383598

Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

383598
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư 33/2018/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 33/2018/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành: 15/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 17/06/2018 Số công báo: 713-714
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 33/2018/TT-BGTVT
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Nguyễn Ngọc Đông
Ngày ban hành: 15/05/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 17/06/2018
Số công báo: 713-714
Tình trạng: Đã biết

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2018/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2018

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI CÁC CHỨC DANH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU; NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHỨC DANH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU; ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG, QUY TRÌNH SÁT HẠCH VÀ CẤP, CẤP LẠI, THU HỒI GIẤY PHÉP LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác chạy tàu, đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; sát hạch, cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt.

Chương II

TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CÁC CHỨC DANH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI CHỨC DANH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG

Điều 3. Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

Bao gồm các chức danh quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1 Điều 35 Luật Đường sắt, chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn và chức danh người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.

Điều 4. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng tàu

Trưởng tàu bao gồm chức danh trưởng tàu khách, trưởng tàu hàng.

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đối với trưởng tàu khách phải có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng tàu hàng hoặc phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn; đối với trưởng tàu hàng phải có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng dồn hoặc có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh trưởng tàu hàng hoặc phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;

d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu tổ chức.

2. Nhiệm vụ của trưởng tàu khách:

a) Là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, phục vụ khách hàng, hoạt động của các bộ phận làm việc trên tàu;

b) Lập biên bản với sự tham gia của người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bị thương, các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trên tàu theo quy định của pháp luật;

c) Thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng hóa, hành khách, hành lý bằng đường sắt, các quy định khác của pháp luật và của doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu;

d) Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện;

đ) Ghi chép, tổng hợp báo cáo các sự việc liên quan đến hành trình chạy tàu;

e) Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu khách thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chung của đoàn tàu khách.

3. Nhiệm vụ của trưởng tàu hàng:

a) Là người chỉ huy cao nhất trên tàu hàng, chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn, an ninh, trật tự, phục vụ khách hàng;

b) Bảo đảm chạy tàu theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

c) Lập biên bản với sự tham gia của người làm chứng về các trường hợp sinh, tử, bị thương, các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra trên tàu theo quy định của pháp luật;

d) Thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng hóa, hành lý bằng đường sắt, các quy định khác của pháp luật và của doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu;

đ) Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chấp hành và theo dõi, giám sát sự chấp hành của lái tàu;

e) Khi tàu qua mỗi ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn và làm tín hiệu an toàn cho nhân viên đón tàu. Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải cho tàu dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết;

g) Làm tín hiệu cho tàu chạy khi tàu đã đảm bảo các điều kiện an toàn;

h) Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác nhật ký chạy tàu và các sự việc phát sinh có liên quan đến chạy tàu;

i) Chỉ huy việc thử hãm đoàn tàu, tham gia hội đồng thử hãm theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu;

k) Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện;

l) Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu hàng thì trưởng tàu của tàu cuối cùng là người chỉ huy chung của đoàn tàu hàng.

4. Quyền hạn của trưởng tàu khách:

a) Trong trường hợp cấp thiết, trưởng tàu khách có quyền yêu cầu đối với hành khách để thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu và phải báo cáo ngay với điều độ chạy tàu hoặc nhà ga gần nhất về tình trạng cấp thiết;

b) Từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu; tạm đình chỉ nhiệm vụ của nhân viên trên tàu vi phạm các quy định của pháp luật, của doanh nghiệp gây mất an toàn chạy tàu, ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ khách hàng. Báo cáo ngay với cấp có thẩm quyền để giải quyết khi thực hiện quyền từ chối quy định tại Điểm này;

c) Quyết định cho tàu dừng tại ga hoặc địa điểm thuận lợi nhất để cấp cứu người bị thương, chuyển giao người bị thương, bị chết cùng tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc công an, bệnh viện, chính quyền địa phương để giải quyết tiếp.

5. Quyền hạn của trưởng tàu hàng:

a) Từ chối cho tàu chạy khi chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu;

b) Từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu;

c) Quyết định cho tàu dừng tại ga hoặc địa điểm thuận lợi nhất để cấp cứu người bị thương, chuyển giao người bị thương, bị chết cùng tài sản, giấy tờ liên quan cho trưởng ga hoặc công an, bệnh viện, chính quyền địa phương để giải quyết tiếp.

6. Đối với đoàn tàu không bố trí phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn thì trưởng tàu khách phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ và quyền hạn của chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn.

Điều 5. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trưởng tàu hàng hoặc có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;

d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn do doanh nghiệp sử dụng chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Đảm bảo chạy tàu theo đúng lịch trình và mệnh lệnh của điều độ chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

b) Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chấp hành và theo dõi, giám sát sự chấp hành của lái tàu;

c) Khi tàu qua ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn và làm tín hiệu an toàn cho nhân viên đón tàu. Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải bắt tàu dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết;

d) Làm tín hiệu cho tàu chạy khi đảm bảo các điều kiện an toàn;

đ) Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác nhật ký chạy tàu và các sự việc phát sinh có liên quan đến chạy tàu;

e) Chỉ huy việc thử hãm đoàn tàu, tham gia hội đồng thử hãm theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn;

g) Làm thủ tục xin cứu viện và tổ chức cứu viện theo phân công của trưởng tàu khách;

h) Trường hợp nhiều đoàn tàu khách ghép thành một đoàn tàu khách thì phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn của tàu cuối cùng là phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn của đoàn tàu ghép.

3. Quyền hạn:

a) Từ chối cho tàu chạy khi chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu;

b) Từ chối tiếp nhận nhân viên không đủ trình độ chuyên môn, sức khoẻ làm việc theo chức danh trên tàu.

Điều 6. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu

1. Tiêu chuẩn:

a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đối với lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu thì phải được bồi dưỡng nghiệp vụ và đạt yêu cầu sát hạch nghiệp vụ lái tàu đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu tổ chức.

2. Nhiệm vụ của lái tàu:

a) Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

b) Thành thạo quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, phương pháp sử dụng đầu máy, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ chạy tàu;

c) Vận hành đầu máy an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng lịch trình của biểu đồ chạy tàu, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;

d) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng tàu khẩn cấp;

đ) Chỉ được phép điều khiển tàu chạy khi có giấy phép lái tàu tương ứng với loại phương tiện điều khiển;

e) Trước khi cho tàu chạy, lái tàu phải kiểm tra, xác nhận chứng vật chạy tàu cho phép chiếm dụng khu gian, xác nhận chính xác tín hiệu cho tàu chạy của trưởng tàu và của trực ban chạy tàu ga kể cả khi đầu máy chạy đơn;

g) Trong khi chạy tàu, lái tàu có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật đầu máy và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn đầu máy và an toàn chạy tàu theo quy định, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, đặc biệt trong trường hợp khi tàu lên, xuống dốc cao và dài;

h) Hướng dẫn, giám sát phụ lái tàu thực hành lái tàu và chịu trách nhiệm chính về an toàn chạy tàu trong quá trình phụ lái tàu thực hành lái tàu.

3. Nhiệm vụ của lái tàu đối với đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu (đầu máy chạy đơn, đoàn tàu hàng sử dụng thiết bị đuôi tàu mà không bố trí trưởng tàu) ngoài thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều này thì phải thực hiện thêm các nhiệm vụ sau:

a) Là người chỉ huy cao nhất trên tàu, chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn chạy tàu;

b) Chú ý tín hiệu trên đường, trên tàu và những điều ghi trong giấy phép, mệnh lệnh, cảnh báo để chạy tàu an toàn;

c) Khi tàu qua mỗi ga, phải xác nhận tàu nguyên vẹn qua bộ thiết bị tín hiệu đuôi tàu. Nếu chạy dọc đường phát hiện có hiện tượng uy hiếp đến an toàn chạy tàu phải dừng lại để xử lý hoặc tìm cách báo cho nhân viên đón tàu biết (kể cả trường hợp tàu thông qua ga);

d) Ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác thành phần, tần số đoàn tàu, giờ tàu đi, đến, thông qua, dừng trong khu gian và các sự việc phát sinh có liên quan khác vào nhật ký tàu và các biểu báo quy định;

đ) Thử hãm đoàn tàu trong trường hợp tàu dừng ở dọc đường quá 20 phút hoặc tại các ga không có trạm khám xe có cắt móc toa xe. Ngoài ra, phải tham gia hội đồng thử hãm đoàn tàu tại các ga đoàn tàu xuất phát và tại các ga đoàn tàu tác nghiệp kỹ thuật;

e) Làm thủ tục xin cứu viện và tham gia cứu viện;

g) Ghi nhật ký, lập các báo cáo liên quan đến hành trình tàu chạy;

h) Giao nhận hồ sơ đã được niêm phong liên quan đến vận tải hàng hóa theo quy định của doanh nghiệp sử dụng chức danh lái tàu;

i) Trường hợp nhiều tàu ghép thành đoàn tàu hỗn hợp thì lái tàu của tàu đầu tiên là người chỉ huy chung của đoàn tàu hỗn hợp;

k) Khi đoàn tàu hàng có từ 02 đầu máy kéo tàu trở lên mà không có trưởng tàu thì lái tàu đầu máy chính thực hiện các nhiệm vụ trưởng tàu hàng quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.

4. Quyền hạn:

a) Từ chối cho đầu máy, cho tàu chạy nếu xét thấy đầu máy, tàu chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho Thủ trưởng doanh nghiệp của mình, trực ban chạy tàu ga biết để giải quyết;

b) Đình chỉ công tác đối với phụ lái tàu khi có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu và báo ngay cho lãnh đạo trực tiếp phụ trách để bố trí người thay thế;

c) Đối với đoàn tàu hàng không bố trí trưởng tàu thì lái tàu có thêm các quyền hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Thông tư này.

Điều 7. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp

1. Tiêu chuẩn: Người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trên đường sắt chuyên dùng nằm trong phạm vi nội bộ của doanh nghiệp, không đi qua khu dân cư, không giao cắt với hệ thống đường bộ, không kết nối với đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị hoặc đường sắt chuyên dùng khác phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh này và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ điều khiển phương tiện giao thông đường sắt do doanh nghiệp sử dụng chức danh này tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Thông hiểu và thực hiện đúng các quy định liên quan đến phạm vi công tác của mình theo quy trình vận hành khai thác đường sắt chuyên dùng do doanh nghiệp quy định;

b) Thành thạo quy trình tác nghiệp của người trực tiếp điều khiển phương tiện giao thông đường sắt phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp, phương pháp sử dụng phương tiện giao thông đường sắt, tình hình cầu đường, vị trí tín hiệu và biểu đồ vận hành;

c) Vận hành phương tiện giao thông đường sắt an toàn, không vượt quá tốc độ quy định, theo đúng biểu đồ vận hành, mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu;

d) Khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt phải thực hiện các thao tác dừng phương tiện giao thông đường sắt khẩn cấp;

đ) Trước khi cho phương tiện giao thông đường sắt chạy phải xác nhận đủ điều kiện an toàn chạy tàu;

e) Trong khi điều khiển phương tiện giao thông đường sắt, có trách nhiệm kiểm tra trạng thái kỹ thuật của phương tiện giao thông đường sắt và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn phương tiện và an toàn chạy tàu, tỉnh táo theo dõi và thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường, quan sát tình hình cầu đường và biểu thị của tín hiệu, kiểm tra tác dụng của hệ thống hãm tự động.

3. Quyền hạn: Từ chối cho phương tiện giao thông đường sắt chạy nếu xét thấy phương tiện giao thông đường sắt chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho Thủ trưởng doanh nghiệp của mình để giải quyết.

Điều 8. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của phụ lái tàu

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện đảm nhiệm;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh phụ lái tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ phụ lái tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh phụ lái tàu tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Là người giúp lái tàu trong quá trình chạy tàu, giám sát tốc độ chạy tàu và quan sát tín hiệu để kịp thời báo cho lái tàu xử lý;

b) Trong quá trình chạy tàu phải tỉnh táo theo dõi, quan sát tình hình cầu đường và báo cho lái tàu biết để thực hiện đúng chỉ dẫn của các biển báo, biển hiệu, mốc hiệu trên đường sắt;

c) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của lái tàu.

3. Quyền hạn:

a) Thông báo cho lái tàu dừng tàu khi phát hiện các nguy cơ gây mất an toàn chạy tàu;

b) Được quyền thực hành lái tàu dưới sự hướng dẫn và giám sát của lái tàu.

Điều 9. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu tuyến trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của một hoặc cả hai chức danh điều độ ga và trực ban chạy tàu ga.

2. Nhiệm vụ:

a) Trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường, khu đoạn được phân công;

b) Trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh cấp có thẩm quyền về tổ chức chạy tàu, về cứu hộ, cứu nạn khi có tai nạn sự cố chạy tàu.

3. Quyền hạn:

a) Ra lệnh phong tỏa khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan, lệnh đình chỉ chạy tàu tạm thời nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;

b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh: Điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, lái tàu, phụ lái tàu, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn trong phạm vi khu đoạn phụ trách khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu và báo ngay cho Thủ trưởng các đơn vị liên quan biết và bố trí người thay thế.

Điều 10. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên điều độ chạy tàu ga

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga trên đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp trở lên về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt đối với nhân viên điều độ chạy tàu ga trên đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của chức danh trực ban chạy tàu ga;

d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ điều độ chạy tàu ga do doanh nghiệp sử dụng chức danh điều độ chạy tàu ga tổ chức.

2. Nhiệm vụ: Trực tiếp lập và tổ chức thực hiện kế hoạch về lập tàu, xếp, dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón tiễn tàu và các việc liên quan khác tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, theo các mệnh lệnh của nhân viên điều độ chạy tàu tuyến, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt.

3. Quyền hạn:

a) Tạm đình chỉ chạy tàu trong khu vực ga nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu và phải báo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu tuyến biết;

b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, nhân viên gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp đến an toàn chạy tàu và báo ngay cho trưởng ga để bố trí người thay thế;

c) Báo cáo và đề nghị doanh nghiệp sử dụng các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, lái tàu, phụ lái tàu đình chỉ nhiệm vụ khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu.

Điều 11. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của trực ban chạy tàu ga

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của cả ba chức danh trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe trong đó mỗi chức danh có thời gian đảm nhận công việc ít nhất 02 tháng;

d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ trực ban chạy tàu ga do doanh nghiệp sử dụng chức danh trực ban chạy tàu ga tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Điều hành việc lập tàu, xếp dỡ hàng hóa, đón tiễn hành khách, tổ chức công tác dồn, đón, tiễn tàu và các việc khác có liên quan tại nhà ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt;

b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định về quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn cho người, phương tiện, thiết bị, hàng hóa trong khi làm nhiệm vụ.

3. Quyền hạn:

a) Từ chối tổ chức chạy tàu nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và có trách nhiệm báo cáo ngay với nhân viên điều độ chạy tàu ga, điều độ chạy tàu tuyến biết;

b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với các chức danh trưởng dồn, nhân viên gác ghi, ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp đến an toàn chạy tàu và báo ngay cho trưởng ga để bố trí người thay thế (đối với ga không có chức danh điều độ chạy tàu ga);

c) Báo cáo và đề nghị doanh nghiệp sử dụng các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, lái tàu, phụ lái tàu, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt đình chỉ nhiệm vụ khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu.

Điều 12. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng dồn

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa hoặc vận tải đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian đảm nhận trực tiếp công việc của cả hai chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe, trong đó mỗi chức danh có thời gian làm việc ở ga ít nhất là 02 tháng;

d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ trưởng dồn do doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng dồn tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Là người chịu sự chỉ huy, điều hành của trực ban chạy tàu ga để tổ chức và thực hiện công tác dồn, ghép nối đầu máy, toa xe phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu, xếp dỡ hàng hóa, vận tải hành khách của ga theo mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;

b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Quyền hạn:

a) Tạm dừng việc dồn tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga biết;

b) Báo cáo và đề nghị điều độ chạy tàu ga hoặc trực ban chạy tàu ga (đối với ga không có chức danh điều độ chạy tàu ga) đình chỉ nhiệm vụ đối với nhân viên ghép nối đầu máy toa xe khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga uy hiếp an toàn chạy tàu.

Điều 13. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác ghi

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh gác ghi và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ gác ghi do doanh nghiệp sử dụng chức danh gác ghi tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trực ban chạy tàu ga để quản lý, giám sát, kiểm tra, sử dụng ghi phục vụ cho công tác tổ chức chạy tàu của ga theo biểu đồ chạy tàu, các mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;

b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Quyền hạn: Ra tín hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga biết.

Điều 14. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về điều hành chạy tàu hỏa, vận tải đường sắt, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ ghép nối đầu máy, toa xe do doanh nghiệp sử dụng chức danh ghép nối đầu máy, toa xe tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Là người chịu sự chỉ huy và điều hành trực tiếp của trưởng dồn để thực hiện công việc dồn, ghép nối đầu máy, toa xe theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy tắc quản lý kỹ thuật ga;

b) Kiểm tra các điều kiện an toàn cần thiết, phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật và các vấn đề khác có liên quan đến an toàn chạy tàu trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Quyền hạn: Tạm dừng thực hiện kế hoạch dồn nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho trưởng dồn biết.

Điều 15. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm

1. Tiêu chuẩn:

a) Là công nhân duy tu, sửa chữa đường sắt, cầu đường sắt, hầm đường sắt có 03 năm làm việc trở lên và có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu, hầm đường sắt, tuần đường, tuần cầu, tuần hầm đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ tuần đường, tuần cầu, tuần hầm do doanh nghiệp sử dụng các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Kiểm tra theo dõi, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công, ghi chép đầy đủ vào số tuần tra, báo cáo cấp trên theo quy định;

b) Sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công;

c) Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông;

d) Tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.

3. Quyền hạn: Thực hiện các biện pháp báo hiệu dừng tàu nếu thấy chưa đủ điều kiện an toàn chạy tàu cần thiết, báo cáo ngay cho trực ban chạy tàu ga đầu khu gian và lãnh đạo cấp trên trực tiếp biết.

Điều 16. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về đường sắt, cầu đường sắt, gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt do doanh nghiệp sử dụng các chức danh gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm đường sắt tổ chức.

2. Nhiệm vụ:

a) Đóng, mở kịp thời chắn đường ngang, chắn đường bộ tại khu vực cầu chung đường sắt, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua;

b) Kiểm tra, bảo quản trang thiết bị chắn đường ngang, cầu chung phù hợp với các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt;

c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;

d) Ghi chép đầy đủ nhật ký đường ngang, cầu chung;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về đường ngang, cầu chung.

3. Quyền hạn:

a) Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu;

b) Dừng phương tiện giao thông đường bộ khi khu vực đường ngang, cầu chung không đảm bảo an toàn cho phương tiện qua lại.

Điều 17. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên gác hầm đường sắt

1. Tiêu chuẩn: Có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư này.

2. Nhiệm vụ:

a) Ngăn chặn người không có nhiệm vụ và súc vật xâm nhập phạm vi hầm đường sắt;

b) Kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt thuộc phạm vi hầm đường sắt bảo đảm an toàn;

c) Khi phát hiện hành vi, sự cố có khả năng gây cản trở, gây mất an toàn giao thông đường sắt có trách nhiệm kịp thời báo cho ga gần nhất, lãnh đạo cấp trên trực tiếp để có biện pháp xử lý;

d) Ghi chép đầy đủ nhật ký gác hầm đường sắt;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của quy trình về bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt.

3. Quyền hạn: Được quyền báo hiệu dừng tàu trong trường hợp khẩn cấp uy hiếp trực tiếp đến an toàn chạy tàu.

Điều 18. Đảm nhiệm chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:

a) Chức danh điều độ chạy tàu tuyến được làm công việc của các chức danh điều độ chạy tàu ga, trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

b) Chức danh điều độ chạy tàu ga được làm công việc của các chức danh trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

c) Chức danh trực ban chạy tàu ga được làm công việc của các chức danh trưởng tàu, phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

d) Chức danh trưởng tàu được làm công việc của các chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn, trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

đ) Chức danh phó trưởng tàu khách phụ trách an toàn được làm công việc của các chức danh trưởng tàu hàng, trực ban chạy tàu ga, trưởng dồn, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

e) Chức danh trưởng dồn được làm công việc của các chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe;

g) Chức danh lái tàu được làm công việc của chức danh phụ lái tàu;

h) Chức danh gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe được làm chung công việc của nhau;

i) Các chức danh tuần đường, tuần cầu, tuần hầm được làm chung công việc của nhau;

k) Các chức danh gác cầu chung, gác đường ngang, gác hầm được làm chung công việc của nhau.

2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại Điều 3 Thông tư này chủ động bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu để đảm bảo an toàn chạy tàu.

3. Trường hợp nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu không đảm nhận công việc quá 06 tháng liên tục, nếu muốn tiếp tục đảm nhận công việc thì phải qua kỳ kiểm tra nghiệp vụ và đạt yêu cầu do doanh nghiệp sử dụng chức danh đó quy định, tổ chức.

Mục 2. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐỐI VỚI CHỨC DANH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 19. Chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị

Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị bao gồm các chức danh sau đây:

1. Nhân viên điều độ chạy tàu.

2. Lái tàu.

3. Nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga.

4. Nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu.

Điều 20. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên điều độ chạy tàu

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng trở lên về điều hành, vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Có ít nhất 01 năm đảm nhận trực tiếp công việc của một trong ba chức danh lái tàu, nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;

d) Đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ điều độ chạy tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.

2. Nhiệm vụ:

a) Trực tiếp chỉ huy chạy tàu theo biểu đồ chạy tàu trên tuyến đường được phân công;

b) Trực tiếp truyền đạt mệnh lệnh tổ chức chỉ huy các tàu đi cứu chữa, cứu hộ, cứu viện khi có tai nạn sự cố chạy tàu.

3. Quyền hạn:

a) Ra lệnh phong tỏa khu gian, lệnh cảnh báo tốc độ tới các đơn vị có liên quan, lệnh đình chỉ chạy tàu tạm thời nếu xét thấy có nguy cơ mất an toàn chạy tàu;

b) Đình chỉ nhiệm vụ đối với lái tàu, nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga, nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu khi lên ban có hành vi vi phạm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành và bảo trì đường sắt đô thị, quy trình tác nghiệp uy hiếp an toàn chạy tàu và báo ngay cho lãnh đạo trực tiếp biết để bố trí người thay thế.

Điều 21. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của lái tàu

1. Tiêu chuẩn:

a) Có giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Nhiệm vụ: Trực tiếp điều khiển tàu chạy an toàn, đúng tốc độ quy định, đúng biểu đồ chạy tàu, thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, quy trình vận hành khai thác, tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông trên tuyến đường sắt đô thị.

3. Quyền hạn: Từ chối cho tàu chạy, nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu biết.

Điều 22. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên phục vụ chạy tàu tại ga và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ phục vụ chạy tàu tại ga do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.

2. Nhiệm vụ: Chịu trách nhiệm thực hiện mệnh lệnh chỉ huy chạy tàu của nhân viên điều độ chạy tàu, trực tiếp tham gia giải quyết, khắc phục sự cố, tai nạn chạy tàu tại ga.

3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết và báo cáo ngay cho nhân viên điều độ chạy tàu biết.

Điều 23. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu

1. Tiêu chuẩn:

a) Có bằng, chứng chỉ chuyên môn về vận tải hoặc khai thác đường sắt đô thị;

b) Có đủ điều kiện sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) Đã qua thời gian thử việc theo quy định của pháp luật về lao động với chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu và đạt yêu cầu sát hạch về nghiệp vụ hỗ trợ an toàn trên tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức sát hạch.

2. Nhiệm vụ: Là người hỗ trợ cho lái tàu thực hiện việc kiểm tra, giám sát, bảo đảm an toàn cho hành khách lên xuống tàu và thông báo cho lái tàu biết để vận hành tàu an toàn, phối hợp với lái tàu tham gia giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trên tuyến;

3. Quyền hạn: Có quyền ra tín hiệu dừng tàu, báo cho lái tàu không cho tàu chạy nếu xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cần thiết.

Điều 24. Đảm nhận chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt đô thị

1. Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh khác theo sự phân công của người sử dụng lao động theo quy định sau đây:

a) Chức danh lái tàu được phép làm công việc của chức danh nhân viên hỗ trợ an toàn trên tàu;

b) Chức danh nhân viên điều độ chạy tàu được phép làm công việc của các chức danh trực tiếp phục vụ chạy tàu mà trước đây đã đảm nhiệm công tác trong thời gian ít nhất 01 năm.

2. Tùy thuộc vào công nghệ vận hành, khối lượng tác nghiệp, doanh nghiệp sử dụng các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu quy định tại Điều 19 Thông tư này chủ động bố trí số lượng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu để đảm bảo an toàn chạy tàu.

3. Lái tàu phải được đào tạo, sát hạch nghiệp vụ khi thay đổi việc lái tàu giữa các tuyến hoặc loại tàu đường sắt đô thị. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có trách nhiệm thực hiện việc đào tạo, sát hạch nghiệp vụ đối với những lái tàu này.

4. Trường hợp nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu không đảm nhận công việc quá 06 tháng liên tục, nếu muốn tiếp tục đảm nhận công việc thì phải qua kỳ kiểm tra nghiệp vụ và đạt yêu cầu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị quy định, tổ chức.

Chương III

NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU

Điều 25. Nội dung, chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ trình độ từ sơ cấp trở lên

Nội dung, chương trình đào tạo cấp bằng, chứng chỉ trình độ từ sơ cấp trở lên thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Điều 26. Nội dung, chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn

1. Nội dung, chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn đối với các chức danh nhân viên gác ghi, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe; nhân viên tuần đường, cầu, hầm; nhân viên gác đường ngang, cầu chung, hầm thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Căn cứ vào nội dung, chương trình đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều này, cơ sở đào tạo xác định chương trình đào tạo chi tiết theo quy định.

Chương IV

TỔ CHỨC SÁT HẠCH, CẤP, CẤP LẠI VÀ THU HỒI GIẤY PHÉP LÁI TÀU

Điều 27. Giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và giấy phép lái tàu phục vụ dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp (đường sắt dùng riêng của doanh nghiệp) bao gồm các loại sau:

a) Giấy phép lái đầu máy diesel (dùng cho cả lái toa xe động lực diesel);

b) Giấy phép lái đầu máy điện (dùng cho cả lái toa xe động lực chạy điện);

c) Giấy phép lái đầu máy hơi nước;

d) Giấy phép lái phương tiện chuyên dùng đường sắt.

2. Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị bao gồm:

a) Giấy phép lái tàu điện (bao gồm cả đầu máy điện), đầu máy diesel, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt đô thị;

b) Giấy phép lái tàu điện, đầu máy diesel, đầu máy điện, phương tiện chuyên dùng trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot);

c) Giấy phép lái tàu điện (bao gồm cả đầu máy điện), đầu máy diesel, phương tiện chuyên dùng trên đường sắt đô thị cấp cho lái tàu là người nước ngoài.

3. Giấy phép lái tàu có thời hạn là 10 năm, kể từ ngày cấp. Mẫu giấy phép lái tàu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Sử dụng giấy phép lái tàu:

a) Người được cấp giấy phép chỉ được điều khiển loại phương tiện giao thông đường sắt và phạm vi điều khiển đã quy định trong giấy phép và phải mang theo giấy phép khi lái tàu;

b) Người được cấp giấy phép lái tàu quy định tại các điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều này được phép lái các loại phương tiện chuyên dùng đường sắt tương ứng nhưng phải được đào tạo, kiểm tra nghiệp vụ đạt yêu cầu đối với loại phương tiện giao thông đường sắt chuyên dùng tương ứng do doanh nghiệp quy định và tổ chức;

c) Người được cấp giấy phép lái tàu quy định tại khoản 1 Điều này được phép lái tàu chạy trên đường sắt dùng riêng của doanh nghiệp;

d) Người được cấp giấy phép lái tàu quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều này được phép lái tàu trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot);

đ) Lái tàu không đảm nhiệm chức danh theo giấy phép từ 12 tháng trở lên thì giấy phép đó không còn giá trị, nếu muốn đảm nhiệm lại chức danh thì phải thực hiện sát hạch và cấp giấy phép lái tàu theo quy định tại Điều 35 Thông tư này.

Điều 28. Điều kiện sát hạch và cấp giấy phép lái tàu

1. Điều kiện sát hạch:

a) Có độ tuổi từ đủ 23 đến 55 đối với nam, từ đủ 23 đến 50 đối với nữ, có đủ sức khỏe để lái các loại phương tiện giao thông đường sắt theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Có bằng hoặc chứng chỉ về lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch;

c) Đối với chức danh lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng phải có thời gian làm phụ lái tàu an toàn liên tục 24 tháng trở lên.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép lái tàu

a) Có đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 35 Thông tư này;

b) Đạt yêu cầu đối với các nội dung sát hạch quy định tại Thông tư này.

Điều 29. Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu

1. Hội đồng sát hạch cấp giấy phép lái tàu (sau đây gọi là Hội đồng sát hạch) do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thành lập.

2. Thành phần của Hội đồng sát hạch có từ 05 đến 07 thành viên, gồm:

a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam hoặc người được Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam ủy quyền;

b) Phó Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo doanh nghiệp có thí sinh tham dự kỳ sát hạch;

c) Các thành viên khác của Hội đồng do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam quyết định.

3. Nguyên tắc hoạt động:

a) Hội đồng sát hạch chỉ làm việc khi có mặt Chủ tịch Hội đồng và tối thiểu 60% tổng số thành viên của Hội đồng;

b) Kết luận đánh giá của Hội đồng sát hạch chỉ có hiệu lực khi được ít nhất 80% tổng số thành viên có mặt nhất trí;

c) Hội đồng sát hạch tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng sát hạch:

a) Chỉ đạo và kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ sát hạch;

b) Chủ trì xây dựng và trình Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt nội dung sát hạch trước khi tổ chức kỳ sát hạch;

c) Chỉ đạo việc sát hạch theo đúng các quy định của Bộ Giao thông vận tải;

d) Phổ biến, hướng dẫn nội dung, quy trình sát hạch và các quy định cần thiết khác cho các sát hạch viên;

đ) Sắp xếp lịch sát hạch và tổ chức sát hạch;

e) Tạm ngừng việc sát hạch và báo cáo Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam khi thấy không đủ điều kiện tổ chức kỳ sát hạch;

g) Tổng hợp kết quả kỳ sát hạch và lập biên bản, gửi lưu trữ các văn bản, tài liệu của kỳ sát hạch tại Cục Đường sắt Việt Nam;

h) Quyết định xử lý, giải quyết các trường hợp vi phạm quy trình sát hạch do Tổ sát hạch báo cáo.

Điều 30. Tổ sát hạch

1. Tổ sát hạch do Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam thành lập, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng sát hạch.

2. Tổ sát hạch có ít nhất 05 thành viên, bao gồm tổ trưởng, các sát hạch viên lý thuyết và sát hạch viên thực hành. Tổ trưởng Tổ sát hạch là công chức Cục Đường sắt Việt Nam hoặc lãnh đạo doanh nghiệp có thí sinh dự kỳ sát hạch, các sát hạch viên là người đang công tác tại doanh nghiệp có thí sinh tham dự kỳ sát hạch và người đang công tác tại các cơ sở đào tạo liên quan đến lái tàu.

3. Tiêu chuẩn của sát hạch viên:

a) Có tư cách đạo đức tốt và có chuyên môn phù hợp;

b) Đã qua khóa huấn luyện về nghiệp vụ sát hạch lái tàu do Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức và được cấp thẻ sát hạch viên;

c) Sát hạch viên lý thuyết phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành phù hợp nội dung sát hạch, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm công tác liên quan đến lái tàu;

d) Sát hạch viên thực hành phải tốt nghiệp trình độ trung cấp lái tàu trở lên; có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận chức danh lái tàu, riêng sát hạch viên lái tàu đường sắt đô thị phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm trực tiếp đảm nhận chức danh lái tàu đường sắt đô thị.

4. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ sát hạch viên lái tàu được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ sát hạch:

a) Giúp Hội đồng sát hạch xây dựng nội dung sát hạch trình Cục Đường sắt Việt Nam phê duyệt;

b) Kiểm tra tiêu chuẩn, quy cách của phương tiện, trang thiết bị chuyên môn phục vụ sát hạch và phương án bảo đảm an toàn cho kỳ sát hạch;

c) Phổ biến nội dung, quy trình sát hạch và kiểm tra việc chấp hành nội quy sát hạch;

d) Chấm thi và tổng hợp kết quả kỳ sát hạch để báo cáo Hội đồng sát hạch;

đ) Sát hạch viên chịu trách nhiệm trực tiếp về kết quả chấm thi. Tổ trưởng Tổ sát hạch chịu trách nhiệm chung về kết quả sát hạch;

e) Lập biên bản, xử lý các trường hợp vi phạm nội quy sát hạch theo quyền hạn được giao hoặc báo cáo Chủ tịch, Hội đồng sát hạch giải quyết nếu vượt thẩm quyền.

6. Tổ sát hạch tự giải thể khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 31. Tổ chức kỳ sát hạch, địa điểm sát hạch, phương tiện và trang thiết bị phục vụ sát hạch

1. Tổ chức kỳ sát hạch

Căn cứ kết quả thẩm định hồ sơ đề nghị sát hạch, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam ban hành quyết định tổ chức kỳ sát hạch cấp giấy phép lái tàu tại doanh nghiệp có nhu cầu sát hạch.

2. Địa điểm sát hạch

Địa điểm tổ chức sát hạch do doanh nghiệp bố trí. Địa điểm sát hạch phải đảm bảo các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất và các loại phương tiện giao thông đường sắt, trang thiết bị chuyên môn, tuyến đường sắt đang khai thác phục vụ cho việc sát hạch các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 32 Thông tư này.

3. Phương tiện dùng để sát hạch thực hành phải có tình trạng kỹ thuật tốt và phải đảm bảo các điều kiện tham gia giao thông theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đường sắt.

Điều 32. Trình tự sát hạch

1. Trình tự sát hạch gồm 4 bước sau:

a) Bước 1: Sát hạch lý thuyết;

b) Bước 2: Sát hạch thực hành khám máy đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng; sát hạch thực hành kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp đối với lái tàu trên đường sắt đô thị;

c) Bước 3: Sát hạch thực hành lái tàu;

d) Bước 4: Sát hạch thực hành lại đối với thí sinh không đạt yêu cầu theo quy định đối với một trong hai phần sát hạch thực hành ở bước 2 hoặc bước 3;

Tùy theo tình hình thực tế về đầu máy, tàu, Hội đồng sát hạch có thể hoán đổi trình tự thực hiện các bước 2 và bước 3 quy định tại Khoản này.

2. Thí sinh không đạt yêu cầu sát hạch lý thuyết sẽ không được bố trí sát hạch thực hành.

3. Thí sinh không đạt yêu cầu cả hai phần sát hạch thực hành ở bước 2 và bước 3 sẽ không được bố trí sát hạch thực hành lại.

4. Thí sinh không đạt yêu cầu đối với một trong hai phần sát hạch thực hành ở bước 2 hoặc bước 3 được bố trí sát hạch lại 01 lần phần thực hành chưa đạt yêu cầu.

5. Thí sinh không đạt yêu cầu sát hạch được bố trí sát hạch lại vào kỳ sát hạch sau nhưng không được bảo lưu kết quả của kỳ sát hạch trước.

Điều 33. Đình chỉ sát hạch

Chủ tịch Hội đồng sát hạch ra quyết định đình chỉ sát hạch đối với thí sinh dự sát hạch trong các trường hợp sau đây:

1. Đối với sát hạch lý thuyết:

a) Vi phạm quy định bị lập biên bản đến lần thứ 2;

b) Mang tài liệu, vật dụng không được phép vào phòng thi.

2. Đối với thực hành khám máy, kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp:

a) Quá thời gian quy định trên 20 phút;

b) Để xảy ra tai nạn lao động đến mức Tổ sát hạch phải dừng sát hạch để giải quyết;

c) Làm hỏng các chi tiết máy đến mức phải bồi thường vật chất hoặc phải thay thế.

3. Đối với thực hành lái tàu:

a) Phạm lỗi đến mức bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành đối với lái tàu;

b) Tự động mở máy cho tàu chạy vào khu gian khi chưa có chứng vật chạy tàu hoặc tín hiệu phát xe của trực ban chạy tàu ga, trưởng tàu;

c) Tàu chưa dừng hẳn đã đổi chiều chạy;

d) Sử dụng hãm với áp lực gió quá lớn gây trượt lết tàu;

đ) Để tàu chết máy trên dốc, gây sự cố, dừng tàu vượt mốc tránh va chạm;

e) Không phát hiện và xử lý kịp thời tình huống phát sinh gây chết máy, dừng tàu;

g) Để xảy ra các tình huống nguy hiểm khác mà Tổ sát hạch buộc phải sử dụng các biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn, chống xảy ra tai nạn.

4. Trong quá trình sát hạch không chấp hành lệnh của sát hạch viên hoặc có hành vi gây rối, mất trật tự đến mức bị lập biên bản.

Điều 34. Điều kiện để công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch khi đạt yêu cầu cả sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành và không vi phạm các lỗi bị đình chỉ sát hạch quy định tại Điều 33 Thông tư này.

Điều 35. Thủ tục sát hạch, cấp giấy phép lái tàu

1. Trình tự thực hiện:

a) Doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu sát hạch cấp giấy phép lái tàu nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường sắt Việt Nam;

b) Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Trong 02 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp, cá nhân thời gian, địa điểm sát hạch nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác). Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả sát hạch, Cục Đường sắt Việt Nam thực hiện cấp giấy phép lái tàu cho những người được công nhận đạt yêu cầu kỳ sát hạch.

2. Hồ sơ đề nghị sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu bao gồm:

a) Đơn đề nghị sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản đề nghị tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

d) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu bằng hoặc chứng chỉ chuyên ngành lái phương tiện giao thông đường sắt phù hợp với loại phương tiện dự sát hạch;

đ) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

3. Hồ sơ sát hạch cấp giấy phép lái tàu quy định tại khoản 2 Điều này được lưu trữ tại Cục Đường sắt Việt Nam trong thời hạn 10 năm. Việc tiêu hủy tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.

Điều 36. Thủ tục cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cho người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp

1. Trình tự thực hiện

a) Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có thuê người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường sắt Việt Nam;

b) Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác). Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cấp giấy phép lái tàu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp không cấp thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

2. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cho người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lái tàu của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị có thuê người nước ngoài đã có giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

d) Hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị và lái tàu là người nước ngoài;

đ) Bản sao giấy phép lái tàu còn hiệu lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp có công nghệ tương ứng với tuyến đường sắt đô thị được thuê vận hành, được công chứng dịch thuật bằng tiếng Việt;

e) Hồ sơ kết quả kiểm tra năng lực, nghiệp vụ lái tàu trên đường sắt đô thị đối với từng lái tàu do doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị tổ chức theo các nội dung quy định tại Mục 5, Mục 6 Chương V Thông tư này.

g) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

3. Hồ sơ cấp giấy phép lái tàu quy định tại khoản 2 Điều này được lưu trữ tại Cục Đường sắt Việt Nam trong thời hạn 10 năm. Việc tiêu hủy tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.

Điều 37. Thủ tục cấp lại giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu được cấp lại trong các trường hợp sau:

a) Hết hạn sử dụng;

b) Bị hư hỏng hoặc bị mất.

2. Trình tự thực hiện:

a) Cá nhân có nhu cầu cấp lại giấy phép lái tàu phải nộp 01 hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc các hình thức phù hợp khác đến Cục Đường sắt Việt Nam;

b) Cục Đường sắt Việt Nam tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại ngay trong ngày làm việc (đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp) hoặc hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ sau 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác). Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì cấp lại giấy phép lái tàu trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Trường hợp không cấp lại thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

3. Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe lái tàu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

c) 03 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp trong thời hạn không quá 06 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.

4. Hồ sơ cấp lại giấy phép lái tàu quy định tại khoản 3 Điều này được lưu trữ tại Cục Đường sắt Việt Nam trong thời hạn 10 năm. Việc tiêu hủy tài liệu hết thời hạn lưu trữ theo quy định hiện hành.

Điều 38. Thu hồi giấy phép lái tàu

1. Giấy phép lái tàu bị thu hồi trong các trường hợp sau:

a) Cấp cho người không đủ điều kiện quy định tại Điều 28 Thông tư này;

b) Có hành vi gian lận trong việc làm hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại quy định tại các Điều 35, Điều 36, Điều 37 Thông tư này.

2. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy phép lái tàu; doanh nghiệp trực tiếp quản lý lái tàu có trách nhiệm thu hồi giấy phép lái tàu và gửi về Cục Đường sắt Việt Nam.

Điều 39. Phí, lệ phí cấp, cấp lại giấy phép lái tàu

Người tham gia kỳ sát hạch cấp giấy phép lái tàu hoặc đề nghị cấp lại giấy phép lái tàu phải nộp phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

Chương V

NỘI DUNG SÁT HẠCH CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU

Mục 1. SÁT HẠCH LÝ THUYẾT

Điều 40. Nội dung sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng, đường sắt dùng riêng của doanh nghiệp

1. Phần kiến thức chung: Các nội dung cơ bản của Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật có liên quan đến lái tàu, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, tín hiệu đường sắt, quy trình chạy tàu và công tác dồn đường sắt, quy trình tác nghiệp của ban lái tàu, công lệnh, biệt lệ, chỉ thị chạy tàu và các văn bản quy định hiện hành khác có liên quan.

2. Phần kiến thức chuyên môn: Các nội dung cơ bản về động cơ, hệ thống hãm, bộ phận chạy, hệ thống điện, hệ thống truyền động, hệ thống an toàn của loại phương tiện giao thông đường sắt.

Điều 41. Nội dung sát hạch lý thuyết đối với lái tàu trên đường sắt đô thị, trong phạm vi xưởng kiểm tra tàu đường sắt đô thị (depot)

1. Phần kiến thức chung liên quan đến hệ thống đường sắt đô thị, bao gồm:

a) Quy chuẩn kỹ thuật;

b) Quy tắc vận hành;

c) Công tác an toàn;

d) Lý thuyết lái tàu;

đ) Tín hiệu và tuyến đường;

e) Luật Đường sắt và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đường sắt có liên quan đến lái tàu.

2. Phần kiến thức chuyên môn, bao gồm:

a) Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của đầu máy toa xe, đoàn tàu đường sắt đô thị;

b) Cấu tạo, nguyên lý hoạt động cơ bản của hệ thống điện, hệ thống điều khiển, hệ thống an toàn phục vụ cho việc vận hành tàu đường sắt đô thị.

Điều 42. Hình thức sát hạch

Sát hạch lý thuyết thực hiện theo một trong hai hình thức sau đây:

1. Thi tự luận.

2. Thi trắc nghiệm.

Điều 43. Bài thi tự luận

1. Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian chép đề).

2. Số lượng câu hỏi:

a) Phần kiến thức chung: 4 câu;

b) Phần kiến thức chuyên môn: 2 câu.

3. Thang điểm: Điểm tối đa là 10 điểm và được quy định như sau:

a) Mỗi một câu hỏi phần kiến thức chung được tối đa 1,5 điểm;

b) Mỗi câu hỏi về phần kiến thức chuyên môn được tối đa 02 điểm.

Điều 44. Bài thi trắc nghiệm

1. Thời gian làm bài: 60 phút.

2. Số lượng câu hỏi:

a) Phần kiến thức chung: 30 câu;

b) Phần kiến thức chuyên môn: 15 câu.

3. Thang điểm: Điểm tối đa là 45 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 01 điểm.

Điều 45. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đáp ứng các điều kiện sau:

1. Đối với thi tự luận

a) Bài thi có tổng số điểm đạt tối thiểu 06 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);

b) Không câu trả lời nào có số điểm nhỏ hơn 1/2 điểm số theo quy định tại khoản 3 Điều 43 Thông tư này.

2. Đối với thi trắc nghiệm

a) Bài thi có tổng số điểm đạt được tối thiểu 40 điểm sau khi đã trừ điểm vi phạm trong khi sát hạch (nếu có);

b) Phần kiến thức chung đạt tối thiểu 27 điểm;

c) Phần kiến thức chuyên môn đạt tối thiểu 13 điểm.

