Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên căn cứ nào?

Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên căn cứ nào? Câu hỏi từ Chị T - TPHCM

Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên căn cứ nào?

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Căn cứ để tiến hành xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
1. Việc xác minh để xác định hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;
b) Kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;
c) Kiến nghị của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra;
d) Thông tin được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.
2. Các chủ thể quyền sở hữu công nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi xâm phạm bao gồm cả tổ chức được trao thẩm quyền quản lý chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại Việt Nam;
b) Người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp bị thiệt hại do hành vi xâm phạm, nếu không bị chủ sở hữu công nghiệp hạn chế quyền yêu cầu xử lý xâm phạm.
3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm nêu tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm chủ động kiểm tra, thanh tra, phát hiện và phối hợp với chủ thể quyền sở hữu công nghiệp xác minh hành vi vi phạm hành chính liên quan các đối tượng sau đây:
a) Hàng hóa, tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo,
b) Hàng hóa, dịch vụ vi phạm liên quan đến lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng, phương tiện giao thông, hóa chất dùng trong y tế, nông nghiệp, môi trường và những mặt hàng khác do người có thẩm quyền xác định theo nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra định kỳ hoặc đột xuất.

Theo đó, việc xác minh để xác định hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau:

- Yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp;

- Kết quả kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính;

- Kiến nghị của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gây ra;

- Thông tin được cung cấp bởi các cá nhân, tổ chức phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội, hành vi vi phạm liên quan đến hàng hóa, tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo.

Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên căn cứ nào?

Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định xác minh hành vi vi phạm hành chính xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên căn cứ nào? (Hình từ Internet)

Phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gồm những gì?

Căn cứ Điều 1 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP và khoản 1 Điều 1 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định phạm vi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp gồm:

- Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; đối tượng bị xử phạt; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền nhận đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, mức phạt tiền cụ theo từng chức danh; thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

- Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp không quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP thì áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Nghị định 46/2024/NĐ-CP khi nào có hiệu lực thi hành?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 46/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều khoản thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
2. Điều khoản chuyển tiếp:
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử lý, trừ trường hợp Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi đã xảy ra thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
...

Như vậy, Nghị định 46/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 01/7/2024.

Phan Thị Phương Hồng

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail banquyen@lawnet.vn;

Tư vấn pháp luật mới nhất
ĐỌC NHIỀU NHẤT
{{i.ImageTitle_Alt}}
{{i.Title}}