Nghỉ giữa giờ vào buổi trưa liệu có được tính lương?

Nghỉ giữa giờ vào buổi trưa liệu có được tính lương? Vấn đề này sẽ được giải đáp cụ thể tại Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đang được đưa ra lấy ý kiến đóng góp trên mạng. Dự kiến Nghị định này sẽ có hiệu lực từ 01/01/2021.

Nghỉ giữa giờ vào buổi trưa liệu có được tính lương?

Nghỉ giữa giờ vào buổi trưa liệu có được tính lương? - Ảnh minh họa

Theo đó, tại Dự thảo quy định thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương như sau:

  • Nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc khi làm việc theo ca liên tục quy định tại Khoản 2 Điều 9 Nghị định này;

  • Nghỉ giải lao theo tính chất công việc;

  • Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;

  • Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

  • Nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh;

  • Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;

  • Thời giờ huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động;

  • Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người sử dụng lao động đồng ý;

  • Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do công đoàn cấp trên triệu tạo cán bộ công đoàn không chuyên trách theo quy định của pháp luật về công đoàn;

  • Thời gian người lao động được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Cụ thể hơn, tại khoản 2 Điều 9 Dự thảo Nghị định có giải thích rõ “Ca liên tục” để được tính thời gian nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động 2019 ca làm việc có đủ các điều kiện sau:

  • Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên, không bao gồm thời gian nghỉ giữa giờ;

  • Thời gian nghỉ giữa giờ dưới 60 phút liên tục.

Vậy thế nào là ca làm việc? Nhân viên công sở, công nhân làm việc trong ngày có nghỉ trưa thì có được xem là ca làm việc 8 tiếng hay không? Về vấn đề này thì Dự thảo này cũng quy định:

Điều 8. Tổ chức “làm việc theo ca” để xác định thời gian nghỉ trong giờ làm việc và nghỉ chuyển ca

1. “Làm việc theo ca” quy định tại khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động là việc tổ chức làm việc theo một trong 02 trường hợp sau:

a) Có ít nhất 02 người hoặc nhóm người thay phiên nhau làm việc trên cùng một vị trí làm việc trong 01 ngày (24 giờ liên tục);

b) Có ít nhất 01 người hoặc 01 nhóm người làm việc vào bất kỳ giờ nào trong khung giờ làm việc ban đêm được quy định tại Điều 106 Bộ luật Lao động.

“Ca làm việc” theo đó được xác định là khoảng thời gian làm việc của mỗi người hoặc một nhóm người riêng biệt khi làm việc theo các trường hợp trên.

Như vậy, người lao động chỉ được hưởng lương khi nghỉ giữa giờ thuộc các trường hợp trên, việc nghỉ giữa giờ vào buổi trưa mà không thuộc trường hợp làm việc theo ca theo quy định trên thì không được tính vào thời giờ làm việc để được hưởng lương.

Hiện nay, thời gian nghỉ giữa giờ của nhiều người lao động làm việc theo ca không được tính lương vì chưa có quy định rõ ràng, nếu quy định này được ban hành chính thức thì việc thực hiện trả lương cũng như quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo hơn.   

Hải Thanh

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email: info@lawnet.vn
2555 lượt xem
Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;