114935

Công văn 3910/LĐTBXH-LĐTL góp ý Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

114935
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Công văn 3910/LĐTBXH-LĐTL góp ý Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 3910/LĐTBXH-LĐTL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 09/11/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3910/LĐTBXH-LĐTL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 09/11/2010
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3910/LĐTBXH-LĐTL
V/v góp ý Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2010

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Trả lời công văn số 1315/VPCP-ĐMDN ngày 01/11/2010 của Văn phòng Chính phủ về việc góp ý vào Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đề nghị nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện một số nội dung sau:

1. Về Tờ trình số 7615/TTr-BGTVT ngày 29/10/2010 của Bộ Giao thông vận tải.

- Về sự cần thiết của Đề án: đề nghị bổ sung khái quát thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn hiện nay cũng như yêu cầu sớm ổn định tổ chức sản xuất, kinh doanh; từng bước củng cố uy tín thương hiệu Tập đoàn Vinashin; cương quyết không để vỡ nợ, sụp đổ, gây tác động xấu đến sự phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu, mức độ tín nhiệm vay, trả nợ quốc tế và môi trường đầu tư của đất nước như Kết luận số 81-KL/TW của Bộ Chính trị về Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam.

- Đề nghị bổ sung làm rõ những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Đề án cũng như trong quá trình xây dựng Đề án.

2. Về Đề án tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam

2.1. Về kết cấu: đề nghị nghiên cứu bổ sung hoàn thiện theo kết cấu chung của một đề án; bao gồm sự cần thiết của đề án: thực trạng cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn: Tái cơ cấu Tập đoàn (mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, nội dung của tái cơ cấu, giải pháp, tổ chức thực hiện …) và đề xuất, kiến nghị.

2.2. Về nội dung

- Phần đánh giá hiện trạng: Đề án cần phân tích rõ hơn tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn, trong đó có vấn đề việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cũng như việc giải quyết các chế độ, chính sách đối với lao động trong các doanh nghiệp.

- Về phương án tái cơ cấu Tập đoàn

+ Bổ sung làm rõ những nguyên tắc trong xây dựng và triển khai thực hiện Đề án trong đó có nguyên tắc đảm bảo chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật cũng như vấn đề đảm bảo an sinh xã hội nói chung bởi Đề án có liên quan đến hàng trăm doanh nghiệp và hàng chục nghìn lao động thuộc Tập đoàn.

+ Bổ sung làm rõ các tiêu chí để đánh giá, lựa chọn từng đơn vị thành viên trong Tập đoàn để đưa vào 5 nhóm sắp xếp các đơn vị theo đề xuất của Đề án.

+ Để đảm bảo việc làm cho người lao động cũng như giải quyết số lao động thôi việc, mất việc do tái cơ cấu Tập đoàn, trong Đề án cần có phương án sắp xếp lao động trên phạm vi toàn Tập đoàn (điều chuyển lao động giữa các doanh nghiệp thành viên), trên cơ sở đó các đơn vị xây dựng phương án sắp xếp lao động của đơn vị mình. Trong từng phương án cụ thể của tập đoàn cũng như từng đơn vị cần xác định rõ số lao động tiếp tục sử dụng (trong Tập đoàn hoặc trong doanh nghiệp), số lao động nghỉ hưu theo quy định, số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động và đề xuất cơ chế xử lý cụ thể đối với từng doanh nghiệp theo lộ trình tái cơ cấu.

- Về kiến nghị, giải pháp

+ Đề nghị bổ sung những giải pháp khắc phục những nguyên nhân yếu kém mà Đề án đã đề cập như đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, năng lực dự báo, kiểm tra, kiểm soát yếu, v.v…

+ Để đảm bảo mục tiêu của Đề án cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, cần cụ thể cơ chế giám sát đặc biệt đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn.

Tóm lại, tái cơ cấu Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc củng cố, ổn định và phát triển công nghiệp đóng tàu của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế hàng hải và chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Đây là một đề án lớn, đang được nhiều cơ quan, xã hội quan tâm. Do vậy, việc nghiên cứu, xây dựng đề án cần có thêm những căn cứ, số liệu phân tích, đánh giá chặt chẽ, khách quan, đồng thời cần có thêm ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, các chuyên gia làm tiền đề cho việc đề xuất các phương án, giải pháp khả thi, hiệu quả.

Trên đây là ý kiến của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VP, LĐTL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Minh Huân

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản