369049

Công văn 3058/LĐTBXH-BHXH năm 2016 về tính thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành

369049
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn 3058/LĐTBXH-BHXH năm 2016 về tính thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 3058/LĐTBXH-BHXH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 16/08/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3058/LĐTBXH-BHXH
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 16/08/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3058/LĐTBXH-BHXH
V/v tính thời gian công tác để tính hưởng bảo hiểm xã hội

Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2016

 

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Trả lời Công văn số 2351/BHXH-CSXH ngày 24/6/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị cho ý kiến về tính cộng nối thời gian công tác trước khi nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động để tính hưởng bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Việc tính cộng nối thời gian công tác trước khi nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động với thời gian công tác sau khi được tiếp nhận trở lại làm việc được thực hiện đối với các trường hợp thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng do phục hồi sức lao động, được cơ quan, xí nghiệp cũ tiếp nhận lại làm việc hoặc cơ quan, xí nghiệp khác của Nhà nước tuyển dụng quy định tại Thông tư số 09/NV ngày 18/10/1974 của Bộ Nội vụ và Thông tư số 48/TBXH ngày 30/9/1985 của Bộ Thương binh và Xã hội.

Trường hợp cá biệt, người thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động, trả lại tiếp tục làm việc và đóng bảo hiểm xã hội mà không thuộc trường hợp nêu trên thì cơ quan Bảo hiểm xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét từng trường hợp cụ thể, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ, ngành chủ quản xem xét, kết luận và có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trường hợp người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động mà phục hồi sức lao động nhưng không được tiếp nhận hoặc tuyển dụng trở lại làm việc, đã được cơ quan, xí nghiệp cũ giải quyết trợ cấp thôi việc; sau đó tiếp tục làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian công tác trước khi giải quyết trợ cấp thôi việc không được tính cộng nối với thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau này để hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đối với người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 37 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

3. Đối với trường hợp ông Thái Vũ Quang và ông Nguyễn Thành Lê, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý tính cộng nối thời gian công tác trước khi nghỉ việc hưởng trợ cấp mất sức lao động với thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau khi trở lại làm việc để tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- BHXH tỉnh Sơn La;
- BHXH tỉnh Long An;
- Lưu: VT, Vụ BHXH.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản