Chính sách của nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 08/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định 08/2009/NĐ-CP

Chính sách của nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình (ảnh minh họa)

Theo đó, chính sách của nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình được quy định trong Nghị định 08/2009/NĐ-CP như sau:

 + Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình: 

  • Nguồn kinh phí thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình bao gồm ngân sách nhà nước và tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

  • Việc bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:

    • Hàng năm, Nhà nước bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp Luật về ngân sách nhà nước.

    • Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức này.

    • Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình của các địa phương do ngân sách địa phương bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cấp ngân sách ở địa phương.

+ Khuyến khích các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình:

  • Cơ sở hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình, cơ sở tư vấn phòng, chống bạo lực gia đình hoặc các mô hình khác về phòng ngừa bạo lực gia đình và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình ngoài công lập được thành lập và có đủ Điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được hưởng chính sách khuyến khích xã hội hóa như đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường theo quy định hiện hành.

  • Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, sáng tác, công bố, phổ biến đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị và chất lượng cao về phòng, chống bạo lực gia đình.

+ Đối với người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:

  • Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp Luật về thi đua, khen thưởng;

  • Người có hành vi dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân khi trực tiếp thực hiện việc ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình, nếu bị chết thì được xem xét để công nhận là liệt sĩ, nếu bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì được xem xét để được hưởng chính sách như thương binh theo quy định của pháp Luật;

  • Người trực tiếp tham gia phòng, chống bạo lực gia đình mà bị thiệt hại về tài sản thì được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra bạo lực gia đình hoàn trả thiệt hại trong trường hợp người gây thiệt hại không có khả năng bồi thường thiệt hại; kinh phí hoàn trả được lấy từ ngân sách của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh dành cho thực hiện nhiệm vụ phòng, chống bạo lực gia đình tại địa phương.

  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định tại Điều này.

Xem chi tiết Nghị định 08/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực từ ngày 22/3/2009.

Long Bình

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

942 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;