hỗ trợ các em tự tạo việc làm bằng cách trợ cấp vốn cho những em sau khi hoàn thành học nghề mà muốn tự làm như: Mở tiệm hớt tóc, mở tiệm may tại nhà, tiệm sửa chữa xe gắn máy…

380

127

253

169

84

6

Xây dựng tài liệu tập huấn và tổ chức tập huấn cho cán bộ thuộc địa bàn 2 huyện, 4 xã làm thí điểm bao gồm: Lãnh đạo Đảng, chính quyền, Công an, Tư pháp, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ; Cha mẹ, người có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ; Thầy cô giáo; Các tình nguyện viên, cộng tác viên; Trẻ em đã có hành vi vi phạm pháp luật về các kỹ năng tái hòa nhập và ngăn ngừa trẻ em vi phạm pháp luật (VPPL) và tái VPPL: 2 lớp x 15 triệu/lớp

30

10

20

13

7

7

Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, thăm quan học hỏi, kiểm tra, giám sát đánh giá, hội nghị, hội thảo, tọa đàm rút kinh nghiệm triển khai và nhân rộng mô hình cho các cấp

130

43

87

58

29

 

- Tổ chức các cuộc tham quan học hỏi kinh nghiệm ở các huyện với nhau; tham quan học hỏi ở tỉnh khác

100

33

67

44

22

 

- Tổ chức 1 buổi tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho 2 huyện và nhân rộng mô hình cho các huyện còn lại

30

10

20

13

7

8

Tổ chức các hoạt động khác tuỳ theo nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương

100

33

67

44

22

TỔNG CỘNG:

14,000

4,667

9,333

6,222

3,111

 

PHỤ LỤC 2

KINH PHÍ CHI TIẾT PHÂN THEO TỪNG NĂM VÀ NGUỒN
(Kèm theo Quyết định số: 337 /QĐ-UBND ngày 02/02/2012 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

 

Tổng Kinh phí

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Dự án 1

1,800

257

514

514

514

ĐP

1,200

171

343

343

343

TW

600

86

171

171

171

Dự án 2

2,000

286

571

571

571

ĐP

1,333

190

381

381

381

TW

667

95

191

191

191

Dự án 3

3,300

471

943

943

943

ĐP

2,200

314

629

629

629

TW

1,100

157

314

314

314

Dự án 4

6,900

986

1,971

1,971

1,971

ĐP

4,600

657

1,314

1,314

1,314

TW

2,300

329

657

657

657

Mô hình 1

2,470

353

706

706

706

ĐP

1,647

235

471

471

471

TW

823

118

235

235

235

Mô hình 2

1,160

166

331

331

331

ĐP

773

110

221

221

221

TW

387

55

111

111

111

Mô hình 3

1,780

254

509

509

509

ĐP

1,187

170

339

339

339

TW

593

85

169

169

169

Mô hình 4

1,490

213

426

426

426

ĐP

993

142

284

284

284

TW

497

71

142

142

142

TỔNG

14,000

2,000

4,000

4,000

4,000

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản