22669

Thông tư 11-TT/LB năm 1957 giải thích Nghị định 73-1957 về tổ chức Hội đồng xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động do Bộ Lao động ban hành

22669
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư 11-TT/LB năm 1957 giải thích Nghị định 73-1957 về tổ chức Hội đồng xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động do Bộ Lao động ban hành

Số hiệu: 11-TT/LB Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động Người ký: Hoàng Tích Trí
Ngày ban hành: 12/07/1957 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 14/08/1957 Số công báo: 33-33
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 11-TT/LB
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Lao động
Người ký: Hoàng Tích Trí
Ngày ban hành: 12/07/1957
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 14/08/1957
Số công báo: 33-33
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ-BỘ LAO ĐỘNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 11-TT/LB

Hà Nội, ngày 12 tháng 07 năm 1957 

 

THÔNG TƯ

GIẢI THÍCH CHI TIẾT THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ 73 NGÀY 12-7-1957 VỀ TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG XẾP HẠNG THƯƠNG TẬT VÌ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Đến nay việc xếp hạng thương tật cho cán bộ, công nhân viên lao động chưa có một quy định thống nhất, do đó mỗi nơi tiến hành mỗi cách. Mặt khác vì ta chưa nghiên cứu vì ta chưa nghiên cứu được một tiêu chuẩn thật xác để xếp hạng thương tật theo tỉ lệ phần trăm, cho nên còn phải xếp theo các mức hạng đã quy định, có chiếu cố đến đến điều kiện nghể nghiệp của từng người.

Liên bộ thấy cần thiết phải quy định thống nhất việc xếp hạng thương tật vào một Hội đồng xếp hạng thương tật được thành lập ở các tỉnh , thành phố và tại bệnh viện xí nghiệp  than Hồng- gai.

Thông tư này giải thích chi tiết thi hành nghị định thành lập Hội đồng xếp hạng thương tật , gồm những điểm dưới đây:

I.- VỀ TỔ CHỨC:

a) Thành phần xếp hạng thương tật vì tai nạn lao động được ấn định :

Một bác sĩ (hoặc y sĩ ở nơi không có bác sĩ) làm Chủ tịch Hội đồng.

Một đại diện cơ quan lao động. ( tỉnh, thành phố hội viên)

Một đại diện liên hiệp công đoàn . ( tỉnh, thành phố hội viên)

Bác sĩ (hoặc y sĩ ) làm Chủ tịch Hội đồng thì phải được Ty hoặc Sở Y tế đảm nhiệm, có thể ở cơ quan y tế tỉnh ( hoặc thành phố) hay ở một bệnh viện trong tỉnh ( hoặc thành phố).

Đại diện các cơ quan lao động và liên hiệp công đoàn tỉnh ( hoặc thành phố) cần cử những cán bộ đủ cương vị đại diện cho cơ quan như sau: Chánh Phó Giám đốc Sở Lao động thành phố  hay một trưởng phòng nghiệp vụ được uỷ nhiệm Trưởng Phó Ty lao động và Uỷ viên Chấp hành Liên hiệp công đoàn tỉnh ( hoặc thành phố.

b) Để thống nhất việc xét định thương tật và căn cứ vào hoàn cảnh hiện nay, Hội đồng xếp hạng thương tật chỉ quy định ở mỗi tỉnh, thành phố và một bệnh viện xí nghiệp, chứ không tổ chức ở các cấp khu và trung ương. Tuy vậy trong trường hợp có những vết thương chưa có chẩn đoán được rõ ràng ( nhất là nội thương) thì Hội đồng có thể giới thiệu đến một bệnh viện hay một cơ quan y tế tỉnh bạn (nếu những nơi này có điều kiện). Khu y tế hay Bộ Y tế trung ương để khám nghịêm. Nhưng các cơ quan nói trên không làm nhiệm vụ xếp hạng thương tật mà chỉ khám nghiệm thương tật, căn cứ vào tài liệu đã khám nghiệm mà xét định  thương tật cho công nhân.

II.VỀ NHIỆM VỤ:

Hiện nay ta chưa quy định bản tiêu chuẩn thương tật theo tỷ lệ phẩn trăm cho chính xác, do đó hội đồng có nhiệm vụ căn cứ tình trạng thương tật, đối chiếu với mức hạng thương tật đã được quy định trong nghị định 111-LB-NĐ ngày 11-11-1955  của Liên bộ Nội vụ, Lao động, Y tế, Tài chính và bảng phân loại các hạng thương tật kèm theo của nghị định này để sắp xếp , đồng thời tuỳ theo điều kiện nghề nghiệp của từng người để có sự chiếu cố thích đáng ( vấn đề này đã giải thích trong Nghị định 111-LB-NĐ và văn bản kèm theo

Hội đồng phải làm việc với tinh thần chí công vô tư. Gặp trường hợp công nhân được khám thương tật chưa đồng ý với quyết định của Hội đồng thì cần được thẩm tra chu đáo và xét định lại.

Đối với những vết thương còn có thể tăng giảm nghị định ấn định việc khám lại (sau đó 2 năm). Việc này nhằm chiếu cố đến quyền lợi anh em khỏi bị thiệt thòi, đồng thời cũng làm cho công quỹ Quốc gia được sử dụng hợp lý cần giải thích cho những anh em phải khám đi khám lại, không vừa ý khi mức hạng thương tật phải hạ xuống hoặc đòi hỏi được chiếu cố thêm.

Ngoài ra trách nhiệm của Hội đồng cũng xếp hạng thương tật  cho công nhân viên, lao động ở các xí nghiệp tư nhân thuộc phạm vi thi hành bản điều lệ tạm thời về quan hệ giữa người làm và chủ xí nghiệp khi bị tai nạn lao động. Vì những anh chị em này cũng hưởng những quyền lội về trợ cấp thương tật theo qui định chung.

III.- LỀ LỐI LÀM VIỆC:

Hội đồng xếp hạng thương  tật sẽ tuỳ theo yêu cầu của của việc xét định thương tật cho cán bộ, công nhân viên, lao động ở địa phương mình qua báo cáo của các đơn vị mà quyết định ngày họp hội đồng . Cần chú ý là không nên để số công nhân bị thương tật vì tai nạn lao động phải chờ đợi qúa một tháng sau khi điều  khỏi mới được xếp hạng hoặc một lần xét định cho nhiều người kéo dài thời gian họp , ảnh hưởng đến tư tưởng công nhân và các công tác khác của cơ quan.

Để thuận tiện cho việc đi lại của các anh chị bị thương tật, Hội đồng nên hộp ở những địa điểm tập trung công nhân lao động , có phương tiện đi lại dễ dàng.

Cơ quan y tế có trách nhiệm triệu tập họp Hội đồng và phải thông báo cho các đơn vị có công nhân, lao động bị thương tật ( đã báo cáo) biết trước ngày và điểm tập hợp . Hết sức tránh tình trạng thay đổi ngày và nơi họp làm trở ngại cho sự đi lại và tốn phí cho công nhân.

Sau khi được xếp hạng thương tật, công nhân viên lao động được cấp giấy chứng nhận thương tật, có chữ ký của các hội viên trong Hội đồng ( đóng dấu của cơ quan y tế)

Công nhân viên, lao động bị thương tật vì tai nạn lao động đựơc cơ quan sử dụng cấp giấy giới thiệu đến Hội đồng xếp hạng thương tật thep một mẫu thống nhất .Nếu ở xa được cấp tiền xe, tàu và công tác phí đi về chế  độ chung , do cơ quan chịu trách nhiệm thanh toán.

Các cơ quan sử dụng ( hoặc quản trị ) công nhân viên, lao động có trách nhiệm bố trí chỗ ăn , nghĩ cho những anh em ở xa địa điểm họp của Hội đồng. Gặp trường hợp không thể bố trí được thì công nhân viên được ra nghĩ ở ngoài. Tiền trợ cấp ở ngoài theo chế độ chung đã quy định ( Thông tư số 1.225 TC- HCP ngày 30-11-1956 của Bộ Tài chính ).

 Công nhân viên, lao động chỉ được tới khám nghiệm thương tật ở địa phương nơi xí nghiệp đóng chứ không đến các tỉnh khác, trừ trường hợp thuận tiện được các Ty y tế thương lượng và thoả thụân với nhau đồng thời không được đến những ngày chưa có sự triệu tập của cơ quan y tế.

Để giúp Hội đồng và các cơ quan có trách nhiệm theo dõi được đầy đủ, Liên bộ gửi ba mẫu kèm theo để hướng dẫn việc thi hành cho đựơc thống nhất.

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
 
 
 

B.S Hoàng Tích Trí

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG
 

 
 
Nguyễn Văn Tạo

 

 

 

TÊN ĐƠN VỊ
Số ........../….....

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Mẩu số 1

 

GIẤY GIỚI THIỆU

ĐI XẾP HẠNG THƯƠNG TẬT

Họ và tên người bị thương :

Nghể nghịêp (1):…………………..Cấp bậc……………………

Sinh năm : ………………Ở xã……………huyện………………tỉnh…………….

Bị thương vì:…………. Ngày………tháng…………năm…………

Nay giới thiệu tới Hội đồng xếp hạng thương tật thuộc…………..để đề nghị mức hạng thương tật.

 

Ngày…….tháng……..năm………
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Kí tên và đóng dấu)

 

CHÚ THÍCH : Mẫu này dùng để cơ quan sử dụng công nhân cấp giấy giới thiệu đi khám thưong tật ( cần cấp theo mẫu này cho thống nhất).

(1) Cần ghi rõ nghề nghiệp hiện làm. Nếu một công nhân có nhiều nghề nghiệp khác nhau cũng ghi rõ nghề nào là nghề chính. Nếu là lao động ở công trường hay xí nghiệp ( gánh, vác, cuốc đất v.,v…) thì ghi là “ công nhân lao động”

 

 

 

 

Mẫu số 2

 

“SƠ ĐỒ HẠNG THƯƠNG TẬT CHO CÔNG NHÂN VIÊN LAO ĐỘNG”

của….............

Số thứ tự

Ngày xếp hạng

 

Họ và tên người được xếp

 

Đơn vị công tác

Sinh trú quán

Bị thương thế nào

Xếp vào hạng( tạm thời hay vĩnh viễn)

CHÚ THÍCH

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

 

 

 

 

 

 

CHÚ THÍCH: Mẫu này dùng cho các Hội đồng xếp hạng thương tật lập sơ đồ theo dõi anh em đã được xếp hạng thương tật.

Cột 4: Ghi rõ đơn vị công tác của người được xếp hạng thương tật nếu đơn vị đó là công trường xí nghiệp thì ghi thêm tên cơ quan chịu trách nhiệm. Ví dụ : Công nhân A tại công trường đá Ninh Bình thuộc Tổng cục Đường sắt thì cần ghi thêm Tổng Cục Đường sắt.

Cột 6 : Ghi rõ tình trạng thương tật cụ thể như các mức hạng thương tật đã quy định .

Cột 8 : Phần chú thích dành  riêng cho những cột trước cần nói rõ thêm. Đối với những trường hợp xếp tạm thời, nên ghi rõ ràng, năm mà công nhân phải đi khám lại để nhớ rõ thời gian xét định lại cho công nhân

 

 

 

TÊN CƠ QUAN (TY, SỞ Y TẾ)
Hội đồng xếp hạng,,,,Thương tật
Số……./……..

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

Mẫu số 3

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

THƯƠNG TẬT

Hội đồng xếp hạng thương tật cho công nhân viên, lao động (Tỉnh hoặc đơn vị………)trong phiên họp ngày……..tháng……….năm………sau khi xét tình trạng thương tật và đối chiếu với những nguyên tắc đã quy định.

CHỨNG NHẬN

Ông ( hay bà):……………..

Nghề nghiệp:………………đơn vị (2)…………………

Sinh năm:…………ở Xã……………..Huyện Tỉnh…………………..

Bị thương;(3)

Nay xếp thương tật vào hạng(4) ……………………

Vĩnh viễn hay tạm thời:……………………….

 

Ngày ……tháng……năm……
Chủ tịch Hội đồng
(Ký và đóng dấu cơ quan Y tế)

 

Đại dịên cơ quan lao động
(Tỉnh hay thành phố)

Đại diện Liên hiệp công đoàn
(Tỉnh hay thành phố)

CHÚ THÍCH:

1: Ghi rõ số thứ tư ở “ Sổ xếp hạng thương tật”

2: Ghi rõ đơn vị công tác thuộc cơ quan nào.

3: Ghi rõ tình trạng thương tật theo sổ xếp hạng thương tật

4: Ghi cả chữ và số. Nếu là xếp tạm thời thì mặt sau nên ghi rõ tháng, năm công nhân khám lại

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản