65658

Thông báo số 114/TB -VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp giao ban trực tuyến về giải pháp phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn do Văn phòng Chính phủ ban hành

65658
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông báo số 114/TB -VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp giao ban trực tuyến về giải pháp phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu: 114/TB-VPCP Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Văn Trọng Lý
Ngày ban hành: 06/05/2008 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 114/TB-VPCP
Loại văn bản: Thông báo
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
Người ký: Văn Trọng Lý
Ngày ban hành: 06/05/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 114/TB -VPCP

Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2008

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG HOÀNG TRUNG HẢI TẠI CUỘC HỌP GIAO BAN TRỰC TUYẾN VỀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TAI XANH Ở LỢN

Ngày 4 tháng 5 năm 2008, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chủ trì họp giao ban trực tuyến về giải pháp phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn với 10 tỉnh: Lâm Đồng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và Thái Nguyên. Tham dự họp có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công thương, đại diện Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ. Sau khi nghe báo cáo của lãnh đạo các tỉnh về tình hình, biện pháp phòng, chống dịch bệnh tai xanh ở lợn trên địa bàn, ý kiến phát biểu của lãnh đạo các Bộ và đại biểu dự họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã kết luận như sau:

1. Dịch bệnh tai xanh trên lợn xảy ra từ năm 2005 đến nay gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi lợn ở gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hơn một năm qua, ở nước ta đã xảy ra 3 đợt dịch, trong đó đợt dịch từ cuối tháng 3 năm 2008 đến nay xảy ra tại 10 tỉnh do chủng vi rút độc lực cao gây ra, có tốc độ lây lan nhanh, số lợn nhiễm bệnh, chết và tiêu hủy tới trên 250 ngàn con. Dịch bệnh đã gây thiệt hại nặng cho nông dân, ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng, phát triển chăn nuôi, chuyển dịch cơ cấu trong ngành nông nghiệp và môi trường sinh thái.

Các địa phương, các Bộ, ngành chức năng đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, huy động lực lượng, kinh phí và có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch. Đến nay, bước đầu dịch đã được khống chế, số ổ dịch, số lợn mắc bệnh phải tiêu hủy đã giảm, nhưng còn diễn biến rất phức tạp và vẫn có nguy cơ bùng phát, lây lan.

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương các địa phương, các Bộ, ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực, cố gắng và đạt được kết quả bước đầu trong công tác phòng, chống dịch.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương sớm đánh giá tình hình, diễn biến dịch bệnh, tìm rõ nguyên nhân để dịch xảy ra, lây lan rộng (trách nhiệm của người đứng đầu ở từng địa bàn; công tác tuyên truyền phổ biến tác hại, nguy hiểm của dịch bệnh; nhận thức của người dân; công tác giám sát và tổ chức phòng, chống dịch), từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và bổ sung quy định phòng chống dịch cho phù hợp, hiệu quả.

3. Để sớm khống chế các ổ dịch và ngăn chặn không để dịch bùng phát, lây lan, các Bộ: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, các Bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chỉ đạo quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch, trong đó tập trung vào các nội dung sau:

a) Tiếp tục tuyên truyền đến tận người dân, cơ sở để mọi người hiểu rõ tác hại, nguy hiểm của bệnh dịch này, tránh tư tưởng chủ quan, lơ là trong lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. Chủ động xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư, hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch, phương án phòng chống, xử lý khi có dịch xảy ra; công bố chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại và cho công tác phòng chống dịch; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu ở cơ sở và việc tự quản của người chăn nuôi trong giám sát phát hiện, xử lý dịch.

b) Có kế hoạch bảo vệ nghiêm ngặt đàn lợn giống bằng các biện pháp an toàn sinh học, tiêu độc khử trùng cơ sở chăn nuôi, môi trường, phòng các bệnh kế phát và nghiên cứu sử dụng vắc xin phòng dịch tai xanh, bảo đảm cung cấp con giống an toàn cho sản xuất.

4. Kiểm tra, giám sát các hố tiêu hủy lợn và xử lý kịp thời tránh xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, phát sinh các dịch bệnh khác.

Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, báo cáo về môi trường tiêu hủy tại các vùng dịch vừa qua và có các giải pháp xử lý lâu dài về môi trường đối với các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm; cử ngay tổ công tác đến tỉnh Thanh Hóa kiểm tra và giúp địa phương xử lý kịp thời các hố tiêu hủy lợn bị ô nhiễm.

5. Về chính sách hỗ trợ: Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành chính sách hỗ trợ kinh phí phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm để hỗ trợ nông dân khắc phục khó khăn trên cơ sở Nhà nước và nhân dân cùng chia sẻ rủi ro. Trước mắt, các tỉnh chủ động sử dụng kinh phí từ dự phòng ngân sách địa phương để phục vụ phòng chống dịch, hỗ trợ người chăn nuôi có gia súc bị tiêu hủy. Căn cứ mức độ thiệt hại, Bộ Tài chính xem xét ứng trước kinh phí để các địa phương phục vụ phòng chống dịch kịp thời.

6. Để nhanh chóng khôi phục và phát triển đàn lợn sau dịch, các địa phương phải có kế hoạch cung cấp con giống tốt, giá cả phù hợp; có chính sách hỗ trợ con giống, cho vay vốn đối với các hộ nghèo, khó khăn; hướng dẫn bảo đảm các điều kiện về vệ sinh thú y, an toàn sinh học trong chăn nuôi, tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định, đặc biệt ở những nơi đã xảy ra dịch.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 1 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 theo hướng phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp gắn với hỗ trợ sử dụng vắc xin phòng chống dịch, xác định rõ trách nhiệm của người chăn nuôi trong việc thực hiện các quy định về điều kiện chăn nuôi, thú y để bảo vệ đàn gia súc và sức khỏe cộng đồng.

7. Về một số kiến nghị của các địa phương:

a) Về việc tiêu thụ lợn và sản phẩm lợn không nhiễm bệnh trong vùng dịch nhằm tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi và đáp ứng nhu cầu thực phẩm của thị trường: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể để các địa phương thực hiện.

b) Về hỗ trợ vắc xin: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng đề án hỗ trợ một số loại vắc xin trong phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

c) Về tăng cường năng lực chẩn đoán xét nghiệm bệnh: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xem xét xây dựng cơ sở, tăng cường năng lực xét nghiệm ở các vùng để xét nghiệm và chẩn đoán nhanh các loại bệnh dịch gia súc, gia cầm.

d) Về chỉ định thầu mua một số hóa chất, vật tư phục vụ phòng chống dịch khẩn cấp: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phê duyệt chỉ định thầu và ứng vốn để thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Văn phòng Chính phủ xin thông báo để các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các PTT Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, các Vụ, TTĐT;
- Lưu: VT, KTN (4).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Văn Trọng Lý

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản