Thế nào là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường?

Doanh nghiệp được coi là thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp đó có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.

Trong đó, khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể của doanh nghiệp trên thị trường liên quan được xác định dựa vào một hoặc một số căn cứ chủ yếu như năng lực tài chính, quyền sở hữu, quy mô. Cụ thể là:

  • Năng lực tài chính của doanh nghiệp;
  • Năng lực tài chính của tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập doanh nghiệp;
  • Năng lực tài chính của tổ chức, cá nhân có quyền kiểm soát hoặc chi phối hoạt động của của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hoặc điều lệ của doanh nghiệp;
  • Năng lực tài chính của công ty mẹ;
  • Năng lực công nghệ;
  • Quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
  • Quy mô của mạng lưới phân phối.

Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
  • Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
  • Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.

Song cũng cần lưu ý, Nhà nước nghiêm cấm doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình để có các hành vi vi phạm về cạnh tranh, nếu vi phạm có thể bị xử phạt hành chính đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp.

Các hành vi lợi dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm

  • Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
  • Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng;
  • Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng;
  • Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh;
  • Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
  • Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

393 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;