353623

Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Quyết định 886/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

353623
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư 21/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện Quyết định 886/QĐ-TTg về Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 21/2017/TT-BNNPTNT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 15/11/2017 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 21/12/2017 Số công báo: 1039-1040
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 21/2017/TT-BNNPTNT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Hà Công Tuấn
Ngày ban hành: 15/11/2017
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 21/12/2017
Số công báo: 1039-1040
Tình trạng: Đã biết

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2017/TT-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2017

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 886/QĐ-TTG NGÀY 16/6/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Thực hiện Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bn vững giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn về lập, triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 (sau đây gọi tắt là Chương trình) hằng năm, 3 năm; các hoạt động lâm nghiệp được sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho Chương trình; Kiểm tra, giám sát, đánh giá, chế độ báo cáo và tổ chức thực hiện Chương trình.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến thực hiện Chương trình.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức thực hiện Chương trình

1. Việc quản lý, điều hành thực hiện Chương trình được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Chương I Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Lồng ghép, đảm bảo phù hợp, đồng bộ giữa Chương trình với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; định hướng tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp và Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3. Các Bộ, ngành, địa phương, đơn vị chịu trách nhiệm quản lý, điều hành Chương trình trên địa bàn, các chủ dự án chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thực hiện Chương trình thuộc phạm vi quản lý.

Chương II

LẬP, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HẰNG NĂM, 3 NĂM

Điều 4. Căn cứ lập kế hoạch

1. Quyết định số 886/QĐ-TTg của ngày 16/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bn vững giai đoạn 2016-2020.

2. Kết quả thực hiện Chương trình năm trước đối với kế hoạch hằng năm; kết quả thực hiện Chương trình năm 2016, 2017 đối với kế hoạch 3 năm (bao gồm kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ; tình hình huy động, phân bổ và quản lý sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực khác).

3. Kế hoạch thực hiện Chương trình của các Bộ, ngành và địa phương; các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh đã được cấp có thẩm quyền thông qua nhưng chưa có trong kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm, 3 năm.

4. Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lập kế hoạch đầu tư công hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của Bộ Tài chính; hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Các quy định cơ chế, chính sách hiện hành của nhà nước; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi tiêu theo quy định hiện hành.

Điều 5. Nội dung kế hoạch

1. Nội dung kế hoạch hằng năm, 3 năm gồm:

a) Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình của năm trước đối với kế hoạch hằng năm; tình hình thực hiện Chương trình năm 2016, 2017 đối với kế hoạch 3 năm;

b) Bối cảnh, dự báo những thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với công tác phát triển lâm nghiệp tại Bộ, ngành, địa phương trong kỳ kế hoạch;

c) Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của kỳ kế hoạch;

d) Các giải pháp và tổ chức thực hiện kế hoạch;

đ) Giám sát và đánh giá việc thực hiện kế hoạch.

2. Kế hoạch thực hiện Chương trình được xây dựng theo hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Trình tự lập, triển khai thực hiện kế hoạch

1. Trước ngày 30 tháng 6 hằng năm, các tổ chức, chủ đầu tư dự án tham gia Chương trình xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình năm sau, gửi cơ quan thường trực Chương trình của các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp, cụ thể:

a) Đối với các Bộ, ngành trung ương: Cơ quan có chuyên môn được giao nhiệm vụ của Bộ, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch.

b) Đối với các địa phương: UBND cấp huyện tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của các tổ chức quản lý rừng, các chủ đầu tư dự án trực thuộc và các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Các tổ chức quản lý rng, chủ đầu tư dự án trực thuộc UBND cấp tỉnh hoặc các Sở, ngành tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình của đơn vị.

2. Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm, cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ (đối với các Bộ, ngành), Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình năm sau của Bộ, ngành, địa phương mình, gửi xin ý kiến các đơn vị liên quan (đối với các Bộ, ngành); trình Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về Chương trình xem xét thông qua trước khi gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (chủ Chương trình), Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

3. Trước ngày 31 tháng 7 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình năm kế hoạch gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp. Trước ngày 31 tháng 3 năm 2018, các Bộ, ngành, địa phương tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình 3 năm (2018-2020) gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

4. Trước ngày 15 tháng 8 hằng năm, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự kiến kế hoạch thực hiện Chương trình trên phạm vi toàn quốc, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

5. Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chương trình giao các cơ quan, đơn vị trực thuộc mục tiêu, nhiệm vụ, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi tiết theo nội dung, dự án thành phần.

Chương III

CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP SỬ DỤNG VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO CHƯƠNG TRÌNH

Mục I. CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP

Điều 7. Các hoạt động ưu tiên

1. Khoán bảo vệ rừng.

2. Bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên tại các xã có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn (khu vực IIIII) theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020.

3. Quản lý, bảo vệ rng đặc dụng, hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

4. Khoanh nuôi tái sinh rừng.

5. Bảo vệ rừng tại cơ sở (cấp xã).

6. Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

7. Hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình.

8. Các hoạt động mang tính chất đặc thù

Điều 8. Khoán bảo vệ rừng

1. Đối tượng rừng

Diện tích rừng được Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng và Ban quản lý rừng phòng hộ; diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được Nhà nước giao cho công ty lâm nghiệp, các đơn vị vũ trang quản lý; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) quản lý.

2. Đối tượng được nhận khoán bảo vệ rừng

a) Hộ gia đình, cá nhân đang cư trú hp pháp tại địa phương (xã, phường, thị trấn) theo quy định của Luật cư trú năm 2006; cộng đồng dân cư thôn theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 nơi có đối tượng khoán.

b) Các đơn vị vũ trang đóng quân trên địa bàn, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương.

3. Tiêu chí xác định bên khoán và nhận khoán: Thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước. Đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do UBND cấp xã quản lý, bên giao khoán là UBND cấp xã và bên nhận khoán là đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.

4. Mức khoán bảo vệ rừng: Áp dụng quy định tại khoản 3 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp (sau đây viết tắt là Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg).

5. Phương thức khoán bảo vệ rừng

a) Thực hiện thông qua hợp đồng khoán bảo vệ rừng hằng năm.

b) Hằng năm, bên giao khoán có trách nhiệm nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng đối với bên nhận khoán theo quy định tại Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh.

Điều 9. Bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên tại các xã có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn (khu vực II và III)

1. Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo, cộng đồng dân cư thôn đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định (sau đây viết chung là hộ gia đình đồng bào dân tộc thiu số) được Nhà nước giao rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rng tự nhiên.

2. Điều kiện, phương thức hỗ trợ: Thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 27/6/2016 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 (sau đây viết tắt là Thông tư số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT).

Điều 10. Quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng, hỗ trợ cộng đồng dân cư vùng đệm các khu rừng đặc dụng

1. Đối tượng hỗ trợ: Các Ban quản lý rừng đặc dụng, cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm các khu rừng đặc dụng.

2. Nội dung hỗ trợ

a) Kinh phí để Ban quản lý rừng đặc dụng tổ chức thuê, khoán bảo vệ rừng; mua sắm trang thiết bị để quản lý, bảo vệ rừng; các hoạt động khác được cấp thẩm quyền phê duyệt.

b) Hỗ trợ đầu tư cho cộng đồng dân cư thôn bản vùng đệm, gồm: nâng cao năng lực phát triển sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, giống cây, giống con, thiết bị chế biến nông lâm sản quy mô nhỏ); hỗ trợ vật liệu xây dựng cho thôn bản (đối với các công trình công cộng của cộng đồng như nước sạch, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc, đường giao thông thôn bản, nhà văn hóa...).

3. Mức hỗ trợ, phương thức hỗ trợ: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 100/2013/TTLT-BTC-BNNPTNT ngày 26/7/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020.

Điều 11. Khoanh nuôi tái sinh rừng

1. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

a) Đối tượng rừng: Đất quy hoạch cho phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất thuộc đối tượng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.

b) Đối tượng được hỗ trợ: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi tái sinh rừng trên diện tích đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao.

c) Điều kiện được hỗ trợ: Thuộc đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này; có giấy chứng nhận quyền sdụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền; thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, được nghiệm thu kết qu.

d) Mức hỗ trợ: Áp dụng quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

đ) Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi tái sinh tự nhiên của đối tượng quy định tại điểm b khoản này.

2. Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp

a) Đối tượng rừng: Diện tích đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rng phòng hộ: diện tích đt rng phòng hộ, rừng sn xut là rừng tự nhiên được nhà nước giao cho hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số thuộc đối tượng khoanh nuôi tái sinh đáp ứng các tiêu chí theo Quy phạm kỹ thuật QPN 21-98 ban hành kèm theo Quyết định số 175/1998/QĐ-BNN-KHCN ngày 04/11/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Đối tượng được hỗ trợ: Ban quản lý rừng phòng hộ, Ban quản lý rừng đc dụng, cá nhân, hộ gia đình thực hiện khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp.

c) Điều kiện được hỗ trợ: Thuộc các đối tượng quy định tại điểm a, điểm b khoản này; có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt.

d) Mức hỗ trợ: Áp dụng quy định tại điểm b khoản 4 Điều 6 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

đ) Phương thức hỗ trợ: Thực hiện dựa trên kết quả khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp của đối tượng quy định tại điểm b khoản này. Trường hợp hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp trên đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được nhà nước giao thì áp dụng quy định tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT.

Điều 12. Bảo vệ rừng tại cơ sở (cấp xã)

1. Đối tượng được hỗ trợ: Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng (sau đây gọi tắt là Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg).

2. Nội dung hỗ trợ

a) Tổ chức quản lý bảo vệ đối với diện tích rừng do UBND cấp xã trực tiếp quản lý, gồm: duy trì hoạt động của các tổ đội quần chúng bảo vệ rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng; hợp đồng lao động bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và các hoạt động khác trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

b) Tổ chức các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, gồm: xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; diễn tập chữa cháy rừng; bồi dưỡng cho người tham gia chữa cháy rừng; hỗ trợ người tham gia bảo vệ rừng, chữa cháy rừng bị tai nạn; hoạt động của Ban chỉ huy về các vấn đề cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng của cấp xã.

3. Mức hỗ trợ: Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg.

4. Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ hằng năm theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 13. Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

1. Đối tượng được hỗ trợ: Cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình có diện tích rừng được cấp chứng chquản lý rừng bền vững của các tổ chức cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vng đáp ứng được các điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn về Phương án quản lý rừng bền vững.

2. Mức hỗ trợ, hình thức hỗ trợ, điều kiện nhận hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại khoản 5, 6, 7 Điều 5 Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg.

Điều 14. Hoạt động thường xuyên của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo Chương trình

1. Hoạt động của Ban Chỉ đạo, gồm: Tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện Chương trình; kiểm tra đột xuất các trọng điểm chặt phá rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, buôn bán lâm sản trái pháp luật; các nhiệm vụ khác theo Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo.

2. Hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh: Thực hiện theo kế hoạch được Ban Chỉ đạo phê duyệt.

3. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh

a) Cấp Trung ương: Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo được bố trí trong kinh phí hằng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với các hoạt động cụ thể của Chương trình thì thực hiện theo dự toán được phê duyệt của Chương trình.

b) Cấp tỉnh: Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Chương trình cấp tnh được bố trí trong kinh phí hằng năm của tnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đối với các hoạt động cụ thể của Chương trình thì thực hiện theo dự toán được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 15. Các hoạt động mang tính chất đặc thù

Hoạt động mang tính chất đặc thù, gồm:

1. Hỗ trợ gạo trồng rừng thay thế nương rẫy theo quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020;

2. Công tác phòng cháy và chữa cháy rừng; tập huấn nâng cao năng lực cho kiểm lâm và lực lượng bảo vệ rừng; tuần tra truy quét ngăn chặn hành vi phá rừng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng, quản lý lâm sản;

2. Sưu tập tiêu bản sinh vật rừng; bảo vệ và phát triển các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp; bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng; cứu hộ các loài động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp; phòng trừ sâu, bệnh hại rừng; duy tu, bảo dưỡng các công trình lâm nghiệp sau đầu tư; đo đạc, cắm mốc ranh giới diện tích rừng;

3. Nâng cao năng lực về quản lý rừng bền vững;

4. Điều tra, đánh giá và giám sát tài nguyên rừng quốc gia;

5. Kiểm tra, giám sát, đánh giá Chương trình; các hoạt động khác được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Mục II. CÁC HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

Điều 16. Các hoạt động lâm nghiệp được ưu tiên đầu tư, hỗ trợ đầu tư từ Chương trình

1. Các hoạt động được đầu tư

a) Trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

b) Trang thiết bị bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.

c) Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ rừng tại các Ban quản lý rừng; trạm, hạt kiểm lâm.

d) Xây dựng khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao và tiếp thị lâm sản (01 tại miền Bắc, 01 tại miền Trung và 01 tại miền Nam).

đ) Xây dựng các công trình bảo tồn đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng đặc dụng; Bảo tồn một số loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

2. Các hoạt động được hỗ trợ

a) Trồng rừng sản xuất; nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

b) Phát triển giống cây lâm nghiệp, phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng cây phân tán.

c) Xây dựng đường lâm nghiệp cho vùng nguyên liệu tập trung ở những đơn vị, địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.

d) Phát triển lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

đ) Các hoạt động hỗ trợ đầu tư có tính chất đặc thù khác.

Điều 17. Phương thức đầu tư

1. Đối với các tổ chức, đơn vị: Việc đầu tư, hỗ trợ đầu tư các hoạt động theo quy định tại Điều 16 Thông tư này được thực hiện thông qua các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn thi hành.

2. Đối với đầu tư, hỗ trợ cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND cấp tỉnh giao đơn vị, tổ chức có chuyên môn phù hợp xây dựng và triển khai thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh, trong đó tổng hợp, thống kê danh sách và nhu cầu kinh phí đề nghị hỗ trợ của các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn để tổng hợp chung vào kế hoạch của địa phương.

Chương IV

KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ VÀ CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Điều 18. Kiểm tra, giám sát Chương trình

1. Ban Chỉ đạo Chương trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành, địa phương kiểm tra, giám sát toàn bộ quá trình thực hiện Chương trình theo chức năng, nhiệm vụ.

2. Nội dung kiểm tra, giám sát Chương trình

a) Tình hình thực hiện các quy định về lập và giao kế hoạch thực hiện Chương trình; công tác giám sát, đánh giá Chương trình.

b) Tình hình thực hiện Chương trình: kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ; công tác quản lý, sử dụng, giải ngân các nguồn vốn, nợ đọng vốn.

c) Công tác tổ chức, điều phối thực hiện Chương trình.

3. Thời gian kiểm tra, giám sát: Thực hiện định kỳ (hoặc đột xuất) theo kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình, các Bộ, ngành, địa phương.

Điều 19. Đánh giá thực hiện Chương trình

1. Đánh giá Chương trình bao gồm: đánh giá giữa kỳ, đánh giá kết thúc, đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình và đánh giá tác động của Chương trình.

2. Nội dung đánh giá

a) Đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình, gồm: sự phù hợp của kết quả thực hiện Chương trình so với mục tiêu của Chương trình; mức độ hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình đến thời điểm đánh giá so với kế hoạch; tình hình huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình; đề xuất các giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trong giai đoạn (bao gồm cả đề xuất điều chỉnh Chương trình khi cần thiết).

b) Đánh giá kết thúc Chương trình, bao gồm: đánh giá hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện Chương trình; đánh giá công tác điều phối, phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong quá trình quản lý, điều hành tổ chức thực hiện Chương trình; kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể của Chương trình; đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn vốn thực hiện Chương trình.

c) Đánh giá đột xuất tình hình thực hiện Chương trình khi có phát sinh những vấn đề ngoài dự kiến hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Nội dung đánh giá bao gồm: nội dung quy định tại điểm a khoản này; xác định những phát sinh ngoài dự kiến (nếu có), nguyên nhân phát sinh ngoài dự kiến và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; ảnh hưởng của những phát sinh đến việc thực hiện Chương trình, khả năng hoàn thành mục tiêu của Chương trình.

d) Đánh giá tác động của Chương trình gồm: tác động kinh tế - xã hội; tính bền vững của Chương trình; tác động tới các đối tượng thụ hưởng Chương trình.

3. Tổ chức đánh giá Chương trình

a) Tổng cục Lâm nghiệp chịu trách nhiệm tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá toàn bộ Chương trình theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Các Bộ, ngành, UBND các cấp chịu trách nhiệm tổ chức đánh giá Chương trình trong phạm vi quản lý theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Cơ quan, tổ chức tiến hành đánh giá: Căn cứ vào điều kiện thực tế, theo yêu cầu của công việc, các Bộ, ngành, địa phương có thể tự đánh giá hoặc thuê tư vấn độc lập để đánh giá Chương trình.

Điều 20. Chế độ báo cáo

1. Ngày 20 hằng tháng, các Bộ, ngành tham gia Chương trình và Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo về tiến độ thực hiện Chương trình trên địa bàn, gửi Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình để tổng hợp. Nội dung, biểu mẫu báo cáo theo Quyết định số 241/QĐ-BNN-TCLN ngày 05/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chế độ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

2. Ngày 25 hằng tháng, Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình tổng hợp báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình theo kỳ 6 tháng và cả năm.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp

1. Tham mưu, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình điều hành và tổ chức thực hiện chương trình trên phạm vi cả nước.

2. Tham mưu, giúp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình chỉ đạo điều hành, phối hợp thực hiện các biện pháp chủ động phòng ngừa, ứng phó với tình huống cấp bách trong bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; phối hợp kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng về bảo vệ và phát triển rừng.

3. Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch, tổng hợp kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình.

Điều 22. Trách nhiệm của Văn phòng Ban Chỉ đạo nhà nước về Chương trình

1. Xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo; chuẩn bị nội dung, chương trình họp, hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo.

2. Tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm, 3 năm.

3. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu, đề xuất xử lý văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương liên quan đến Chương trình; văn bản của các thành viên Ban Chỉ đạo trình Trưởng ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực liên quan đến Chương trình.

4. Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chtiêu, nhiệm vụ của Chương trình theo kế hoạch hằng năm, 3 năm của các cơ quan, đơn vị và địa phương; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý, tổng hợp Chương trình trên phạm vi cả nước.

5. Lập dự toán kinh phí phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng Ban Chỉ đạo, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; Quản lý sử dụng nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

Điều 23. Trách nhiệm của các Bộ, ngành tham gia thực hiện Chương trình

1. Xây dựng kế hoạch hằng năm, 3 năm; phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Chương trình; chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình ở Bộ, ngành và địa bàn quản lý; quản lý, phân khai kế hoạch vốn cho các dự án cơ sở.

2. Rà soát, xây dựng, thẩm định, phê duyệt dự án; tổ chức thực hiện và quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án trên địa bàn.

3. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện kế hoạch được giao, tiếp nhận và sử dụng vốn đúng pháp luật.

4. Định kỳ báo cáo về tiến độ thực hiện kế hoạch tại Bộ, ngành và địa bàn quản lý; tổ chức sơ kết và tổng kết Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 24. Trách nhiệm của UBND cấp tỉnh

1. Chỉ đạo các chủ đầu tư xây dựng các dự án trên địa bàn tỉnh, gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có ý kiến về nội dung đầu tư và khả năng cân đối vốn trước khi phê duyệt.

2. Tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm, 3 năm theo từng dự án; triển khai, giám sát, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn.

3. Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phân cấp và đề cao trách nhiệm cho cơ sở.

4. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, xây dựng và triển khai các dự án trên địa bàn để thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020; tổng hợp trong kế hoạch đầu tư công của địa phương.

5. Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định ranh giới, diện tích quy hoạch đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất rng đặc dụng đến năm 2020.

6. Ban hành cơ chế chính sách, hướng dẫn tổ chức triển khai Chương trình trên địa bàn.

Điều 25. Trách nhiệm của Văn phòng thường trực Chương trình cấp tỉnh

1. Xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh; chuẩn bị nội dung, chương trình họp, hội nghị, hội thảo và các báo cáo theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh.

2. Tổng hợp, xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm, 3 năm.

3. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tham mưu cho Ban Chỉ đạo Chương trình cấp tỉnh về phương án giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, đơn vị; tổ chức kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng nguồn vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp và các nguồn vốn huy động khác để thực hiện Chương trình.

4. Tổng hợp kết quả phân bổ nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình trên địa bàn tỉnh theo từng nội dung, lĩnh vực để báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, UBND cấp tỉnh.

5. Đầu mối tiếp nhận, tham mưu, đề xuất xử lý văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan đến Chương trình của tỉnh; văn bản của các thành viên Ban Chỉ đạo trình Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về các lĩnh vực liên quan đến Chương trình cấp tỉnh.

6. Tổ chức theo dõi, cập nhật thông tin, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Chương trình theo kế hoạch hằng năm, 3 năm đã được giao đối với các cơ quan, đơn vị; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn.

7. Lập dự toán kinh phí phục vụ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, Văn phòng thường trực Chương trình, trình cấp thẩm quyền phê duyệt; quản lý sử dụng nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.

Điều 26. Xử lý chuyển tiếp, hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

2. Thông tư số 51/2012/TT-BNNPTNT ngày 19/10/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát triển rừng quy định tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Đối với hạng mục khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung cây lâm nghiệp đang thực hiện theo các dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt được tiếp tục sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển. Đối với các hạng mục khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung cây lâm nghiệp triển khai kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành sử dụng nguồn vốn sự nghiệp.

4. Các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn áp dụng tại Thông tư này, khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế theo quy định hiện hành của Nhà nước thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

5. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN;
- T
òa án Nhân dân tối cao;
- Viện Ki
m sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các
Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các đoàn thể, hội quần chúng ở TW;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Ban Chỉ đạo KHBV&PTR các t
nh, TP trực thuộc TW;
- Công báo;
- Cục Kiểm tra văn b
n - Bộ Tư pháp;
- Website: Ch
ính ph, Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Hà Công Tuấn

 

PHỤ LỤC:

MẪU THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG HẰNG NĂM, 3 NĂM (2018-2020)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 21/2017/TT- BNNPTNT ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU

PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG NĂM………. /3 NĂM

B/ngành/Tỉnh/Thành phố ……….

 

 

 

Ngày…..tháng…..năm…..
CƠ QUAN LẬP KẾ HOẠCH
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

….., tháng….năm 201…

 

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần I. ĐÁNH GIÁ KT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

(Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm hiện thời đối với kế hoạch hàng năm, kết quả thực hiện 2 năm 2016, 2017 đối với kế hoạch 3 năm)

I. HIỆN TRẠNG RỪNG VÀ ĐẤT QUY HOẠCH CHO PHÁT TRIỂN RỪNG ĐẶC DỤNG, RỪNG PHÒNG HỘ, RỪNG SẢN XUẤT

1. Hiện trạng đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

2. Hiện trạng rừng

3. Các nguồn lực hiện có: vốn, lao động...

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch

a) Về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên

b) Về phát triển, nâng cao năng suất chất lượng rừng

c) Khai thác, chế biến gỗ và lâm sản

d) Chi trả dịch vụ môi trường rừng

đ) Các hoạt động khác.

2. Tình hình triển khai các chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng

III. TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN

1. Tồn tại

2. Nguyên nhân

3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết

Phần II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM..../3 NĂM (2018-2020)

I. BỐI CẢNH, DỰ BÁO

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể (về kinh tế-xã hội; về môi trường; về an ninh, quốc phòng)

III. NHIỆM VỤ

1. Bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng và bảo tồn thiên nhiên

2. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng

3. Khai thác gỗ và lâm sản

4. Các hoạt động khác

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức

2. Về quản lý quy hoạch và đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

3. Về bảo vệ rừng

4. Về giao, cho thuê rừng

5. Về khoa học, công nghệ và khuyến lâm

6. Về thị trường

7. Về hợp tác quốc tế

V. NHU CẦU VỐN

1. Tổng dự toán nhu cầu vn

2. Cơ chế huy động vốn

VI. TCHỨC THC HIỆN

VII. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Đề xuất

2. Kiến nghị

- Với Chính phủ

- Với các Bộ, ngành

Phần phụ lục: các mẫu biểu kèm theo. Trong đó, đối với biểu kế hoạch 3 năm:

(1). Các cột kết quả thực hiện kế hoạch năm thay bằng đánh giá kết quả thực hiện năm 2016, 2017.

(2). Các cột chỉ tiêu kế hoạch năm được thay bằng các cột chỉ tiêu kế hoạch 03 năm.

(3). Các cột kết quả huy động vốn hàng năm được thay bằng kết quả huy động vốn năm 2016, 2017.

(4). Các cột nhu cầu vốn hàng năm được thay bằng nhu cầu vốn 3 năm.

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mẫu biểu: 01

 

Biểu 01. Hiện trạng rừng và đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất tại thời điểm

ĐVT: ha

TT

Loại đất, loại rừng

Tổng cộng

Phân theo đơn vị hành chính (huyện, quận)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

1.

Đất rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

a)

Đất có rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

-

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đất chưa có rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

IA

 

 

 

 

 

 

 

-

IB

 

 

 

 

 

 

 

-

IC

 

 

 

 

 

 

 

-

Nương rẫy

 

 

 

 

 

 

 

-

Núi đá

 

 

 

 

 

 

 

-

Đất khác

 

 

 

 

 

 

 

2.

Đất rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

a)

Đất có rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

-

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đất chưa có rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

IA

 

 

 

 

 

 

 

-

IB

 

 

 

 

 

 

 

-

IC

 

 

 

 

 

 

 

-

Nương rẫy

 

 

 

 

 

 

 

-

Núi đá

 

 

 

 

 

 

 

-

Đất khác

 

 

 

 

 

 

 

3.

Đất rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

a)

Đất có rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

-

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

b)

Đất chưa có rừng

 

 

 

 

 

 

 

-

IA

 

 

 

 

 

 

 

-

IB

 

 

 

 

 

 

 

-

IC

 

 

 

 

 

 

 

-

Nương rẫy

 

 

 

 

 

 

 

-

Núi đá

 

 

 

 

 

 

 

-

Đất khác

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biểu: 02

 

Biểu 02. Kết quả bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng năm ………..
(tính từ đầu năm đến ngày báo cáo)

TT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

% tăng (+) giảm (-) so với cùng kỳ năm trước

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Tổng số vụ vi phạm

vụ

 

 

 

1.1

Phá rừng trái phép

vụ

 

 

 

 

Trong đó phá rng làm nương rẫy

vụ

 

 

 

1.2

Khai thác rừng trái phép

vụ

 

 

 

1.3

Vi phạm các quy định về PCCC rừng

vụ

 

 

 

1.4

Vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã

vụ

 

 

 

1.5

Vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép

vụ

 

 

 

1.6

Vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản

vụ

 

 

 

1.7

Vi phạm khác

vụ

 

 

 

2

Tổng diện tích rừng giảm

ha

 

 

 

2.1

Do chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác

ha

 

 

 

2.2

Do khai thác trắng

ha

 

 

 

 

- Rừng tự nhiên

ha

 

 

 

 

- Rừng trồng

ha

 

 

 

2.3

Do cháy rừng

ha

 

 

 

2.4

Do phá rừng trái pháp luật

ha

 

 

 

2.6

Do nguyên nhân khác

ha

 

 

 

 


Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biu: 03

 

Biểu 03. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ kế hoạch năm ….

TT

Hạng mục

ĐVT

Nhiệm vụ KH 201…

Thực hiện đến kỳ báo cáo (đến 30/6 năm hiện hành)

Ước thực hiện cả năm (đến 31/12 năm hiện hành)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

I

BO VỆ RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khoán bảo vệ rừng

ha

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Tại các huyện 30a

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

1.3

Khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng khác (không thuộc đối tượng tại mục 1.2, 1.3)

ha

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven bin

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

ha

 

 

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ-TTg

ha

 

 

 

 

 

 

 

a

Diện tích

ha

 

 

 

 

 

 

 

b

Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm

cộng đồng

 

 

 

 

 

 

 

3

Xây dựng sở hạ tầng phòng cháy, chữa cháy rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Chòi canh la rừng

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chòi

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

m2

 

 

 

 

 

 

 

b

Sửa chữa, cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chòi

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

m2

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Trạm bảo vệ rừng

m2

 

 

 

 

 

 

 

a

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chòi

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

m2

 

 

 

 

 

 

 

b

Sa chữa, ci tạo nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

Chòi

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

m2

 

 

 

 

 

 

 

2.4

Đường ranh cản la

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Băng trng

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tu bổ, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Băng xanh

Km

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tu bổ, nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

2.5

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng

cái

 

 

 

 

 

 

 

 

Xây dựng mới

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sửa chữa, cải tạo nâng cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

PHÁT TRIỂN RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khoanh nuôi tái sinh rừng

ha

 

 

 

 

 

 

 

1.1

KNTS tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2

KNTS có trồng bổ sung cây LN

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Trồng rừng

ha

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Trồng rừng PH, ĐD

ha

 

 

 

 

 

 

 

a

Phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

Trồng rừng sản xuất

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng mới

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

Trồng lại rừng sau khai thác

ha

 

 

 

 

 

 

 

3

Chăm sóc rừng

ha

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Rừng phòng hộ, đặc dụng

ha

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Rừng sản xuất

ha

 

 

 

 

 

 

 

4

Cải tạo rừng

ha

 

 

 

 

 

 

 

5

Trồng cây phân tán

nghìn cây

 

 

 

 

 

 

 

6

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III

SỬ DỤNG RỪNG

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Khai thác rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khai thác chính

m3

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khai thác tận dụng

m3

 

 

 

 

 

 

 

2

Khai thác rừng trng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích

ha

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

m3

 

 

 

 

 

 

 

3

Khai thác tre nứa và lâm sản ngoài g

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Tre na

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lượng

nghìn cây

 

 

 

 

 

 

 

 

Sản lượng

tấn

 

 

 

 

 

 

 

3.2

….

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

....

 

 

 

 

 

 

 

 

IV

CP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BN VỮNG

ha

 

 

 

 

 

 

 

1

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

V

NHIỆM VỤ KHÁC

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biểu: 04

 

Biểu 04. TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM........

ĐVT: triệu đồng

TT

Nguồn vốn

Kế hoạch 20…

Thực hiện đến kỳ báo cáo (đến 30/6 năm hiện hành)

Ước thực hiện cả năm (đến 31/12 năm hiện hành)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

TỔNG

 

 

 

 

 

 

 

I

Ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

a

Đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 

 

b

Sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

2

Địa phương

 

 

 

 

 

 

 

a

Đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 

 

b

Sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

II

Vn ODA

 

 

 

 

 

 

 

III

Dịch vụ môi trường rừng

 

 

 

 

 

 

 

IV

Tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

V

Vốn hp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biểu: 04…..

 

Biểu 04. ……TỔNG HỢP KẾT QUẢ HUY ĐỘNG, SỬ DỤNG CÁC NGUỒN VỐN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM........HUYỆN/QUẬN/BQLR……

ĐVT: triệu đồng

 

TT

Nguồn vốn

Kế hoạch 20…

Thực hiện đến kỳ báo cáo (đến 30/6 năm hiện hành)

Ước thực hiện cả năm (đến 31/12 năm hiện hành)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

Kết quả

So với KH (%)

So với cùng kỳ (%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

 

TỔNG

 

 

 

 

 

 

 

I

Ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

1

Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

a

Đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 

 

b

Sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

2

Địa phương

 

 

 

 

 

 

 

a

Đầu tư phát triển

 

 

 

 

 

 

 

b

Sự nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

II

Vn ODA

 

 

 

 

 

 

 

III

Dịch vụ môi trường rừng

 

 

 

 

 

 

 

IV

Tín dụng

 

 

 

 

 

 

 

V

Vốn hp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biu: 05

 

Biểu 05. Chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng năm....

TT

Hạng mục

% giảm so với năm hiện hành

Ghi chú

Tính chung

Chia theo địa bàn huyện/Quận

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Vi phạm các quy định nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng

 

 

 

 

 

1.1

Phá rừng trái pháp luật

 

 

 

 

 

 

Trong đó phá rừng làm nương rẫy

 

 

 

 

 

1.2

Khai thác rừng trái pháp luật

 

 

 

 

 

1.3

Vi phạm các quy định về PCCC rừng

 

 

 

 

 

1.4

Vi phạm quy định về sử dụng đất quy hoạch cho phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất

 

 

 

 

 

1.5

Vi phạm các quy định về quản lý động vật hoang dã

 

 

 

 

 

1.6

Vận chuyển, buôn bán lâm sản trái pháp luật

 

 

 

 

 

1.7

Vi phạm về chế biến gỗ và lâm sản

 

 

 

 

 

1.8

Vi phạm khác

 

 

 

 

 

2

Diện tích rừng bị thiệt hại

 

 

 

 

 

2.1

Cháy rừng (ha)

 

 

 

 

 

 

Cháy rừng (số vụ)

 

 

 

 

 

2.2

Phá rừng trái pháp luật

 

 

 

 

 

 


Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biu: 06

 

Biểu 06. Tổng hợp chỉ tiêu, nhiệm vụ và nhu cầu vốn thực hiện CTLNBV năm ………

TT

Hạng mục

Khối lượng

Mức đầu tư, hỗ trợ (tr.đ)

Tổng vốn (tr.đ)

Chia theo nguồn vốn (Tr.đ)

Ghi chú

Ngân sách nhà nước

ODA

DVM TR

Tín dụng

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

Tổng NSNN

Trong đó

Chia ra

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

TNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nội dung như cột 2, mẫu biểu 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

- Chi tiết nguồn kinh phí đầu tư phát triển đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương tại Biểu 07.

- Chi tiết nguồn kinh phí sự nghiệp đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương tại Biểu 08.

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biu: 06…..

 

Biểu 06. …… Chi tiết chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch thực hiện CTLNBV năm………

Huyện/Quận/BQLR/Công ty trực thuộc Bộ, ngành, UBND tỉnh ………………

TT

Hạng mục

Khối lượng

Mức đầu tư, hỗ trợ (tr.đ)

Tổng vốn (tr.đ)

Chia theo nguồn vốn (Tr.đ)

Ghi chú

Ngân sách nhà nước

ODA

DVM TR

Tín dụng

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

Tổng NSNN

Trong đó

Chia ra

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

TNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nội dung như cột 2, mẫu biểu 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biu: 06b…..

 

Biểu 06b. …… Chi tiết chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch thực hiện CTLNBV năm ………

Dự án………………

TT

Hạng mục

Khối lượng

Mức đầu tư, hỗ trợ (tr.đ)

Tổng vốn (tr.đ)

Chia theo nguồn vốn (Tr.đ)

Ghi chú

Ngân sách nhà nước

ODA

DVM TR

Tín dụng

Vốn hợp pháp khác (Tổ chức, cá nhân tự đầu tư)

Tổng NSNN

Trong đó

Chia ra

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Tổng

Trong đó

Tổng

Trong đó

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

Vốn đầu tư phát triển

Vốn sự nghiệp

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

 

TNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các nội dung như cột 2, mẫu biểu 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biểu: 07

 

Biểu 07

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG VỐN HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU NSTW (VỐN TRONG NƯỚC) NĂM …..

VÀ DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NĂM……… CỦA ĐỊA PHƯƠNG

(các dự án sử dụng vn đầu tư phát trin)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Địa điểm XD

Năng lực thiết kế

Thời gian KC- HT

Quyết định đầu tư ban đầu

Quyết định đầu tư điều chỉnh

Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đon 2016 -2020

Năm hiện hành 20…

Lũy kế vốn đã bố trí đến hết kế hoạch năm hiện hành 20...

Dự kiến kế hoạch năm tới 20...

Ghi chú

Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành

TMĐT

Kế hoạch

Ưc thực hiện từ 1/1 đến 31/12/20....

Giải ngân thực hiện từ 1/1/năm hin hành đến 31/1/năm sau

Tổng số (tt cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số (tt cả các nguồn vn)

Trong đó: NSTW

Tổng số (tất cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số (tt cả các nguồn vn)

Trong đó: NSTW

Tng số (tt cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số (tt cả các nguồn vốn)

Trong đó: NSTW

Tng số (tt cả các ngun vốn)

Trong đó: NSTW

Tổng số

Trong đó:

Thu hồi các khoản vn ng trước NSTW

Thanh toán nợ XDCB

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

 

TNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(1)

Các dự án hoàn thành, bàn giao, đi vào sử dụng trước ngày 31/12/năm hiện hành 201...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Dự án nhóm A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b

Dự án nhóm B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

c

Dự án nhóm C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

……….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(2)

Các dự án dự kiến hoàn thành năm tới 201...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sp xếp như mục (1) biu này

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(3)

Các dự án chuyn tiếp hoàn thành sau năm tới 201...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sp xếp thư mục (1) biểu này

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(4)

Các dự án khởi công mới năm tới 201...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Sp xếp như mục (1) biểu này

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biểu: 07....

 

Biểu 07

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ NHU CẦU VỐN NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG

TRUNG ƯƠNG NĂM 201....
DỰ ÁN
……..
(từng dự án theo danh mục dự án tại mẫu Biểu 07)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên dự án: …………………………..

2. Quyết định phê duyệt: ……………………….

2. Chủ đầu tư dự án (gồm: tên cơ quan, đơn vị, địa chỉ và điện thoại liên hệ)

……………………………………

……………………………………

3. Các hng mục đầu tư chủ yếu (tóm tắt các hạng mục đầu tư, mức đầu tư, nguồn vn thực hiện dự án)

……………………………………

……………………………………

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Lũy kế kết quả thực hiện từ khi dự án (bao gồm thực hiện các hạng mục, kết quả giải ngân vốn theo từng năm)

……………………………………

……………………………………

2. Kết quả thực hiện 06 tháng đầu năm 20.... và ước thực hiện cả năm 20.... (bao gồm thực hiện các hạng mục, kết quả giải ngân vn trong đó ghi rõ vốn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn khác...)

……………………………………

……………………………………

3. Kế hoạch năm 20....

(Các hạng mục đầu tư dự kiến thực hiện trong năm ….., mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án, trong đó ghi rõ vốn Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, nguồn khác...).

……………………………………

……………………………………

III. KIN NGHỊ, ĐỀ XUẤT (để thực hiện dự án)

……………………………………

……………………………………

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biểu: 08

 

Biểu 08

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VỐN SỰ NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH

TRUNG ƯƠNG NĂM.......

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Định mức

Thành tiền

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

 

TỔNG

 

 

 

 

 

1

Khoán bảo vệ rừng

ha

 

 

 

 

1.1

Tại các huyện 30a

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

1.2

Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

 

 

 

 

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

1.3

Khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng khác (không thuộc đối tượng tại mục 1.2, 1.3)

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

2.1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

ha

 

 

 

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

2.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ- TTg

 

 

 

 

 

a

Diện tích

Ha

 

 

 

 

b

Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm

Cộng đồng

 

 

 

 

3

Khoanh nuôi tái sinh rừng

ha

 

 

 

 

1.1

KNTS tự nhiên

 

 

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

1.2

KNTS có trồng bổ sung cây LN

 

 

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

Trong đó: thuộc đối tượng Nghị định 75/2015/NĐ-CP

 

 

 

 

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biểu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT

 

Mới

 

 

 

 

 

 

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

4

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

ha

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

 

 

 

 

 

5

Hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo CTMTLN cấp tỉnh

 

 

 

 

 

6

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bộ, ngành, UBND tỉnh, Tp trực thuộc TW...
-------

Mu biểu: 08

 

Biểu 08……

TỔNG HỢP KẾ HOẠCH VỐN SỰ NGHIỆP ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ TỪ NGÂN SÁCH

TRUNG ƯƠNG NĂM.......
HUYỆN/QUẬN/BQLR/Công ty LN…………..

TT

Hạng mục

ĐVT

Khối lượng

Định mức

Thành tiền

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

 

TỔNG

 

 

 

 

 

1

Khoán bảo vệ rừng

ha

 

 

 

 

1.1

Tại các huyện 30a

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

1.2

Xã khu vực II, III (theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP)

 

 

 

 

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

1.3

Khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng khác (không thuộc đối tượng tại mục 1.2, 1.3)

 

 

 

 

 

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

Trong đó: Rừng phòng hộ ven biển

 

 

 

 

 

b

Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

c

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

2

Hỗ trợ bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

2.1

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP

ha

 

 

 

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT

a

Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

b

Rừng sản xuất là rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

2.2

Hỗ trợ bảo vệ rừng theo Quyết định 24/2012/QĐ- TTg

 

 

 

 

 

a

Diện tích

Ha

 

 

 

 

b

Hỗ trợ cộng đồng vùng đệm

Cộng đồng

 

 

 

 

3

Khoanh nuôi tái sinh rừng

ha

 

 

 

 

1.1

KNTS tự nhiên

 

 

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

1.2

KNTS có trồng bổ sung cây LN

 

 

 

 

 

a

Mới

 

 

 

 

 

b

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

Trong đó: thuộc đối tượng Nghị định 75/2015/NĐ-CP

 

 

 

 

Chi tiết tổng hợp theo mẫu biểu tại Thông tư liên tịch số 93/2016/TTLT- BTC-BNNPTNT

 

Mới

 

 

 

 

 

 

Chuyển tiếp

 

 

 

 

 

4

Cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

ha

 

 

 

 

a

Rừng tự nhiên

 

 

 

 

 

b

Rừng trồng

 

 

 

 

 

5

Hoạt động của Văn phòng thường trực CTMTLN cấp tỉnh

 

 

 

 

 

6

Nhiệm vụ khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản