09 nội dung xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống rửa tiền.

xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền, Nghị định 116/2013/NĐ-CP

09 nội dung xây dựng quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 13 Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền theo quy định tại Điều 20 Luật phòng, chống rửa tiền phải bao gồm những nội dung sau:

1. Chính sách chấp nhận khách hàng: Theo mức độ rủi ro, cấp phê duyệt, yêu cầu về hồ sơ mở tài khoản hoặc thiết lập giao dịch.

2. Quy trình, thủ tục nhận biết khách hàng, xác minh và cập nhật thông tin khách hàng: Phân cấp trách nhiệm nhận biết, định kỳ cập nhật thông tin và đánh giá khách hàng theo mức độ rủi ro; phân cấp truy cập, khai thác thông tin chung trong hệ thống; quy định về việc nhận biết khách hàng có tài khoản hoặc giao dịch tại nhiều chi nhánh trong hệ thống.

3. Hướng dẫn quy trình báo cáo các giao dịch gồm: Giao dịch có giá trị lớn; giao dịch chuyển tiền điện tử; giao dịch đáng ngờ; giao dịch liên quan tới rửa tiền nhằm tài trợ cho khủng bố; giao dịch liên quan tới hoạt động phạm tội; giao dịch liên quan tới các danh sách cá nhân, tổ chức khủng bố và tài trợ khủng bố theo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; danh sách đen; danh sách cảnh báo.

4. Quy trình rà soát, phát hiện, xử lý giao dịch đáng ngờ: Rà soát và phân tích khách hàng và các giao dịch liên quan tới khách hàng khi có các dấu hiệu đáng ngờ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 8 và báo cáo theo quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền; phân định trách nhiệm theo từng cấp; việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ phải trên cơ sở phân tích, xử lý thông tin trên toàn hệ thống; cách thức giao tiếp với khách hàng thực hiện giao dịch đáng ngờ đảm bảo không tiết lộ thông tin.

5. Lưu giữ và bảo mật thông tin: Cách thức lưu giữ, phương thức khai thác; cấp độ lưu giữ.

6. Áp dụng biện pháp tạm thời, nguyên tắc xử lý trong các trường hợp trì hoãn thực hiện giao dịch: cần quy định các trường hợp cụ thể áp dụng biện pháp tạm thời; quy định cụ thể trách nhiệm các cấp áp dụng, phê chuẩn thực hiện các yêu cầu của cơ quan chức năng.

7. Chế độ báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Cách thức, quy trình báo cáo, cung cấp thông tin nhằm đảm bảo thời hạn và nội dung báo cáo theo yêu cầu.

8. Bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền: Xây dựng chương trình, tần suất đào tạo, nội dung đào tạo phù hợp với đối tượng (cấp quản lý, cấp chính sách, cấp thực thi), quy mô, tổ chức (hội sở chính, chi nhánh, khu vực) và lĩnh vực hoạt động hoặc sản phẩm, dịch vụ cung cấp.

9. Kiểm soát và kiểm toán nội bộ việc tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và thủ tục liên quan đến hoạt động phòng, chống rửa tiền: Cơ cấu, tổ chức, cách thức tiến hành kiểm soát và kiểm toán; thủ tục báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo thời hạn và nội dung báo cáo; quy định về xử lý, khắc phục sai phạm được phát hiện.

Chi tiết xem tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP có  hiệu lực ngày 10/10/2013.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

510 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;