Hiểu như thế nào về hành vi quan hệ tình dục khác?

Bộ luật Hình sự 2015 có quy định khái niệm: “hành vi quan hệ tình dục khác”. Đây là khái niệm không mới nhưng khi Bộ luật Hình sự đã quy định thành hành vi khách quan của tội phạm thì việc hiểu và áp dụng thống nhất là một việc vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề trên.

hành vi quan hệ tình dục khác

Hiểu như thế nào về hành vi quan hệ tình dục khác? (Ảnh minh họa)

Thuật ngữ về hành vi quan hệ tình dục khác được quy định tại các điều điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Theo đó, hành vi quan hệ tình dục khác được áp dụng đối với tội liên quan đến hiếp dâm, cưỡng dâm. Nghị Quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn tình tiết định tội về hành vi quan hệ tình dục khác tại Khoản 2, Điều 3 như sau:

Hành vi quan hệ tình dục khác quy định tại khoản 1 Điều 141, khoản 1 Điều 142, khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 144 và khoản 1 Điều 145 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi sau đây:

  1. Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác;

  2. Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi...), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.

Trong đó các thuật ngữ sinh học được giải thích như sau:

  • Bộ phận sinh dục bao gồm bộ phận sinh dục nam và bộ phận sinh dục nữ. Bộ phận sinh dục nam là dương vật; bộ phận sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo;

  • Bộ phận khác trên cơ thể là bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể không phải là bộ phận sinh dục và bộ phận nhạy cảm (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi, mũi, gáy, cổ, bụng...);

  • Dụng cụ tình dục là những dụng cụ được sản xuất chuyên dùng cho hoạt động tình dục (ví dụ: dương vật giả, âm hộ giả, âm đạo giả...) hoặc những đồ vật khác nhưng được sử dụng cho hoạt động tình dục.

Căn cứ các hướng dẫn trên, trước hết cần khẳng định là “quan hệ tình dục khác” không phải là hành vi “giao cấu”, bởi vì “giao cấu” chỉ đơn thuần là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.Còn đối với hành vi “quan hệ tình dục khác”, pháp luật không còn phân biệt giới tính giữa các đối tượng, có thể cùng giới hoặc khác giới, bên cạnh đó việc xâm nhập không chỉ nằm trong giới hạn của bộ phận sinh dục mà được mở rộng ra bao gồm cả bộ phận khác hoặc dụng cụ tình dục.

Việc bổ sung “hành vi quan hệ tình dục khác” vào các tội hiếp dâm, cưỡng dâm là hoàn toàn hợp lý, nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống đối với loại tội phạm này trong tình hình phát triển hiện nay.

Hoa Hồng

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

1390 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;