08 quy định mới tác động lớn đến doanh nghiệp và NLĐ trong năm 2018

Bộ LĐTBXH đang lấy ý kiến Dự thảo sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết về Bộ luật Lao động 2012. Theo đó, Dự thảo dự kiến được thông qua trong năm 2018 và sửa đổi bổ sung các quy định liên quan về hợp đồng lao động, tiền lương và xử lý kỷ luật đối với người lao động.

 

tải về Tòan văn Dự thảo sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Để mọi người tiện theo dõi, Thư Ký Luật trân trọng giới thiệu phần tổng hợp các điểm mới tại Dự thảo so với quy định hiện hành theo bảng tổng hợp dưới đây.

STT

Quy định hiện hành tại Nghị định 05/2015/NĐ-CP

Dự thảo sửa đổi Nghị định 05/2015/NĐ-CP

1

Một số nội dung trong HĐLĐ được thực hiện theo quy định như sau:

  • Chế độ nâng ngạch, nâng bậc; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thỏa thuận dựa theo ý chí của hai bên;
  • Trang bị bảo hộ cho NLĐ được thực hiện theo quy định của NSDLĐ
  • Chế độ nâng ngạch, nâng bậc được thỏa thuận theo ý chí của hai bên hoặc theo thỏa ước lao động tập thể, quy chế của NSDLĐ;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được thực hiện theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo nội quy lao động của NSDLĐ;
  • Trang bị bảo hộ lao động được thực hiện theo thỏa thuận của hai bên hoặc theo nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể, quy chế của NSDLĐ.

 

2

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc bao gồm:

  • Thời gian NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ;
  • Thời gian thử việc, học nghề, tập nghề để làm việc cho NSDLĐ;
  • Thời gian được NSDLĐ cử đi học;
  • Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
  • Thời gian nghỉ hằng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo các Điều 111, Điều 112, ,Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012;
  • Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ;
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc bao gồm:

  • Thời gian NLĐ đã làm việc cho NSDLĐ;
  • Thời gian được NSDLĐ cử đi học được hưởng nguyên lương;
  • Thời gian nghỉ hàng tuần theo Điều 110, nghỉ việc hưởng nguyên lương theo Điều 111, Điều 112, Điều 115 và Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động; nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
  • Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của NLĐ;
  • Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.

3

Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 Bộ luật Lao động 2012 là tiền lương ghi trong HĐLĐ của tháng trước liền kề

Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong ngày nghỉ hằng năm, nghỉ lễ tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương là tiền lương ghi trong HĐLĐ tại thời điểm NSDLĐ tính trả cho NLĐ

4

Không quy định

 

Tiền lương làm căn cứ tính cho NSDLĐ và NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là tiền lương ghi trong HĐLĐ tại thời điểm NSDLĐ và NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

5

Không quy định

Tiền lương để làm cơ sở cho NSDLĐ thực hiện bồi thường, trợ cấp, trả lương cho NLĐ nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương ghi trong HĐLĐ tại thời điểm NLĐ nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

6

Trường hợp NLĐ bị sa thải do nghỉ việc 5 ngày trong 1 tháng hoặc 20 ngày trong 1 năm thì sau 03 lần thông báo bằng văn bản mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì NSDLĐ tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật theo quy định

Chỉ cần thông báo 1 lần, nếu một trong các thành phần tham dự không có mặt thì NSDLĐ tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật

7

Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật đối với hình thức khiển trách

Người được ủy quyền giao kết hợp đồng có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động

8

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải nếu NLĐ tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng đồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Việc xử lý kỷ luật đối với NLĐ tự ý bỏ việc không phải chờ đến thời gian hết tháng hoặc hết năm.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
885 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;