38441

Thông tư liên tịch 27-LB/TT năm 1992 về việc đưa nhà ở vào tiền lương do Bộ Lao động, thương binh và xã hội-Bộ Tài chính-Bộ Xây dựng ban hành

38441
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư liên tịch 27-LB/TT năm 1992 về việc đưa nhà ở vào tiền lương do Bộ Lao động, thương binh và xã hội-Bộ Tài chính-Bộ Xây dựng ban hành

Số hiệu: 27-LB/TT Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Hồ Tế
Ngày ban hành: 31/12/1992 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/02/1993 Số công báo: 3-3
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 27-LB/TT
Loại văn bản: Thông tư liên tịch
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Hồ Tế
Ngày ban hành: 31/12/1992
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/02/1993
Số công báo: 3-3
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ TÀI CHÍNH;BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 27-LB/TT

Hà Nội , ngày 31 tháng 12 năm 1992

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - TÀI CHÍNH - XÂY DỰNG SỐ 27-LB/TT NGÀY 31-12-1992 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN VIỆC ĐƯA TIỀN NHÀ Ở VÀO TIỀN LƯƠNG

Thi hành Quyết định số 118-TTg ngày 27-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ về giá cho thuê nhà ở và đưa tiền nhà ở vào tiền lương, Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính - Xây dựng hướng dẫn thực hiện việc đưa tiền nhà ở vào tiền lương như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG ĐƯA TIỀN NHÀ Ở VÀO TIỀN LƯƠNG

1- Đối tượng áp dụng:

- Công nhân, viên chức làm việc trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp và các doanh nghiệp Nhà nước (kể cả lao động hợp đồng, công nhân, viên chức đi học hưởng lương, cán bộ xã, phường hưởng lương).

- Những người hưởng lương trong các lực lượng vũ trang.

- Những người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hưởng trợ cấp hàng tháng.

2- Mức đưa tiền nhà ở vào tiền lương:

Các đối tượng nêu trên đang thuê nhà ở của Nhà nước cũng như chưa thuê nhà ở của Nhà nước được hưởng tiền nhà ở như sau: (xem biểu dưới)

Đối với người nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, mức lương làm căn cứ để xác định mức đưa tiền nhà ở vào tiền lương là mức tiền lương cấp bậc hoặc chức vụ được hưởng trước khi nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.

Riêng đối tượng nghỉ hữu hưởng lương theo mức ấn định thì mức lương hưu ấn định thuộc nhóm mức lương đó. Trường hợp mức lương hưu ấn định dưới mức lương tối thiểu 220đ) thì hưởng tiền nhà ở theo nhóm mức lương dưới 242đ quy định ở trên.

Số TT

Nhóm mức lương (cấp bậc, chức vụ)
theo Nghị định số 235-HĐBT ngày 18-9-1985

Mức phụ cấp đồng/tháng

1

2

3

1

Dưới 242

9.000đ

2

Từ 242đ đến dưới 272đ

13.000đ

3

Từ 272đ đến dưới 359đ

20.000đ

4

Từ 359đ đến dưới 463đ

33.000đ

5

Từ 463đ đến dưới 644đ

53.000đ

6

Từ 644đ đến dưới 770đ

73.000đ

7

Từ 770đ trở lên

93.000đ

3- Nguồn kính phí và phương thức thanh toán:

a) Nguồn kinh phí.

- Đối với các đội tượng thuộc khu vực hành chính, sự nghiệp; lực lượng vũ trang hưởng lương; nghỉ hữu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp theo chế độ phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

- Đối với công nhân, viên chức thuộc doanh nghiệp Nhà nước (kể cả xí nghiệp của Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ và các loại xí nghiệp khác, có hạch toán kinh doanh) khoản tiền nhà ở nói trên được tính trong đơn giá tiền lương. Trước mắt trong khi Nhà nước chưa công bố hệ số trượt giá mới dùng tính đơn giá tiền lương thì khoản tiền nhà ở tính theo lao động có mặt thực tế để hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

- Đối với công nhân, viên chức tại chức khi nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả. Trong khi quỹ bảo hiểm xã hội chưa được trích trên khoản tiền nhà ở thì đơn vị lập dự toán và chi trả.

b) Phương thức thanh toán:

- Khoản tiền nhà ở được trả trực tiếp cùng với tiền lương hoặc trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng không hưởng.

- Đối với khu vực hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang hưởng lương, cơ quan hoặc đơn vị chủ quản căn cứ vào đối tượng được hưởng lập dự toán gửi cơ quan tài chính kiểm tra, cấp phát cùng với cấp phát kinh phí thường xuyên.

- Đối với các đối tượng nghỉ hưu, nghỉ việc vì mất sức lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được hưởng khoản tiền nhà ở. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thống kê số lượng đối tượng và số tiền được hưởng của từng huyện, quận tổng hợp gửi Sở Tài chính - vật giá. Hai Sở thống nhất tài liệu báo cáo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính để xem xét cấp phát kinh phí trả tiền nhà ở cùng với cấp phát các khoản lương hưu, trợ cấp hàng tháng ở địa phương.

II- MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH THUẾ NHÀ Ở CỦA NHÀ NƯỚC ĐƯỢC MIỄN HOẶC GIẢM TIỀN THUÊ NHÀ Ở

1- Đối tượng và mức được miễn trả tiền thuê nhà ở:

Cán bộ hoạt động cách mạng trước năm 1945; Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động, thương binh hạng 1, bệnh binh hạng 1; thân nhân chủ yếu có con độc nhất là liệt sỹ hoặc thân nhân chủ yếu có con độc nhất là liệt sĩ trở lên, không hưởng lương mà hưởng trợ cấp hoặc phụ cấp hàng tháng đang thuê nhà do Nhà nước quản lý thì không phải trả toàn bộ tiền thuê nhà ở (nếu trực tiếp được phân phối nhà và chủ hợp đồng thuê nhà) hoặc không phải trả phần trong tiêu chuẩn của bản thân (nếu không phải là người trực tiếp được phân phối nhà hay chủ hợp đồng thuê nhà và có nhiều đối tượng hưởng lương khác cùng ở).

Trường hợp các đối tượng trên hưởng lương và tiền nhà ở theo quy định tại mục I của Thông tư này, nếu tiền thuê nhà ở theo thực tế lớn hơn hoặc bằng khoản tiền nhà ở đưa vào lương của bản thân và những người khác cùng ở trong gia đình được hưởng thì chỉ phải trả đúng bằng khoản tiền nhà ở nhận được (của bản thân và những người trong gia đình); trường hợp tiền thuê nhà ở theo thực tế ít hơn thì trả theo mức ít hơn này.

Trường hợp các đối tượng trên không thực ở mà cho thuê lại nhà ở của Nhà nước hoặc sử dụng vào các mục đích khác đều phải trả đầy đủ tiền thuê nhà theo quy định và phải làm nghĩa vụ với ngân sách đối với hoạt động kinh doanh nhà theo luật định.

2- Đối tượng và mức được giảm một phần tiền thuê nhà ở:

Một số đối tượng chính sách không hưởng lương và tiền nhà ở hưởng phụ cấp hoặc trợ cấp hàng tháng, nếu thuê nhà của Nhà nước thì được giảm một phần tiền thuê nhà ở, bao gồm:

a) Thương binh hạng II và bệnh nhân hạng II được giảm tiền thuê nhà 20.000đ/tháng.

b) Thương binh hạng III, hạng IV và bệnh binh hạng III, được giảm tiền thuê nhà 13.000đ/tháng.

c) Người có công với nước, thân nhân chủ yếu của liệt sỹ, thân nhân chủ yếu của công nhân viên chức và quân nhân chủ yếu của công nhân viên chức và quân nhân từ trần, hưởng trợ cấp hàng tháng, công nhân cao su nghỉ việc hưởng trợ cấp theo mức ấn định bằng 110 đồng quy định tại Thông tư Liên Bộ số 1-TT/LB/CS ngày 10-1-1987 của liên bộ Tài chính - Thương binh và Xã hội và Thông tư số 6-LĐTBXH/TT ngày 27-4-1988 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, được giảm tiền thuê nhà 9.000đ/tháng.

Trong một hộ gia đình thuê nhà ở của Nhà nước nếu tiền thuê nhà theo thực tế ít hơn số tiền được giảm của các đối tượng cộng lại thì được miễn thu toàn bộ tiền nhà.

3- Đối với công nhân, viên chức thôi việc theo Quyết định số 176-HĐBT và Quyết định số 111-HĐBT được giải quyết như sau:

a) Nếu đã thôi việc trước ngày 1-11-1992 (ngày có hiệu lực của Quyết định số 118-TTg của Thủ tướng Chính phủ) nhưng chưa có việc làm và đời sống thực sự khó khăn, thì được giảm tiền thuê nhà 9.000đ/tháng, tối đa không quá 1 năm (12 tháng).

b) Nếu thôi việc từ sau ngày 1-11-1992 thì trong trợ cấp thôi việc được tính khoản tiền nhà ở và phải trả tiền thuê nhà ở theo quy định. Khoản tiền nhà ở này được đưa vào trong cơ cấu tháng lương để tính trợ cấp thôi việc một lần, đối với khu vực hành chính sự nghiệp do ngân sách Nhà nước cấp, đối với khu vực sản xuất kinh doanh được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông.

4- Phương thức thực hiện miễn, giảm.

Ngân sách Nhà nước chịu trách nhiệm xử lý phần doanh thu do thực hiện chính sách miễn, giảm đối với các đối tượng quy định ở điểm 1, điểm 2 và điểm 3a của mục II nêu trên cho các tổ chức quản lý và kinh doanh quỹ nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước theo hướng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính.

III- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

- Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 1992.

- Khoản trợ cấp lần đầu (1, 2, 3, 4 tháng lương) đối với người về hưu hoặc mất sức lao động nếu tính theo mức lương tháng 10 năm 1992 thì không có khoản tiền nhà ở.

- Công nhân, viên chức và quân nhân chết trước ngày 1-11-1992 nhưng từ ngày 1-11-1992 mới giải quyết chế độ hoặc thân nhân chưa nhận hết tiền thì khoản trợ cấp 1 lần (4, 5, 6 tháng lương) cũng được tính thêm khoản tiền nhà ở theo quy định trên.

- Đối với trường hợp di chuyển nếu ký giấy chuyển đi trước ngày 1 tháng 11 năm 1992 thì đơn vị mới tiếp nhận trả khoản tiền nhà ở kể từ ngày 1 tháng 11 năm 1992.

- Khoản tiền nhà ở này không được cộng vào mức lương cấp bậc, chức vụ, lương hưu, trợ cấp để tính các khoản phụ cấp khác.

Việc đưa tiền nhà ở vào tiền lương quy định tại Thông tư này áp dụng thống nhất trong cả nước. Mọi quy định trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh cho liên Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Hồ Tế

(Đã ký)

Trần Đình Hoan

(Đã ký)

Ngô Xuân Lộc

(Đã ký)

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản