206730

Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2013 ngày thực hiện Đề án \"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020\" tỉnh Ninh Bình

206730
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2013 ngày thực hiện Đề án \"Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020\" tỉnh Ninh Bình

Số hiệu: 63/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình Người ký: Lê Văn Dung
Ngày ban hành: 08/11/2012 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 63/KH-UBND
Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
Người ký: Lê Văn Dung
Ngày ban hành: 08/11/2012
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 63/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 08 tháng 11 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2008-2020" TỈNH NINH BÌNH

Phần 1.

THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

1. Quy mô và cơ cấu dạy và học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục

Các cơ sở giáo dục của tỉnh có dạy và học ngoại ngữ gồm: 151 trường Tiểu học, 143 trường THCS, 27 trường THPT, 8 Trung tâm GDTX, 01 trung tâm Tin học ngoại ngữ, 01 trường Trung cấp chuyên nghiệp, 01 trường Cao đẳng, 01 trường Đại học và 05 trường trung cấp nghề, 01 trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh. Ngoại ngữ được dạy chủ yếu là Tiếng Anh. Chỉ có trường THPT chuyên Lương Văn Tụy có 02 lớp học Tiếng Nga, 03 lớp học Tiếng Pháp với 121 học sinh (chiếm 121/29300 = 0,4% số học sinh THPT) (xem phụ lục 4).

Cấp THCS và THPT dạy và học theo chương trình Ngoại ngữ bắt buộc 7 năm hoặc 3 năm (ở một số lớp cấp THPT) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ở cấp Tiểu học và các ngành học, cấp học còn lại được học theo chương trình Tiếng Anh tự chọn (xem phụ lục 1). Tỉnh Ninh Bình bắt đầu dạy thí điểm dạy Tiếng Anh theo chương trình mới từ lớp 3 ở 1 lớp (trường Tiểu học Kim Định, huyện Kim Sơn) từ năm học 2010 - 2011, dạy ở 37 lớp 3 của 11 trường từ năm học 2011 - 2012 theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Chất lượng dạy học ngoại ngữ

- Nhìn chung, chất lượng dạy và học ngoại ngữ của tỉnh chưa cao. Kết quả thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh: Tỉ lệ học sinh từ điểm 5 trở lên còn thấp (năm 2009: 55,48%, năm 2010: 62%, năm 2011 là 89,5%). Các môn Tiếng Nga, Tiếng Pháp có kết quả cao hơn.

- Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh: Chất lượng giải chưa cao, số lượng giải chưa nhiều (năm 2009: 1 giải ba, 2 giải KK; năm 2010: 3 giải ba, 2 giải KK, năm 2011: 1 giải ba, năm 2012: 1 giải nhất, 1 giải ba, 1 giải KK).

3. Đội ngũ giáo viên ngoại ngữ

3.1. Giáo viên Tiếng Anh:

- Số giáo viên Tiếng Anh có bằng cấp đạt chuẩn và trên chuẩn cao nhưng đa số đề được đào tạo ở loại hình không chính quy (tại chức, văn bằng 2). Riêng ở giáo dục phổ thông có 696 giáo viên Tiếng Anh, trong đó học và tốt nghiệp các loại hình đào tạo ngoài chính quy là: cấp Tiểu học: 79,7%; cấp THCS: 79,8%; cấp THPT: 33,3%. Năng lực của giáo viên Tiếng Anh phổ thông theo kết quả khảo sát, đánh giá do công ty IIG Việt Nam thực hiện vào tháng 7/2011 cho 1/3 số giáo viên Tiếng Anh toàn tỉnh như sau:

Cấp học

Tổng

C1

B2

B1

A2

A1

Dưới A1

THPT

59

8

12

34

5

0

0

THCS

81

0

0

29

43

9

0

Tiểu học

84

1

0

15

44

21

3

Cộng

224

9

12

78

92

30

3

Tỉ lệ %

4.02

5.36

34.82

41.07

13.39

1.34

- So với KNLNN (Khung năng lực ngoại ngữ) Châu Âu cấp THPT mới có 8 giáo viên đạt trình độ C1 và cấp TH có 1 giáo viên đạt trình độ C1 đáp ứng được yêu cầu quy định, cấp THCS chưa có giáo viên nào đạt trình độ B2 theo yêu cầu theo quy định.

- Nghiệp vụ sư phạm của giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học còn hạn chế: 100% giáo viên được đào tạo để dạy cấp THCS và THPT. Có 68/187 giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học bước đầu được đào tạo, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho học sinh Tiểu học.

- Hệ thống trường trung cấp nghề trên địa bàn tỉnh thuộc Sở Lao động - Thương bình và Xã hội quản lý hiện có 5 trường, có 01 trường đã hoạt động và dạy nghề dài hạn và có 02 giáo viên Tiếng Anh.

- Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình có 6 giáo viên Tiếng Anh đều có trình độ Thạc sĩ (trong đó có 02 giáo viên học Đại học tại chức); Trường Đại học Hoa Lư có 13 giảng viên Tiếng Anh, đều tốt nghiệp đại học chính quy (8 người đã và đang học Cao học).

3.2. Giáo viên Tiếng Nga, Tiếng Pháp toàn tỉnh là 57 người, trong đó 51 người đã học văn bằng 2 Tiếng Anh và chuyển sang dạy tiếng Anh. Chỉ còn số ít tại trường THPT chuyên Lương Văn Tụy là dạy Tiếng Nga, Tiếng Pháp và một số giáo viên khác không tham gia giảng dạy. Những giáo viên này đều tốt nghiệp hệ chính quy, đạt chuẩn và trên chuẩn, có năng lực và trình độ khá tốt.

4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngoại ngữ

Trong các năm học gần đây, giáo dục phổ thông tỉnh Ninh Bình đã thực hiện đầu tư mua sắm thiết bị dạy học tốt thiểu phục vụ đổi mới nội dung chương trình, nội dung sách giáo khoa theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Tuy nhiên trong danh mục thiết bị dùng để dạy và học ngoại ngữ chỉ có các loại tranh, ảnh, băng đĩa và một số thiết bị dùng chung như đài cassette, đầu DVD, tivi, máy chiếu, máy vi tính; số lượng thiết bị đã đầu tư cũng dừng lại ở mức tối thiểu theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Cơ sở vật chất dạy và học ngoại ngữ còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy và học môn ngoại ngữ. Tất cả các trường Tiểu học và THCS đều không có phòng học tiếng chuyên dụng dùng để dạy ngoại ngữ, cấp THPT chỉ có 02/27 trường có phòng học tiếng. 100% các trường Tiểu học, THCS, THPT chưa có phòng học đa phương tiện phục vụ dạy và học môn ngoại ngữ (phụ lục 3). Các điều kiện phục vụ dạy học tương tác như thiết bị đa phương tiện, phần mềm phục vụ dạy học tương tác chưa được đầu tư tại các trường học. Cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học ngoại ngữ của Khoa Ngoại ngữ và Tin học thuộc Đại học Hoa Lư, Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở, nhất là các trường trung cấp nghề thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ.

Đánh giá chung: Việc triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" ban hành theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020) của tỉnh Ninh Bình có những thuận lợi và khó khăn chính sau:

Về thuận lợi:

- Đối với giáo dục phổ thông, tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia khá cao, nhất là ở cấp Tiểu học, là điều kiện cơ bản về cơ sở vật chất và đội ngũ, trong đó có đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đã được phủ kín ở các cấp học phổ thông, là một điều kiện để triển khai thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.

- Nền kinh tế của tỉnh đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó có ngành du lịch đang được đầu tư và có tiềm năng phát triển mạnh, tạo môi trường và nhu cầu tất yếu đòi hỏi nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ trong thời gian tới.

Về khó khăn:

- Tuy đội ngũ giáo viên ngoại ngữ được phủ kín, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn về bằng cấp, nhưng số giáo viên tiếng Anh đạt KNLNN theo chuẩn quốc tế còn hạn chế, đào tạo chủ yếu ở loại hình tại chức, một bộ phận yếu kém về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; việc sàng lọc đội ngũ giáo viên yếu kém rất khó khăn.

- Thiết bị, đồ dùng dạy học nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Ninh Bình tuy có tốc độ phát triển kinh tế khá, nhưng vẫn là tỉnh nghèo, các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục, trong đó có dạy và học ngoại ngữ, còn hạn chế.

Phần 2.

NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN "DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ
TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN GIAI ĐOẠN 2008 - 2020" CỦA TỈNH NINH BÌNH

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học và ở các trình độ đào tạo, nhằm đến năm 2015 đạt được một bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên; đến năm 2020 đa số thanh niên Ninh Bình tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa; biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của nhân dân Ninh Bình, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giáo dục phổ thông: Triển khai thực hiện chương trình giáo dục 10 năm, bắt đầu từ lớp 3 môn ngoại ngữ bắt buộc, theo lộ trình dự kiến sau (chi tiết xem phụ lục 6 và phụ lục 7):

- Cấp Tiểu học: Từ năm học 2010 - 2011, đã triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho học sinh lớp 3 ở 01 Trường Tiểu học (Kim Định, Kim Sơn). Năm học 2011-2012 đã có 11 trường (mỗi huyện có 1 đến 2 trường) với 37 lớp (khoảng 8% học sinh lớp 3) và mở rộng dần quy mô để đạt 100% số học sinh lớp 3 học tiếng Anh theo chương trình mới từ năm học 2016 - 2017. Từ năm học 2018 - 2019, có 100% học sinh tiểu học từ lớp 3 đến lớp 5 học theo chương trình mới.

- Cấp THCS: Từ năm học 2012 - 2013: Triển khai dạy thí điểm chương trình mới cho lớp 6 (2 trường với 04 lớp). Từ năm học 2014 - 2015, chọn 8 trường (mỗi huyện, thị xã, thành phố có 1 trường), mỗi trường 3-4 lớp (tổng khoảng 28 lớp) để triển khai dạy chính thức cho học sinh lớp 6; mở rộng dần để đạt khoảng 12% số trường với khoảng 12-15% học sinh lớp 6 vào năm học 2015 - 2016 và 100% số trường và học sinh lớp 6 được học theo chương trình mới vào năm học 2019 - 2020.

- Cấp THPT: Từ năm học 2014 - 2015, thực hiện dạy thí điểm ở 02 trường THPT với 6 lớp 10. Từ năm học 2017 - 2018, triển khai dạy chương trình Tiếng Anh mới 10 năm cho học sinh lớp 10 ở 4 trường với 12 lớp, các năm sau mở rộng dần, đến năm học 2020 - 2021, có 100% số trường và khoảng 30 - 40% số lớp 10 (108 lớp) học theo chương trình mới.

b) Giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và dạy nghề:

- Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục nghề nghiệp cho khoảng 10% số lượng học sinh trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp từ năm học 2012 - 2013, 50% vào năm 2015 - 2016 và đạt 100% vào năm học 2019 - 2020;

- Đổi mới việc dạy và học ngoại ngữ trong chương trình giáo dục thường xuyên với nội dung, chương trình đào tạo phù hợp với các cấp học, trình độ đào tạo, góp phần tích cực vào công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện đa dạng hóa các hình thức học tập, đáp ứng nhu cầu người học.

c) Giáo dục Đại học: Triển khai chương trình đào tạo tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục đại học cho khoảng 10-20% số lượng sinh viên cao đẳng, đại học từ năm học 2012 - 2013; đạt 50-70% vào năm học 2014 - 2015 và đạt 100% vào năm học 2018 - 2019;

d) Đào tạo, bồi dưỡng tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức:

- Đối với giáo viên Tiếng Anh: Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên Tiếng Anh, phấn đấu cấp Tiểu học có 50% đạt trình độ B2 vào năm 2015 và 100% đạt B2 vào năm 2017; cấp THCS có 40% đạt trình độ B2 vào năm 2015 và 100% đạt B2 vào năm 2017, cấp THPT có 30% đạt trình độ C1 vào năm 2015 và 100% đạt C1 vào năm 2018;

- Đối với cán bộ, công chức, viên chức (có chuyên môn đào tạo là không phải là ngoại ngữ): Phấn đấu có tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có trình độ tiếng Anh từ B1 trở lên đạt 3% vào năm 2015 và đạt 10% vào năm 2020 (Xem phụ lục 11).

II. NHIỆM VỤ

1. Quy định môn ngoại ngữ được dạy và học trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là tiếng Anh và một số ngoại ngữ khác.

2. Khảo sát, đánh giá dạy và học ngoại ngữ theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dựa theo khung trình độ năng lực ngoại ngữ gồm 6 bậc, tương thích với các bậc trình độ ngoại ngữ quốc tế thông dụng theo quy định của Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020.

3. Thực hiện chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt các bậc trình độ như sau: tốt nghiệp tiểu học đạt trình độ bậc 1 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học cơ sở đạt trình độ bậc 2 theo KNLNN; tốt nghiệp trung học phổ thông đạt trình độ bậc 3 theo KNLNN.

Khuyến khích các trường THPT trên địa bàn chủ động thực hiện các chương trình song ngữ, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giáo viên, giảng viên trong các cơ sở của mình.

Ngoài chương trình đào tạo môn ngoại ngữ bắt buộc (ngoại ngữ 1), học sinh trung học có thể tự chọn học thêm một ngoại ngữ khác (ngoại ngữ 2). Việc bố trí dạy môn ngoại ngữ 2 chỉ thực hiện từ lớp 6 đến lớp 12 với trình độ đạt tương đương bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Trước mắt, ưu tiên bố trí dạy ngoại ngữ 2 ở các trường THCS trọng điểm chất lượng cao của các huyện, thị xã, thành phố; trường THPT chuyên và một số trường THPT đạt chuẩn quốc gia.

Thực hiện các chương trình dạy và học bằng ngoại ngữ cho 5 môn: Toán học, Tin học, Vật lý, Hóa học, Sinh học ở các trường trung học phổ thông, trước hết là triển khai ở trường THPT chuyên của tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề ở mức trình độ tối thiểu đạt được bậc 2 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trường nghề và bậc 3 theo KNLNN sau khi tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.

Đối với giáo dục chuyên nghiệp, chương trình đào tạo ngoại ngữ có thể áp dụng theo một số chương trình khác nhau, phù hợp với các đối tượng người học có kiến thức phổ thông hoặc trình độ khác nhau.

5. Triển khai đào tạo theo chương trình ngoại ngữ mới đối với giáo dục đại học. Nội dung chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục đại học có thể áp dụng cho hai nhóm đối tượng chính: một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học ngoại ngữ theo chương trình 7 năm ở phổ thông và một nhóm dành cho các đối tượng người học đã học theo chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông.

Đối với giáo dục đại học chuyên ngữ (dự kiến sau 2015 ở trường Đại học Hoa Lư), phải đạt trình độ bậc 5; đối với giáo dục đại học không chuyên ngữ, chương trình đào tạo mới phải đạt trình độ tới thiểu là bậc 3 theo KNLNN sau khóa tốt nghiệp.

6. Thực hiện đổi mới chương trình đào tạo ngoại ngữ đối với giáo dục thường xuyên.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ áp dụng trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải phù hợp nhu cầu đa dạng phong phú về hình thức, đối tượng, trình độ đào tạo, đáp ứng nhu cầu người học, có tác dụng tích cực khắc phục những hạn chế của giáo dục chính quy.

Chương trình đào tạo ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đảm bảo yêu cầu nội dung, chất lượng. Trình độ năng lực ngoại ngữ của người học sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục thường xuyên phải đạt tương đương với trình độ đào tạo theo hình thức chính quy tương ứng ở các cấp học, trình độ đào tạo.

7. Thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá trong đào tạo ngoại ngữ; xây dựng các dữ liệu ngân hàng câu hỏi, phục vụ cho việc kiểm tra, đánh giá trình độ ngoại ngữ của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo môn ngoại ngữ; nâng cao hiệu quả công tác khảo thí và kiểm định chất lượng đào tạo các môn ngoại ngữ.

III. GIẢI PHÁP

1. Thành lập Ban Chỉ đạo của tỉnh để tham mưu xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này, gồm đại diện lãnh đạo các Sở, Ngành có liên quan, do đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách khối Văn xã làm Trưởng ban.

2. Tổ chức rà soát, quy hoạch, xây dựng, bổ sung kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, sàng lọc, tuyển dụng đội ngũ giáo viên, giảng viên trong các cơ sở giáo dục trong tỉnh, bảo đảm đáp ứng nhu cầu về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo của giáo viên ngoại ngữ.

- Tiếp tục thực hiện việc rà soát, đánh giá đội ngũ giáo viên ngoại ngữ. Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ, để đạt trình độ theo KNLNN cho đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ trong các cấp học, ngành học. Đối với giáo dục phổ thông, khoảng 110 giáo viên Tiếng Anh Tiểu học và THCS phải tự học, tự bồi dưỡng để có trình độ tối thiểu A2, khoảng 50 giáo viên Tiếng Anh THPT phải tự học để đạt trình độ tối thiểu là B1; từ đó tham gia các lớp bồi dưỡng do Sở GD&ĐT và Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức để từng bước đạt trình độ quy định (phụ lục 8). Không bố trí kinh phí để tổ chức lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên Tiếng Anh phổ thông từ A1 lên A2, cho giáo viên Tiếng Anh cấp THPT từ A2 lên B1. Mỗi giáo viên được hỗ trợ 01 lần kinh phí thi khảo sát cấp chứng chỉ năng lực theo KNLNN, nếu dự thi không đạt lần sau thi phải đóng góp kinh phí theo quy định.

- Tổ chức triển khai các lớp bồi dưỡng giáo viên về chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng đạt chuẩn chính quy cho giáo viên tốt nghiệp loại hình tại chức và các lớp bồi dưỡng khác theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có chính sách khuyến khích giáo viên ngoại ngữ tự học, tự bồi dưỡng đạt chuẩn KNLNN theo quy định.

- Thực hiện việc tuyển dụng giáo viên ngoại ngữ các cấp học hàng năm phù hợp với các quy định, tiêu chí hiện hành, nhằm bổ sung, chuẩn hóa về trình độ đào tạo đội ngũ theo quy định. Ngoài bằng cấp chuyên môn theo quy định của Luật giáo dục, giáo viên Tiểu học và THCS cần phải có chứng chỉ xác nhận trình độ ngoại ngữ theo KNLNN từ B2 (bậc 4/6) trở lên, giáo viên THPT có chứng chỉ từ C1 (bậc 5/6) trở lên của cơ quan, tổ chức được phép đánh giá, cấp chứng chỉ trình độ ngoại ngữ theo KNLNN chung và quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Ưu tiên cử giáo viên trẻ (dưới 40 tuổi) thuộc các bộ môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học đi học ngoại ngữ để đạt trình độ tối thiểu B1 (nêu trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức, chuyên ngành đào tạo không phải là ngoại ngữ, xem phụ lục 11, 12). Xây dựng lộ trình, chọn cử giáo viên trung học ở các bộ môn này đi học Tiếng Anh chuyên ngành để dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin bằng Tiếng Anh (kế hoạch đào tạo ngoại ngữ cho giáo viên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin nêu trong phụ lục 8).

- Đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích bồi dưỡng giáo viên qua các khóa tập huấn quốc tế trong nước và ngoài nước, được cấp chứng chỉ quốc tế (Kế hoạch cử giáo viên Tiếng Anh đi học tập, bồi dưỡng ở nưới ngoài, phụ lục 8);

- Tăng cường đầu tư mọi mặt để nâng cao năng lực, chất lượng đào tạo của Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Ninh Bình, Khoa Ngoại ngữ - Tin học của Trường Đại học Hoa Lư để trở thành những đầu mối đào tạo, liên kết đào tạo; thực hiện việc kiểm tra, liên kết để kiểm tra, đánh giá trình độ, năng lực ngoại ngữ của giảng viên, giáo viên và học sinh, sinh viên của tỉnh;

- Khuyến khích, tạo cơ chế thuận lợi để các trường liên kết, hợp tác giảng dạy, đào tạo, tuyển dụng người Việt Nam ở nước ngoài hoặc người nước ngoài có đủ trình độ ngoại ngữ làm giáo viên dạy ngoại ngữ trong các nhà trường. Thu hút sự giúp đỡ, tham gia đào tạo của các tổ chức, đội ngũ giáo viên tình nguyện có chất lượng đến từ những nước nói tiếng Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc.

3. Nghiên cứu, tham mưu để điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh các cơ chế, chính sách, chế độ cần thiết, phù hợp, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục có dạy và học ngoại ngữ.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách phù hợp của tỉnh dành cho đội ngũ giáo viên, giảng viên ngoại ngữ các cấp học; có chính sách sàng lọc, tinh giản hoặc bố trí, sắp xếp lại đối với một bộ phận giáo viên ngoại ngữ năng lực yếu, không đáp ứng được yêu cầu mới. Cụ thể ở giáo dục phổ thông như sau:

+ Đến tháng 8/2015 không còn giáo viên Tiếng Anh phổ thông có trình độ ngoại ngữ từ bậc A2 trở xuống;

+ Đến tháng 8/2017 không còn giáo viên Tiếng Anh Tiểu học và THCS có trình độ dưới chuẩn theo KNLNN.

+ Đến tháng 8/2018 không còn giáo viên Tiếng Anh THPT có trình độ dưới chuẩn theo KNLNN.

Những giáo viên tuổi cao (nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi trở lên) không đáp ứng được yêu cầu có thể bố trí công việc khác (nếu phù hợp), các đối tượng khác không đáp ứng được yêu cầu sẽ tạo điều kiện cho chuyển công tác hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc (nếu sau 2 năm, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ).

- Chuẩn bị các điều kiện để đến năm học 2012 - 2013, lấy môn ngoại ngữ là một trong những môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT.

- Thực hiện các chính sách đầu tư, các tiêu chí xây dựng cơ sở vật chất đối với các cơ sở giáo dục có đào tạo ngoại ngữ hoặc được giao liên kết đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ. Xây dựng Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở, Khoa Ngoại ngữ - Tin học thuộc Trường Đại học Hoa Lư thành cơ sở đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ có chất lượng; ngoài việc đào tạo theo nhu cầu còn góp phần tích cực vào việc đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, thu hút sự đóng góp của toàn xã hội cho công tác dạy và học ngoại ngữ; khuyến khích đầu tư nước ngoài để phát triển mở rộng các loại hình cơ sở đào tạo ngoại ngữ;

- Triển khai thực hiện tốt các quy định về việc dạy và học, kiểm tra, đánh giá, cấp văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy và học ngoại ngữ (xem phụ lục 9)

- Mua sắm thiết bị tối thiểu phục vụ cho việc dạy và học ngoại ngữ trong các cấp học, trình độ đào tạo; đảm bảo tiêu chuẩn phòng học tiếng nước ngoài, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện;

- Từng bước đầu tư mua sắm các thiết bị dạy và học ngoại ngữ phù hợp cho các cơ sở giáo dục theo lộ trình triển khai đề án, bảo đảm 100% các trường lần lượt đều có phòng học tiếng nước ngoài và có phòng nghe nhìn;

- Xây dựng và triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về công tác sử dụng thiết bị dạy và học ngoại ngữ, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc dạy và học ngoại ngữ ở các nhà trường.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong dạy và học ngoại ngữ

- Khuyến khích các cơ sở giáo dục mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế với các tổ chức ở các quốc gia có ngôn ngữ phù hợp với việc dạy và học ngoại ngữ ở tỉnh; thực hiện các chương trình hợp tác, trao đổi giáo viên với nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên người nước ngoài tham gia đào tạo ngoại ngữ trong các trường cao đẳng, đại học của tỉnh;

- Phấn đấu từ nay đến năm 2015 tổ chức được cho 35-40% số giảng viên, giáo viên ngoại ngữ của các trường cao đẳng, đại học và một bộ phận giáo viên ngoại ngữ của các trường phổ thông, dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp được đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn ngắn hoặc dài hạn ở nước ngoài.

6. Xây dựng môi trường thuận lợi hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ, tạo động cơ học tập ngoại ngữ của thế hệ trẻ; tạo động lực cho giáo viên ngoại ngữ tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn là chủ yếu, đồng thời tổ chức các lớp bồi dưỡng về nội dung chương trình, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ và về phương pháp giảng dạy;

- Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức toàn xã hội, nhất là đối với thế hệ trẻ về việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới;

- Xây dựng và phát huy mạnh mẽ các môi trường tự học, tự nâng cao trình độ và sử dụng ngoại ngữ của mọi đối tượng;

- Xây dựng môi trường làm việc có sử dụng ngoại ngữ ở các cơ quan, đơn vị; gắn yêu cầu về ngoại ngữ trong việc tuyển dụng, sử dụng công chức, viên chức nhà nước;

- Duy trì thường xuyên, mở rộng, nâng cao chất lượng các chương trình tiếp sóng truyền hình, phát thanh dành riêng cho việc dạy và học ngoại ngữ. Sử dụng các kênh có dạy ngoại ngữ của các đài truyền thanh và truyền hình của nước ngoài. Khuyến khích mua, đọc các loại báo, tạp chí bằng ngoại ngữ trong các nhà trường; tổ chức các hoạt động văn hóa, âm nhạc, nghệ thuật, thông tin tuyên truyền, quảng bá có sử dụng ngoại ngữ;

- Khuyến khích phát triển các câu lạc bộ ngoại ngữ của giáo viên, học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục có dạy ngoại ngữ.

- Từng bước tổ chức bồi dưỡng ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh (chuyên ngành đào tạo không phải là ngoại ngữ), nhất là đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trẻ (từ 40 tuổi trở xuống) nâng dần trình độ từ A1 lên B1 (phụ lục 11,12,12a); ưu tiên đối tượng là cán bộ, công chức hành chính cấp tỉnh, đối tượng được tiếp tục đào tạo ở trình độ sau Đại học, giáo viên trung học dạy các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học. Khuyến khích những người lớn hơn 40 tuổi (không quá 45 tuổi đối với nữ và 50 tuổi đối với nam) đi học ngoại ngữ theo kế hoạch này.

IV. DỰ TOÁN KINH PHÍ VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Tổng dự toán kinh phí thực hiện: 224.985 triệu đồng (Hai trăm hai bốn tỷ chín trăm tám lăm triệu đồng), trong đó:

- Kinh phí thi khảo sát năng lực cho giáo viên tiếng Anh theo KNLNN và đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ tiếng Anh cho giáo viên: 40.997 triệu đồng.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh (Phụ lục 12): 39.688 triệu đồng.

- Kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường (phụ lục số 9): 144.300 triệu đồng.

2. Nguồn kinh phí và lộ trình thực hiện (Phụ lục số 10):

2.1. Nguồn kinh phí:

- Kinh phí từ ngân sách Trung ương (Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo, Dự án tăng cường dạy và học trong hệ thống giáo dục Quốc dân): 159.369 triệu đồng.

- Kinh phí của tỉnh, huyện, xã (tối đa) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác: 65.616 triệu đồng.

2.2. Cơ chế đầu tư:

- Kinh phí thi khảo sát năng lực cho giáo viên tiếng Anh theo KNLNN và đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ tiếng Anh cho giáo viên nêu trong phụ lục 8: Ngân sách Trung ương 80%, ngân sách tỉnh, huyện, xã 20%.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh nêu trong phụ lục 12:

+ Các lớp do Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức: Chi từ ngân sách Trung ương (từ Chương trình mục tiêu Quốc gia Giáo dục và Đào tạo, Dự án tăng cường dạy và học trong hệ thống giáo dục Quốc dân).

+ Các lớp do Sở Nội vụ tổ chức: Chi từ ngân sách tỉnh.

- Kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị dạy học ngoại ngữ cho các trường:

+ Thuộc cấp huyện: Ngân sách trung ương 70%, ngân sách tỉnh (tối đa) 10%, ngân sách địa phương (huyện, xã) 20% và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

+ Thuộc cấp tỉnh (THPT): Ngân sách trung ương 70%, ngân sách tỉnh (tối đa) 30% và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2.3. Lộ trình đầu tư kinh phí:

- Giai đoạn 2008 - 2011: 1.295 triệu đồng từ ngân sách Trung ương.

- Giai đoạn 2012 - 2015: 68.903 triệu đồng trong đó ngân sách trung ương: 48.424 triệu đồng; Ngân sách tỉnh (tối đa) 15.107 triệu đồng; Ngân sách địa phương (huyện, xã) 5.372 triệu đồng;

- Giai đoạn 2016 - 2020: 154.787 triệu đồng trong đó ngân sách trung ương: 109.650 triệu đồng; Ngân sách tỉnh (tối đa): 25.757 triệu đồng; Ngân sách địa phương (huyện, xã): 19.380 triệu đồng.

Hằng năm, căn cứ vào nguồn lực được Trung ương và Tỉnh phân bổ, Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện và báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Lộ trình thực hiện

Kế hoạch được triển khai thực hiện theo ba giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn 2008 - 2011: đã triển khai thực hiện các nội dung để chuẩn bị các điều kiện thực hiện thí điểm các chương trình ngoại ngữ mới và chuẩn bị để triển khai đại trà ở các cấp học phổ thông.

- Rà soát, khảo sát, đánh giá thực trạng và triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ phổ thông để chuẩn bị triển khai các chương trình ngoại ngữ mới ở cấp tiểu học vào năm học 2011 - 2012 và cấp trung học vào năm học 2012 - 2013 theo kế hoạch;

- Rà soát, đánh giá thực trạng và triển khai các kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ngoại ngữ cho các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học;

- Tăng cường trang thiết bị dạy học, xây dựng phòng học tiếng nước ngoài, phòng nghe nhìn và phòng đa phương tiện cho một số trường học ở các cấp học;

- Hoàn thành việc xây dựng kế hoạch triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm của địa phương trong giai đoạn từ 2011 cho đến 2020;

- Xây dựng môi trường làm việc, văn hóa, thông tin theo hướng hỗ trợ sử dụng thường xuyên và hiệu quả ngoại ngữ, nâng cao động lực học ngoại ngữ trong thế hệ trẻ;

Năm học 2010 - 2011 đã tiến hành thí điểm chương trình 10 năm ở phổ thông ở 01 trường Tiểu học (đã thực hiện dạy cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Kim Định, huyện Kim Sơn với 2 lớp; năm học 2011 - 2012 dạy cho học sinh lớp 3 ở 11 trường với 37 lớp).

b) Giai đoạn 2012 - 2015: Trọng tâm của giai đoạn này là triển khai đại trà chương trình ngoại ngữ 10 năm ở phổ thông và chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với các cấp học.

- Từ năm học 2011 - 2012, triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm theo các mục tiêu đề ra cho các cấp học phổ thông;

- Tiếp tục tuyển dụng bổ sung giáo viên ngoại ngữ còn thiếu. Tổ chức các lớp tại chức, tập trung để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại ngữ từ A2 lên B1 và từ B1 lên B2 đối với giáo viên Tiểu học và THCS; từ B1 lên B2 và từ B2 lên C1 đối với giáo viên cấp THPT (phụ lục 8). Từng bước tổ chức thi cấp chứng chỉ theo KNLNN, mỗi năm tối thiểu khoảng 20% giáo viên được dự thi và khoảng 10% được cấp chứng chỉ phù hợp (bằng hoặc cao hơn chuẩn quy định) với cấp học.

- Tiếp tục xây dựng các phòng dạy và học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn và phòng học đa phương tiện cho các trường học các cấp.

- Từng bước đào tạo, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức (không phải chuyên môn đào tạo là ngoại ngữ), đạt 3% (mục tiêu của Đề án Ngoại ngữ quốc gia là 5%) số cán bộ, công chức, viên chức đạt từ Bậc B1 trở lên (khoảng 510 người) vào năm 2015 (theo số liệu nêu ở phụ lục 11 và kế hoạch thực hiện nêu ở phụ lục 12).

c) Giai đoạn 2016 - 2020: trọng tâm của giai đoạn này là triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm trên quy mô toàn tỉnh và triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

- Triển khai chương trình 10 năm đối với 100% học sinh lớp 6 trong tỉnh; mở rộng dần thực hiện chương trình này ở cấp THPT.

- Triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ tăng cường đối với tất cả các trường dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học trong tỉnh.

- Triển khai dạy 5 môn tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin) ở trường THPT chuyên và một số trường trung học trọng điểm của các huyện, Thị xã, Thành phố.

- Tiếp tục tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sàng lọc, nâng cao trình độ và năng lực ngoại ngữ của giáo viên ngoại ngữ ở các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt yêu cầu về KNLNN được đào tạo, bồi dưỡng, dự thi và cấp chứng chỉ phù hợp (phụ lục 8); thực hiện chấm dứt hợp đồng hoặc bố trí công việc khác (nếu có) cho giáo viên ngoại ngữ không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

- Tiếp tục xây dựng các phòng dạy và học ngoại ngữ, phòng nghe nhìn và phòng học đa phương tiện cho các trường học các cấp.

- Tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức không phải chuyên ngữ, đạt 10% (mục tiêu của Đề án ngoại ngữ Quốc gia là 30%) số cán bộ, công chức, viên chức đạt từ bậc B1 trở lên vào năm 2020. Cụ thể: có khoảng 1200 đến 1300 cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng đạt trình độ B1 trở lên, trong tổng số gần 5 nghìn lượt cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ ở các bậc A1, A2 và B1 được nêu trong kế hoạch ở phụ lục 12.

2. Trách nhiệm của các Sở, Ngành, các đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức có liên quan

a) Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chủ trì có trách nhiệm:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh để chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch, gồm đại diện lãnh đạo các Sở, cơ quan có liên quan, do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban;

- Chỉ đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở, các phòng GD&ĐT và các cơ sở giáo dục, căn cứ thực trạng tình hình dạy, học ngoại ngữ thuộc phạm vi phụ trách và chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu để xây dựng kế hoạch cụ thể, đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học hằng năm, tổ chức thực hiện và hướng dẫn các Phòng Giáo dục và Đào tạo thực hiện để từng bước hoàn thành Kế hoạch của tỉnh theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020;

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, cơ quan có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa nội dung Kế hoạch thành các chương trình, kế hoạch cụ thể để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch theo hằng năm và từng giai đoạn, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan tổng hợp, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ngoại ngữ hằng năm theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch chung của tỉnh. Từng bước xây dựng đội ngũ giáo viên đủ năng lực, trình độ để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông.

- Chỉ đạo xây dựng các điều kiện cho Trung tâm Tin học và Ngoại ngữ thuộc Sở, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh: để có thể tham gia nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ cho cán bộ, công chức viên chức ngành giáo dục không phải chuyên ngành ngoại ngữ (trừ Đại học Hoa Lư và Cao đẳng Y tế Ninh Bình); liên kết với các cơ sở đào tạo đại học để bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ phổ thông trong tỉnh.

- Phối hợp với Sở Nội vụ: hướng dẫn thực hiện các quy định về định mức biên chế giáo viên, giảng viên ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục công lập có dạy ngoại ngữ; các cơ chế, chính sách tuyển dụng, sử dụng, sàng lọc đội ngũ giáo viên ngoại ngữ;

- Căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xác định kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương và của tỉnh để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, tổ chức triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ hằng năm cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (chuyên môn đào tạo không phải là chuyên ngữ) trực thuộc Sở GD&ĐT, trực thuộc các phòng GD&ĐT theo yêu cầu và chỉ tiêu đề ra.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ trong lĩnh vực dạy nghề, phù hợp với lộ trình, kế hoạch triển khai chung.

c) Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh để hướng dẫn, chỉ đạo, tổng hợp các kế hoạch triển khai thực hiện theo năm và từng giai đoạn để đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, trình UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định;

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp nhu cầu, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách của tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí thực hiện Kế hoạch.

d) Sở Tài chính có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan, hằng năm căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh kinh phí chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục và đào tạo để thực hiện Kế hoạch theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước.

đ) Sở Nội vụ có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo: Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước và thực tế của tỉnh để tham mưu, trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định sửa đổi, bổ sung về tuyển dụng, sử dụng, sàng lọc đội ngũ, định mức biên chế giáo viên, giảng viên ngoại ngữ phù hợp trong hệ thống giáo dục và yêu cầu đổi mới dạy học ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020;

- Chủ trì tổng hợp nhu cầu, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ (đạt mức 3 theo KNLNN) cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (chuyên môn đào tạo không phải là chuyên ngữ); chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh theo chỉ tiêu đề ra (trừ cán bộ, công chức, viên chức do Sở GD&ĐT đảm nhận tổ chức đào tạo, bồi dưỡng).

e) Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về các chương trình đổi mới công tác giáo dục, đào tạo ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đáp ứng yêu cầu mới; tạo môi trường văn hóa, điều kiện thuận lợi cho việc dạy và học ngoại ngữ.

g) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm:

- Chỉ đạo Phòng giáo dục và đào tạo, các cơ quan chức năng ở địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch của huyện thực hiện Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 của tỉnh trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá, tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của huyện, định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Sở Giáo dục và Đào tạo;

- Chịu trách nhiệm chính trong việc tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ giáo viên ngoại ngữ cấp Tiểu học và THCS; sắp xếp, bố trí công việc khác hoặc cho thôi việc đối với một bộ phận giáo viên ngoại ngữ không hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và tự học, tự bồi dưỡng để đáp ứng được yêu cầu mới; cử và hỗ trợ kinh phí (tiền đi đường, tiền lưu trú, trền nghỉ… theo quy định của Nhà nước) cho giáo viên ngoại ngữ thuộc quyền quản lý tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng do Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức (chuyên môn không phải là chuyên ngữ) hằng năm, trong đó có chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ (đạt bậc 3 theo KNLNN), gửi Sở Nội vụ tổng hợp và tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ theo chỉ tiêu của Kế hoạch đề ra;

- Chỉ đạo để xây dựng quy hoạch mạng lưới trường lớp hợp lý, nhất là cấp THCS trên địa bàn, đảm bảo xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học và THCS đáp ứng yêu cầu dạy và học, trong đó có dạy và học ngoại ngữ;

- Bám sát sự chỉ đạo của tỉnh để triển khai thống nhất, đồng bộ trên địa bàn huyện, phù hợp với yêu cầu, kế hoạch chung của tỉnh.

h) Các cơ sở giáo dục có dạy ngoại ngữ có trách nhiệm:

- Tổ chức cho cán bộ, giảng viên, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, quán triệt đầy đủ mục đích, yêu cầu và các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 và của Kế hoạch của tỉnh; đặc biệt quán triệt sâu sắc đến giáo viên ngoại ngữ;

- Căn cứ vào kế hoạch, lộ trình thực hiện Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 của tỉnh để xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện của đơn vị để thực hiện các mục tiêu phát triển đội ngũ giáo viên ngoại ngữ theo chuẩn KNLNN của ngành học, cấp học; tạo điều kiện cho giáo viên, giảng viên ngoại ngữ được tự học, tự bồi dưỡng, được kiểm tra năng lực ngoại ngữ theo KNLNN và được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của tỉnh; từng bước xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 và kế hoạch của tỉnh.

- Thực hiện việc đánh giá, xếp loại viên chức khách quan, công bằng, chính xác, nhất là viên chức thuộc đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ; lấy kết quả học tập, bồi dưỡng về ngoại ngữ để đánh giá thực hiện nhiệm vụ học tập nâng cao trình độ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tích cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền được nêu trong kế hoạch của tỉnh thuộc trác nhiệm của cơ sở giáo dục;

Riêng Trường Đại học Hoa Lư có kế hoạch từng bước tăng cường đầu tư đội ngũ và cơ sở vật chất cho dạy và học để nâng cao chất lượng đào tạo ngoại ngữ của Khoa Tin học và Ngoại ngữ, làm đầu mối liên kết để đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ trong khối đại học, cao đẳng và dạy nghề; thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh (trừ cán bộ, công chức, viên chức do Sở GD&ĐT đảm nhận tổ chức đào tạo, bồi dưỡng); liên kết để tổ chức thi xác nhận trình độ ngoại ngữ theo KNLNN.

- Định kỳ báo cáo việc thực hiện kế hoạch về cơ quan quản lý cấp trên để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Riêng kế hoạch thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của đơn vị, gửi cơ quan quản lý cấp trên trước ngày 15/10/2012).

i) Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cấp tỉnh, cấp huyện:

- Những người có chuyên môn đào tạo không phải là ngoại ngữ dưới 40 tuổi (tính đến thời điểm năm 2012) phải tham gia đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ để đạt trình độ bậc 3/6 (B1) trước năm 2020, là một yêu cầu bắt buộc; trong đó ưu tiên cho những người ở các ngành, nghề cần sử dụng ngoại ngữ được đào tạo, bồi dưỡng trước;

- Đối với giáo viên, giảng viên ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục công lập được kiểm tra, đánh giá theo KNLNN chung Châu Âu (được hỗ trợ kinh phí 01 lần dự kiểm tra, khảo sát). Trên cơ sở kết quả khảo sát, mỗi cá nhân phải xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học tập về ngoại ngữ; chủ động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch của tỉnh để đạt trình độ theo yêu cầu quy định; chấp hành việc bố trí, sắp xếp, chấm dứt hợp đồng làm việc khi không đáp ứng được yêu cầu giảng dạy mới;

- Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ về ngoại ngữ được hưởng chế độ theo chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo quy định và được hỗ trợ một lần học phí cho chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu; trường hợp nếu không đạt, người học phải tự túc kinh phí để học lại.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020" tỉnh Ninh Bình, UBND tỉnh yêu cầu các Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tùy theo chức năng nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện đạt kết quả./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- BCĐ thực hiện Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể;
- UBND các huyện thành phố, thị xã;
- Lưu: VT, VP2, VP4, VP5, VP6, VP7.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Dung

 


PHỤ LỤC 1

SỐ LIỆU THỐNG KÊ CÁC NGOẠI NGỮ ĐANG ĐƯỢC DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG ĐỊA PHƯƠNG
THỜI ĐIỂM THỐNG KÊ: THÁNG 8 NĂM 2012
(Kèm theo Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 08 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh)

Các ngoại ngữ

Các cấp học

Ghi chú

Tiểu học

THCS

THPT

Số trường

Số lớp

Tổng số học sinh

Số lớp học 2 buổi/ngày

Số trường

Số lớp

Tổng số học sinh

Số lớp học 2 buổi/ngày

Số trường

Số lớp

Tổng số học sinh

Số lớp học 2 buổi/ngày

* Tổng số các trường theo các cấp:

+ Cấp TH: 151

+ Cấp THCS: 143

+ Cấp THPT: 27

* 100% học sinh cấp THCS, THPT và hs lớp 3,4,5 cấp TH đều được học ngoại ngữ.

Tiếng Anh

151

2296

63075

1974

143

1474

49053

0

27

699

31110

0

Tiếng Nga

 

 

 

 

 

 

 

 

01

02

27

 

Tiếng Pháp

 

 

 

 

 

 

 

 

01

03

94

 

 

PHỤ LỤC 2

SỐ LIỆU THỐNG KÊ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH PHỔ THÔNG
THỜI ĐIỂM THỐNG KÊ: THÁNG 8 NĂM 2011

Cấp học

Số lượng giáo viên

Bằng cấp của giáo viên

Năng lực ngoại ngữ của giáo viên
(Theo kết quả kiểm tra đánh giá 224 giáo viên tiếng Anh các cấp tỉnh Ninh Bình của Công ty IIG Việt Nam)

Biên chế

Hợp đồng

ĐH chính quy

ĐH không chính quy

CĐ chính quy

CĐ không chính quy

Chưa đạt chuẩn

Tổng

C1

B2

B1

A2

A1

Dưới A1

Tiểu học

180

07

30

125

2

30

0

84

1

0

15

44

21

3

THCS

355

01

13

231

22

90

0

81

0

0

29

43

9

0

THPT

161

17

118

60

0

0

0

59

8

12

34

5

0

0

Tổng số

696

25

166

402

29

124

0

224

9

12

78

92

30

3

 

PHỤ LỤC 3

SỐ LIỆU THỐNG KÊ TRANG THIẾT BỊ DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THỜI ĐIỂM THỐNG KÊ: THÁNG 8 NĂM 2011

Cấp học

Số trường được trang bị tối thiểu

Số phòng học thường có trang bị projector hoặc màn hình TV

Số phòng Lab/ phòng luyện âm

Phòng Multi-media / đa năng

Tiểu học

151

131

0

0

THCS

143

126

0

0

THPT

27

35

02

0

 

PHỤ LỤC 4

THỐNG KÊ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG ANH ĐANG DẠY TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
THỜI ĐIỂM THỐNG KÊ: THÁNG 8 NĂM 2011

Cấp học

Tên chương trình

Loại chương trình tiếng Anh

SGK đang sử dụng

Số lượng học sinh

Theo quy định

Tự chọn

Tăng cường

Song ngữ

Tiểu học

- Chương trình tiếng Anh lớp 3

- Chương trình tiếng Anh lớp 4

- Chương trình tiếng Anh lớp 5

 

x

 

 

- Let's Learn English 1

- Let's Learn English 2

- Let's Learn English 3

11924

12021

12756

THCS

- Chương trình tiếng Anh lớp 6

- Chương trình tiếng Anh lớp 7

- Chương trình tiếng Anh lớp 8

- Chương trình tiếng Anh lớp 9

x

 

 

 

- Tiếng Anh 6

- Tiếng Anh 7

- Tiếng Anh 8

- Tiếng Anh 9

11691

12092

12304

12966

THPT

- Chương trình TA lớp 10 Ban CB

- Chương trình TA lớp 11 Ban CB

- Chương trình TA lớp 12 Ban CB

- Chương trình TA lớp 10 Nâng cao

- Chương trình TA lớp 11 Nâng cao

- Chương trình TA lớp 12 Nâng cao

x

 

 

 

- Tiếng Anh 10

- Tiếng Anh 11

- Tiếng Anh 12

- Tiếng Anh 10 Nâng cao

- Tiếng Anh 11 Nâng cao

- Tiếng Anh 12 Nâng cao

10353

10033

10716

36

34

32

 

PHỤ LỤC 5

DỰ BÁO QUY MÔ HỌC SINH PHỔ THÔNG TỈNH NINH BÌNH ĐẾN NĂM 2020

Năm học

10-11

11-12

12-13

13-14

14-15

15-16

16-17

17-18

18-19

19-20

20-21

Tiểu học

63075

63519

64567

65581

64867

65087

64633

64425

64442

64600

64900

Lớp 1

12768

13434

13217

13100

13000

12877

12974

13005

13115

13158

13180

Lớp 2

13607

12598

13380

13164

13048

12948

12825

12922

12953

13063

13105

Lớp 3

11931

13587

12548

13327

13111

12995

12896

12774

12870

12901

13010

Lớp 4

12018

11912

13546

12485

13260

13046

12930

12832

12710

12806

12837

Lớp 5

12751

11988

11876

13506

12447

13220

13007

12892

12793

12672

12768

THCS

49055

48153

47987

47942

49699

49400

50621

51737

51131

51470

50927

Lớp 6

11690

12700

11940

11829

13452

12398

13167

12955

12840

12742

12621

Lớp 7

12092

11655

12662

11904

11793

13411

12360

13128

12916

12802

12704

Lớp 8

12307

11800

11620

12624

11869

11758

13371

12323

13089

12877

12763

Lớp 9

12966

11998

11765

11585

12586

11833

11723

13331

12286

13049

12839

THPT

30914

29003

29297

29382

29985

30486

30543

30657

31293

31676

32800

Lớp 10

10281

9241

10198

10000

9847

10698

10058

9964

11331

10443

11092

Lớp 11

9978

9896

9223

10178

9980

9828

10677

10038

9944

11309

10423

Lớp 12

10655

9866

9876

9204

10158

9960

9808

10655

10018

9924

11286

Tổng cộng

143044

140675

141851

142905

144551

144972

145797

146819

146866

147746

148627

 

PHỤ LỤC 6

DỰ KIẾN LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DẠY TIẾNG ANH PHỔ THÔNG THEO CHƯƠNG TRÌNH 10 NĂM, TỪ 2011 ĐẾN 2015

Cấp học, lớp

Năm học 10 - 11

Năm học 11 - 12

Năm học 12 - 13

Năm học 13 - 14

Năm học 14 - 15

Năm học 15 - 16

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Tiểu học

1

2

11

39

20

99

50

247

80

450

120

750

Lớp 3

1

2

11

37

20

60

50

150

80

240

120

360

Lớp 4

 

 

1

2

11

37

20

60

50

150

80

240

Lớp 5

 

 

 

 

1

2

11

37

20

60

50

150

THCS

 

 

 

 

2

4

2

10

8

38

16

83

Lớp 6

 

 

 

 

2

4

2

6

8

28

16

45

Lớp 7

 

 

 

 

 

 

2

4

2

6

8

28

Lớp 8

 

 

 

 

 

 

 

 

2

4

2

6

Lớp 9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

4

THPT

 

 

 

 

 

 

 

 

2

6

2

12

Lớp 10

 

 

 

 

 

 

 

 

2

6

2

6

Lớp 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

6

Lớp 12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Số học sinh bình quân/lớp ở Tiểu học, THCS và THPT vào khoảng: 28; 37 và 41

 

PHỤ LỤC 7

DỰ KIẾN LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN DẠY TIẾNG ANH PHỔ THÔNG THEO CHƯƠNG TRÌNH 10 NĂM, TỪ NĂM 2016 ĐẾN 2020

Cấp học, lớp

Năm học 15 - 16

Năm học 16 - 17

Năm học 17 - 18

Năm học 18 - 19

Năm học 19 - 20

Năm học 20 - 21

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Trường

Lớp

Tiểu học

120

750

151

1045

151

1253

151

1345

151

1353

151

1361

Lớp 3

120

360

151

445

151

448

151

452

151

453

151

456

Lớp 4

80

240

120

360

151

445

151

448

151

452

151

453

Lớp 5

50

150

80

240

120

360

151

445

151

448

151

452

THCS

16

83

32

192

75

366

110

613

143

904

143

1130

Lớp 6

16

45

32

113

75

180

110

275

143

336

143

339

Lớp 7

8

28

16

45

32

113

75

180

110

275

143

336

Lớp 8

2

6

8

28

16

45

32

113

75

180

110

275

Lớp 9

2

4

2

6

8

28

16

45

32

113

75

180

THPT

2

12

2

18

4

24

8

42

16

84

27

180

Lớp 10

2

6

2

6

4

12

8

24

16

48

27

108

Lớp 11

2

6

2

6

2

6

4

12

8

24

16

48

Lớp 12

 

 

2

6

2

6

2

6

4

12

8

24

Ghi chú: Số học sinh bình quân/lớp ở Tiểu học, THCS và THPT vào khoảng: 28; 37 và 41

 

PHỤ LỤC 8

TỔNG HỢP KINH PHÍ KHẢO SÁT, BỒI DƯỠNG, ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THEO ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ GIAI ĐOẠN 2008 - 2020

Đơn vị: 1000 đ

TT

Nội dung

Số lớp

Số học viên

Số giảng viên

Số ngày

Tiền giảng viên TW

Tiền giảng viên tỉnh

Hỗ trợ tiền ăn giảng viên TW

Hỗ trợ tiền ăn giảng viên tỉnh

Tiền ở cho giảng viên TW (Mức 300.000 đ/ngày/ người)

Hỗ trợ tiền ăn học viên

Thuê xe đưa đón giảng viên TW

Tài liệu học viên (10.000 đ/học viên)

Nước uống giảng viên 10.000 đ/ ngày/ giảng viên

Nước uống học viên 1.000 đ/ngày / học viên

Trang trí khánh tiết 300.000 đ/lớp

Thuê máy chiếu 300.000 đ/lớp/ ngày

Thuê tăng âm loa đài 300.000 đ/ lớp/ ngày

Tiền điện, nước 50.000 đ/lớp / ngày

Tiền coi xe, bảo vệ, phục vụ

Hỗ trợ học viên đi khảo sát thực tế, dự giờ 100.000 đ/ ngày/ học viên

Ra đề kiểm tra thu hoạch và chấm bài 6.000 đ/ bài

Tiền coi thi

Văn phòng phẩm 150.000 đ / lớp

Quản lý lớp học

Khác

Đào tạo

Tổng cộng

Ghi chú

Mức chi/ ngày

Số tiền

Mức chi/ ngày

Số tiền

Mức chi/ ngày

Số tiền

Mức chi/ ngày

Số tiền

Mức chi/ ngày

Số tiền

Mức chi/ ngày

Số lượt

Số tiền

Số người

Mức chi 50.000 đ/ngày / học viên

Số phòng thi

Số người coi thi kiểm tra

Mức chi 210.000 đ/ngày /người

Số người

Số tiền 50.000 đ/ ngày/ người

1

GIAI ĐOẠN 2008 - 2011

4

226

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

95.419

 

 

Thi khảo sát năng lực cho GV tiếng Anh (Tiểu học 84gv, THCS 84gv, THPT 58gv)

4

226

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

95.419

Đã thực hiện

II

GIAI ĐOẠN 2012 - 2015

25

1.740

14

39

800

16.000

600

28.800

150

3.150

100

4.800

6.300

50

158.500

950

12

11.400

31.700

900

3.170

3.300

20.700

20.700

3.450

33

10.350

102.000

3.060

21

51

10.710

1.650

11

3.450

4.874.382

13.842.029

19.155.137

 

1

Tổ chức khảo sát năng lực tiếng Anh theo KNLNN

0

535

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

428.122

0

435.758

Phụ lục 8a

 

*Lệ phí chi giáo viên tiếng Anh

0

535

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

321.000

0

321.000

 

 

Tiểu học

 

170

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

102.000

 

102.000

 

 

THCS

 

245

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

147.000

 

147.000

 

 

THPT

 

120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

72.000

 

72.000

 

 

* Hướng dẫn ôn thi và các chi phí phục vụ hội đồng thi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

107.122

 

114.758

 

2

Bồi dưỡng

25

995

14

39

800

16.800

600

28.800

150

3.150

100

4.800

6.300

50

158.500

950

12

11.400

31.700

900

3.170

3.300

20.700

20.700

3.450

33

10.350

102.000

3.060

21

51

10.710

1.650

11

3.450

4.446.260

0

4.877.350

 

a

BD Chương trình tiếng Anh mới

8

400

8

18

0

0

600

28.800

0

0

100

4.800

0

50

120.000

0

0

0

24.000

480

2.400

2.400

14.400

14.400

2.400

24

7.200

80.000

2.400

16

38

7.980

1.200

8

8.400

0

 

305.660

 

 

Tiểu học

4

200

4

6

 

0

600

14.400

 

0

100

2.400

 

50

60.000

 

 

0

12.000

240

1.200

1.200

7.200

7.200

1.200

12

3.600

40.000

1.200

8

19

3.990

600

4

1.200

 

 

152.830

 

 

THCS

3

150

3

6

 

0

600

10.800

 

0

100

1.800

 

50

45.000

 

 

0

9.000

180

900

900

5.400

5.400

900

9

2.700

30.000

900

6

14

2.940

450

3

900

 

 

114.570

 

 

THPT và tương đương

1

50

1

6

 

0

600

3.600

 

0

100

600

 

50

15.000

 

 

0

3.000

60

300

300

1.800

1.800

300

3

900

10.000

300

2

5

1.050

150

1

300

 

 

38.260

 

b

BD Giáo viên cốt cán

3

110

6

21

800

16.800

0

0

150

3.150

0

0

6.300

50

38.500

950

12

11.400

7.700

420

770

900

6.300

6.300

1.050

9

3.150

22.000

660

5

13

2.730

450

3

1.050

0

 

125.430

 

 

Tiểu học

1

40

2

7

800

5.600

 

0

150

1.050

 

0

2.100

50

14.000

950

4

3.800

2.800

140

280

300

2.100

2.100

350

3

1.050

8.000

240

2

5

1.050

150

1

350

 

 

44.060

 

 

THCS

1

40

2

7

800

5.600

 

0

150

1.050

 

0

2.100

50

14.000

950

4

3.800

2.800

140

280

300

2.100

2.100

350

3

1.050

8.000

240

2

5

1.050

150

1

350

 

 

44.060

 

 

THPT và tương đương

1

30

2

7

800

5.600

 

0

150

1.050

 

0

2.100

50

10.500

950

4

3.800

2.100

140

210

300

2.100

2.100

350

3

1.050

6.000

180

1

3

630

150

1

350

 

 

37.310

 

c

BD nâng cao năng lực tiếng Anh

14

485

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

4.446.260

0

4.446.260

 

*

Từ A2 lên B1

5

175

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1.579.140

0

1.579.140

Phụ lục 8b

 

Tiểu học

2

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

631.656

 

631.656

 

 

THCS

3

105

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

947.484

 

947.484

 

*

Từ B1 lên B2

8

280

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2.526.624

0

2.526.624

Phụ lục 8b

 

Tiểu học

2

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

631.656

 

631.656

 

 

THCS

4

140

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

1.263.312

 

1.263.312

 

 

THPT và tương đương

2

70

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

631.656

 

631.656

 

*

Từ B2 lên C1

1

30

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

340.496

0

340.496

Phụ lục 8c

 

THPT và tương đương

1

30

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

340.496

 

340.496

 

3

Đạo tạo, bồi dưỡng

0

210

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

13.842.029

13.842.029

 

 

Đào tạo ngoại ngữ cho giáo viên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin

 

120

 

 

 

0

 

0

 

0

 

0

0

 

 

0

 

0

0

0

0

0

0

0

0

 

0

0

 

 

 

 

0

0

0

 

3.237.464

3.237.464

Phụ lục 8e

 

Cử giáo viên tiếng Anh đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài (TH: 30, THCS: 30, THPT và tương đương 30)

 

90

 

 

 

0

 

0

 

0

 

0

0

 

 

0

 

0

0

0

0

0

0

0

0

 

0

0

 

 

 

 

0

0

0

 

10.604.565

10.604.565

Phụ lục 8d

III

GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

30

1.490

15

36

800

14.400

600

32.400

150

2.700

100

5.400

21.600

50

183.000

950

12

11.400

36.600

900

3.660

3.600

21.600

21.600

3.600

36

10.800

122.000

3.660

25

62

13.020

1.800

12

3.600

5.783.576

15.460.581

21.747.097

 

1

Bồi dưỡng

30

1.220

15

36

800

14.400

600

32.400

150

2.700

100

5.400

21.600

50

183.000

950

12

11.400

36.600

900

3.660

3.600

21.600

21.600

3.600

36

10.800

122.000

3.660

25

62

13.020

1.800

12

3.600

5.783.576

0

6.286.516

 

a

BD tiếng Anh  mới

9

500

9

18

0

0

600

32.400

0

0

100

5.400

16.200

50

150.000

0

0

0

30.000

540

3.000

2.700

16.200

16.200

2.700

27

8.100

100.000

3.000

20

49

10.290

1.350

9

2.700

0

0

389.980

 

 

Tiểu học

2

100

2

6

 

0

600

7.200

 

0

100

1.200

3.600

50

30.000

 

 

0

6.000

120

600

600

3.600

3.600

600

6

1.800

20.000

600

4

10

2.100

300

2

600

 

 

80.120

 

 

THCS

4

250

4

6

 

0

600

14.400

 

0

100

2.400

7.200

50

75.000

 

 

0

15.000

240

1.500

1.200

7.200

7.200

1.200

12

3.600

50.000

1.500

10

24

5.040

600

4

1.200

 

 

189.680

 

 

THPT và tương đương

3

150

3

6

 

0

600

10.800

 

0

100

1.800

5.400

50

45.000

 

 

0

9.000

180

900

900

5.400

5.400

900

9

2.700

30.000

900

6

15

3.150

450

3

900

 

 

120.180

 

b

BD giáo viên cốt cán

3

110

6

18

800

14.400

0

0

150

2.700

0

0

5.400

50

33.000

950

12

11.400

6.600

360

660

900

5.400

5.400

900

9

2.700

22.000

660

5

13

2.730

450

3

900

0

0

112.960

 

 

Tiểu học

1

40

2

6

800

4.800

 

0

150

900

 

0

1.800

50

12.000

950

4

3.800

2.400

120

240

300

1.800

1.800

300

3

900

8.000

240

2

5

1.050

150

1

300

 

 

39.700

 

 

THCS

1

40

2

6

800

4.800

 

0

150

900

 

0

1.800

50

12.000

950

4

3.800

2.400

120

240

300

1.800

1.800

300

3

900

8.000

240

2

5

1.050

150

1

300

 

 

39.700

 

 

THPT và tương đương

1

30

2

6

800

4.800

 

0

150

900

 

0

1.800

50

9.000

950

4

3.800

1.800

120

180

300

1.800

1.800

300

3

900

6.000

180

1

3

630

150

1

900

 

 

33.560

 

c

BD nâng cao năng lực tiếng Anh

18

610

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

5.783.576

0

5.783.576

 

*

Từ A2 lên B1

4

140

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1.263.312

0

1.263.312

Phụ lục 8b

 

Tiểu học

1

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

315.828

 

315.828

 

 

THCS

3

105

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

947.484

 

947.484

 

*

Từ B1 lên B2

10

350

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3.158.280

0

3.158.280

Phụ lục 8b

 

Tiểu học

3

105

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

947.484

 

947.484

 

 

THCS

6

210

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

1.894.968

 

1.894.968

 

 

THPT

1

35

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

315.828

 

315.828

 

*

Từ B2 lên C1

4

120

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

1.361.984

0

1.361.984

Phụ lục 8c

 

THPT và tương đương

4

120

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0

 

 

 

1.361.984

 

1.361.984

 

2

Đào tạo bồi dưỡng

0

270

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

15.460.581

15.460.581

 

 

Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin

 

180

 

 

 

0

 

0

 

0

 

0

0

0

0

 

 

0

 

0

0

0

0

0

0

 

0

0

 

 

 

0

0

 

0

 

4.856.016

4.856.016

Phụ lục 8e

 

Cử giáo viên tiếng Anh đi đào tạo, bồi dưỡng nước ngoài (TH 30; THCS: 30, THPT và tương đương: 30)

 

90

 

 

 

0

 

0

 

0

 

0

0

0

0

 

 

0

 

0

0

0

0

0

0

 

0

0

 

 

 

0

0

 

0

 

10.604.565

10.604.565

Phụ lục 8d

 

Tổng cộng

59

3.456

29

75

800

30.400

600

61.200

150

5.850

100

10.200

27.900

50

341.500

950

24

22.800

68.300

1.800

6.830

6.900

42.300

42.300

7.050

69

21.150

224.000

6.720

46

113

23.730

3.450

23

7.050

10.657.958

29.302.610

40.997.653

 

Số tiền bằng chữ: (Bốn mươi tỷ chín trăm chín bảy triệu sáu trăm năm ba nghìn đồng).

 

PHỤ LỤC 8a

DỰ TRÙ KINH PHÍ TỔ CHỨC KHẢO SÁT NĂNG LỰC GIÁO VIÊN TIẾNG ANH THEO KNLNN CHÂU ÂU

Đối tượng dự thi: Giáo viên tiếng Anh cấp tiểu học, THCS, THPT và tương đương

Địa điểm thi: Tỉnh Ninh Bình

Đơn vị khảo sát (dự kiến): Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội

Giai đoạn 2012 - 2015

TT

Nội dung chi

Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Đơn giá
(1.000 đ)

Thành tiền
(1.000 đ)

I

Lệ phí thi cho giáo viên Tiếng Anh

 

 

535

600

321.000

1

Cấp TH

Theo TB của cơ sở đào tạo

người

170

600

102.000

2

Cấp THCS

Theo TB của cơ sở đào tạo

người

245

600

147.000

3

Cấp THPT và tương đương

Theo TB của cơ sở đào tạo

người

120

600

72.000

II

Kinh phí hướng dẫn ôn tập và chi phí khác phục vụ kỳ thi

 

 

 

114.758

A

Kinh phí hướng dẫn ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi

 

 

 

32.150

1

Tiền hướng dẫn, ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi

800.000 đ/người/buổi x 04 buổi

người

4

3200

12.800

2

Tiền máy chiếu phục vụ cho buổi ôn tập

300.000đ/ngày/phòng x 02 ngày

phòng

8

600

4.800

3

Tiền thuê loa đài phục vụ cho buổi ôn tập

300.000đ/ngày/phòng x 02 ngày

phòng

8

600

4.800

4

Tiền phòng ôn tập, điện, nước

100.000đ/ngày/phòng x 02 ngày

phòng

8

200

1.600

5

Tiền nước uống cho giảng viên

10.000đ/ngày/người x 02 ngày

người

4

20

80

6

Tiền nước uống cho giáo viên dự thi

1.000đ/người/ngày x 02 ngày

người

535

2

1.070

7

Tiền coi xe, vệ sinh, phục vụ

50.000đ/ngày/người x 02 ngày

người

4

100

400

9

Hỗ trợ tiền phòng nghỉ cho giảng viên về hướng dẫn ôn tập

300.000đ/ngày/người x 02 ngày

người

4

600

2.400

10

Hỗ trợ tiền ăn cho giảng viên về ôn tập, hướng dẫn

150.000đ/người/ngày x 02 ngày

người

4

300

1.200

11

Chi tiền cho công tác chỉ đạo và tổ chức buổi ôn tập

100.000đ/ngày/người x 03 ngày

người

10

300

3.000

B

Chi phí khác phục vụ Hội đồng thi

 

 

 

 

 

1

Hỗ trợ tiền xe đưa đón Hội đồng thi

1.200.000đ/lượt/xe x 02 lượt

xe

3

2400

7.200

2

Hỗ trợ tiền nghỉ cho Hội đồng thi

300.000đ/ngày/người x 02 ngày

người

69

600

41.400

3

Hỗ trợ tiền ăn cho Hội đồng thi

150.000đ/ngày/người x 02 ngày

người

69

300

20.700

4

Tiền phòng thi, điện, nước

100.000đ/ngày/phòng x 02 ngày

phòng

24

200

4.800

5

Tiền coi xe, vệ sinh, phục vụ

50.000đ/ngày/người x 02 ngày

người

4

100

400

7

Tiền nước uống cho giám thị, thí sinh

1.000đ/người/ngày x 02 ngày

ngày

604

2

1.208

8

Tiền văn phòng phẩm

50.000đ/ngày/phòng x 02 ngày

phòng

24

100

2.400

9

Chi tiền cho công tác chỉ đạo và tổ chức kỳ thi

150.000đ/người/ngày x 03 ngày

người

10

450

4.500

Tổng

435.758

* Dự trù kinh phí thi khảo sát năng lực giáo viên tiếng Anh theo KNLNN: 435.758.000 đ (Bốn trăm ba lăm triệu bảy trăm năm tám nghìn đồng)

 

PHỤ LỤC 8b

DỰ TRÙ KINH PHÍ TỔ CHỨC KHÓA BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC CỦA TỈNH NINH BÌNH (TỪ A2 LÊN B1 VÀ B1 LÊN B2)

Đối tượng bồi dưỡng (học viên): Giáo viên tiếng Anh trường phổ thông tỉnh Ninh Bình

Địa điểm đặt lớp: Tỉnh Ninh Bình

Số lượng giảng viên dự kiến: 04-06 người (Giảng viên Trung ương)

Số lượng học viên / lớp học: 35 học viên / lớp

Số tiết học của khóa BD: 360 tiết / lớp (tối thiểu)

Số lượng lớp học: 01 lớp

Số chương trình bồi dưỡng: 01 chương trình (A2 lên B1 và B1 lên B2) (Theo chương trình của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng biên soạn)

Số môn bồi dưỡng: 05 môn / 1 chương trình (Nghe, Từ vựng - Ngữ pháp, Đọc, Viết, Nói)

(Dự kiến cho 01 chương trình, 01 lớp với sĩ số bình quân 35 hv, với thời lượng 360 tiết. Kinh phí sẽ tăng giảm tương ứng với số lượng lớp và học viên ở các mục)

A. PHẦN CHI CHO CƠ SỞ ĐÀO TẠO

TT

Nội dung chi

Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Đơn giá
(1.000đ)

Thành tiền
(1.000đ)

Nguồn căn cứ

Yêu cầu chứng từ

I

Xây dựng chương trình giảng dạy 1 lớp

 

 

 

34.900

 

 

 

Xây dựng chương trình giảng dạy 1 khóa 2 lớp

 

 

 

69.800

 

 

1

KP xây dựng chương trình khung

1 Chương trình x 360  tiết

Tiết

360

50

18.000

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

2

KP xây dựng chương trình môn học

1 Chương trình x 360  tiết

Tiết

360

125

45.000

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

3

Sửa giáo trình

1 Chương trình x 170 trang

Trang

170

40

6.800

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

II

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng

 

 

 

 

59.200

 

 

1

Thù lao giảng dạy

1 lớp x 360 tiết

Tiết

360

160

57.600

TT139

Giấy báo giảng, giấy xác nhận, DS học viên, bảng kê chi tiền

2

Chi khen thưởng học viên

04 học viên xuất sắc nhất

Học viên

8

200

1.600

TT139

Quyết định khen thưởng, bảng kê chi tiền

III

Tổ chức kiểm tra cuối khóa

 

 

 

 

21.000

 

 

 

Tổ chức thi cấp CC năng lực NN theo chuẩn Châu Âu

 

 

35

600

21.000

 

 

IV

Chi tổ chức, quản lý cho lớp (10% của các mục I + II)

 

 

9.410

T139

 

V

Lợi nhuận, định mức

(5,5% của các mục I + II + III + IV)

 

 

 

6.848

 

 

Cộng (A)

 

 

 

 

131.358

 

 

B. PHẦN CHI CHO CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA SỞ VÀ CƠ SỞ TỔ CHỨC LỚP BD

TT

Nội dung chi

Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn căn cứ

Yêu cầu chứng từ

I

Chi cho công tác giảng dạy và thi

 

 

 

167.700

 

 

1

Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên

01 giảng viên/ngày x 72 ngày

Ngày

72

150

10.800

TT97

Giấy báo giảng, giấy xác nhận, danh sách HV bảng kê chi tiền

2

Hỗ trợ tiền xe đi lại cho giảng viên

06 giảng viên x 2 lượt

Lượt

12

250

3.000

TT97

 

3

Thuê phòng nghỉ cho giảng viên

01 giảng viên / ngày x 72 ngày

Tối

72

300

21.600

TT97

Hóa đơn phòng nghỉ hoặc HĐ, thanh lý HĐ thuê phòng

4

Tiền xe đưa đón HĐ thi

01 hội đồng coi thi x 2 lượt

Lượt

2

1.200

2.400

 

HĐ thuê xe

5

Thuê phòng nghỉ cho HĐ coi thi

2 tối x 12 người

Tối

24

300

7.200

TT97

Hóa đơn phòng nghỉ hoặc HĐ, thanh lý HĐ thuê phòng

6

Tiền ăn cho hội đồng coi thi

12 người x 2 ngày

Ngày

24

150

3.600

TT97

 

7

Tiền thuê vệ sinh, bảo vệ, phục vụ

2 người x 72 ngày

Ngày

144

50

7.200

 

HĐồng, thanh lý hợp đồng Lao động

8

Chi tiền nước uống cho giảng viên

01 giảng viên / ngày x 72 ngày

Ngày

72

15

1.080

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

9

Chi tiền nước uống cho học viên

35 học viên x 72 ngày

Ngày

2520

1

2.520

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

10

Tiền điện, nước vệ sinh phòng học

72 ngày

Ngày

72

100

7.200

TT97

HĐồng, thanh lý hợp đồng thuê mướn HĐBCT

11

Tiền thuê máy chiếu (nếu có)

40 ngày

Ngày

40

300

12.000

 

 

12

Chi tiền văn phòng phẩm, in ấn tài liệu cho học viên

35 học viên

Học viên

35

100

3.500

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

13

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

35 học viên x 72 ngày

ngày

2520

30

75.600

TT139

 

14

Chi khai giảng, bế giảng

ngày

2

5.000

10.000

 

 

II

Chi cho công tác tổ chức, quản lý 1 lớp (10% của I)

 

 

16.770

 

 

Cộng (B)

 

 

 

 

184.470

 

 

Tổng kinh phí toàn khóa (A+B)

 

 

 

315.828

 

 

+ Kinh phí tổ chức 01 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh từ A2 lên B1 hoặc từ B1 lên B2 là: 315.828.000 đ (Ba trăm mười lăm triệu tám trăm hai tám nghìn đồng)

 

PHỤ LỤC 8c

DỰ TRÙ KINH PHÍ TỔ CHỨC KHÓA BỒI DƯỠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO GIÁO VIÊN TIẾNG ANH TRƯỜNG PHỔ THÔNG TỈNH NINH BÌNH (TỪ B2 LÊN C1)

Đối tượng bồi dưỡng (học viên): Giáo viên tiếng Anh cấp THPT và tương đương của tỉnh Ninh Bình

Địa điểm đặt lớp: Tỉnh Ninh Bình

Số lượng giảng viên dự kiến: 04-06 người (Giảng viên Trung ương)

Số lượng học viên / lớp học: 30 học viên / lớp

Số tiết học của khóa BD: 420 tiết / lớp (tối thiểu)

Số lượng lớp học: 01 lớp

Số chương trình bồi dưỡng: 01 chương trình (Từ B2 lên C1) (Theo chương trình của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng biên soạn)

Số môn bồi dưỡng: 05 môn / 1 chương trình (Nghe, Từ vựng - Ngữ pháp, Đọc, Viết, Nói)

(Dự kiến cho 01 chương trình, 01 lớp với sĩ số 30 với thời lượng 420 tiết. Kinh phí sẽ tăng giảm tương ứng với số lượng các mục)

A. PHẦN CHI CHO CƠ SỞ ĐÀO TẠO

TT

Nội dung chi

Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền
(1.000đ)

Nguồn căn cứ

Yêu cầu chứng từ

I

Xây dựng chương trình giảng dạy cho 1 lớp

 

 

 

40.150

 

 

 

KP xây dựng CT cho 1 khóa 2 lớp

 

 

 

 

80.300

 

 

1

KP xây dựng chương trình khung

1 Chương trình x 420 tiết

Tiết

420

50

21.000

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

2

KP xây dựng chương trình môn học

1 Chương trình x 420 tiết

Tiết

420

125

52.500

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

3

Sửa giáo trình

1 Chương trình x 170 trang

Trang

170

40

6.800

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

II

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng

 

 

 

 

68.000

 

 

1

Thù lao giảng dạy

1 lớp x 420 tiết

Tiết

420

160

67.200

TT 139

Giấy báo giảng, giấy xác nhận, DS học viên, bảng kê chi tiền

2

Chi khen thưởng học viên

04 học viên xuất sắc nhất

Học viên

4

200

800

TT 139

Quyết định khen thưởng, bảng kê chi tiền

III

Tổ chức kiểm tra cuối khóa

 

 

 

 

18.000

 

 

 

Tổ chức thi cấp CC năng lực NN theo chuẩn Châu Âu

 

 

30

600

18.000

 

 

IV

Chi tổ chức, quản lý và chi khác cho 1 lớp (10% của các mục I + II)

 

10.815

 

 

V

Lợi nhuận, định mức

5,5% của các mục
I + II + III + IV

 

 

 

7.533

 

 

Cộng A: A = I + II + III + IV + V

 

 

 

 

144.498

 

 

B. PHẦN CHI CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ CƠ SỞ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

TT

Nội dung chi

Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn căn cứ

Yêu cầu chứng từ

I

Chi cho công tác giảng dạy và thi

 

 

 

178.180

 

 

1

Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên

01 giảng viên/ngày x 84 ngày

Ngày

84

150

12.600

TT97

Giấy báo giảng, giấy xác nhận, danh sách HV bảng kê chi tiền

2

Hỗ trợ tiền xe đi lại cho giảng viên

06 giảng viên x 2 lượt

Lượt

12

250

3.000

TT97

 

3

Thuê phòng nghỉ cho giảng viên

01 giảng viên / ngày x 84 ngày

Tối

84

300

25.200

TT97

Hóa đơn phòng nghỉ hoặc HĐ, thanh lý HĐ thuê phòng

4

Tiền xe đưa đón HĐ thi

01 hội đồng coi thi x 2 lượt

Lượt

2

1.200

2.400

 

HĐ thuê xe

5

Thuê phòng nghỉ cho HĐ coi thi

2 tối x 12 người

Tối

24

300

7.200

TT97

Hóa đơn phòng nghỉ hoặc HĐ, thanh lý HĐ thuê phòng

6

Tiền ăn cho hội đồng coi thi

12 người x 2 ngày

Ngày

24

150

3.600

TT97

 

7

Tiền thuê vệ sinh, bảo vệ, phục vụ

2 người x 84 ngày

Ngày

168

50

8.400

 

HĐồng, thanh lý hợp đồng Lao động

8

Chi tiền nước uống cho giảng viên

01 giảng viên / ngày x 84 ngày

Ngày

84

15

1.260

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

9

Chi tiền nước uống cho học viên

30 học viên x 84 ngày

Ngày

2520

1

2.520

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

10

Tiền điện, nước vệ sinh

84 ngày

Ngày

84

100

8.400

TT97

HĐồng, thanh lý hợp đồng thuê mướn HĐBCT

11

Tiền thuê máy chiếu

50 ngày

Ngày

50

300

15.000

 

 

12

Chi tiền văn phòng phẩm, in ấn tài liệu cho học viên

30 học viên

Học viên

30

100

3.000

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

13

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

30 học viên x 84 ngày

ngày

2520

30

75.600

TT139

 

14

Chi khai giảng, bế giảng

ngày

2

5.000

10.000

II

Chi cho công tác tổ chức, quản lý 1 lớp (10% của mục I)

 

 

17.818

 

 

Cộng B: B = I + II

 

 

 

 

195.998

 

 

Tổng kinh phí toàn khóa (A+B)

 

 

 

340.496

 

+ Kinh phí tổ chức 01 lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tiếng Anh từ B2 lên C1 là: 340.496.000 đ (Ba trăm bốn mươi triệu bốn trăm chín sáu nghìn đồng).

 

PHỤ LỤC 8d

DỰ TRÙ KINH PHÍ CỬ GIÁO VIÊN TIẾNG ANH ĐI HỌC TẬP, BỒI DƯỠNG TIẾNG ANH Ở NƯỚC NGOÀI

I. Dự trù kinh phí cử 01 giáo viên tiếng Anh đi học một khóa bồi dưỡng tiếng Anh ở nước ngoài:

Dự kiến nước cử giáo viên đi học tập, bồi dưỡng: Singapore

* Dự kiến thời gian khóa bồi dưỡng: 30 ngày

TT

Nội dung chi

Mức chi

Đơn vị tính

Số lượng

Thành tiền

Thành tiền (đ)

Ghi chú

1

Tiền vé máy bay khứ hồi Hà Nội - Singapore - Hà Nội

292 USD/người/vé khứ hồi

1 vé khứ hồi

292 USD

6.094.040

Mức chi theo thực tế

2

Tiền học phí

2.247 SGD/khóa

khóa bồi dưỡng

1

2247 SGD

37.437.267

Mức chi theo thực tế

3

Tiền thuê phòng nghỉ

60 USD/người/ngày

ngày

30

1800 USD

37.566.000

Mức khoán công tác phí - theo TT số 91/2005/TT-BTC

4

Tiền ăn và tiêu vặt

55 USD/người/ngày

ngày

30

1650 USD

34.435.500

5

Tiền thuê phương tiện từ sân bay, ga tàu, xe

80 USD/1 lượt xuất và nhập cảnh/người

lượt

1

80 USD

1.669.600

6

Hỗ trợ tiền bảo hiểm

30 USD/người/chuyến

chuyến

1

30 USD

626.100

Tổng

117.828.507

 

* Ghi chú:

- Tỷ giá ngày 17/7/2012 của ngân hàng Ngoại thương VN: 1 USD = 20.870 đ; 1 SGD = 16.661 đ

- Tiền vé máy bay và học phí sẽ theo giá thực tế tại thời điểm giáo viên được cử đi học.

II. Dự trù kinh phí cử giáo viên tiếng Anh đi học tập, bồi dưỡng tiếng Anh ở nước ngoài:

 

Số lượng học viên

Kinh phí dự kiến / học viên

Tổng kinh phí (đ)

Giai đoạn 2012 - 2015:

90

117.828.507

10.604.565.630

Cấp TH

30

117.828.507

3.534.855.210

Cấp THCS

30

117.828.507

3.534.855.210

Cấp THPT và tương đương

30

117.828.507

3.534.855.210

Giai đoạn 2016 - 2020:

90

117.828.507

10.604.565.630

Cấp TH

30

117.828.507

3.534.855.210

Cấp THCS

30

117.828.507

3.534.855.210

Cấp THPT và tương đương

30

117.828.507

3.534.855.210

 

PHỤ LỤC 8e

ĐÀO TẠO TIẾNG ANH CHO GIÁO VIÊN LÝ, HÓA, SINH, TIN CỦA CẤP THPT TỈNH NINH BÌNH

* Đối tượng đào tạo: Giáo viên Lý, Hóa, Sinh, Tin cấp THPT đã có trình độ B1

* Chương trình đào tạo: Đào tạo tiếng Anh chuyên ngành để giáo viên có thể dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin bằng tiếng Anh (trình độ tiếng Anh phải đạt tương đương B2)

* Số lượng học viên/lớp: 30 học viên

Giai đoạn 2012 - 2015:

TT

Nội dung chi

Thời gian

Số lượng học viên

Số lớp

Kinh phí dự kiến / lớp (1000đ)

Tổng kinh phí
(1000 đ)

 

Đào tạo tiếng Anh cho giáo viên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin của cấp THPT tỉnh Ninh Bình

180 ngày

120

4

809.336

3.237.344

 

Tổng:

3.237.464

Giai đoạn 2016 - 2020:

TT

Nội dung chi

Thời gian

Số lượng học viên

Số lớp

Kinh phí dự kiến / lớp (1000đ)

Tổng kinh phí
(1000 đ)

 

Đào tạo tiếng Anh cho giáo viên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin của cấp THPT tỉnh Ninh Bình

180 ngày

180

6

809.336

4.856.016

 

Tổng:

4.856.196

* Ghi chú: Do chưa có cơ sở đào tạo nào tổ chức đào tạo tiếng Anh chuyên ngành để giáo viên có thể dạy các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin bằng tiếng Anh (trình độ tiếng Anh phải đạt tương đương B2), nên Sở GD&ĐT làm dự trù kinh phí dựa theo các căn cứ sau:

- Nội dung chương trình đào tạo được xem tương đương với chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh từ B2 lên C1

- Dự trù kinh phí đào tạo được căn cứ theo dự trù kinh phí bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tiếng Anh từ B2 lên C1

- Thời gian đào tạo cho giáo viên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin (180 ngày) nhiều hơn gấp đôi thời gian bồi dưỡng cho 30 giáo viên tiếng Anh từ B2 lên C1 (84 ngày), nên kinh phí đào tạo một khóa tiếng Anh cho 30 giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin cũng tăng gấp đôi so với kinh phí bồi dưỡng một lớp 30 GVTA từ B2 lên C1.

- Dự trù kinh phí một lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 30 giáo viên tiếng Anh từ B2 lên C1 là: 404.668.000 đ (Bốn trăm linh bốn triệu sáu trăm sáu tám nghìn đồng) - Phụ lục 8c

- Dự trù kinh phí một lớp đào tạo tiếng Anh cho 30 giáo viên các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin là: 809.336.000 đ (Tám trăm linh chín triệu ba trăm ba  sáu nghìn đồng)

 

PHỤ LỤC 9

LỘ TRÌNH ĐẦU TƯ THIẾT BỊ DẠY HỌC NGOẠI NGỮ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ ĐẾN NĂM 2020 CỦA TỈNH NINH BÌNH VÀ DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN

TT

Nội dung công việc

Đơn vị tính

Tiểu học

 THCS

THPT và TĐ

Cộng

Khái toán kinh phí
(triệu đồng)

Ghi chú

Đơn giá

Thành tiền

I

Giai đoạn 2008 - 2011

 

 

 

 

 

 

1.200

 

1

Thiết bị dạy học ngoại ngữ tối thiểu

Bộ

4

0

0

4

300

1.200

 

2

Thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng

Phòng

0

0

0

0

600

0

 

II

Giai đoạn 2012 - 2015

 

 

 

 

 

 

33.600

 

1

Thiết bị dạy học ngoại ngữ tối thiểu

Bộ

32

32

32

96

300

28.800

 

2

Thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng

Phòng

0

0

8

8

600

4.800

 

III

Giai đoạn 2015 - 2020

 

 

 

 

 

 

109.500

 

1

Thiết bị dạy học ngoại ngữ tối thiểu

Bộ

140

122

39

301

300

90.300

 

2

Thiết bị dạy học ngoại ngữ chuyên dụng

Phòng

8

8

16

32

600

19.200

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

144.300

 

(Một trăm bốn mươi bốn tỷ, ba trăm triệu đồng)

Ghi chú:

1. Thiết bị dạy học ngoại ngữ tối thiểu và chuyên dụng sử dụng danh mục thiết bị chuẩn do Bộ GD&ĐT ban hành.

2. Yêu cầu đầu tư thiết bị dạy học ngoại ngữ tối thiểu tại các trường học được xác định như sau:

+ Trường học dạy tổng cộng dưới 45 tiết ngoại ngữ / tuần: Đầu tư tối thiểu 01 bộ thiết bị.

+ Trường học dạy tổng cộng từ 45 đến dưới 75 tiết ngoại ngữ / tuần: Đầu tư tối thiểu 02 bộ thiết bị.

+ Trường học dạy tổng cộng từ 75 tiết ngoại ngữ / tuần trở lên: Đầu tư tối thiểu 03 bộ thiết bị.

3. Phòng học ngoại ngữ chuyên dụng chỉ đầu tư cho 24 trường THPT (01 phòng/trường); mỗi huyện 01 trường Tiểu học và 01 trường THCS (01 phòng/trường).


PHỤ LỤC 10

TỔNG HỢP KHÁI TOÁN VÀ LỘ TRÌNH ĐẦU TƯ KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đơn vị tính: Triệu đồng

Stt

Nội dung công việc

Cộng

Ngân sách trung ương

Ngân sách địa phương

Trong đó

Ngân sách tỉnh

Ngân sách huyện, xã

I

Giai đoạn 2008 - 2011

1.295

1.295

0

0

0

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

0

0

0

0

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

95

95

0

0

0

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

1.200

1.200

0

0

0

II

Giai đoạn 2012 - 2015

68.903

48.424

20.479

15.107

5.372

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

16.148

9.580

6.568

6.568

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

19.155

15.324

3.831

2.299

1.532

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

33.600

23.520

10.080

6.240

3.840

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

1

Năm 2012

5.520

5.520

0

0

0

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

0

0

0

0

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

2.516

2.516

0

0

0

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

3.004

3.004

0

0

0

2

Năm 2013

17.904

12.683

5.221

3.839

1.381

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

4.379

2.737

1.642

1.642

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

4.789

3.831

958

575

383

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

8.736

6.115

2.621

1.622

998

3

Năm 2014

20.054

13.734

6.319

4.831

1.489

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

5.474

3.011

2.463

2.463

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

5.172

4.137

1.034

621

414

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

9.408

6.586

2.822

1.747

1.075

4

Năm 2015

25.425

16.487

8.939

6.437

2.502

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

6.295

3.832

2.463

2.463

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

6.678

4.840

1.839

1.103

735

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

12.452

7.815

4.637

2.871

1.767

III

Giai đoạn 2016 - 2020

154.787

109.650

45.137

25.757

19.380

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

23.540

15.602

7.938

7.938

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

21.747

17.398

4.349

2.609

1.740

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

109.500

76.650

32.850

15.210

17.640

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

2

Năm 2017

29.646

20.761

8.886

5.398

3.488

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

6.022

3.832

2.190

2.190

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

3.914

3.132

783

470

313

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

19.710

13.797

5.913

2.738

3.175

3

Năm 2018

31.997

22.642

9.356

5.480

3.876

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

5.748

3.832

1.916

1.916

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

4.349

3.480

870

522

348

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

21.900

15.330

6.570

3.042

3.528

4

Năm 2019

32.706

23.428

9.279

5.015

4.264

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

3.832

2.737

1.095

1.095

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

4.784

3.828

957

574

383

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

24.090

16.863

7.227

3.346

3.881

5

Năm 2020

33.415

23.941

9.475

4.823

4.652

a.

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

1.916

1.369

547

547

0

b.

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

5.219

4.176

1.044

626

418

c.

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

26.280

18.396

7.884

3.650

4.234

 

Tổng cộng:

224.985

159.369

65.616

40.864

24.752

 

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

39.688

25.182

14.506

14.506

0

 

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

40.997

32.817

8.180

4.908

3.272

 

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

144.300

101.370

42.930

21.450

21.480

 

Tổng cộng:

224.985

159.369

65.616

40.864

24.752

Cộng

Kinh phí đào tạo tiếng Anh cho cán bộ, công chức, viên chức

39.688

25.182

14.506

14.506

0

Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên tiếng Anh phổ thông

40.997

32.817

8.180

4.908

3.272

Kinh phí đầu tư thiết bị dạy học

144.300

101.370

42.930

21.450

21.480

 

PHỤ LỤC 11

CÁC CHỈ TIÊU DỰ KIẾN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA TỈNH ĐẾN NĂM 2015 VÀ 2020

Các chỉ tiêu dự kiến thực hiện

Năm 2015

Năm 2020

Tổng số cán bộ, công chức, viên chức toàn tỉnh (người)

17000

17500

Tổng số CB, CC, VC có trình độ NN bậc 3/6 trở lên so với tổng số

510

1.750

Trong đó:

 

 

Số CB, CC, VC được ĐT, BD về T.Anh đến cuối kỳ có trình độ NN bậc 3/6 trở lên

384

1.296

Số CB, CC, VC được đào tạo trình độ Thạc sĩ có trình độ NN bậc 3/6 trở lên

90

260

Số CB, CC, VC được tuyển mới đến cuối kỳ có trình độ NN bậc 3/6 trở lên

36

194

Tỉ lệ % số CB, CC, VC đạt trình độ NN bậc 3/6 trở lên so với tổng số

3,0%

10%

* Ghi chú: Các chỉ tiêu trên không tính số cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo trình độ đại học chuyên ngành là ngoại ngữ. Năm 2015: công chức viên chức ngành giáo dục tỉnh Ninh Bình dự kiến: 12.000 người, cán bộ công chức viên chức khác dự kiến: 5.500 người.

 

PHỤ LỤC 12

KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ CHO CÁN BỘ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CỦA TỈNH

Giai đoạn
và chi tiết từng năm

Số lớp

Tổng số

Kinh phí (1000 đ)

Bậc 1
(A1)

Bậc 2
(A2)

Bậc 3
(B1)

Lớp

Học viên

Trong đó dự kiến HV đạt B1

Chi cho 01 lớp

Tổng số

I - Giai đoạn 2012 - 2015

21

22

16

59

1.770

384

 

16.148.772

A. Các lớp do Sở GD&ĐT tổ chức

13

13

9

35

1.050

216

 

9.579.780

Năm 2012

 

 

 

0

0

0

 

 

Năm 2013

5

3

2

10

300

48

273.708

2.737.080

Năm 2014

4

5

2

11

330

48

273.708

3.010.788

Năm 2015

4

5

5

14

420

120

273.708

3.831.912

B. Các lớp do Sở Nội vụ tổ chức

8

9

7

24

720

168

 

6.568.992

Năm 2012

 

 

 

0

0

0

 

 

Năm 2013

3

2

1

6

180

24

273.708

1.642.248

Năm 2014

3

4

2

9

270

48

273.708

2.463.372

Năm 2015

2

3

4

9

270

96

273.708

2.463.372

II - Giai đoạn 2016 - 2020

18

30

38

86

2.580

912

 

23.538.888

A. Các lớp do Sở GD&ĐT tổ chức

12

20

25

57

1.710

600

 

15.601.356

Năm 2016

4

5

5

14

420

120

273.708

3.831.912

Năm 2017

4

5

5

14

420

120

273.708

3.831.912

Năm 2018

4

5

5

14

420

120

273.708

3.831.912

Năm 2019

 

5

5

10

300

120

273.708

2.737.080

Năm 2020

 

 

5

5

150

120

273.708

1.368.540

B. Các lớp do Sở Nội vụ tổ chức

6

10

13

29

870

312

 

7.937.532

Năm 2016

2

3

3

8

240

72

273.708

2.189.664

Năm 2017

2

3

3

8

240

72

273.708

2.189.664

Năm 2018

2

2

3

7

210

72

273.708

1.915.956

Năm 2019

 

2

2

4

120

48

273.708

1.094.832

Năm 2020

 

 

2

2

60

48

273.708

547.416

Cộng 2 GĐ

39

52

54

145

4.350

1.296

 

39.687.660

Ghi chú:

- Kinh phí cho 1 lớp: Theo dự toán tại phụ lục 12a: 273.707.925 đồng/lớp.

- Dự kiến hiệu quả đào tạo 01 bậc là 80%. Đầu vào bậc 2 (A2) có khoảng 25% không phải qua đào tạo bậc 1 (A1).

- Kinh phí bình quân để đào tạo cho 01 CB, CC, VC đạt trình độ ngoại ngữ bậc B1 (ĐV: 1000 đồng) = 30.623

- Sở GD&ĐT tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức trực thuộc Sở GD&ĐT Ninh Bình và trực thuộc phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Ninh Bình.

- Sở Nội vụ tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho đối tượng cán bộ, công chức, viên chức còn lại.


PHỤ LỤC 12a

DỰ TRÙ KINH PHÍ CHO 01 LỚP BỒI DƯỠNG NÂNG TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH CHO CB-CC-VC TỈNH NINH BÌNH LÊN 01 TRÌNH ĐỘ

Đối tượng bồi dưỡng (học viên): Cán bộ, công chức viên chức tỉnh Ninh Bình

Địa điểm đặt lớp: Tỉnh Ninh Bình

Số lượng giảng viên dự kiến: 04-06 người (Giảng viên Trung ương)

Số lượng học viên / lớp học: 30 học viên / lớp

Số tiết học của khóa BD: 360 tiết / lớp (tối thiểu)

Số lượng lớp học: 01 lớp

Số chương trình bồi dưỡng: 01 chương trình (Từ dưới A1 lên A1, A1 lên A2 và A2 lên B1) Chương trình do cs đào tạo, bồi dưỡng biên soạn

Số môn bồi dưỡng: 05 môn / 1 chương trình (Nghe, Từ vựng - Ngữ pháp, Đọc, Viết, Nói)

(Dự kiến cho 01 chương trình - từ dưới A1 lên A1, A1 lên A2 và A2 lên B1 - 01 lớp với 30 hv, thời lượng 360 tiết. Kinh phí sẽ thay đổi theo số lượng lớp, học viên cụ thể)

A. PHẦN CHI CHO CƠ SỞ ĐÀO TẠO

TT

Nội dung chi

Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Đơn giá
(đ)

Thành tiền
(đ)

Nguồn căn cứ

Yêu cầu chứng từ

I

Xây dựng 1 chương trình giảng dạy cho 1 lớp

 

 

 

17.450.000

 

 

 

KP XD chương tình cho 1 khóa, mỗi khóa 4 lớp

 

 

 

 

69.800.000

 

 

1

KP xây dựng chương trình khung

1 Chương trình x 360 tiết

Tiết

360

50.000

18.000.000

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

2

KP xây dựng chương trình môn học

1 Chương trình x 360 tiết

Tiết

360

125.000

45.000.000

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

3

Sửa giáo trình

1 Chương trình x 170 trang

Trang

170

40.000

6.800.000

V dụng TT123

HĐ sản phẩm, biên bản thanh lý HĐ, bảng kê chi tiền

II

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng

 

 

 

 

58.400.000

 

 

1

Thù lao giảng dạy

1 lớp x 360 tiết

Tiết

360

160.000

57.600.000

TT 139

Giấy báo giảng, giấy xác nhận, DS học viên, bảng kê chi tiền

2

Chi khen thưởng học viên

04 học viên xuất sắc nhất

Học viên

4

200.000

800.000

TT 139

Quyết định khen thưởng, bảng kê chi tiền

III

Tổ chức kiểm tra cuối khóa

 

 

 

 

18.000.000

 

 

 

Tổ chức thi cấp CC năng lực NN theo chuẩn Châu Âu

 

 

30

600.000

18.000.000

 

 

IV

Chi tổ chức, quản lý lớp (10% của các mục I + II)

 

7.585.000

 

 

V

Lợi nhuận, định mức

5,5% của các mục
I + II + III + IV

 

 

 

5.578.925

 

 

Cộng A: A = I + II + III + IV + V

 

 

 

 

107.013.925

 

 

B. PHẦN CHI CHO CÁC CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA SỞ VÀ CƠ SỞ TỔ CHỨC LỚP BD

TT

Nội dung chi

Diễn giải

ĐVT

Số lượng

Đơn giá
(đ)

Thành tiền
(đ)

Nguồn căn cứ

Yêu cầu chứng từ

I

Chi cho công tác giảng dạy và thi

 

 

 

151.540.000

 

 

1

Phụ cấp tiền ăn cho giảng viên

01 giảng viên/ngày x 72 ngày

Ngày

72

150.000

10.800.000

TT97

Giấy báo giảng, giấy xác nhận, danh sách HV bảng kê chi tiền

2

Tiền xe đưa đón HĐ thi

01 hội đồng coi thi x 2 lượt

Lượt

2

1.200.000

2.400.000

 

HĐ thuê xe

3

Hỗ trợ tiền xe đi lại cho giảng viên

06 giảng viên x 2 lượt

Lượt

12

250.000

3.000.000

TT97

 

4

Thuê phòng nghỉ cho giảng viên

01 giảng viên / ngày x 72 ngày

Tối

72

300.000

21.600.000

TT97

Hóa đơn phòng nghỉ hoặc HĐ, thanh lý HĐ thuê phòng

5

Thuê phòng nghỉ cho HĐ coi thi

2 tối x 12 người

Tối

24

300.000

7.200.000

TT97

Hóa đơn phòng nghỉ hoặc HĐ, thanh lý HĐ thuê phòng

6

Tiền ăn cho hội đồng coi thi

12 người x 2 ngày

Ngày

24

150.000

3.600.000

TT97

 

7

Tiền thuê vệ sinh, bảo vệ, phục vụ

2 người x 72 ngày

Ngày

144

50.000

7.200.000

 

HĐồng, thanh lý hợp đồng Lao động

8

Chi tiền nước uống cho giảng viên

01 giảng viên / ngày x 72 ngày

Ngày

72

15.000

1.080.000

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

9

Chi tiền nước uống cho học viên

30 học viên x 72 ngày

Ngày

2.160

1.000

2.160.000

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

10

Tiền thuê phòng học, điện

72 ngày

Ngày

72

100.000

7.200.000

TT97

HĐồng, thanh lý hợp đồng thuê mướn HĐBCT

11

Tiền thuê máy chiếu

25 ngày

Ngày

25

300.000

7.500.000

 

 

13

Hỗ trợ tiền ăn cho học viên

30 học viên x 72 ngày

ngày

2.160

30.000

64.800.000

 

 

12

Chi tiền văn phòng phẩm, in ấn tài liệu cho học viên

30 học viên

Học viên

30

100.000

3.000.000

TT97

Hóa đơn của BTC và bảng kê thanh toán

14

Chi khai giảng, bế giảng

 

ngày

2

5.000.000

10.000.000

 

 

II

Chi cho công tác tổ chức, quản lý lớp (10% của mục I)

 

 

15.154.000

 

 

B: B = I + II

 

 

 

 

166.694.000

 

 

Tổng kinh phí toàn khóa (A+B)

 

 

 

273.707.925

 

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản