ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
18/CT-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 18 tháng 12 năm 2015
|
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NÂNG CAO
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CÁC CẤP TRONG CÔNG
TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH GẮN LIỀN VỚI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ÁP DỤNG HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ISO 9001:2008 TẠI CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, ĐỊA PHƯƠNG TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Những năm qua, công tác cải cách hành
chính trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả tích cực, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy hành chính nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tuy
nhiên, công tác cải cách hành chính của tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp
ứng được yêu cầu và sự kỳ vọng của nhân dân, nhất là chưa
phát huy hết vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tại các cơ
quan, đơn vị, địa phương;
Để tăng cường trách nhiệm của người
đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong tổ chức thực hiện công tác cải cách
hành chính gắn liền với ứng dụng công nghệ thông
tin và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008, UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện, thị xã, thành phố thực
hiện các nội dung sau:
1. Chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn
diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu,
nhiệm vụ cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ
thông tin và ISO tại cơ quan, đơn vị, địa phương mình quản lý.
2. Trực tiếp chỉ đạo, thực hiện nhiệm
vụ và làm Trưởng các ban chỉ đạo liên quan đến công tác cải cách hành chính gắn
liền với ứng dụng công nghệ thông tin và ISO tại cơ quan, đơn vị, địa phương;
3. Xây dựng chương trình, kế hoạch
công tác cụ thể trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị,
địa phương; bố trí ngân sách, đảm bảo cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần
thiết để triển khai có hiệu quả công tác cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và ISO theo kế hoạch đề ra.
4. Tập trung thực hiện có hiệu quả
các nhiệm vụ trọng tâm sau:
a) Triển khai Đề án vị trí việc làm, 100% cơ quan, đơn vị xây dựng khung
năng lực, trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí việc làm trình
UBND tỉnh để đề nghị Bộ Nội vụ phê duyệt trong năm 2016; triển
khai thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo Nghị
định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ;
b) Nâng cao chất lượng thực hiện cơ
chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/3/2015 của Chính phủ; thực hiện nghiêm túc các quy trình hướng dẫn, tiếp
nhận, giải quyết và giao trả kết quả; khảo sát lấy ý kiến về mức độ hài lòng tại Bộ phận
tiếp nhận và trả kết quả; định kỳ đánh giá tiến độ giải
quyết thủ tục hành chính; thiết lập đường dây nóng để xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm kỷ luật,
kỷ cương hành chính;
c) Triển
khai thực hiện đảm bảo các mục tiêu, nhiệm vụ tại Kế hoạch số 109/KH-UBND ngày 07/10/2015 của
UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững và hội nhập quốc tế. Đến cuối năm 2016, hoàn thiện hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử theo mô hình 3 cấp (từ cấp
tỉnh đến cấp xã); triển khai hiệu quả các phần mềm dùng chung trên mô hình của
Văn phòng UBND tỉnh; 100% văn bản được truyền qua mạng từ cấp tỉnh đến cấp
huyện và phải sử dụng chữ ký số (trừ văn bản mật); mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đảm bảo đạt tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ bốn trên tổng số thủ tục
hành chính của cơ quan, đơn vị.
d) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Quyết
định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 12/3/2015 của UBND tỉnh quy định về việc xây dựng,
áp dụng, công bố, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất
lượng phù hợp tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và hoạt động kiểm tra tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn
tỉnh. Trong năm 2016, hoàn thành 100% việc công bố ISO tại các xã, phường, thị
trấn; 100% thủ tục hành chính được xây dựng quy trình ISO và 100% các cơ quan,
đơn vị, địa phương tổ chức duy trì, cải tiến ISO có hiệu lực, hiệu quả.
đ) Thường xuyên rà soát, công bố sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ và thực hiện chuẩn hóa và công khai thủ tục hành chính. Đảm bảo 100% thủ tục hành chính sau khi công bố chuẩn hóa được thực
hiện theo trình tự: Đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên
thông; xây dựng quy trình ISO; công bố mức độ ứng dụng
dịch vụ công trực tuyến; công bố tại các Cổng/Trang thông tin điện tử và bộ cơ
sở dữ liệu thủ tục hành chính của tỉnh.
e) Kết quả cải cách hành chính là cơ
sở để xem xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu, cấp phó
của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, địa
phương trên địa bàn tỉnh và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá,
bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cho tập thể, cá nhân.
5. Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ theo chức năng,
nhiệm vụ được giao khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nội
dung, nhiệm vụ của công tác cải cách hành chính của tỉnh; đẩy mạnh đồng bộ ứng
dụng công nghệ thông tin và áp dụng ISO
trong công tác cải cách hành chính nhà nước tại các cơ quan, đơn vị, địa phương
trên địa bàn tỉnh.
Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp
tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế chịu trách nhiệm thi
hành Chỉ thị này. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc, kịp thời
phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: Nội vụ, TT&TT,
KH&CN;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã và thành phố;
- CVP, PCVP và các CV;
- Lưu: VT, KNNV.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Cao
|