Điều 46. Trừ điểm khi vi phạm

Thí sinh vi phạm quy chế của kỳ sát hạch sẽ bị lập biên bản và bị trừ điểm như sau:

1. Trừ 25% tổng số điểm của bài làm nếu thi tự luận.

2. Trừ 10% tổng số điểm của bài làm nếu thi trắc nghiệm.

Mục 2. SÁT HẠCH THỰC HÀNH KHÁM MÁY TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG, ĐƯỜNG SẮT DÙNG RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP

Điều 47. Nội dung sát hạch

1. Nội dung sát hạch thực hành khám máy:

a) Khám tổng thể, đầy đủ các bộ phận, chi tiết của phương tiện đúng thời gian, thủ tục, trình tự, tư thế đảm bảo an toàn lao động và không làm hư hỏng chi tiết, bộ phận của phương tiện;

b) Phát hiện các sự cố kỹ thuật (“pan”) do Tổ sát hạch tạo ra (đánh “pan”) ở các bộ phận của phương tiện bao gồm: 03 “pan” ở bộ phận chạy, động cơ (hoặc bộ phận hãm), điện ở trạng thái nguội (trước khi khởi động) và 02 “pan” ở bộ phận hãm (hoặc động cơ), điện ở trạng thái nóng (sau khi khởi động).

2. Thời gian sát hạch: Trong 90 phút, thí sinh phải thực hiện các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 48. Điểm sát hạch

1. Điểm sát hạch thực hành khám máy tối đa là 100 điểm và được quy định như sau:

a) Đảm bảo đúng thời gian và kỹ thuật khám: Tối đa 50 điểm;

b) Mỗi “pan” được phát hiện và xử lý đúng: Tối đa 10 điểm.

2. Trừ điểm khi vi phạm

a) Quá thời gian quy định trong vòng 20 phút: Mỗi phút trừ 02 điểm;

b) Không làm đủ thủ tục khám máy theo quy định: Trừ 05 điểm;

c) Để xảy ra tai nạn lao động ở mức độ nhẹ: Trừ 05 điểm;

d) Khám sai trình tự, sai tư thế: Mỗi lần vi phạm trừ 01 điểm;

đ) Khám sót chi tiết hoặc bộ phận: Mỗi chi tiết hoặc bộ phận khám sót trừ 01 điểm;

e) Làm hư hỏng chi tiết chưa đến mức phải thay thế: Mỗi chi tiết bị làm hư hỏng trừ 5,0 điểm.

Điều 49. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt được tối thiểu 60 điểm, trong đó:

1. Phát hiện và xử lý đúng ít nhất 03 “pan”, trong đó có ít nhất 01 “pan” nóng;

2. Không vi phạm các lỗi bị đình chỉ sát hạch quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư này.

Điều 50. Phiếu đánh giá kết quả sát hạch

Kết quả sát hạch thực hành khám máy được thể hiện trên Phiếu đánh giá kết quả thực hành khám máy theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 3. SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG

Điều 51. Phương tiện và quãng đường sát hạch

1. Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này và các yêu cầu sau:

a) Đối với các loại đầu máy, toa xe động lực: Phải kéo đoàn xe khách hoặc đoàn xe hàng;

b) Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.

2. Quãng đường sát hạch

Thí sinh lái tàu chạy ít nhất 03 (ba) khu gian liên tiếp, theo đúng thời gian quy định của biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành, trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, 02 (hai) khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành lái tàu.

Điều 52. Nội dung sát hạch

1. Công tác chuẩn bị: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ quy định, các ấn chỉ chạy tàu cần thiết.

2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, hô đáp theo quy định.

3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu 02 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng cách đối chiếu tim ghế ngồi của lái tàu, theo phương vuông góc với tim đường sắt, với mốc chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:

a) Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Trước không quá 03 mét hoặc vượt không quá 01 mét so với mốc chuẩn;

b) Đối với tàu khách: Trước không quá 06 mét hoặc vượt không quá 02 mét so với mốc chuẩn;

c) Đối với tàu hàng: Trước không quá 08 mét hoặc vượt không quá 04 mét so với mốc chuẩn.

4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành.

5. Kỹ năng hãm tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Điều 53. Điểm sát hạch

Điểm sát hạch thực hành lái tàu tối đa là 100 điểm và được quy định như sau:

1. Công tác chuẩn bị: Tối đa 10 điểm.

2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Tối đa 20 điểm.

3. Kỹ năng dừng tàu: Tối đa 20 điểm.

4. Kỹ năng lái tàu: Tối đa 30 điểm, trong đó:

a) Thời gian chạy tàu khu gian: Tối đa 10 điểm. Trong trường hợp có vị trí chạy chậm trong khu gian thì sát hạch viên phải báo cho thí sinh biết và phải cộng thêm thời gian kỹ thuật của vị trí chạy chậm đó;

b) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định: Tối đa 20 điểm.

5. Kỹ năng hãm tàu: Tối đa 20 điểm.

Điều 54. Trừ điểm khi vi phạm

Thí sinh bị trừ điểm trong các trường hợp sau:

1. Công tác chuẩn bị: Sau khi kiểm tra vẫn để thiếu dụng cụ, ấn chỉ chạy tàu, mỗi loại thiếu trừ 01 điểm.

2. Báo cáo, hô đáp: Báo cáo, hô đáp thiếu hoặc sai mỗi lần trừ 03 điểm.

3. Kỹ năng dừng tàu: Mỗi mét dừng trước khoảng cho phép bị trừ 01 điểm, mỗi mét dừng quá khoảng cho phép bị trừ 03 điểm.

4. Kỹ năng lái tàu:

a) Thời gian lái tàu trên mỗi khu gian nếu chênh lệch so với quy định trong biểu đồ chạy tàu: Mỗi phút chênh lệch trừ 03 điểm;

b) Vi phạm quy định về kỹ năng lái tàu: Mỗi lỗi vi phạm trừ 02 điểm.

5. Kỹ năng hãm tàu: Mỗi lỗi vi phạm trừ 02 điểm.

Điều 55. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu 60 điểm, trong đó:

1. Không có nội dung nào bị trừ quá 1/2 số điểm quy định tại Điều 53 Thông tư này.

2. Không vi phạm các lỗi bị đình chỉ sát hạch quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư này.

Điều 56. Phiếu đánh giá kết quả sát hạch

Kết quả sát hạch thực hành lái tàu được thể hiện trên Phiếu đánh giá kết quả thực hành lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 4. SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT DÙNG RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP, TRONG PHẠM VI XƯỞNG KIỂM TRA TÀU ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ (DEPOT)

Điều 57. Phương tiện và quãng đường sát hạch

1. Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này.

2. Thí sinh lái tàu dồn ít nhất 05 cú dồn liên tiếp, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành để đánh giá kết quả thực hành lái tàu, đúng tốc độ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vận hành và bảo trì đường sắt đô thị.

Điều 58. Nội dung sát hạch

1. Công tác chuẩn bị: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ quy định, các ấn chỉ chạy tàu cần thiết.

2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo, hô đáp theo quy định.

3. Kỹ năng dừng tàu: Trong quá trình dồn tàu ngoài việc dừng tàu để thực hiện ghép nối toa xe, thí sinh phải dừng tàu ít nhất 03 lần theo yêu cầu của Tổ sát hạch. Vị trí dừng tàu được xác định bằng cách đối chiếu tim ghế ngồi của lái tàu, theo phương vuông góc với tim đường sắt, với mốc chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép trước không quá 02 mét hoặc vượt không quá 01 mét so với mốc chuẩn.

4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu (đoàn dồn) chạy đúng tốc độ quy định trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khai thác đường sắt, đúng công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành.

5. Kỹ năng hãm tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định.

Điều 59. Điểm sát hạch

Điểm sát hạch thực hành lái tàu tối đa là 100 điểm và được quy định như sau:

1. Công tác chuẩn bị: Tối đa 10 điểm.

2. Chế độ báo cáo, hô đáp: Tối đa 20 điểm.

3. Kỹ năng dừng tàu: Tối đa 20 điểm.

4. Kỹ năng lái tàu: Tối đa 30 điểm, trong đó:

a) Chạy đúng tốc độ dồn quy định: Tối đa 10 điểm;

b) Thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định: Tối đa 20 điểm.

5. Kỹ năng hãm tàu: Tối đa 20 điểm.

Điều 60. Trừ điểm khi vi phạm

Thí sinh bị trừ điểm trong các trường hợp sau:

1. Công tác chuẩn bị: Sau khi kiểm tra vẫn để thiếu dụng cụ, ấn chỉ chạy tàu, mỗi loại thiếu trừ 01 điểm;

2. Báo cáo, hô đáp: Báo cáo, hô đáp thiếu hoặc sai mỗi lần trừ 03 điểm.

3. Kỹ năng dừng tàu: Mỗi mét dừng trước khoảng cho phép bị trừ 01 điểm, mỗi mét dừng quá khoảng cho phép bị trừ 03 điểm.

4. Kỹ năng lái tàu:

a) Vi phạm quy định về tốc độ dồn: Cứ mỗi 01km/h vượt quá tốc độ cho phép trừ 02 điểm;

b) Vi phạm quy định về kỹ năng lái tàu: Mỗi lỗi vi phạm trừ 02 điểm.

5. Kỹ năng hãm tàu: Mỗi lỗi vi phạm trừ 02 điểm.

Điều 61. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

1. Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu 60 điểm, trong đó không có nội dung nào bị trừ quá 1/2 số điểm quy định tại Điều 59 Thông tư này.

2. Không vi phạm các lỗi bị đình chỉ sát hạch quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư này.

Điều 62. Phiếu đánh giá kết quả sát hạch

Kết quả sát hạch thực hành lái tàu được thể hiện trên Phiếu đánh giá kết quả thực hành lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục XI ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 5. SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ

Điều 63. Phương tiện và quãng đường sát hạch

1. Phương tiện sát hạch: Phương tiện sát hạch phải đáp ứng các yêu cầu tại khoản 3 Điều 31 Thông tư này và các yêu cầu sau:

a) Đối với các loại tàu điện, đầu máy diesel: Phải kéo đoàn xe khách đường sắt đô thị;

b) Đối với phương tiện động lực chuyên dùng đường sắt: Nếu có toa xe hoặc xe rơ moóc thì phải kéo theo cả toa xe hoặc xe rơ moóc đó.

2. Quãng đường sát hạch:

a) Thí sinh lái tàu chạy ít nhất từ 11 khu gian liên tiếp, theo đúng thời gian quy định của biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định trong công lệnh tốc độ và cảnh báo hiện hành, trong đó khu gian đầu là khu gian chạy thử, các khu gian sau dùng để đánh giá kết quả thực hành kỹ năng lái tàu;

b) Đối với tuyến đường và tàu được trang bị thiết bị điều khiển chạy tàu tự động, tại khu gian đầu tiên, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí mở (ON); tại các khu gian còn lại, thiết bị điều khiển chạy tàu tự động để ở vị trí tắt (OFF).

Điều 64. Nội dung sát hạch

1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Thí sinh phải kiểm tra sự đầy đủ của các dụng cụ, giấy tờ cần thiết và báo cáo, hô đáp xác nhận tín hiệu theo quy định.

2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Tiến hành đo cự ly bằng mắt ở cự ly trung bình (từ 100 ÷ 300 mét) và cự ly dài (từ 301 ÷ 600 mét), mỗi cự ly 01 lần. Nội dung này được thực hiện trên tuyến thử tàu tại depot.

3. Kỹ năng dừng tàu: Thí sinh phải dừng tàu 10 lần. Vị trí dừng tàu được xác định bằng mốc dừng tàu chuẩn đã được quy định trong đề sát hạch. Vị trí dừng tàu được xê dịch trong khoảng cho phép như sau:

a) Đối với ga không có cửa chắn ke ga là ± 1,0 mét;

b) Đối với ga có cửa chắn ke ga là: ± 0,5 mét.

4. Kỹ năng lái tàu: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, lái tàu chạy đúng thời gian quy định trong biểu đồ chạy tàu, đúng tốc độ quy định và cảnh báo hiện hành.

5. Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động: Thí sinh phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật theo quy định, dừng tàu êm dịu.

Điều 65. Điểm sát hạch

Điểm sát hạch thực hành lái tàu được quy định tối đa là 100 điểm cho mỗi nội dung quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 64 Thông tư này.

Điều 66. Trừ điểm khi vi phạm

Thí sinh bị trừ điểm trong các trường hợp sau:

1. Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu:

a) Công tác chuẩn bị: Sau khi kiểm tra vẫn để thiếu dụng cụ hoặc các loại giấy tờ cần thiết phục vụ chạy tàu, mỗi loại thiếu trừ 01 điểm;

b) Báo cáo, hô đáp và xác nhận tín hiệu: Yêu cầu hô đáp đúng quy định của quy tắc vận hành tàu đường sắt đô thị, mỗi lần không thực hiện trừ 05 điểm. Trường hợp không xác nhận tín hiệu thì dừng sát hạch.

2. Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt: Sai số giữa cự ly đo bằng mắt và cự ly thật nhỏ hơn hoặc bằng 10 mét không trừ điểm. Đối với cự ly trung bình, cứ mỗi 10 mét vượt quá sai số cho phép trừ 05 điểm. Đối với cự ly dài, cứ mỗi 10 mét vượt quá sai số cho phép trừ 03 điểm.

3. Kỹ năng dừng tàu:

a) Dừng tàu trong khoảng cho phép quy định tại khoản 3 Điều 64 Thông tư này không bị trừ điểm;

b) Dừng tàu trước mốc dừng tàu chuẩn ngoài khoảng cho phép cứ mỗi 0,5 mét trừ 03 điểm;

c) Dừng tàu quá mốc dừng tàu chuẩn ngoài khoảng cho phép cứ mỗi 0,5 mét trừ 05 điểm;

d) Dừng tàu quá biển báo hoặc tín hiệu dừng tàu thì dừng sát hạch.

4. Kỹ năng lái tàu:

a) Thời gian chạy tàu: Tàu đến ga sớm hoặc muộn so với quy định trong biểu đồ chạy tàu không quá 10 giây. Mỗi giây sớm hoặc muộn quá quy định này trừ 0,5 điểm; sớm hoặc muộn từ phút thứ hai trở đi thì dừng sát hạch;

b) Kỹ năng sử dụng tay ga: Khởi động đoàn tàu không đúng quy định hoặc vi phạm quy tắc thao tác mỗi lần trừ 01 điểm;

c) Kỹ năng kiểm soát tốc độ: Che đồng hồ tốc độ trong buồng lái và sử dụng máy đo tốc độ làm chuẩn thực hiện kiểm tra kỹ năng quan sát, phán đoán tốc độ của lái tàu, sai số ± 5 km/h không trừ điểm, nếu quá giới hạn quy định mỗi km/h trừ 03 điểm. Tiến hành giả định 02 vị trí giảm tốc độ và thực hiện đo tốc độ thực tế tàu chạy qua nếu thấp hơn tốc độ quy định 03 km/h không trừ điểm, nếu thấp hơn tốc độ quy định từ 3,1 km/h trở lên mỗi km/h trừ 03 điểm, nếu vượt quá tốc độ quy định mỗi km/h trừ 05 điểm. Trường hợp vượt quá tốc độ giới hạn của tuyến đường thì dừng sát hạch.

5. Kỹ năng điều khiển thiết bị phanh hãm tự động:

a) Khi tàu vào ga phải sử dụng thiết bị phanh hãm tự động để dừng tàu êm dịu, mức độ êm dịu được đo bằng máy đo rung động. Nếu dừng tàu ở mức 2 không trừ điểm, ở mức 3 trừ 03 điểm, ở mức 4 và mức 5 trừ 07 điểm; trên mức 5 trừ 15 điểm;

b) Sử dụng thiết bị phanh hãm tự động không đúng quy định mỗi lần trừ 03 điểm. Nếu sử dụng thiết bị phanh hãm tự động ở mức khẩn cấp không có lý do thì dừng sát hạch.

Điều 67. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

1. Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt tối thiểu 60 điểm cho mỗi nội dung quy định tại Điều 64 Thông tư này.

2. Không vi phạm các lỗi bị đình chỉ sát hạch quy định tại khoản 3 Điều 33 Thông tư này.

Điều 68. Phiếu đánh giá kết quả sát hạch

Kết quả sát hạch thực hành kỹ năng lái tàu được thể hiện trên Phiếu đánh giá kết quả sát hạch thực hành lái tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.

Mục 6. SÁT HẠCH THỰC HÀNH KIỂM TRA KỸ THUẬT TRƯỚC KHI VẬN HÀNH, XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP ĐỐI VỚI LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ, TRONG PHẠM VI XƯỞNG KIỂM TRA TÀU ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ (DEPOT)

Điều 69. Nội dung sát hạch

1. Tổ sát hạch tạo ra sự cố kỹ thuật (đánh “pan”) ở các bộ phận của phương tiện theo nội dung của đề thi, bao gồm:

a) Đánh 03 “pan” ở bộ phận chạy, thiết bị phanh hãm tự động, hệ thống điện, thiết bị bảo vệ đoàn tàu, thiết bị dừng tàu tự động ở trạng thái nguội (trước khi khởi động);

b) Đánh 02 “pan” ở bộ phận chạy, thiết bị phanh hãm tự động, hệ thống điện, thiết bị bảo vệ đoàn tàu, thiết bị dừng tàu tự động ở trạng thái nóng (khi đã khởi động).

2. Trong thời gian sát hạch theo quy định tại đề thi, thí sinh phải thực hiện việc kiểm tra, phát hiện và xử lý các “pan” theo nội dung yêu cầu.

3. Tổ sát hạch chọn 01 tình huống khẩn cấp giả định trong quá trình chạy tàu, yêu cầu thí sinh phải thực hiện các biện pháp xử lý tình huống khẩn cấp theo quy định.

Điều 70. Điểm sát hạch

Điểm sát hạch thực hành kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý các “pan” và tình huống khẩn cấp tối đa là 100 điểm và được quy định như sau:

1. Đảm bảo đúng thời gian và quy trình kiểm tra: Tối đa 25 điểm.

2. Mỗi “pan” được phát hiện và xử lý đúng: Tối đa 10 điểm.

3. Xử lý tình huống khẩn cấp: Tối đa 25 điểm.

4. Thời gian kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp căn cứ vào từng loại tàu và tuyến đường do doanh nghiệp quản lý, khai thác vận hành đường sắt đô thị quy định cụ thể.

Điều 71. Trừ điểm khi vi phạm

Thí sinh bị trừ điểm trong các trường hợp sau đây:

1. Quá thời gian quy định trong vòng 10 phút: Mỗi phút trừ 01 điểm; nếu quá 10 phút thì dừng sát hạch.

2. Không thực hiện đúng quy trình tác nghiệp theo quy định: Trừ 03 điểm.

3. Để xảy ra tai nạn lao động chưa đến mức Hội đồng sát hạch phải dừng sát hạch để giải quyết: Trừ 03 điểm.

4. Kiểm tra sai trình tự, sai tư thế: Mỗi lần vi phạm trừ 01 điểm.

5. Kiểm tra thiếu chi tiết hoặc bộ phận: Mỗi chi tiết hoặc bộ phận kiểm tra thiếu trừ 01 điểm.

6. Làm hư hỏng chi tiết chưa đến mức phải thay thế: Mỗi chi tiết bị làm hư hỏng trừ 03 điểm.

7. Đưa ra biện pháp xử lý hoặc nội dung liên lạc sai khi xử lý tình huống khẩn cấp: Mỗi lần trừ 03 điểm.

Điều 72. Điều kiện công nhận đạt yêu cầu

Thí sinh được công nhận đạt yêu cầu khi đạt được tối thiểu 60 điểm, trong đó:

1. Phát hiện và xử lý đúng ít nhất 03 “pan”, trong đó có ít nhất 01 “pan” ở trạng thái nóng.

2. Không vi phạm các lỗi bị đình chỉ sát hạch quy định tại khoản 2 Điều 33 Thông tư này.

Điều 73. Phiếu đánh giá kết quả sát hạch

Kết quả sát hạch thực hành kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp được thể hiện trên Phiếu đánh giá kết quả thực hành kiểm tra kỹ thuật trước khi vận hành, xử lý sự cố và tình huống khẩn cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này.

Chương VI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ SÁT HẠCH CẤP, CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT

Điều 74. Cơ sở dữ liệu quản lý

1. Giấy phép lái tàu phải được tổng hợp, thống kê, công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Đường sắt Việt Nam để các đơn vị liên quan có thể truy cập lấy thông tin.

2. Cục Đường sắt Việt Nam lập kế hoạch xây dựng phần mềm quản lý việc cấp, cấp lại giấy phép lái tàu trên đường sắt.

Điều 75. Truy xuất dữ liệu

1. Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu đều có quyền xem, truy xuất các thông tin về cấp, cấp lại giấy phép lái tàu trên đường sắt đã được Cục Đường sắt Việt Nam cập nhật và công khai trên trang thông tin điện tử của Cục Đường sắt Việt Nam.

2. Trong quá trình truy cập, truy xuất dữ liệu tuyệt đối không được tác động để làm thay đổi thông tin, dữ liệu đã cập nhật trong phần mềm quản lý.

Chương VII

CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, TRÁCH NHIỆM THI HÀNH

Điều 76. Chế độ báo cáo

1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt sử dụng chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu có trách nhiệm báo cáo về Cục Đường sắt Việt Nam các nội dung sau:

a) Báo cáo tình hình sử dụng nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;

b) Tình hình biến động nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;

c) Kế hoạch, nhu cầu để sát hạch cấp mới, cấp lại giấy phép lái tàu của năm sau để tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung của Cục Đường sắt Việt Nam.

2. Thời gian báo cáo: Định kỳ trước ngày 20 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu.

Điều 77. Trách nhiệm của Cục Đường sắt Việt Nam

1. Xây dựng kế hoạch, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ sát hạch viên. Lập kế hoạch và tổ chức sát hạch trên nguyên tắc tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp đăng ký.

2. Chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh đường sắt xây dựng và phê duyệt nội dung sát hạch phù hợp với từng loại phương tiện giao thông đường sắt.

Điều 78. Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh đường sắt

1. Tổ chức kiểm tra sức khoẻ cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

2. Hằng năm, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

3. Xây dựng nội dung và tổ chức kiểm tra, sát hạch nghiệp vụ định kỳ hằng năm đối với các nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu ít nhất 02 lần/năm (01 lần lý thuyết, 01 lần thực hành).

4. Tổ chức kiểm tra, sát hạch nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trước khi bố trí đảm nhận chức danh. Không bố trí đảm nhận các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu đối với những trường hợp không đạt tiêu chuẩn sức khỏe hoặc không đạt yêu cầu khi kiểm tra, sát hạch nghiệp vụ định kỳ hằng năm.

5. Đào tạo, tổ chức kiểm tra nghiệp vụ cho lái tàu trước khi thay đổi loại phương tiện giao thông đường sắt quy định tại điểm b khoản 4 Điều 27 Thông tư này; trước khi thay đổi tuyến đường sắt hoặc loại tàu điều khiển đối với đường sắt đô thị và chỉ cho phép chuyển đổi đối với những lái tàu đạt yêu cầu.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 79. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Bãi bỏ các quy định sau:

a) Quyết định số 37/2006/QĐ-BGTVT ngày 01 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định nội dung và quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt;

b) Quyết định số 32/2008/QĐ-BGTVT ngày 26 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Chương trình đào tạo các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;

c) Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về Tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu;

d) Thông tư số 05/2015/TT-BGTVT ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu đường sắt đô thị;

đ) Thông tư số 31/2015/TT-BGTVT ngày 17 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về nội dung, quy trình sát hạch cấp giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị;

e) Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt;

g) Thông tư số 45/2016/TT-BGTVT ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ sung, sửa đổi Thông tư số 76/2015/TT-BGTVT ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý sát hạch, cấp mới, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt và Thông tư số 38/2010/TT-BGTVT ngày 17 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

2. Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên các tuyến đường sắt đô thị mới đưa vào khai thác, vận hành có công nghệ lần đầu sử dụng tại Việt Nam được áp dụng theo tiêu chuẩn đối với công nghệ của tuyến đường sắt đô thị đó thông qua quá trình đào tạo, chuyển giao công nghệ.

3. Các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu đã được công nhận chức danh và bố trí công tác trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 tiếp tục được đảm nhận chức danh và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Thông tư này.

Điều 80. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 80;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cơ quan thuộc Chính phủ;
- Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Bộ trưởng Bộ GTVT;
- Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Công báo;
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT;
- Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, TCCB (Nđt).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Ngọc Đông

 

PHỤ LỤC I

NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁC CHỨC DANH NHÂN VIÊN ĐƯỜNG SẮT TRỰC TIẾP PHỤC VỤ CHẠY TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Chương trình đào tạo chức danh nhân viên gác ghi, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe

TT

Nội dung đào tạo

Thời gian
(giờ)

1

An toàn lao động

30

2

Đường sắt thường thức

30

3

Pháp luật về đường sắt

90

4

Tổ chức chạy tàu

30

5

Giải quyết tai nạn giao thông vận tải đường sắt

75

6

Nghiệp vụ gác ghi

150

7

Nghiệp vụ ghép nối đầu máy, toa xe

150

 

Tổng cộng

555

2. Chương trình đào tạo chức danh nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm

TT

Nội dung đào tạo

Thời gian
(giờ)

1

Pháp luật về đường sắt

45

2

Tuần đường, cầu, hầm

125

 

Tổng cộng

170

3. Chương trình đào tạo chức danh nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung, gác hầm

TT

Nội dung đào tạo

Thời gian
(giờ)

1

Vẽ kỹ thuật

60

2

An toàn lao động

30

3

Cấu tạo đường sắt, cầu chung, hầm

45

4

Pháp luật về đường sắt

75

5

Gác đường ngang, cầu chung, hầm

165

6

Thực tập tốt nghiệp

440

 

Tổng cộng

815

 

PHỤ LỤC II

MẪU GIẤY PHÉP LÁI TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Mặt trước

a) Mẫu Giấy phép lái tàu trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ảnh(3x4 cm)

GIẤY PHÉP

LÁI……….

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam

 Cấp cho: .........................................................

 Ngày sinh: .......................................................

 Nơi công tác: ..................................................

Số giấy phép:………….

Ngày cấp          :…/…./....

Ngày hết hạn: .…/…./…..

 

 

 

b) Mẫu Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

ảnh(3x4 cm)

GIẤY PHÉP

LÁI……….

(trên đường sắt đô thị)

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam

Cấp cho: ..........................................................

 Ngày sinh: .......................................................

 Nơi công tác: .......................................................

Số giấy phép:………….

Ngày cấp         :…/…./....

Ngày hết hạn: .…/…./…..

 

 

 

c) Mẫu Giấy phép lái tàu trên đường dùng riêng của doanh nghiệp, trong Depot đường sắt đô thị

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

ảnh(3x4 cm)

GIẤY PHÉP

LÁI……….

(trên đường dùng riêng/ trong Depot)

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam

Cấp cho: ..........................................................

 Ngày sinh: .......................................................

 Nơi công tác: .................................................

Số giấy phép:………….

Ngày cấp         :…/…./....

Ngày hết hạn: .…/…./…..

 

 

 

d) Mẫu Giấy phép lái tàu trên đường sắt đô thị cấp cho lái tàu là người nước ngoài

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

ảnh(3x4 cm)

GIẤY PHÉP

LÁI……….

(Cấp cho lái tàu là người nước ngoài)

Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam

Cấp cho: ..........................................................

Ngày sinh: ........................................................

Nơi công tác: ..................................................

Số giấy phép:………….

Ngày cấp          :…/…./....

Ngày hết hạn: .…/…./…..

 

 

 

2. Mặt sau

CHÚ Ý

Người được cấp giấy phép phải:

1. Mang theo giấy phép khi lái phương tiện giao thông đường sắt;

2. Giữ gìn bảo quản không để nhàu nát, tẩy xóa giấy phép. Nếu nhàu nát, tẩy xóa, giấy phép không có giá trị.

CỤC TRƯỞNG/HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC CỤC TRƯỞNG ỦY QUYỀN KÝ




(Ký, ghi rõ họ tên)

3. Quy cách

a) Kích thước khung: 66 mm x 94 mm;

b) Tiêu đề “Giấy phép lái..." in hoa màu đỏ, các chữ khác màu xanh;

c) Chất liệu giấy tất, màu trắng, có in chữ “Cục Đường sắt Việt Nam“ mờ màu vàng;

d) Các dòng chữ khi cấp giấy phép phải dùng chữ đánh máy hoặc in vi tính;

đ) Sau khi được ký, dán ảnh, đóng dấu nổi và dấu đỏ, giấy phép phải được ép plastic trước khi trao cho người được cấp.

 

PHỤ LỤC III

NỘI DUNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ SÁT HẠCH VIÊN LÁI TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TT

Nội dung bồi dưỡng

Thời gian (giờ)

1

Kiến thức pháp luật về đường sắt

02

2

Bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường sắt

02

3

Tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành đường sắt đô thị

02

4

Quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt

02

5

Hướng dẫn xây dựng nội dung sát hạch lý thuyết, thực hành

04

6

Đi thực tế hiện trường trên đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị

09

7

Tổ chức đánh giá cấp thẻ sát hạch viên lái tàu

01

 

Tổng cộng

22

 

PHỤ LỤC IV

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Sát hạch, cấp mới giấy phép lái tàu

Loại................................................................

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Tên tôi là: ...........................................................................................................................

Sinh ngày.............. tháng ............. năm............. tại............................................................

Quê quán: ..........................................................................................................................

Nơi ở hiện nay :............................................... Điện thoại:.................................................

Đơn vị công tác hiện nay : .................................................................................................

Số Giấy CMND (CCCD) ................. Cấp ngày .......... tháng....... năm ............. tại............

Tóm tắt quá trình công tác: ...............................................................................................

Từ tháng năm đến tháng năm

Công việc đảm nhiệm

Chức vụ

Nơi công tác

 

 

 

 

Đối chiếu với điều kiện dự sát hạch để được cấp giấy phép lái tàu, tôi thấy mình đủ điều kiện để tham dự sát hạch cấp giấy phép lái tàu.

Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam xem xét, để tôi được tham dự sát hạch cấp giấy phép lái tàu loại: ……………………………………….

Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

....., ngày…tháng…năm…
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC V

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ĐƠN VỊ:……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

….., ngày…tháng…năm…

 

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt;

Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức sát hạch, cấp giấy phép lái tàu cho các cá nhân theo danh sách dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Trình độ chuyên môn chuyên ngành đào tạo

Kinh nghiệm công tác

Ghi chú

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Gửi kèm theo Hồ sơ đề nghị sát hạch, cấp giấy phép lái tàu của từng cá nhân có tên trên)

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VI

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp giấy phép lái tàu

Loại................................................................

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Tên tôi là: ...........................................................................................................................

Sinh ngày............ tháng ....... năm ........ tại .......................................................................

Quốc tịch: ..........................................................................................................................

Nơi ở hiện nay : .......................................................... Điện thoại: ....................................

Đơn vị công tác hiện nay : .................................................................................................

Số Hộ chiếu ............................ , ngày cấp .......................... , ngày hết hạn ......................

Số Giấy phép lái tàu (do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp): ……………

Quốc gia cấp giấy phép lái tàu:..................................... loại giấy phép lái tàu: ...................

Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam xem xét cấp giấy phép lái tàu loại:................................

Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

 

……, ngày…tháng…năm….
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC VII

MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP LÁI TÀU CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

ĐƠN VỊ:…………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

….., ngày…tháng…năm…

 

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Căn cứ Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; nội dung, chương trình đào tạo chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu; điều kiện, nội dung, quy trình sát hạch và cấp, cấp lại, thu hồi giấy phép lái tàu trên đường sắt;

Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam cấp giấy phép lái tàu cho các cá nhân theo danh sách dưới đây:

TT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Quốc tịch

Số/loại Giấy phép lái tàu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nước ngoài cấp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Gửi kèm theo Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lái tàu của từng cá nhân có tên trên)

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu….
-

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC VIII

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY PHÉP LÁI TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Cấp lại giấy phép lái tàu

Loại................................................................

Kính gửi: Cục Đường sắt Việt Nam

Tên tôi là : ..........................................................................................................................

Sinh ngày........ tháng ....... năm........... tại .........................................................................

Quê quán/Quốc tịch: ..........................................................................................................

Nơi ở hiện nay: ................................... Điện thoại: ............................................................

Đơn vị công tác hiện nay : ..................................................................................................

Số Giấy CMND (CCCD, HC) ………….cấp ngày….tháng……năm…….tại………

Tôi đã được Cục Đường sắt Việt Nam cấp giấy phép lái tàu:

Loại giấy phép :.................................................................................................................

Số giấy phép :....................................................................................................................

Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam xét, cấp lại cho tôi giấy phép lái tàu:

Loại: ....................................................................................................................................

Lý do: ..................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những điều khai trên đây là đúng sự thật, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

 

Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý người đăng ký dự sát hạch

Ông (Bà): .................... là lái tàu hiện đang công tác tại: ................

Giấy phép lái tàu của ông (bà): ......................

(nêu lý do cấp lại). Đề nghị Cục Đường sắt Việt Nam cấp lại giấy phép lái tàu.

…, ngày…tháng….năm…
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

…., ngày…tháng…năm
NGƯỜI ĐỀ NGHỊ
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC IX

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH KHÁM MÁY TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG, TRÊN ĐƯỜNG SẮT DÙNG RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
 CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(ĐÓNG DẤU TREO)

……, ngày….tháng….năm….

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH KHÁM MÁY

                                    Loại máy: ...........................................

                                    Đề số: ................ Thời gian sát hạch: ........................

                                    Điểm tối đa : 100 điểm.

Họ và tên thí sinh:..............................................................................................................

Nơi công tác       :..............................................................................................................

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

LỖI VI PHẠM

ĐIỂM TRỪ

KẾT QUẢ

1

Thời gian và kỹ thuật khám máy

(50 điểm)

1 - Tổng thời gian khám:

 

 

 

2 - Thủ tục khám máy:

 

 

3 - An toàn lao động:

 

 

4 - Trình tự, tư thế khám:

 

 

5 - Khám chi tiết hoặc bộ phận:

 

 

6 - Hư hỏng chi tiết, bộ phận (chưa phải thay thế)

 

 

2

Khám nguội

(30 điểm)

Pan 1:

 

 

 

Pan 2:

 

 

Pan 3:

 

 

3

Khám nóng

(20 điểm)

Pan 1:

 

 

 

Pan 2:

 

 

4

Các lỗi bị đình chỉ sát hạch

(Ghi rõ lỗi vi phạm)

CỘNG

 

 

Tổng điểm: ........... điểm                       Kết quả: Đạt □              Không đạt □

 

THÍ SINH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG SÁT HẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC SÁT HẠCH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC X

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA, ĐƯỜNG SẮT CHUYÊN DÙNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(ĐÓNG DẤU TREO)

……, ngày…tháng…năm…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU

                                    Loại máy: ...............................

                                    Điểm tối đa: 100 điểm.

Họ và tên thí sinh : .............................................................................................................

Nơi công tác : .....................................................................................................................

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

LỖI VI PHẠM

ĐIỂM TRỪ

KẾT QUẢ

1

Công tác chuẩn bị

(10 điểm)

1. Kiểm tra các loại dụng cụ

 

 

 

2. Kiểm tra các loại ấn chỉ chạy tàu

 

 

2

Báo cáo, hô đáp

(20 điểm)

1. Báo cáo tần số đoàn tàu

 

 

 

2. Đọc cảnh báo

 

 

3. Hô đáp khi:

 

 

a. Xuất phát

 

 

b. Chiều hướng ghi

 

 

c. Đường ngang, đường cong

 

 

d. Hô đáp với phụ lái tàu

 

 

4. Kiểm tra sự nguyên vẹn của đoàn tàu

 

 

3

Kỹ năng dừng tàu

(20 điểm)

1. Vị trí dừng 1: ……..

 

 

 

2. Vị trí dừng 2: ……..

 

 

4

Kỹ năng lái tàu

(30 điểm)

1. Thời gian chạy khu gian (KG) (10 điểm)

 

 

 

a. KG1: Ga đi:……

             Ga đến:….

 

 

b. KG2: Ga đi:........

             Ga đến:.….

 

 

2. Kỹ năng lái tàu (20 điểm)

 

 

 

a. Thao tác mở máy

 

 

b. Điều khiển tay máy

 

 

c. Tốc độ chạy tàu

 

 

d. Kiểm tra các loại đồng hồ

 

 

đ. Làm các thủ tục an toàn để rời khỏi ghế lái tàu khi tàu dừng

 

 

5

Kỹ năng hãm tàu

(20 điểm)

1. Cấp gió hãm

 

 

 

2. Giảm áp lần đầu

 

 

 

3. Truy áp

 

 

 

4. Xả gió (giảm áp)

 

 

 

5. Giảm áp và Truy áp

 

 

 

6. Sử dụng hãm con để dừng tàu

 

 

 

7. Sử dụng hãm con để hãm khẩn cấp

 

 

 

8. Các yêu cầu khác

 

 

 

6

Mắc lỗi bị đình chỉ sát hạch

(Ghi rõ lỗi vi phạm)

CỘNG

 

 

Tổng điểm:.............. điểm                     Kết quả: Đạt □                  Không đạt □

 

THÍ SINH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG SÁT HẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC SÁT HẠCH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XI

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT DÙNG RIÊNG CỦA DOANH NGHIỆP, TRONG PHẠM VI XƯỞNG KIỂM TRA TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ (DEPOT)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(ĐÓNG DẤU TREO)

….., ngày…tháng…năm…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU

Loại máy: …………………………………………………

Điểm tối đa: 100 điểm

Họ và tên thí sinh : .............................................................................................................

Nơi công tác : .....................................................................................................................

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

LỖI VI PHẠM

ĐIỂM TRỪ

KẾT QUẢ

1

Công tác chuẩn bị

(10 điểm)

1. Kiểm tra các loại dụng cụ

 

 

 

2. Kiểm tra các loại ấn chỉ chạy tàu

 

 

2

Báo cáo, hô đáp

(20 điểm)

1. Báo cáo tần số đoàn tàu

 

 

 

2. Đọc cảnh báo

 

 

3. Hô đáp khi:

 

 

a. Xuất phát

 

 

b. Chiều hướng ghi

 

 

c. Đường ngang, đường cong

 

 

d. Hô đáp với phụ lái tàu

 

 

4. Kiểm tra sự nguyên vẹn của đoàn tàu

 

 

3

Kỹ năng dừng tàu

(20 điểm)

1. Vị trí dừng 1: ……….

 

 

 

2. Vi trí dừng 2: ……….

 

 

3. Vị trí dừng 3: ……….

 

 

4

Kỹ năng lái tàu

(30 điểm)

1. Chạy đúng tốc độ dồn quy định (10 điểm)

 

 

 

2. Kỹ năng lái tàu (20 điểm)

 

 

 

a. Thao tác mở máy

 

 

b. Điều khiển tay máy

 

 

c. Tốc độ chạy tàu

 

 

d. Kiểm tra các loại đồng hồ

 

 

đ. Làm các thủ tục an toàn để rời khỏi ghế lái tàu khi tàu dừng

 

 

5

Kỹ năng hãm tàu

(20 điểm)

1. Cấp gió hãm

 

 

 

2. Giảm áp lần đầu

 

 

3. Truy áp

 

 

4. Xả gió (giảm áp)

 

 

5. Giảm áp và Truy áp

 

 

6. Sử dụng hãm con để dừng tàu

 

 

7. Sử dụng hãm con để hãm khẩn cấp

 

 

8. Các yêu cầu khác

 

 

6

Mắc lỗi bị đình chỉ sát hạch

(Ghi rõ lỗi vi phạm)

CỘNG

 

 

Tổng điểm:............ điểm.         Kết quả: Đạt □              Không đạt □

 

THÍ SINH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG SÁT HẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC SÁT HẠCH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XII

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU TRÊN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(ĐÓNG DẤU TREO)

….., ngày…tháng…năm…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH LÁI TÀU

Loại tàu, tuyến đường: …………………………………………………….

Họ và tên thí sinh : .............................................................................................................

Nơi công tác : .....................................................................................................................

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

LỖI VI PHẠM

ĐIỂM TRỪ

KẾT QUẢ

1

Công tác chuẩn bị, báo cáo, hô đáp, xác nhận tín hiệu (100 điểm)

1. Kiểm tra các loại dụng cụ

 

 

 

2. Kiểm tra các loại giấy tờ cần thiết phục vụ chạy tàu

 

 

3. Báo cáo tình trạng đoàn tàu

 

 

4. Xác nhận các cảnh báo

 

 

5. Hô đáp khi:

 

 

a) Xuất phát

 

 

b) Chiều hướng ghi

 

 

c) Đường cong, điểm hạn chế tốc độ

 

 

d) Xác nhận tín hiệu

 

 

2

Kỹ năng đo khoảng cách bằng mắt (100 điểm)

1. Đo cự ly trung bình

 

 

 

2. Đo cự ly dài

 

 

3

Kỹ năng dừng tàu (100 điểm)

1. Vị trí dừng tàu 1: ………

 

 

 

2. Vị trí dừng tàu 2: ………

 

 

3. Vị trí dừng tàu ………

 

 

4

Kỹ năng lái tàu (100 điểm)

1. Thời gian chạy tàu

 

 

 

a) Ga thứ nhất

 

 

b) Ga thứ hai

 

 

c) Ga thứ …….

 

 

2. Kỹ năng sử dụng tay ga

 

 

3. Kỹ năng kiểm soát tốc độ

 

 

5

Kỹ năng sử dụng thiết bị phanh hãm tự động (100 điểm)

1. Mức độ rung động

 

 

 

a) Độ rung động ga 1

 

 

 

b) Độ rung động ga 2

 

 

 

c) Độ rung động ga ...

 

 

 

2. Thao tác hãm không phù hợp

 

 

 

6

Các lỗi bị dừng sát hạch

(Ghi rõ lỗi vi phạm)

CỘNG

 

 

Tổng điểm:............ điểm                       Kết quả: Đạt □              Không đạt □

 

THÍ SINH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG SÁT HẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC SÁT HẠCH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

PHỤ LỤC XIII

MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH KIỂM TRA KỸ THUẬT TRƯỚC KHI VẬN HÀNH, XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP TRÊN ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ, TRONG PHẠM VI XƯỞNG KIỂM TRA TÀU ĐƯỜNG SẮT ĐÔ THỊ (DEPOT)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

(ĐÓNG DẤU TREO)

……., ngày…tháng…năm…

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SÁT HẠCH THỰC HÀNH KIỂM TRA KỸ THUẬT TRƯỚC KHI VẬN HÀNH, XỬ LÝ SỰ CỐ VÀ TÌNH HUỐNG KHẨN CẤP

Loại tàu, tuyến đường: ………………………………………

Đề số: …………………..Thời gian sát hạch ……………………:

Họ và tên thí sinh : .............................................................................................................

Nơi công tác : .....................................................................................................................

TT

NỘI DUNG

YÊU CẦU

LỖI VI PHẠM

ĐIỂM TRỪ

KẾT QUẢ

1

Thời gian và kỹ thuật kiểm tra (25 điểm)

1. Thời gian kiểm tra:

 

 

 

2. Thủ tục kiểm tra:

 

 

3. An toàn lao động:

 

 

4.Trình tự, tư thế kiểm tra:

 

 

5. Khám chi tiết hoặc bộ phận:

 

 

6. Hư hỏng chi tiết, bộ phận (chưa phải thay thế)

 

 

2

Xử lý sự cố kỹ thuật ở trạng thái nguội (30 điểm)

Pan 1:

 

 

 

Pan 2:

 

 

Pan 3:

 

 

3

Xử lý sự cố kỹ thuật ở trạng thái nóng (20 điểm)

Pan 1:

 

 

Pan 2:

 

 

4

Xử lý tình huống khẩn cấp (25 điểm)

 

 

 

 

5

Các lỗi bị dừng sát hạch

Ghi rõ lỗi vi phạm

CỘNG

 

 

Tổng điểm :........... điểm.                     Kết quả: Đạt □              Không đạt □

 

THÍ SINH
(Ký, ghi rõ họ tên)

TỔ TRƯỞNG SÁT HẠCH
(Ký, ghi rõ họ tên)

CÁC SÁT HẠCH VIÊN
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản