22766

Thông tư 1507-HCTP năm 1956 bổ sung Thông tư 1869-VHC về vấn đề công nhận thuận tình ly hôn do Bộ Tư pháp ban hành

22766
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư 1507-HCTP năm 1956 bổ sung Thông tư 1869-VHC về vấn đề công nhận thuận tình ly hôn do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu: 1507-HCTP Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp Người ký: Vũ Đình Hoè
Ngày ban hành: 24/08/1956 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 05/09/1956 Số công báo: 25-25
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1507-HCTP
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
Người ký: Vũ Đình Hoè
Ngày ban hành: 24/08/1956
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 05/09/1956
Số công báo: 25-25
Tình trạng: Đã biết

BỘ TƯ PHÁP
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1507-HCTP

Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 1956 

 

THÔNG TƯ

BỔ SUNG THÔNG TƯ SỐ 1869-VHC NGÀY 25-10-1955 VỀ VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN THUẬN TÌNH LY HÔN

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Kính gửi:

- Các Uỷ ban hành chính khu và Uỷ ban hành chính tỉnh
- Các ông Công tố Uỷ viên toà án nhân dân khu, Toà án nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân thành phố

 

Theo thông tư số 1869-VHC ngày 25-10-1955 của Bộ Tư pháp thì “Uỷ ban hành chính xã có quyền công nhận những việc thuận tình ly hôn mà hai bên không có tranh chấp nhau về con cái và tài sản”. Trong cuốn “Tài liệu hướng dẫn Uỷ ban hành chính xã về công tác tư pháp ở xã sau cải cách ruộng đất” do Bộ Tư pháp xuất bản tháng giêng năm 1956, Bộ cũng đề ra lề lối làm việc cho Ủy ban hành chính xã như sau: trước khi công nhận thuận tình ly hôn, Uỷ ban hành chính xã hỏi ý kiến của Toà án nhân dân huyện; sau khi công nhận, quyết định của Uỷ ban hành chính xã phải được Toà án nhân dân huyện duyệt y rồi mới được thi hành.

Cho tới nay, một số Uỷ ban hành chính xã đã công nhận một số việc thuận tình ly hôn theo thủ tục nói trên. Tuy nhiên, cũng có một số Uỷ ban hành chính xã công nhận thuận tình ly hôn mà không hỏi ý kiến của Toà án nhân dân huyện trước, sau khi công nhận cũng không trình Toà án nhân dân huyện duyệt. Ở một vài nơi, đã xảy ra một vài việc ép buộc một bên phải công nhận thuận tình ly hôn. Nói tóm lại, trao cho Uỷ ban hành chính xã quyền công nhận thuận tình ly hôn hiện nay có mang lại một vài thuận tiện cho nhân dân, tuy vậy, trong khi thi hành một số cán bộ xã không đảm bảo được thực hiện chính sách gia đình của Chính phủ một cách đúng đắn.

Với tình hình thực tế nói trên, Bộ thấy rằng chưa nên giao cho Ủy ban hành chính xã quyền công nhận thuận tình ly hôn vì những việc xin ly hôn hiện nay rất nhiều, nguyên nhân rất phức tạp, nếu giải quyết không thận trọng thì có ảnh hưởng xấu đến việc ổn định tình hình nông thôn sau cải cách ruộng đất, ảnh hưởng xấu đến việc thi hành chính sách gia đình và chính sách Mặt trận của Đảng và Chính phủ. Bộ thấy cần phải trở lại thi hành đúng điều 4 sắc lệnh số 150-SL ngày 17-11-1950 trong đã quy định rằng những việc thuận tình ly hôn phải do Toà án nhân dân huyện công nhận.

Đối với những Uỷ ban hành chính xã ở những nơi đã cải cách ruộng đất đợt 4 và đã được huấn luyện về nhiệm vụ và quyền hạn theo như thông tư số 1869-VHC ngày 25-10-1955 của Bộ Tư pháp, đề nghị các Toà án nhân dân tỉnh và Toà án nhân dân huyện giải thích cho anh em rõ thông tư này để từ nay về sau, các việc thuận tình ly hôn đều do Toà án nhân dân huyện (hoặc Uỷ ban hành chính huyện kiêm tư pháp ở những nơi chưa có thẩm phán huyện) công nhận.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP




Vũ Đình Hòe

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản