400725

Quyết định 1601/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn 2030

400725
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 1601/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn 2030

Số hiệu: 1601/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Lê Văn Sử
Ngày ban hành: 01/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 1601/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
Người ký: Lê Văn Sử
Ngày ban hành: 01/10/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1601/QĐ-UBND

Cà Mau, ngày 01 tháng 10 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Căn cứ Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020;

Căn cứ Thông báo số 288-TB/TU ngày 23/7/2018 của Văn phòng Tỉnh ủy về ý kiến kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1779/SKHĐT-TH ngày 29/8/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Cà Mau đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- CT, PCT
UBND tnh;
-
LĐVP UBND tỉnh;
- Phòng TH
(Th05);
-
Lưu: VT. Tr 48/9.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Lê Văn Sử

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

TĂNG TRƯỞNG XANH TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(
Ban hành kèm theo Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Phần I

MỞ ĐẦU

1. Khái niệm, bối cảnh và tính cấp thiết

1.1. Khái nim

Là khái niệm thể hiện cách tiếp cận mới đối với tăng trưởng kinh tế, thuật ngữ “tăng trưởng xanh” (TTX) đã xuất hiện và được sử dụng rộng rãi trên thế gii từ những năm cuối của thế kỷ 20. Cách tiếp cận tăng trưởng theo hướng “xanh hóa” được áp dụng với mục đích đạt được không chỉ các lợi ích gia tăng về kinh tế, mà còn nhằm tiến tới bảo tồn và phục hồi hệ sinh thái, giảm tác động của biến đổi khí hậu. Nhiều tổ chức quốc tế (UNEP, OECD, UNDP, IFC...) và quc gia trên thế giới (Đức, Anh, Nhật, Indonesia, Mexico, Trung Quốc...) đã và đang triển khai các kế hoạch hành động để đạt được TTX. Tuy cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trên phạm vi toàn cầu, khái niệm TTX vẫn được hiểu đồng nghĩa với việc: (i) sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; (ii) sử dụng các nguồn năng lượng chứa hàm lượng các-bon thấp và (iii) gắn tăng trưởng kinh tế với duy trì bền vững môi trường sinh thái.

Việt Nam, năm 2012, Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050” và “Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh” (KHHĐ TTX). Trong các văn kiện này, TTX ở Việt Nam được định nghĩa là “quá trình thúc đẩy tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đi mới công nghệ, vốn tự nhiên, các công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó với biến đi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững”.

1.2. Bối cảnh trong nước và quốc tế

Bối cảnh quốc tế

Sau hơn 2 thập kỷ thực hiện phát triển bền vững (PTBV), mô hình phát triển của thế giới về cơ bản vẫn là kinh tế “nâu”, phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, nhiên liệu hóa thạch, gây ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và mất cân bằng sinh thái. Gần đây, trên phạm vi toàn cầu lại liên tiếp xảy ra những cuộc khủng hoảng mới, trong đó biến đổi khí hậu (BĐKH) được cho là thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Tháng 12/2015, tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21) ở Paris, cộng đồng quốc tế (với sự tham gia của gần 200 quốc gia, trong đó có Việt Nam) lần đầu tiên đã cam kết và chính thức thỏa thuận về kiểm soát phát thải khí nhà kính (nhất là khí CO2) trên phạm vi toàn cầu. Mục đích cuối cùng là đạt được PTBV và ứng phó có hiệu quả hơn với BĐKH.

Trong bối cảnh đó, ở nhiều nước tiên tiến, kinh tế công nghiệp đang chuyển dần thành kinh tế hậu công nghiệp và từng bước chuyển sang kinh tế tri thức. Cùng với nó, các nền kinh tế cũng đang có xu hướng chuyển dần từ kinh tế “nâu” sang kinh tế “xanh”. Thuật ngữ “phát triển xanh”, “kinh tế xanh”, “tăng trưởng xanh” đã và đang được thừa nhận và đưa vào ứng dụng trên thực tế. Với nội hàm chính là sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng có hàm lượng các-bon thp, gn kết tăng trưởng kinh tế với phát triển môi trường bền vững, TTX đang trở thành hướng tiếp cận mới trong phát triển kinh tế, đang lan tỏa thành một trào lưu quốc tế mạnh mẽ.

Ở Việt Nam và tỉnh Cà Mau

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình thực hiện Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (KHPT KT-XH) giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 với mục tiêu phát triển bền vững, sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đ đạt được các mục tiêu phát triển, Chính phủ Việt Nam đã ban hành và đưa vào thực hiện nhiều chủ trương chính sách liên quan đến PTBV và ứng phó với BĐKH (như Chiến lược quốc gia về BĐKH, Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; Đ án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020...). Các văn kiện chính sách này đã bao quát hầu hết nội hàm, ý nghĩa, mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc, giải pháp, cách thức thực hiện TTX, và là cơ sở pháp lý để thúc đẩy TTX ở Việt Nam.

Với nội dung cụ thể hóa trụ cột kinh tế và đáp ứng yêu cầu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Chiến lược quốc gia về PTBV, Chiến lược quốc gia về TTX đặt ra mục tiêu chung là phấn đấu đạt được TTX, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, bảo đảm để việc làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính (KNK) dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX là sự thể hiện quyết tâm của Việt Nam đóng góp chung vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với BĐKH, trong khi vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng. Thông qua việc thực hiện 3 nhiệm vụ chiến lược là: (i) Giảm cường độ phát thải KNK và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; (ii) Xanh hóa sản xuất và (iii) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững, với 17 giải pháp chính, Chiến lược TTX được kỳ vọng sẽ giúp đạt được nhiều chỉ tiêu quan trọng, đánh dấu bước chuyển sang kinh tế xanh của Việt Nam. Trong Chiến lược TTX quốc gia, nhiệm vụ “triển khai xây dựng Kế hoạch, Chương trình hành động TTX tại tỉnh, thành phố” đã được Chính phủ đặt ra như một trong những ưu tiên đối với các cấp chính quyền ở các địa phương.

Trong giai đoạn 2011 - 2015 và những năm gần đây, tỉnh Cà Mau đã đạt được một số thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Các chỉ tiêu chủ yếu về tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều đạt ở mức độ đáng kể. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang dần được chỉnh trang hoặc xây dựng mới, hiện đại hơn. Thu nhập bình quân đầu người tăng lên, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau vẫn đang đối mặt với nhiều hạn chế như: Sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp còn gặp khó khăn; hạn hán, xâm nhập mặn, các hiện tượng tự nhiên cực đoan, suy thoái rừng, đất đai và nguồn nước, mức phát thải các chất gây ô nhiễm môi trường gia tăng... Những tồn tại này đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với tỉnh. Trong khi đó, vẫn chưa có những nghiên cứu khoa học, các công trình khảo sát, đánh giá chi tiết hoặc các tính toán đáng tin cậy về khối lượng phát thải KNK, chưa lượng hóa được những tổn hại kinh tế mà tỉnh Cà Mau phải gánh chịu. Kết quả đầu ra của các nghiên cứu khoa học này chính là các thông tin cn thiết, có thể được sử dụng như các “đu vào” hữu ích cho việc định hướng, xây dựng chiến lược phát triển của tỉnh.

Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã nhấn mạnh quan điểm phát triển của tỉnh trong những năm tới là: “Phát triển kinh tế bền vững gắn với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; bảo đảm giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường…". Việc xây dựng Kế hoạch hành động TTX không những là yêu cầu cấp thiết để thực hiện tốt nhiệm vụ ưu tiên đề ra trong Chiến lược TTX quốc gia, mà còn là điều kiện cần và phù hợp để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển đã được tỉnh xác định.

Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của tỉnh Cà Mau được xây dựng trên cơ sở KHHĐ TTX quốc gia. Các mục tiêu, định hướng và giải pháp của KHHĐ TTX của tỉnh cũng được xác định dựa trên kết quả đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, thực trạng quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) trên địa bàn. Mục đích của việc xây dựng KHHĐ TTX tỉnh Cà Mau là xác định các phương án và hành động cn được thực hiện nhằm đưa tỉnh phát triển theo hướng giảm phát thải KNK, duy trì môi trường sinh thái bền vững, sử dụng các nguồn tài nguyên hiệu quả, tăng cường năng lực ứng phó với BĐKH.

2. Cơ sở pháp lý

2.1. Cấp trung ương

Luật Đa dạng sinh học 2008, Luật Tài nguyên nước 2011; Luật Khoáng sản 2010; Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004; Luật Phòng chống thiên tai 2013, Luật Bảo vệ Môi trường 2014; Luật đất đai 2013 và các luật khác có liên quan;

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu;

Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 04/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Tiêu chí đánh giá dự án ưu tiên theo Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC);

Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Quyết định số 1183/QĐ-TTg ngày 30/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015;

Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh;

Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012 - 2020;

Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 403/QĐ-TTg ngày 20/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 - 2020;

Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07/9/2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt "Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020";

Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 22/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020;

Chỉ thị số 25/CT-TTg, ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;

Chỉ thị số 08/CT-BCN ngày 10/7/2007 của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) về việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong các cơ sở công nghiệp;

Quyết định số 1651/QĐ-BTNMT ngày 05/9/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt các dự án thành phn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 - 2015;

Các quy hoạch phát triển, các đề án, báo cáo của các Bộ, ngành Trung ương có liên quan đến vùng đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Cà Mau.

2.2. Cấp địa phương

Quyết định số 537/QĐ-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến 2020, định hướng đến 2030;

Quyết định số 1402/QĐ-BCT ngày 11/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Cà Mau giai đoạn 2020 có xét đến 2030;

Quyết định số 4218/QĐ-BCT ngày 24/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến năm 2035 - Quy hoạch phát triển điện 110 kw;

Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 28/10/2016 của UBND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau 5 năm giai đoạn 2016 - 2020;

Quyết định số 1116/QĐ-UBND ngày 30/6/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu kinh tế tỉnh Cà Mau đến 2020 và định hướng đến 2030;

Quyết định số 1932/QĐ-UBND ngày 25/12/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Cà Mau đến 2020, định hướng đến 2030;

Quyết định số 188/QĐ-UBND ngày 31/1/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại tỉnh Cà Mau đến 2020;

Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 21/8/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau đến 2020;

Quyết định số 1586/QĐ-UBND ngày 13/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh Cà Mau đến 2020;

Quyết định số 1662/QĐ-UBND ngày 28/11/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Cà Mau đến 2020;

Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 13/4/2016 của UBND tỉnh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020;

Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 17/5/2011 của UBND tỉnh về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện;

Quyết định số 714/QĐ-UBND ngày 25/4/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2011 - 2020;

Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 26/3/2010 của UBND tỉnh về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 200/TTg ngày 29/4/1994 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;

Nghị quyết số 08/NQ/TU ngày 17/5/2012 về việc bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 806/QĐ-UBND ngày 29/05/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Quyết định số 1704/QĐ-UBND ngày 30/11/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo xử lý ô nhim môi trường và Tổ kiểm tra liên ngành về bảo vệ môi trường;

Quyết định số 1667/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;

Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2012 - 2015 và định hướng đến năm 2020;

Chỉ thị số 09/CT-UBND ngày 10/8/2016 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Cà Mau;

Các quy hoạch phát triển, các đề án, báo cáo khác có liên quan đến các ngành, lĩnh vực khác của tỉnh Cà Mau;

Niên giám thống kê tỉnh Cà Mau các năm 2010 - 2017.

3. Phương pháp luận và cách tiếp cận

3.1. Cách tiếp cận

KHHĐ TTX của tỉnh Cà Mau được xây dựng dựa trên cách tiếp cận hệ thống, liên ngành và có sự tham gia, kết hợp giữa cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên (Hình 1).

Khung xây dựng Kế hoạch hành động TTX cấp Tnh

Hình 1. Tóm tắt phương pháp luận xây dựng KHHĐ TTX cho địa phương

Trong đó:

Cách tiếp cận kết hợp từ trên xuống và từ dưới lên: một mặt, KHHĐ TTX tỉnh Cà Mau được xây dựng dựa trên các văn bản quy định pháp luật và nguồn lực của Trung ương; mặt khác, các nội dung của Kế hoạch được xác định dựa trên kết quả phân tích các đặc thù về thể chế, điều kiện thực tiễn và diễn biến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, đánh giá và phân tích các nguồn lực sẵn có và tiềm năng của địa phương.

Có sự tham gia: trong quá trình xây dựng KHHĐ TTX tỉnh Cà Mau, sự tham gia của các bên liên quan, bao gồm các sở, ban, ngành, các tổ chức KH-CN, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội nghề nghiệp và dân sự tại địa phương được coi là một trong các điều kiện cn thiết và được khai thác triệt đ.

3.2. Phương pháp xây dựng KHHĐ TTX

KHHĐ TTX tỉnh Cà Mau được xây dựng dựa trên 3 trụ cột chính, đó là:

- Cơ sở pháp lý: Bao gồm việc rà soát và phân tích nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo có liên quan của các cơ quan Trung ương và của chính quyền tỉnh Cà Mau;

- Cơ sở khoa học: KHHĐ TTX được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các “Hướng dẫn xây dựng KHHĐ TTX cấp tỉnh” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (năm 2015). Đồng thời, để bảo đảm sự thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán, kiểm kê phát thải KNK của cả nước, trong quá trình xây dựng KHHĐ TTX của tỉnh Cà Mau, các Hướng dẫn kiểm kê KNK (phiên bản 2006) của Ủy ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC), Hướng dẫn kiểm kê phát thải KNK cho vùng địa lý (GPC, 2014) và mô hình đường cong phân tích chi phí biên giảm phát thải KNK (MACC) đã được sử dụng để điều tra, kiểm kê và tính toán lượng phát thải KNK của tỉnh.

- Cơ sở thực tiễn: Là các bằng chứng và kinh nghiệm đã được kiểm nghiệm bằng thực tiễn và các tiềm năng phát triển đã được xác định hoặc công nhận tại địa phương.

Các vấn đề của KHHĐ TTX tỉnh Cà Mau được xem xét một cách liên tục theo sự phát triển của các mối quan hệ trong hệ thống:

- Theo thời gian: Từ quá khứ (khoảng 5-10 năm qua) đến hiện tại (hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội) và tương lai (theo các kịch bản về phát triển kinh tế - xã hội, về PTBV và kịch bản về BĐKH và nước biển dâng) của tỉnh.

- Theo không gian: Từ địa phương (tỉnh Cà Mau) đến vùng ĐBSCL, cả nước và quốc tế.

- Từ góc độ chuyên môn: TTX được coi là một trong những cách thức để đạt được PTBV trong bối cảnh BĐKH.

Vì vậy, tăng trưởng xanh, một mặt, phải đảm bảo tính bền vững cả về lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường; mặt khác, phải góp phần ứng phó hiệu quả với BĐKH trong cả hai khía cạnh “thích ứng” và “giảm nhẹ”. Theo nghĩa đó, TTX nằm trong mối quan hệ với các lĩnh vực khác của hệ thống kinh tế - xã hội và nằm trong khuôn khổ của hệ thống thể chế và năng lực phát triển (nhân, tài và vật lực) hiện hành. Vì vậy, việc xây dựng KHHĐ TTX được thực hiện thông qua việc tiếp cận với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Qua đó, các nội dung của KHHĐ TTX sau khi được phê chuẩn, sẽ được lồng ghép vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan.

Phần II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TỈNH CÀ MAU

CHƯƠNG 1

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu

Trong giai đoạn 2011 - 2017, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đã có những chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực, cơ bản hoàn thành các mục tiêu tổng quát đề ra. Nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ phát triển khá, bình quân hàng năm tăng 6% trong giai đoạn 2011 - 2015, riêng năm 2016 tăng 5,15%, năm 2017 tăng 7%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng của khu vực ngư, nông, lâm nghiệp giảm dần và tăng dần tỷ trọng khu vực dịch vụ. Cụ thể: Tỷ trọng khu vực ngư, nông, lâm nghiệp giảm từ 38,8% (năm 2011) xuống còn 29,6% (năm 2017); tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng mạnh từ 24,5% (năm 2011) lên 39,6% (năm 2017); riêng tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng giảm từ 36,7% (năm 2011) xuống còn 27% (năm 2017).

Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu phấn đấu đến 2020 đạt mức tăng bình quân tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) khoảng 7 - 7,5%/ năm (giá so sánh 2010), trong đó: khu vực dịch vụ tăng 10%/năm; khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng 4%/năm; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 7,5%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ lên đạt khoảng 42,5%; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng đạt khoảng 31%; tỷ trọng ngành ngư, nông, lâm nghiệp khoảng 23%.

2. Các chỉ tiêu kinh tế chính

2.1. Ngư, nông, lâm nghiệp

Thủy sản

Thủy sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực ngư nông lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, với con tôm là ngành hàng chủ lực. Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản đạt 525.493 tấn, trong đó sản lượng tôm đạt 172.204 tấn. Diện tích nuôi trồng thủy sản được duy trì ổn định với khoảng 302.861 ha, trong đó diện tích nuôi tôm khoảng 280.849 ha. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang phát triển các phương thức nuôi trồng thủy sản mới như nuôi tôm sinh thái, nuôi tôm kết hợp với lúa, nuôi tôm luân canh, xen canh với các đối tượng khác (cua, sò huyết...). Sản xuất tôm giống cũng là ngành hàng phát triển khá ổn định. Hàng năm tỉnh Cà Mau sản xuất khoảng 8 - 9 tỷ con tôm sú giống, đáp ứng khoảng 60% nhu cầu thả nuôi của tỉnh. Ngành khai thác thủy hải sản cũng phát triển mạnh, với số lượng tàu thuyền khai thác khá lớn, với 5.504 chiếc (năm 2017) và tổng công suất 476.637 CV, trong đó có 1.514 chiếc có công suất trên 90 CV (chiếm tỷ lệ 27,5%). Trong những năm tới, tỉnh sẽ tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy hải sản phù hợp với từng nhóm nghề, từng ngư trường. Bảo đảm tăng diện tích nuôi tôm công nghiệp đến năm 2020 đạt khoảng 20.000 ha, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến đạt khoảng 120.000 ha. Nâng tổng sản lượng thủy sản năm 2020 đạt khoảng 600.000 tấn.

Trồng trọt

Lúa là cây nông nghiệp chủ lực của tỉnh Cà Mau. Năm 2017, diện tích gieo trồng lúa đạt gần 113.148 ha. Tỉnh Cà Mau đang đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ KHKT vào nông nghiệp, sử dụng các giống lúa mới chất lượng cao. Tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao chiếm hơn 80% diện tích lúa hiện có. Tỉnh đã chuyển đổi 40.389 ha đất lúa/màu kém hiệu quả sang sản xuất luân canh một vụ lúa với một vụ tôm. Mô hình “cánh đồng lớn” cũng đã được triển khai trên địa bàn với quy mô 10.767 ha, với sự tham gia tích cực của 9.056 hộ nông dân. Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang được hình thành với việc sản xuất gạo hữu cơ (hiện đã đạt quy mô 320 ha). Ngoài cây lúa, trên địa bàn tỉnh Cà Mau còn một số loại cây trồng khác có giá trị như: cây mía với diện tích 1.093 ha; cây dừa 7.328 ha, cây chuối 5.522 ha là nguồn nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến nông sản. Trong những năm tới, tỉnh khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn. Bảo đảm duy trì diện tích gieo trồng khoảng 127.590 ha, đạt sản lượng lúa khoảng 630.000 tấn vào năm 2020.

Chăn nuôi

Chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa phải là thế mạnh của tỉnh Cà Mau. Tổng đàn heo xuất chuồng năm 2017 đạt 123.214 con, giảm 45,32% so với năm 2011; tổng đàn gia cầm đạt hơn 1,8 triệu con, tăng 147.788 con so với năm 2011. Trên địa bàn tỉnh có 8 trại chăn nuôi heo tập trung, 18 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Đề án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến 2020 được triển khai thực hiện đã góp phần đảm bảo tốt hơn an toàn vệ sinh thực phẩm và BVMT.

Lâm nghiệp

Lâm nghiệp ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Trong năm 2017, diện tích rừng hiện có của tỉnh đạt 95.415 ha, trong đó rừng tự nhiên chiếm 11.911 ha và rừng trồng chiếm 83.504 ha; độ che phủ rừng và cây phân tán đạt 25%. Tỉnh đã và đang triển khai Đề án tái cơ cấu lâm nghiệp đến các huyện và các đơn vị quản lý rừng trên toàn tỉnh. Đnâng cao năng suất, cùng với các giải pháp kỹ thuật thâm canh rừng, cải tiến giống, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển dần một phần diện tích rừng sang kinh doanh gỗ có đường kính lớn, tỉnh đã tạo được vùng nguyên liệu tập trung, rừng được quản lý theo hướng bền vững. Trong những năm tới, sẽ thực hiện việc tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý về bảo vệ và phát triển rừng. Đẩy mạnh việc giao khoán rừng, đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng trên địa bàn. Bảo đảm đến năm 2020 đạt diện tích 112.485 ha, trong đó, diện tích đất có rừng đạt 105.000 ha. Nâng độ che phủ rừng và cây phân tán từ 25% năm 2017 lên đạt 26% vào năm 2020.

2.2. Công nghiệp và xây dựng

Năm 2017, khu vực công nghiệp và xây dựng trên địa bàn tỉnh đạt 10.400 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2016.

Chế biến thủy sản và sản xuất khí - điện - đạm là 2 ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực công nghiệp - xây dựng và là một trong những động lực quan trọng, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau.

Trong đó, ngành công nghiệp khí điện đạm đã có đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của toàn ngành công nghiệp góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa công nghiệp tỉnh nhà. Nhà máy xử lý khí Cà Mau với công suất 182.500 tấn LGP/năm; 02 Nhà máy Điện Cà Mau công suất thiết kế 1.500 MW, có khả năng cung cấp trên 8 tỷ kWh/năm; Nhà máy đạm công sut thiết kế 800.000 tấn/năm. Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh (năm 2011 chiếm 63,6%, năm 2015 chiếm 79,8%, và đến năm 2016 là 81,8%); trong đó, chế biến thủy hải sản có tỷ trọng rất cao: đạt 86,9% năm 2011, giảm xuống còn 76,1% năm 2015 và 75,9% trong năm 2016. Các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện được phân bố chủ yếu ở các khu công nghiệp hoặc cụm công nghiệp. Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay là khu công nghiệp Hòa Trung, Năm Căn, Khánh An, cụm công nghiệp Sông Đốc và Khí - Điện - Đạm Cà Mau. Toàn tỉnh có 281 doanh nghiệp công nghiệp, trong đó 44 doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thủy sản (35 doanh nghiệp chế biến sản phẩm tôm đông, cá, mực các loại và 09 doanh nghiệp sản xuất bột cá, tôm các loại) với trang thiết bị hiện đại để gia tăng giá trị chế biến tinh, góp phần tích cực phát triển lĩnh vực mũi nhọn của tỉnh. Ngoài hai ngành công nghiệp chủ lực nêu trên, tỉnh Cà Mau còn tập trung vào công nghiệp năng lượng tái tạo bởi tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh là rất lớn, nhất là điện gió (trên 3.600 MW), điện mặt trời (trên 1.500 MW) đã và đang được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến tìm kiếm cơ hội và đầu tư khai thác.

Định hướng trong thời gian tới, tỉnh sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển công nghiệp, phấn đấu để đến năm 2020 đạt mức tăng bình quân giá trị tổng sản lượng công nghiệp và năng lượng hàng năm khoảng 18 - 19%. Bên cạnh đó, tỉnh Cà Mau sẽ tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Công nghiệp chế biến nông, lâm và đặc biệt là chế biến thủy sản sẽ được tập trung phát triển theo hướng gắn với quy hoạch vùng sản xuất nguyên liệu, khuyến khích đầu tư công nghệ, mở rộng sản xuất những sản phẩm tinh chế, đa dạng hóa mặt hàng. Công nghiệp cơ khí đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phục vụ nông nghiệp, thủy sản cũng sẽ được chú trọng phát triển.

2.3. Khu vực dịch vụ

Dịch vụ là khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong các khu vực kinh tế của tỉnh Cà Mau. Tổng giá trị tăng thêm trong năm 2017 là 10,6%. Các ngành dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao của tỉnh Cà Mau hiện bao gồm thương mại, vận tải, viễn thông, du lịch, ngân hàng.

Thương mại

Thương mại nội địa của tỉnh Cà Mau phát triển mạnh trong thời gian qua. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng từ 30.349 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 46.137 tỷ đồng năm 2017. Hình thức phân phối hàng hóa được đa dạng hóa, một số siêu thị, trung tâm thương mại được đưa vào hoạt động. Công tác xúc tiến thương mại cũng đã được chú trọng. Ngoại thương cũng được thúc đẩy phát triển nhanh, với thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Các mặt hàng xuất khẩu của tỉnh đã có mặt trên 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2011 - 2015 đạt 5.193 tỷ USD. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 1.100 triệu USD. Đây là phần đóng góp quan trọng vào cán cân thương mại của cả nước. Tỉnh Cà Mau hiện nay vẫn tiếp tục là địa phương đứng đu cả nước về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng tôm. Ngoài ra, tỉnh còn đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu như các nông sản và phân đạm.

Dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch của tỉnh trong thời gian qua có bước chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Trong 02 năm 2016 - 2017, ngành du lịch Cà Mau đã đón 3.197.240 lượt khách đến tham quan du lịch (trong đó có 75.440 lượt khách quốc tế), doanh thu đạt gần 592 tỷ đồng. Tỉnh có 401 cơ sở lưu trú với 5.675 phòng, trong đó có 71 khách sạn với một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 03 sao trở lên như khách sạn Mường Thanh, khách sạn Ánh Nguyệt... Công suất sử dụng buồng đạt 45,65%. Ngoài ra, công tác lữ hành của tỉnh cũng ngày càng được chú trọng và phát triển, lượng khách đến Cà Mau tham quan du lịch thông qua việc kết nối tour tuyến với các công ty lữ hành lớn ngoài tỉnh và các thành phố lớn ngày càng tăng. Hiện nay, có 10 cơ sở hoạt động kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh.

Dịch vụ vận tải

Vận tải đường thủy được tăng cường với 7.269 phương tiện vận tải hàng hóa, 7.012 phương tiện vận chuyển hành khách và 11.584 phương tiện thủy gia dụng. Vận tải đường bộ phát triển với trên 4.117 phương tiện ôtô vận chuyển hàng hóa; 7.149 phương tiện ôtô vận chuyển hành khách. Vận tải hàng không cũng được tăng cường nhờ các tuyến bay Cà Mau - thành phố Hồ Chí Minh. Khối lượng vận chuyển hành khách tăng từ 34.218 nghìn lượt người năm 2011 lên 72.154 nghìn lượt người năm 2017 (trong đó khối lượng vận chuyển hành khách bằng đường hàng không đạt 34 nghìn người). Khối lượng luân chuyển hành khách tăng từ 624.358 nghìn lượt người.km năm 2011 lên đạt 1.736.836 nghìn lượt người.km trong năm 2017 (trong đó khối lượng luân chuyển hành khách bằng đường hàng không đạt 8.160 nghìn lượt người.km). Vận chuyển hành khách công cộng phát triển nhanh. Đã đưa vào hoạt động nhiều tuyến xe buýt như tuyến Tắc Vân - Năm Căn, Cà Mau - Sông Đốc, Cà Mau - Khánh Hội, Cà Mau - Thi Bình, Cái Nước - Cái Đôi Vàm, liên tỉnh Cà Mau - Ngã Năm (Sóc Trăng). Khối lượng vận chuyển hàng hóa tăng từ 596 nghìn tấn năm 2011 lên đạt 2.390 nghìn tấn năm 2017.

3. Dân số, lao động và việc làm

3.1. Dân số, mức gia tăng dân số và đô thị hóa

Năm 2017, dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 1.226.242 người (nam 614.101 người, chiếm 50,08%; nữ 612.141 người, chiếm 49,92%), với mật độ dân số là 235 người/km2; trong đó, Dân số trung bình ở nông thôn là 948.004 người (chiếm 77,31%), thành thị 278.238 người (chiếm 22,69%). Dân số khu vực thành thị chiếm tỷ lệ còn thấp trong tổng dân số của tỉnh; cụ thể, năm 2011, dân số thành thị chiếm tỷ lệ từ 21,79% (với 274.276 người) lên 22,69% (với 278.238 người) năm 2017, thấp hơn so với tỷ lệ dân số thành thị bình quân chung toàn vùng ĐBSCL và so với cả nước. Điều này cho thấy tốc độ đô thị hóa của tỉnh hiện đang chậm. Theo dự báo, đến năm 2020, quy mô dân số tăng và đạt khoảng 1,285 triệu người. Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên đạt mức 37% vào năm 2020.

3.2. Lao động và việc làm

Năm 2017, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Cà Mau có 690.454 người, chiếm khoảng 56,31% tng s dân của tỉnh. Với cơ cấu dân s này, tỉnh Cà Mau hiện đang ở trong “thời kỳ dân số vàng”. Tuy nhiên, lao động làm việc ở khu vực nông thôn của tỉnh vẫn còn cao (78% tổng lao động xã hội), trong đó đại bộ phận là lao động nông nghiệp. Số lượng lao động trong khu vực công nghiệp có xu hướng giảm, từ 37.386 người năm 2011 giảm còn 34.069 người trong năm 2017. Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế của tỉnh còn thấp, chỉ đạt 37,7%; lao động ở các trình độ từ trung cấp, cao đng và đại học trở lên chiếm khoảng 55,6% tổng số lao động có đào tạo vào năm 2016. Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội xuống còn 60% vào năm 2020; giải quyết việc làm trong giai đoạn 2016 - 2020 cho khoảng 190.000 lao động; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo (dưới mọi hình thức) lên đạt 50% tổng số lao động của tỉnh vào năm 2020.

3.3. Thực trạng xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh được triển khai tích cực. Đến cuối năm 2017, có 21 xã đạt chuẩn NTM (chiếm 25,6%), 09 xã đạt 18 - 19 tiêu chí (chiếm 11%), 30 xã đạt 10 - 14 tiêu chí (chiếm 36,6%), 22 xã đạt 07 - 09 tiêu chí (chiếm 26,8%). Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp, đã góp phần thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn tỉnh Cà Mau. Đến cuối năm 2016, tỉnh đã xây dựng mới và cải tạo khoảng 3.625 km đường giao thông nông thôn; xây mới, sửa chữa, nâng cấp 3.110 cây cầu; nạo vét trên 500 công trình thủy lợi với tổng chiều dài gần 1.900 km, các công trình lưới điện, trường học, trạm y tế, cơ sở vật chất văn hóa - thể thao được quan tâm, ưu tiên đầu tư. Tỉnh đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động 225 công trình cấp nước tập trung nông thôn, giúp nâng tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh lên đạt 85,1%, trong đó có hơn 38% dân s sử dụng nước sạch đạt Quy chuẩn 02:2009/BYT. Cà Mau đặt mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2020 toàn tỉnh có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

4. Cơ sở hạ tầng

4.1. Hạ tầng kỹ thuật

Điện và năng lượng

Trong thời gian qua, hệ thống hạ tầng năng lượng của tỉnh Cà Mau được ưu tiên đầu tư nên đã được cải thiện đáng kể. Trên địa bàn tỉnh hiện có 2 nhà máy điện Cà Mau 1 và Cà Mau 2 (thuộc khu Khí - Điện - Đạm Cà Mau), với tổng công suất 1.500 MW; tổng sản lượng điện sản xuất năm 2011 đạt 8,5 tỷ kWh, năm 2012 đạt 8,1 kWh, năm 2013 đạt 8,2kWh, năm 2014 đạt 7,6 t kWh, năm 2015 đạt 8,2 tỷ kWh và đến năm 2017 đạt 7,7 tỷ kWh. Về cơ bản tỉnh Cà Mau hiện nay đã đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư. Tỉnh đã ưu tiên đầu tư hệ thống lưới điện nông thôn, với 509 km đường dây trung thế, 677 km đường dây hạ thế, 10.805 kVA trạm biến áp được lắp đặt. Chương trình điện khí hóa nông thôn trên địa bàn được quan tâm đầu tư, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện năm 2017 đạt 98,86%. Tỉnh Cà Mau đã đầu tư lưới điện trung, hạ thế và trạm biến áp phục vụ nuôi tôm công nghiệp với tổng mức đầu tư 368 tỷ đồng (chiều dài trung thế 485,33 km; chiều dài hạ thế 821,78 km; tổng dung lượng trạm biến áp 62.433 kVA). Hiện nay, điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu. Tỉnh đang phối hợp chặt chẽ với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai thực hiện Dự án cấp điện nông thôn trên địa bàn, phn đu đến năm 2020 hu hết s hộ dân trên địa bàn tỉnh có điện sử dụng.

Hạ tầng giao thông

Tỉnh Cà Mau có hệ thống hạ tầng giao thông đang ngày càng được cải thiện, bao gồm cả đường thủy, đường bộ và đường hàng không. Mạng lưới giao thông đường thủy rất phát triển. Hệ thống đường thủy hiện có khoảng 8.223,2/10.000 km đường thủy có khả năng khai thác, với 62 tuyến do trung ương quản lý, với tng chiều dài 1.223,2 km. Ngoài ra còn khoảng 7.000 km sông - kênh có khả năng khai thác vận tải thủy. Vận tải hành khách và hàng hóa bằng đường thủy chiếm tỷ trọng lớn hơn so với đường bộ. Các tuyến giao thông đường thủy quan trọng nhất gồm có: (i) tuyến Cà Mau - Ngã Bảy Phụng Hiệp - Cần Thơ - thành phố Hồ Chí Minh; và (ii) các tuyến từ thành phố Cà Mau đi trung tâm các huyện, đến Mũi Cà Mau, đến các trung tâm kinh tế, cụm dân cư Rạch Gốc, Gành Hào, Bồ Đ, Sông Đốc, Khánh Hội và luồng tàu biển thị trấn Năm Căn - Cửa Bồ Đề. Ngoài ra, hệ thống bến cảng cũng được chú trọng phát triển. Hệ thống đường bộ có tổng chiều dài 12.693,28 km, gồm 3 tuyến quốc lộ với tổng chiều dài là 219,89 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 16 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 281,093 km, tỷ lệ nhựa hóa đạt 100%; 76 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 976,4 km, tỷ lệ nhựa hóa, cứng hóa đạt 75%; hệ thống đường đô thị với tổng chiều dài 226,061 km, 100% đã được cứng hóa; hệ thống đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 10.949,836 km, tỷ lệ cứng hóa đạt 42,74%. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt 98,78%. Hạ tầng giao thông hàng không phát triển chưa đáng kể, hiện chỉ có 01 sân bay Cà Mau với đường băng dài 1.050m x 30m, được khai thác sử dụng cho một số loại máy bay nhỏ, theo 01 tuyến bay duy nhất là tuyến Cà Mau - thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại với tần suất 01 chuyến/ngày. Hệ thống cảng và bến bãi cũng được cải thiện và nâng cấp. Đến cuối 2016, trên địa bàn tỉnh có 09 bến xe khách chính; 03 bến tàu thủy và 1 cảng xếp dỡ hàng hóa trong thành phố Cà Mau, với tổng diện tích sử dụng là 7.400 m2 và 10 bến tàu khách tại các huyện. Ngoài ra, còn có các bến cảng phục vụ vận tải, sản xuất công nghiệp và hậu cần nghề cá và cảng của cụm dự án Khí Điện Đạm (tại Vàm Cái Tàu) đang được đầu tư xây dựng. Về cơ bản, cơ sở hạ tầng giao thông của tnh đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của các doanh nghiệp và người dân. Theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến 2020 của tỉnh Cà Mau, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giao thông vận tải, tỉnh sẽ ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến giao thông trọng điểm, nhất là giao thông đường bộ. Mạng lưới giao thông đường thủy cũng đang được quy hoạch lại. Hệ thống cảng, bến và các tuyến giao thông liên huyện, tuyến đường kết nối với các cụm kinh tế, các trung tâm xã cũng sẽ được nâng cấp hoặc xây dựng mới.

Thủy lợi

Là vùng bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ thủy triều, thủy lợi có vị trí đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Cà Mau. Vì thế, thời gian qua, các công trình thủy lợi được chính quyền tỉnh rất chú trọng đầu tư. Mục tiêu cơ bản là xây dựng hệ thống lưu giữ, cung cấp nước ngọt và tiêu úng xổ phèn để sản xuất thâm canh lúa. Hệ thống thủy lợi tỉnh Cà Mau được quy hoạch thành 2 vùng lớn với 23 tiu vùng. Vùng Bắc Cà Mau thuộc hệ sinh thái ngọt bao gồm 5 tiu vùng - kết hợp vùng Quản lộ Phụng Hiệp thuộc Chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau. Vùng Nam Cà Mau sản xuất theo hệ sinh thái mặn bao gồm 18 tiểu vùng. Hiện có 17 tiu vùng đã được lập và phê duyệt dự án đầu tư, trong đó đã có 7 tiểu vùng nhận được đầu tư. Từ năm 2001 đến nay, đã có trên 90% kênh mương (chiều dài 9.500 km) được nạo vét ít nhất 01 lần. Tỉnh cũng đã đầu tư nâng cấp hàng trăm km đê sông, xây dựng 200 cống thủy lợi; đã và đang thi công Dự án nâng cấp hệ thống đê biển Tây; khôi phục hàng trăm ha rừng phòng hộ. Đã đầu tư hoàn thành khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Sông Đốc, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm.

Hạ tầng du lịch

Hạ tầng du lịch của tỉnh Cà Mau được nâng cấp đáng kể trong thời gian gần đây. Bên cạnh việc cải thiện về thiết bị, tiện nghi phục vụ, đào tạo lao động, đa dạng hóa sản phẩm, tỉnh đã quy hoạch xây dựng hoặc nâng cấp một số khu du lịch tại Đất Mũi Cà Mau, bãi biển Khai Long, Hòn Đá Bạc, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ, Khu tưởng niệm Bác Hồ, Lâm ngư trường 184, Lâm ngư trường Sông Trẹm. Nhiều khách sạn, nhà hàng được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp.

Hạ tầng bưu chính viễn thông

Mạng lưới bưu chính - viễn thông ngày càng phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc phục vụ phát triển và trao đổi thông tin của người dân. Đến cuối năm 2017, trên địa bàn tỉnh có 16 doanh nghiệp bưu chính với 58 bưu cục, 80 bưu điện - văn hóa xã, 08 thùng thư công cộng độc lập; có 8 doanh nghiệp viễn thông đang hoạt động (VNPT, Viettel, Mobifone, Vietnammobile, Gtel mobile, FPT, SCTV và Đài thông tin Duyên hải), 1.353 trạm phủ sóng thông tin di động (BTS) và 1.132 trạm Node B (3G).

4.2. Hạ tầng khác

Giáo dục và đào tạo

Cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục - đào tạo đã được tăng cường một bước đáng kể. Mạng lưới trường lớp các ngành học, cấp học trên địa bàn tỉnh Cà Mau luôn ổn định và tiếp tục phát triển. Trang thiết bị phục vụ cho dạy học được quan tâm đầu tư; chương trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được triển khai tích cực, đến cuối năm 2017 tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt 47,7%.

Y tế

Cơ sở vật chất ngành y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được đầu tư, mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đến cuối 2017, toàn tỉnh có 3 bệnh viện tuyến tỉnh, 09 bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện, 7 phòng khám đa khoa khu vực, 94 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Ngoài ra còn có 2 bệnh viện tư nhân, 4 cơ sở y tế ngành và khoảng 1.000 cơ sở y tế tư nhân khác.

Văn hóa - thể thao

Các thiết chế văn hóa - thể thao cơ sở được quan tâm đầu tư mạnh. Đến cuối năm 2017 có 55% xã và 89% huyện, thành phố có Trung tâm Văn hóa - Thể thao. Nhờ đó, mức hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân ngày một nâng lên. Phong trào thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi trong toàn xã hội tham gia.

Đô thị

Trong những năm qua, hệ thống hạ tầng các đô thị trên địa bàn tỉnh Cà Mau được quan tâm đầu tư. Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, mạng lưới đô thị đã phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỉnh Cà Mau đã có 10 đô thị, trong đó có 01 đô thị loại II là thành phố Cà Mau, là đô thị tỉnh lỵ và là 01 trong 04 đô thị động lực của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có 02 đô thị loại IV là thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời và thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn; 07 đô thị loại V là các thị trấn huyện lỵ của các huyện. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh sang hướng dịch vụ, thương mại và công nghiệp. Hiện tại, tỉnh đang ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng phát triển 3 đô thị động lực của tỉnh gồm: thành phố Cà Mau, đô thị Năm Căn và đô thị Sông Đốc.

Nông thôn

Được cải thiện đáng kể nhờ thực hiện Chương trình nông thôn mới, với hàng nghìn km đường, cầu giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng về lưới điện, thủy lợi, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao được xây dựng mới hoặc nâng cấp. Những dự án, công trình trên đã góp phần hình thành mạng lưới kết cấu hạ tng mới, từng bước khắc phục yếu kém về hệ thống kết cấu hạ tầng, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn, tạo tiền đề để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao đời sống của nhân dân.

5. Năng lực cạnh tranh

Thời gian gần đây, tỉnh Cà Mau là 1 trong các tỉnh có thứ hạng chưa cao trong bảng xếp hạng năng lực cnh tranh cấp tỉnh (PCI). Năm 2017, Cà Mau được đánh giá ở mức “trung bình” về năng lực cạnh tranh, xếp ở vị trí thứ 51 trong số 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong số các chỉ số PCI thành phần, Cà Mau được đánh giá tốt ở 4 chỉ số là “gia nhập thị trường”, “chi phí không chính thức”, “cạnh tranh bình đẳng”, “chi phí thời gian thực hiện các quy định của Nhà nước”. Trên thực tế, tỉnh đã đạt được một số tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện mô hình “một cửa” trong khi tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh, giảm bớt thời gian chờ đợi đ hoàn tt các thủ tục hành chính... Tương tự, tỷ lệ quỹ thời gian các doanh nghiệp và người dân trên địa bàn phải bỏ ra để thực thi các quy định của Nhà nước cũng giảm xuống tương đối. Tuy vậy, tỉnh Cà Mau bị đánh giá ở mức thấp trong các chỉ số về “đào tạo lao động”, “tính minh bạch”. Các kết quả đạt được trong việc cung cấp các dịch vụ giáo dục, đào tạo, dạy nghề còn chưa đáng kể.

CHƯƠNG 2

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Những giá trị tài nguyên tại địa phương

1.1. Tài nguyên rừng

Tỉnh Cà Mau có 2 nhóm rừng tự nhiên là rừng ngập mặn và rừng tràm - là loại rừng đặc trưng ở các vùng đất phèn và đất than bùn. Rừng ngập mặn (RNM) ở tỉnh Cà Mau có diện tích tự nhiên lớn nhất và đặc sắc nhất ở Việt Nam, phân bổ dọc theo các dải bờ biển thuộc các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và Phú Tân, được đặc trưng bởi tính đa dạng sinh học cao. Lượng mùn bã phong phú của RNM là nguồn thức ăn dồi dào cho nhiều loài động vật thủy sinh, nơi cư trú và kiếm ăn của nhiều loài bò sát quý hiếm như cá sấu, kỳ đà hoa, rùa biển. Một số loài thú như rái cá, mèo rừng, khỉ đuôi dài cũng thích sinh sống trong rừng ngập mặn. Ngoài ra, RNM còn là nơi làm tổ, kiếm ăn, nơi trú đông của nhiều loài chim nước, chim di cư, trong đó có một số loài đang bị đe dọa tuyệt chủng. Bên cạnh đó, rừng tràm là hệ sinh thái rừng chuyển tiếp giữa rừng ngập nước và rừng khô nhiệt đới, nm sâu trong lục địa tại các huyện U Minh, Trần Văn Thời, là vùng rừng ngập nước thuận lợi cho các loài thủy sinh trú ngụ, sinh sản và phát triển. Năm 2017, tổng diện tích rừng tại tỉnh Cà Mau là 95.415 ha, trong đó rừng ngập mặn và rừng đặc dụng trên đảo có diện tích 56.927 ha (chiếm 59,66%); rừng tràm có diện tích khoảng 38.488 ha (chiếm 40,34%); độ che phủ rừng và cây phát tán của toàn tỉnh đạt 25%. Ngoài ra, vườn quốc gia (VQG) U Minh Hạ có diện tích 8.527,8 ha, là nơi có hệ sinh thái rừng tràm 6 tháng ngập nước và 6 tháng khô hạn, có giá trị rt cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, điều hòa khí hậu, ổn định nền đất, môi trường văn hóa và du lịch. Tỉnh Cà Mau đặt mục tiêu duy trì diện tích rừng tập trung đạt 105.000 ha, nâng độ che phủ rừng và cây phân tán lên đạt 26% vào năm 2020.

1.2. Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Cà Mau là 522.119 ha, phân bố không đồng đều trên 9 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó, chủ yếu là đất phèn và đất mặn. Các nhóm đất than bùn phân bố dưới rừng tràm ở vùng trũng U Minh, đất bãi bồi, đất cát phân bố ở ven bờ biển. Theo mục đích sử dụng đất, năm 2017, diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn là 143.216 ha (chiếm 27,43% diện tích tự nhiên); đất lâm nghiệp là 95.020 ha (chiếm 18,20%). Riêng đất ở có diện tích 6.487 ha (chiếm 1,24 % diện tích tự nhiên); diện tích loại đất này hiện đang tăng lên do nhu cầu đô thị hóa và xây dựng dân dụng. Diện tích đất chuyên dùng giảm từ 27.879 ha năm 2011 xuống còn 23.382 ha năm 2017 (chiếm 4,48% diện tích tự nhiên) để đáp ứng nhu cầu xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ quan, trường học và các công trình khác. Diện tích đất chưa sử dụng trong tỉnh đang ngày càng bị thu hẹp, giảm từ 8.545 ha năm 2011 xuống còn 4.649 ha năm 2017 (chiếm 0,89% diện tích tự nhiên). Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong thời gian gn đây cũng làm giảm đáng kể diện tích đất sản xuất nông nghiệp và làm tăng diện tích NTTS lên đạt 222.717 ha. Với tiềm năng đất đai phong phú, Cà Mau hiện còn nhiều dư địa để tăng năng suất, tăng sản lượng cây trồng vật nuôi, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi tôm sinh thái.

1.3. Biển và bờ biển

Tỉnh Cà Mau là một trong số 28 tỉnh ven biển của cả nước và là tỉnh duy nhất có 3 mặt tiếp giáp biển, với bờ biển dài 254 km (chưa kể bờ biển của các đảo trên địa bàn) và diện tích lãnh hải khoảng 71.000 km2. Biển Cà Mau nằm trong vùng biển Tây Nam Bộ, phn lớn diện tích thuộc vùng Vịnh Thái Lan. Nằm ở vị trí tiếp giáp với các nước Campuchia, Thái Lan, Maylaysia, Singapore, Indonesia, biển Cà Mau giữ vai trò là cầu nối với các nước trong khu vực, là cửa ngõ quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Trong vùng biển của tỉnh Cà Mau có 3 cụm đảo gần bờ là cụm đảo Hòn Khoai (diện tích 561 ha), cụm đảo Hòn Chuối (diện tích 140 ha) và cụm đảo Hòn Đá Bạc (diện tích 6,3 ha), trong đó, cụm đảo Hòn Khoai có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, dịch vụ kinh tế biển và có ý nghĩa quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phòng. Biển Cà Mau có trữ lượng hải sản lớn, có nguồn tài nguyên và hệ sinh thái đa dạng, phong phú. Vùng biển này còn là nơi có tiềm năng lớn về dầu khí. Công nghiệp dầu khí đang là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Với dải bờ biển dài và thềm lục địa rộng lớn, tỉnh Cà Mau hiện cũng là một trong những ngư trường đánh bắt thủy sản trọng điểm của cả nước, là nơi có tiềm năng lớn về khai thác nuôi trồng thủy hải sản, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, phát triển công nghiệp cảng, dịch vụ vận tải, xuất nhập khẩu và phát triển du lịch.

1.4. Tài nguyên nước

Tỉnh Cà Mau là tỉnh có nguồn nước mặt nội địa dồi dào, bao gồm nước mưa và nước mặn. Nước mưa là nguồn nước ngọt chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và nhu cầu sinh hoạt của con người, với trữ lượng trung bình vào khoảng 6 - 10 tỷ m3 nước/ năm. Đây là nguồn nước quý giá, được tích trữ tại các kênh mương vào mùa mưa để tạo thành các vùng nước ngọt tại khu vực rừng tràm U Minh hạ, vùng phía Bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình. Nhờ nguồn nước này, một số địa phương trong tỉnh có thể sản xuất lúa 2 vụ, trồng rau màu thực phẩm và một số loại cây công nghiệp. Tuy nhiên, diện tích vùng nước ngọt này hiện đang ngày càng bị thu hẹp. Nước mặn là nguồn nước được đưa từ bin vào các thủy vực, sông ngòi, kênh, rạch. Loại nước này lại là nguồn tài nguyên quý giá để phát triển nuôi trồng thủy sản, làm muối, phát triển rừng ngập mặn. Trữ lượng nguồn nước này thay đi theo chế độ thủy triu (nước lớn, nước ròng), thông qua các con sông đổ ra biển Đông và biển Tây. Các sông, rạch trên địa bàn tạo thành mạng lưới chằng chịt ăn thông với nhau cung cấp nước cho toàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Cà Mau là tỉnh có bờ bin dài nht trong s 28 tỉnh có biển trong cả nước với nhiều đảo nhỏ. Vì thế, đây cũng là tỉnh có nguồn tài nguyên nước bin và nước ven bin di dào nhất, được cung cấp từ cả biển Đông và biển Tây. Là nguồn tài nguyên quý giá phục vụ cho các hoạt động khai thác, đánh bt và nuôi trng thủy sản, phát triển du lịch bin đảo và các ngành kinh tế biển. Nước dưới đất (nước ngầm) ở tỉnh có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo, phân b khá đng đu trên địa bàn, nên giữ vai trò là nguồn tài nguyên nước hết sức quan trọng cho sinh hoạt dân cư và cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh. Loại nước này được phân bổ ở 7 tầng chứa nước khác nhau, với độ sâu từ khoảng 36 m (tầng I) đến trên 400 m (tầng VII), với tổng trữ lượng tiềm năng khai thác khoảng 6 triệu m3/ngày. Hiện nay loại nước này đang được khai thác chủ yếu ở các tầng II, III và IV. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác quá mức và không bảo đảm quy trình kỹ thuật, không tuân thủ đúng quy hoạch, nên nguồn nước ngầm tại nhiều khu vực trong tỉnh đang dần bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, không đảm bảo chất lượng phục vụ sinh hoạt.

1.5. Tài nguyên khoáng sản

Tỉnh Cà Mau được biết đến như một địa phương có nguồn tài nguyên dầu khí và các nguồn khoáng sản làm nguyên liệu, vật liệu xây dựng khác. Thềm lục địa Tây Nam của tỉnh hiện được xác định có trữ lượng và tiềm năng đáng kể về khí thiên nhiên. Tổng trữ lượng khí đốt tiềm năng tại các mỏ tại địa phương đạt khoảng 172 tỷ m3, trong đó đã phát hiện 30 tỷ m3 có thể được khai thác. Theo dự báo, sản lượng khai thác các mỏ khí có thể đạt khoảng 8,25 tỷ m3/năm. Đây là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước, là điều kiện quan trọng để phát triển công nghiệp vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Hiện nay, cụm dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau, khu công nghiệp Khánh An đang được xây dựng nhằm mục đích chủ yếu là khai thác và chế biến nguồn lợi khoáng sản này. Tỉnh Cà Mau còn được biết đến là nơi có nguồn than bùn lớn nhất Việt Nam, với tổng diện tích khoảng 5.640 ha, trữ lượng vào khoảng 14,1 triệu tấn. Đất sét gạch ngói và sét Ceramic cũng là nguồn khoáng sản đáng kể ở tỉnh, với tổng trữ lượng khoảng 250 triệu m3. Đây là nguồn khoáng sản cn thiết cho phát triển ngành vật liệu xây dựng và thủ công dân dụng tại tỉnh.

1.6. Tài nguyên du lịch

Tỉnh Cà Mau được thiên nhiên ban tặng những tiềm năng du lịch phong phú, thích hợp để phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái vùng sông nước, du lịch biển đảo, du lịch văn hóa lịch sử. Với hệ thống kênh rạch, sông nước chằng chịt (tổng chiều dài khoảng 7.000 km) ăn thông ra biển, với các vườn cây ăn trái vùng nhiệt đới, các sân chim tự nhiên và nhân tạo, các khoảnh rừng ngập mặn và rừng tràm rộng lớn, tỉnh Cà Mau là địa phương có tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái. Tỉnh còn được biết đến với 2 vườn quốc gia (VQG) nổi tiếng là VQG Mũi Cà Mau và VQG U Minh Hạ. Cả 2 VQG này đều đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2009. Ngoài ra, mũi đất Cà Mau còn là điểm tận cùng của Tổ quốc, là địa phương duy nhất trong cả nước có đất bồi hàng năm lấn thêm ra biển từ 80 - 100 m, với dải bờ biển dài, các cụm đảo gần bờ với phong cảnh thiên nhiên còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ, tỉnh có nhiều tiềm năng để khai thác du lịch biển đảo. Trên địa bàn tỉnh còn có nhiều di tích gắn liền với quá trình lịch sử đấu tranh của dân tộc. Những danh thắng văn hóa - lịch sử này chính là cơ sở để khai thác phát triển du lịch lịch sử - nhân văn.

1.7. Các nguồn năng lượng tái tạo

Tỉnh Cà Mau là một trong những tỉnh được đánh giá là có tiềm năng lớn và đa dạng về năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng sinh khối, năng lượng mặt trời, năng lượng gió và thủy triều. Ưu điểm của các dạng năng lượng này là có thể bố trí tại các vùng nông thôn, vùng xa và khó khăn. Tuy chưa thể đưa vào khai thác có hiệu quả, chính quyền tỉnh Cà Mau đã nhìn thấy tầm quan trọng của các dạng năng lượng này, nên đã đề ra mục tiêu khuyến khích phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo mà địa phương có lợi thế lớn nhất. Hiện nay, tỉnh đã hoàn thành và đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện gió trên địa bàn tỉnh. Một số công trình năng lượng mặt trời đang được thí điểm tại đảo Hòn Khoai. Bên cạnh đó, một số địa phương có diện tích rừng tràm lớn hiện đang dự định sản xuất điện sinh khối dưới dạng các “viên than nén” từ cây tràm, cây keo lai. Tuy nhiên, các ý tưởng này còn chưa được triển khai rộng rãi. Điện gió hiện được coi là nguồn năng lượng tái tạo có thể được ưu tiên khai thác sớm. Dự kiến trong những năm tới, tỉnh Cà Mau sẽ triển khai đầu tư Nhà máy điện gió tại khu Khai Long - Mũi Cà Mau với công suất khoảng 300 MW.

2. Diễn biến môi trường và biến đổi khí hậu

2.1. Chất thải rắn: phát sinh và xử lý

Hiện nay, chưa có số liệu thống kê đáng tin cậy về lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đô thị phát sinh trên toàn tỉnh Cà Mau. Tuy vậy, nếu tính theo quy chuẩn quốc gia (QĐ04 /2008/QĐ-BXD), thì lượng CTR đô thị trung bình tại tỉnh Cà Mau đạt khoảng 1.028 tấn/ngày (năm 2014), con số này tăng lên hàng năm theo sự gia tăng dân số. Phần lớn (khoảng 70 - 75%) CTR đô thị ở tỉnh Cà Mau không nguy hại, chủ yếu là chất thải hữu cơ (rau củ, vỏ trái cây, cành, lá cây, gỗ, giấy các loại thực phm dư thừa...). Một phần nhỏ CTR đô thị mang tính độc hại (nilon, chất dẻo, các loại pin chứa kim loại chì, ắc quy, nhiệt kế thủy ngân, bóng đèn chứa thủy ngân). Dự báo, tổng lượng CTR đô thị ở tỉnh Cà Mau có thể tăng trên 1.100 tấn/ngày vào năm 2020, trong đó riêng thành phố Cà Mau thải ra khoảng 250 tấn/ngày. Hiện nay, việc thu gom CTR sinh hoạt đô thị đã được tổ chức ở hầu hết các đô thị trong tỉnh. Năm 2014, tỷ lệ CTR sinh hoạt được thu gom trong nội ô thành phố Cà Mau và trung tâm thị trấn của các huyện đạt khoảng 80%. Trong khi đó tại các huyện, CTR sinh hoạt được thu gom và tập trung vào các bãi rác lộ thiên mà không có sự phân loại. Trên địa bàn tỉnh hiện có 09 bãi rác lớn, với tổng diện tích 69,6 ha. Ngoài ra, nhiều bãi rác tự phát sau chợ, hoặc khu dân cư cũng đã xuất hiện, tất cả đều là bãi lộ thiên, không có bãi nào được thiết kế xây dựng đúng quy chuẩn vệ sinh. CTR sinh hoạt đô thị hiện chưa được xử lý tốt tại địa phương. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện mới chỉ có 1 nhà máy xử lý CTR đặt tại thành phố Cà Mau, với công suất 200 tấn/ngày. Ngoài ra, còn có khoảng 130 cơ sở mua bán phế liệu nhỏ lẻ, chuyên mua bán hoặc gom nhặt phế liệu từ CTR để bán hoặc tái chế.

Tại tỉnh Cà Mau, chất thải rắn công nghiệp chủ yếu phát sinh từ các nhà máy, xưởng sản xuất của các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản. Công nghiệp chế biến thủy sản hiện đang là nguồn phát sinh CTR lớn nhất trong tỉnh. Theo ước tính, tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh năm 2014 khoảng 12.994 tấn/năm (tương đương 35,6 tấn/ngày). Dự tính, đến năm 2020, tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trên địa bàn sẽ tăng lên khoảng 1.235 tấn/ngày. Trong khi đó, việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn. Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 6.178 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, trong đó có trên 3.000 cơ sở nằm xen kẽ trong các khu dân cư. CTR phát sinh trong hoạt động của các cơ sở này, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa được lưu giữ hoặc xử lý tại các khu riêng biệt. Phần lớn CTR công nghiệp được thu gom lẫn với rác thải sinh hoạt của dân cư. Chỉ có một số nhỏ doanh nghiệp có ký kết hợp đồng với Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Cà Mau để thu gom, vận chuyển CTR của mình về các bãi rác tập trung. Đặc biệt, tại tỉnh hiện chưa có công nghệ hay một quy trình tiên tiến nào được áp dụng cho xử lý và thải bỏ CTR công nghiệp nguy hại. Các CTR nguy hại bị trộn lẫn với các chất thải khác và được thu gom, vận chuyển đến bãi rác như các loại CTR thông thường, hoặc được chôn lấp tại chỗ. Việc tái chế, tái sử dụng CTR công nghiệp hầu như chưa được ứng dụng, ngoại trừ việc tận dụng một số phụ phẩm chế biến thủy sản để làm nguồn nguyên liệu đầu vào cho các cơ sở chế biến bột cá.

Lượng chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau phát sinh trung bình ước tính vào khoảng 5.910 kg/ngày, trong đó, CTR y tế độc hại khoảng 855 kg/ngày, và CTR thông thường khoảng 5.060 kg/ngày (năm 2014). Theo dự báo, đến năm 2020, tổng lượng CTR y tế tại tỉnh Cà Mau sẽ tăng lên đạt khoảng 8,5 tấn/ngày, trong đó loại CTR y tế nguy hại phát sinh 1,02 đến 2,12 tấn/ngày. Tại các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh, 100% CTR y tế (cả loại nguy hại và loại thông thường) đã được thu gom và xử lý bằng lò đốt rác. Tại các trạm y tế, CTR y tế đu được xử lý ban đầu trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn trong tỉnh còn chưa được trang bị lò đốt rác y tế đủ tiêu chuẩn, mà phn lớn chỉ là các lò xử lý tạm, chưa đạt yêu cầu về vệ sinh môi trường.

2.2. Các vấn đề tồn tại về môi trường cần xử lý

Ô nhiễm nguồn nước

Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường nước mặt ở tỉnh Cà Mau đang có những diễn biến phức tạp. Tại một số địa phương trong tỉnh, chất lượng nước đang bị suy thoái do ảnh hưởng của nước thải, CTR thải sinh hoạt, CTR phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Chất thải hữu cơ (thức ăn dư thừa, phân và rác thải), các hóa chất, kháng sinh tồn dư từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong ngành trồng trọt; nước thải, phân, chất thải rắn không được xử lý từ ngành chăn nuôi; nước thải y tế; nước thải từ các khu dân cư, khu đô thị; nước thải từ các làng nghề thủ công truyền thống... đang là những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đối với nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau. Tại một số tuyến sông, kênh rạch ở thành phố Cà Mau và các huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước, U Minh, Năm Căn chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều thông số như BOD5, COD, Coliform, tổng NH4+, NO2-, đã vượt cao hơn mức quy chuẩn cho phép (QCVN). Gần đây, việc khoan giếng để khai thác nước ngọt cho các mục đích sinh hoạt, phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ đã gây áp lực lớn đối với các nguồn nước ngầm của tỉnh. Theo dự tính, tổng công suất các giếng nước công nghiệp phục vụ cho các đô thị, các nhà máy và khoảng 137.000 giếng của các hộ gia đình hiện đạt khoảng trên 370.000 m3. Lượng nước khai thác trung bình khoảng trên 150.000 m3/ngày đêm. Nhu cầu ngày càng tăng về nước ngọt đã dẫn đến tình trạng khai thác nước dưới đất tràn lan và quá mức, không bảo đảm các quy trình kỹ thuật. Hiện nay, chất lượng nước của tầng Holocen và pleistocen do bị nhiễm mặn, nên không thể sử dụng làm nguồn cấp nước cho sinh hoạt. Khai thác quá mức các tầng nước ngầm còn là nguyên nhân chính gây ra nạn sụt lún nền đất, làm cho hiện tượng xâm mặn càng trở nên trầm trọng hơn. Một số điểm tại tỉnh Cà Mau, nền đất đã bị sụt lún khoảng từ 30 cm đến 70 cm (bình quân khoảng 1,9 cm - 2,8 cm/năm) trong vòng 15 năm qua. Hiện tượng ô nhiễm nước biển, nước ven biển cửa sông thông ra biển cũng đang diễn ra. Nguyên nhân chính là do các sự cố tràn dầu, hoạt động sau khai thác của các tàu cá, của giao thông thủy, hàng hải. Việc xả nước thải chưa xử lý ra môi trường từ các nhà máy, xí nghiệp tại các cửa biển, cửa sông... cũng đang là vấn đề lớn, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho các vùng nước cửa sông, cửa biển, vốn là nơi sinh sống và phát triển của nhiều loại động thực vật thủy sinh.

Suy thoái và ô nhiễm môi trường đất

Quá trình đô thị hóa và tăng dân số, chuyển đổi mục đích sử dụng đất (từ sản xuất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản) đang làm suy giảm các thảm thực vật, biến đổi thành phần cũng như số lượng loài của hệ sinh vật sống, tăng nhanh quá trình xâm nhập mặn. Việc cải tạo ao đầm, xây dựng các công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản đang làm “hoạt hóa” các độc tố tiềm tàng từ các tầng đất phèn, gây phèn hóa nguồn nước mặt và diện tích đất trong khu vực. Việc lạm dụng phân bón hóa học và các thuốc BVTV cũng đang làm biến đổi cấu trúc và thành phần dinh dưỡng của đất. Tình trạng cháy rừng (rừng tràm) cũng làm suy thoái môi trường đất do lớp than bùn sinh ra sau khi cháy gây ô nhiễm và làm giảm mạnh độ pH của môi trường đất, làm giảm các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng trong đất, ảnh hưởng đến quá trình tái sinh và phục hồi của đất rừng. Theo kết quả điều tra của Sở Tài nguyên và Môi trường năm 2016, hiện có đến 70.898 ha đất nông nghiệp của tỉnh đã bị thoái hóa nặng.

Suy giảm đa dạng sinh học

Các hoạt động khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên (khai thác gỗ trái phép, chặt cây rừng hầm than, săn bắt trái phép và buôn bán động vật hoang dã...) đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn. Nạn cháy rừng cũng là những nguyên nhân trực tiếp làm suy kiệt đa dạng sinh học, mất cân bằng sinh thái, thu hẹp dần nơi ở và làm cạn kiệt nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật, biến đổi các hệ động thực vật. Ngoài ra, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ rừng ngập mặn sang nuôi trồng thủy sản không chỉ làm suy giảm chức năng phòng hộ, giữ đất, chắn sóng, chống xói mòn của những khu rừng ngập mặn, mà còn thu hẹp hoặc thậm chí phá hủy môi trường sinh cư của nhiều loài thủy sản đặc hữu.

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Tỉnh Cà Mau là 1 trong những tỉnh được dự báo bị ảnh hưởng lớn của BĐKH, trong đó nghiêm trọng nhất là các hệ lụy phát sinh từ hiện tượng gia tăng nhiệt độ (trái đất nóng lên), các hiện tượng khí hậu cực đoan và nước bin dâng. Do ảnh hưởng của BĐKH, nhiệt độ không khí ở tỉnh Cà Mau có thể tăng 0,7°C vào năm 2020; 1,6°C vào năm 2050 và 3,C vào năm 2100 so với nhiệt độ trung bình trong nhiều năm tính từ năm 2000. Sự gia tăng nhiệt độ sẽ làm tăng lượng nước mặt bị bốc hơi, làm thoái hóa đất và tăng diện tích đất bị nhiễm mặn, bị phèn hóa. BĐKH còn tác động đến tài nguyên nước thông qua việc làm thay đổi lượng mưa và phân bố mưa giữa các vùng trong tỉnh. Do địa hình của tỉnh thấp, nền đất yếu, nước biển dâng cao sẽ gây ra các nguy cơ về xói lở bờ biển và ngập lụt các vùng đất ven bờ.

Theo kịch bản phát thải thấp thì năm 2020 mực nước biển dâng lên 9 - 10 cm; năm 2030 dâng lên 13 - 15 cm; năm 2040 dâng lên 18 - 21 cm; năm 2050 dâng lên 24 - 28 cm. Với kịch bản phát thải trung bình thì năm 2020 nước biển dâng lên 9 - 10 cm; năm 2030 dâng lên 13 - 15 cm, năm 2040 dâng lên 19 - 22 cm; năm 2050 dâng lên 25 - 30 cm. Với kịch bản phát thải cao thì năm 2020 mực nước biển dâng lên 9 - 10 cm; năm 2030 dâng lên 14 - 15 cm; năm 2040 dâng lên 20 - 23 cm; năm 2050 dâng lên 28 - 32 cm.

Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán hoặc mưa ln cũng góp phần làm cho tình trạng thoái hóa đất càng trở nên nghiêm trọng. Tình trạng hạn hán kéo dài còn là nguyên nhân làm giảm mực nước tại sông Mekong vào mùa khô, làm giảm lượng bùn cát đổ về biển, gây ra hiện tượng xâm thực bờ biển. Với tần suất lớn hơn và cường độ mạnh hơn, bão và áp thấp nhiệt đới cũng là mối đe dọa không nhỏ đối với những khu rừng ngập mặn như VQG Mũi Cà Mau và các dải rừng phòng hộ ven biển Đông và biển Tây.

CHƯƠNG 3

NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

1. Đầu tư xanh

1.1. Thành tựu và kết quả

Thời gian qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, tỉnh Cà Mau đã dành sự quan tâm đáng kể cho việc đầu tư vào các chiến lược, sáng kiến hoặc các hoạt động phát triển tiêu tốn ít hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, tăng cường ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ sạch... Tỉnh đã dành các khoản kinh phí tương đối lớn để đầu tư vào các công trình đê, kè bảo vệ, phòng chống sạt l đất vùng cửa sông, cửa biển xung yếu, khôi phục lại diện tích rừng ven biển, kè tạo bãi trồng rừng.

Đầu tư vào các dự án, chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, xử lý nước thải, rác thải tập trung cũng đã được tăng cường (đầu tư cho nhà máy xử lý chất thải rắn theo quy trình khép kín, với hệ thống thiết bị công nghệ vibio công suất 200 tấn/ngày). Tỉnh cũng đã đầu tư xây dựng và vận hành 09 bãi chôn lấp CTR tại một số địa phương trong tỉnh. Đại bộ phận các bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh đã có lò đốt rác thải y tế. Mạng lưới hợp tác xã, tổ đội vệ sinh môi trường cũng đã được đầu tư xây dựng. Đầu tư cho việc “xanh hóa” các khu vực đô thị cũng đã tăng lên, nhờ đó, tỷ lệ các đường phố chính trong nội ô thành phố và trung tâm thị trấn có cây xanh đạt chuẩn đã tăng nhanh đạt 90% vào năm 2015.

Công tác BVMT còn được đầu tư mạnh hơn thông qua việc tăng kinh phí hoạt động cho các cơ quan quản lý môi trường, tạo điều kiện cho các hoạt động này được thực hiện ngày càng tốt hơn. Mặc dù ngân sách của tỉnh còn hạn chế, tỉnh Cà Mau vẫn dành một phn kinh phí để đầu tư cho các công trình nghiên cứu liên quan đến việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực BVMT và “sản xuất xanh” như các đề tài, dự án về chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường; chuyển đổi từ trồng lúa sang luân canh 01 vụ lúa, 01 vụ tôm để thích ứng với BĐKH; nuôi tôm sinh thái; xử lý nước thải ở các khu vực nuôi tôm...

Các hoạt động nhằm tranh thủ các nguồn vốn ODA cho các lĩnh vực ưu tiên như phát triển hệ thống hạ tầng (điện, giao thông, cấp thoát nước, các công trình công cộng) hay các dự án BVMT, phòng chống thiên tai... đã được đẩy mạnh. Đầu tư của các tổ chức quốc tế cho việc thực hiện các chương trình, dự án BVMT đã được tỉnh đặc biệt chú trọng, trong đó có dự án lồng ghép sự thích ứng với biến đổi khí hậu vào việc lập kế hoạch quản lý vùng ven biển tỉnh Cà Mau (do tổ chức GIZ Cộng hòa Liên bang Đức và Úc tài trợ); Chương trình bảo tồn rừng (do Chính phủ Nhật Bản tài trợ); Chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (UN - REDD) Việt Nam của Liên Hiệp Quốc do Chính phủ Na Uy tài trợ; Dự án Kết hợp bảo vệ vùng ven biển và phục hồi đai rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau (do Ngân hàng tái thiết Đức - KFW tài trợ). Các chương trình, dự án này đều phục vụ mục tiêu BVMT và đang đóng góp tích cực vào việc đạt được TTX trên địa bàn tỉnh.

1.2. Hn chế

Kinh phí sự nghiệp môi trường, tuy có được bố trí tăng lên hàng năm, nhưng việc sử dụng nguồn kinh phí này còn dàn trải, kém hiệu quả: phần lớn nguồn vốn được bố trí cho hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, phần chi cho các hoạt động cải tiến quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn còn chưa đáng kể.

Các nguồn vốn ngân sách đầu tư tập trung chưa được khai thác tốt. Vốn đầu tư của các bộ, ngành trung ương, vốn tín dụng và vốn từ các Chương trình mục tiêu chưa được tranh thủ một cách tích cực để đầu tư vào các lĩnh vực phát triển xanh. Tỉnh vẫn chưa có các dự án đầu tư đủ lớn để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế sản xuất vùng ven biển (trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản). Số doanh nghiệp đầu tư vào các dự án nông nghiệp xanh, nông thôn xanh còn chưa nhiều. Tỉnh chưa huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài nhà nước cho các mục tiêu phát triển xanh như đầu tư cho ứng dụng các nguồn năng lượng tái tạo, công nghệ sạch hay các chuỗi cung ứng xanh. Các chính sách của tỉnh (chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, cải cách thủ tục hành chính...) còn chưa đồng bộ, chưa đủ sức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các lĩnh vực thiết yếu cho PTBV như xây dựng kết cấu hạ tầng, các dự án phát triển du lịch sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, trồng rừng, các dự án xử lý chất thải, nước thải, các dự án về năng lượng tái tạo mà tỉnh đang có thế mạnh (điện gió, điện mặt trời...); hay đầu tư vào các dự án áp dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm vừa có giá trị gia tăng cao, vừa thân thiện với môi trường.

Việc đầu tư vào các lĩnh vực thương mại, dịch vụ còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa phát huy tốt và hiệu quả các tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương trong lĩnh vực này.

Đầu tư cho xử lý ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ còn chưa được chú trọng. Đầu tư cho xây dựng hạ tầng thu gom, xử lý chất thải tại các vùng nông thôn, các làng nghề, khu sản xuất tập trung chưa được thực hiện đúng yêu cầu.

2. Phát triển hạ tầng

2.1. Thành tựu và kết quả

Đã có nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông quan trọng (cầu, đường) được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Các tuyến đường đến các trung tâm huyện, đến các cụm kinh tế được ưu tiên đầu tư xây dựng đã tạo sự đột phá trong việc cải thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh, góp phần tăng cường lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Tỉnh đã quy hoạch khép kín hệ thống thủy lợi với 23 tiểu vùng, và đang tập trung đầu tư khép kín một số tiểu vùng thủy lợi. Hạ tầng nghề cá cũng được nâng cấp với khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá tại Sông Đốc, Rạch Gốc, Cái Đôi Vàm. Mạng lưới chuyển tải điện trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh, nhất là ở các vùng nông thôn. Tỉnh đã đầu tư 509 km đường dây trung thế, 677 km đường dây hạ thế, 10.805 kVA trạm biến áp với tổng vốn đầu tư 256 tỷ đồng. Trên địa bàn tỉnh Cà Mau có 01 khu kinh tế và 03 khu công nghiệp đã được Chính phủ phê duyệt và nhiều cụm công nghiệp, bao gồm cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm do Tập đoàn Du khí Quốc gia Việt Nam đầu tư. Mạng lưới bưu chính - viễn thông ngày càng phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc và trao đổi thông tin của người dân.

Kết cấu hạ tầng văn hóa - xã hội của tỉnh cũng được cải thiện đáng kể. Cơ sở vật chất ngành y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở được mở rộng, cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đã nâng cấp, xây dựng mới và đưa vào sử dụng hàng loạt công trình y tế mới (Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau; Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Tỉnh ủy, Khu khám bệnh Bệnh viện đa khoa thành phố Cà Mau, một số khoa phòng của Bệnh viện Sản - Nhi...); đã hoàn thành đưa vào sử dụng 101 trạm y tế tại các xã, phường, thị trấn; nâng cấp và đưa vào sử dụng Trung tâm y tế dự phòng tại các huyện Ngọc Hiển, Phú Tân; xây dựng mới Trung tâm y tế dự phòng các huyện Đầm Dơi, Trn Văn Thời. Hệ thống hạ tầng giáo dục cũng được nâng cấp hoặc mở rộng. Chương trình kiên cố hóa trường học giai đoạn 2 và nhà công vụ giáo viên đã được thực hiện với 2.005 phòng học, 209 phòng công vụ giáo viên được hoàn thành và đưa vào hoạt động. Các hạng mục cơ bản của Trường Trung cấp kinh tế - kỹ thuật đã được đầu tư. Trường THPT chuyên Phan Ngọc Hiển, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh được xây dựng mới. Hạ tầng văn hóa thể thao cũng được chỉnh trang đáng kể. Đến cuối năm 2017, có 55% xã và 89% huyện, thành phố có Trung tâm văn hóa - thể thao. Nhiều nỗ lực đã được tỉnh thực hiện nhằm cải thiện hạ tầng đô thị trên địa bàn. Thành phố Cà Mau nay đã được công nhận đô thị loại II, thị trấn Năm Căn và Sông Đốc được công nhận đô thị loại IV. Dự án xây dựng đường Ngô Quyn (tại thành phố Cà Mau) và dự án Quảng trường văn hóa trung tâm tỉnh đã hoàn thành. Dự án nâng cấp đô thị vùng ĐBSCL - Tiểu dự án thành phố Cà Mau đang được tích cực triển khai. Hạ tầng nông thôn đã mang diện mạo mới, với hàng nghìn km đường, cầu giao thông nông thôn và các công trình hạ tầng về lưới điện, thủy lợi, y tế, thiết chế văn hóa, thể thao được đầu tư mới hoặc nâng cấp trong khuôn kh Chương trình NTM.

2.2. Hn chế

Tuy đã có nhiều nỗ lực được thực hiện, hệ thống hạ tầng thủy lợi vẫn còn nhiều hạn chế. Các tiểu vùng thủy lợi chưa được đầu tư khép kín theo đúng quy hoạch nên sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuyến đê biển phía Đông vẫn chưa được đầu tư xây dựng, gây khó khăn rất lớn trong việc ứng phó với BĐKH và nước biển dâng. Một số đoạn kè biển ở phía Tây tuy bước đầu được xây dựng và được đánh giá có tác dụng phòng hộ tốt, nhưng đến nay tiến độ còn chậm. Hạ tầng cấp thoát nước trên địa bàn các huyện, thành phố còn yếu kém. Hiện nay, tỉnh chưa có hệ thống các hồ điều hòa, hồ chứa nước mưa, nên nước ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt chủ yếu vẫn được khai thác từ các nguồn nước ngầm. Việc duy tu, bảo dưỡng các công trình cấp, thoát nước chưa được thực hiện thường xuyên, nên nhiều công trình hiện đang xuống cấp, hư hỏng do tác động của mưa lũ, hoặc do tác động của thời gian.

Mạng lưới hạ tầng thương mại bao gồm các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hiện đại (siêu thị và trung tâm thương mại) còn ít về số lượng và có quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của địa phương. Số lượng phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, sân chơi cho học sinh còn hạn chế. Trang thiết bị cho các cơ sở giáo dục - đào tạo vẫn còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng. Ngoài việc không đáp ứng chỉ tiêu về tỷ lệ xã, phường có bác sĩ, trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh còn đối mặt với những hạn chế về điều kiện trang thiết bị tại các bệnh viện, trung tâm y tế, kể cả ở các bệnh viện cấp tỉnh. Tỷ lệ số xã có đủ thiết chế văn hóa, thể thao và thư viện còn thấp. Ngành du lịch của Cà Mau đang phải đối mặt với những khó khăn do hạ tầng du lịch yếu kém. Những hạn chế về số lượng và chất lượng các khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí và các loại hình dịch vụ lưu trú khác đang là các yếu tố cản trở sự phát triển du lịch của tỉnh. Đầu tư cho cảnh quan, phát triển hạ tầng các khu đô thị còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu.

Một trong những khó khăn lớn mà tỉnh Cà Mau đang phải đối mặt là hạn chế trong thu hút đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng. Kết cấu nền đất tự nhiên của tỉnh yếu (phần lớn đất đai ở tỉnh Cà Mau được hình thành do phù sa bi đắp), đòi hỏi suất đầu tư và chi phí cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng rt cao. Bên cạnh đó, những hạn chế về nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương cũng làm phát sinh chi phí bổ sung cho các công trình xây dựng. Với chi phí đầu tư cao, thiếu nguồn cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ, việc xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng, các khu công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn trở nên kém hp dn đối với các nhà đầu tư tiềm năng và là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế tốc độ phát triển của hệ thống hạ tầng trên địa bàn.

3. Cải thiện môi trường

3.1. Thành tựu và kết quả

Các nguồn tài nguyên trên địa bàn được bảo vệ ngày càng tốt hơn. Cà Mau đã có những cố gắng rất lớn để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên rừng. Công tác trồng và phục hồi rừng được quan tâm đẩy mạnh. Trong 5 năm 2011 - 2015, đã trồng được trên 3.000 ha rừng mới, trồng rừng sau khai thác đạt 10.000 ha. Năm 2017, độ che phủ của rừng và cây phân tán đạt tỷ lệ 25%. Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường công tác kiểm tra, hạn chế tối đa tình trạng khai thác rừng trái phép trên địa bàn, tăng cường bảo vệ các khu vực vườn quốc gia, bảo vệ đa dạng sinh học, xử lý nghiêm khắc các vi phạm về tài nguyên sinh vật, bảo vệ các khu vực cửa sông, bãi triều, rừng ngập mặn là nơi có nguồn lợi hệ sinh thái đa dạng và động thực vật khá phong phú. Tài nguyên đất đang được quan tâm khai thác và bảo vệ. Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất triển khai đồng bộ. Công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về đất đai, môi trường được tăng cường. Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước được tỉnh quan tâm tốt hơn. Việc cấp phép cho các hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào môi trường và hành nghề khoan nước dưới đất được thực hiện chặt chẽ hơn. Nhờ đó, diễn biến chất lượng nước trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, giá trị các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước hầu hết còn nằm trong Quy chuẩn cho phép (QCVN).

Công tác quản lý bảo vệ môi trường đã được quan tâm tốt hơn. Các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng hơn. Các hoạt động kiểm tra, giám sát các nguồn gây ô nhiễm môi trường được tăng cường. Ý thức, trách nhiệm của người dân và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc hạn chế các hành vi gây ô nhiễm môi trường được nâng lên đáng kể. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lớn có hệ thống xử lý nước thải đạt 97%. Đã có một số nỗ lực được thực hiện trong quản lý các loại CTR và nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải. Tại thành phố Cà Mau, năm 2016, tỷ lệ chất thải rắn công nghiệp, đô thị được thu gom và xử lý đúng quy định đạt 96%; tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý đúng quy định đạt 100%. Việc xử lý các vi phạm của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường đã kiên quyết hơn, kể cả hình thức đóng cửa, di dời các cơ sở này ra khỏi khu đông dân cư và yêu cầu tăng cường đầu tư xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Môi trường các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch ngày càng được cải thiện. Ở các vùng nông thôn, Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tiếp tục được triển khai và mang lại hiệu quả thiết thực, cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho vùng nông thôn. Đến cuối năm 2017, tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 88%.

Tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều biện pháp đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (TK&HQ) như tuyên truyền, vận động để triển khai có hiệu quả Luật Sử dụng năng lượng TK&HQ; đưa chương trình tiết kiệm năng lượng thành hoạt động thường xuyên trong đời sống xã hội của tỉnh; xây dựng mô hình quản lý tiết kiệm năng lượng, tuyên truyền rộng rãi về tiết kiệm điện qua các phương tiện thông tin đại chúng. Nhờ đó, trong giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh Cà Mau đã tiết kiệm được 87,64 triệu kWh, chiếm 2,01% điện thương phm. Năm 2016, tỉnh đã xây dựng và đưa vào thực hiện “Kế hoạch sử dụng năng lượng TK&HQ trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2016 - 2020”, với mục tiêu tiết kiệm từ 2,5 - 5,0% tổng mức tiêu thụ năng lượng trên địa bàn; giảm tổn thất điện năng xuống còn từ 6,2 - 6,6% vào năm 2020. Tỉnh cũng đang xem xét các khả năng khai thác, đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời). Trong Kế hoạch hành động PTBV của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh đã đề ra nhiệm vụ xây dựng đề án chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn.

Đã có một số nỗ lực được thực hiện nhằm ứng phó tốt hơn với BĐKH. Tỉnh đã ban hành “Kế hoạch hành động về bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Cà Mau đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” với nhiều mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể. Tỉnh cũng đã triển khai một số dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng như dự án đầu tư nâng cấp tuyến đê biển Tây, kè chống sạt lở Mũi Cà Mau, kè khẩn cấp bảo vệ khu dân cư Tân Thuận, hệ thống đê bao ngăn triều cường, các khu tái định cư, sắp xếp dân cư ven biển... Công tác tìm kiếm cứu nạn, phòng tránh bão, giảm nhẹ thiên tai, chống sạt lở được tăng cường và chủ động hơn.

3.2. Hn chế

Trong thời kỳ 2011 - 2015, một số chỉ tiêu kế hoạch về môi trường còn chưa đạt. Chỉ tiêu về tỷ lệ thu gom và xử lý CTR tại các khu công nghiệp và khu đô thị chỉ đạt 80%, thay vì 90% như kế hoạch; tỷ lệ che phủ rừng và cây phân tán chỉ đạt 24%, thay vì 26%; tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh chỉ đạt 86%, thay vì 90% như đã định. Nhiều điểm ô nhiễm môi trường còn chưa được xử lý, chưa được khắc phục dứt điểm, trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là ô nhiễm đất và nguồn nước do thức ăn dư thừa, phân và rác thải, các hóa chất, kháng sinh tồn dư từ các hoạt động nuôi trồng thủy sản; phân và nước thải, chất thải rắn không được xử lý từ ngành chăn nuôi; nước thải y tế; nước thải từ các khu dân cư, khu đô thị.

Nguồn tài nguyên rừng, biển, đa dạng sinh học vẫn đang bị suy giảm do khai thác quá mức. Tuy đã có một số biện pháp bảo vệ được áp dụng, tài nguyên đất của tỉnh vẫn đang phải đối mặt với các quá trình suy thoái như phèn hóa, sạt lở, nhiễm mặn, nhất là ở các vùng ven biển và các cửa sông. Nguy cơ ô nhiễm, suy thoái nguồn nước ngầm do khai thác không đúng kỹ thuật và quá mức phục vụ các hoạt động nuôi trồng thủy sản, du lịch đang đòi hỏi phải có các biện pháp bảo vệ thích hợp.

Năng lực thu gom, vận chuyển, lưu chứa và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhìn chung vẫn còn hạn chế. Việc thu gom chỉ được thực hiện tại các khu vực trung tâm của thành phố, thị trấn. Ở nhiều khu vực khác, rác thải vẫn đang bị xả bừa bãi ra môi trường xung quanh, nhất là tại các khu dân cư sống ven sông, kênh rạch. Phần lớn CTR sinh hoạt tại các huyện hiện chưa được thu gom và xử lý tốt, thay vào đó, loại CTR này thường được xả thẳng vào các bãi rác lộ thiên. Đến nay, chưa có bãi rác nào trong số 9 bãi rác hiện có trên địa bàn được xây dựng đúng quy chuẩn vệ sinh, nước rỉ ra từ các bãi rác cũng chưa được xử lý tốt. CTR sinh hoạt chưa được phân loại tại nguồn. Tại các cơ sở công nghiệp vừa và nhỏ, các quy trình về thu gom, lưu chứa CTR công nghiệp thường bị bỏ qua. Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Nghiêm trọng hơn, CTR công nghiệp nguy hại thường không được xử lý an toàn, đúng quy trình do thiếu cơ sở vật chất và công nghệ. Tuy một số bệnh viện lớn đã được trang bị lò đốt chất thải nguy hại, nhưng chất lượng các lò đốt này phần nào đã xuống cấp, hoặc không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. Khả năng kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trên phạm vi rộng còn yếu. Nước thải sinh hoạt không qua xử lý hiện vẫn đang được xả trực tiếp xuống sông, rạch gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường sống xung quanh. Tại một số cơ sở sản xuất, chế biến nông sản, thủy sản vẫn còn tình trạng xả trực tiếp nước thải không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vào môi trường.

Năng lực chống chịu với BĐKH còn hạn chế. Cà Mau là địa phương được cho là sẽ phải gánh chịu tác động mạnh của tình trạng biến đổi khí hậu và nước biển dâng, nhưng các dự án thích ứng với biến đổi khí hậu chưa đảm bảo tính bền vững lâu dài. Tình trạng sạt lở, triều cường gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân đang tăng lên. Thiếu kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng về bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH (như các công trình đê, kè biển, các bãi rác hợp vệ sinh ở các huyện, hệ thống thoát nước ở một số khu vực nội ô thành phố và một số trung tâm huyện...) đang được coi là một trong những hạn chế nghiêm trọng nhất mà tỉnh Cà Mau đang phải đối mặt.

4. Tăng cường thể chế

4.1. Thành tựu và kết quả

Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã có sự củng cố và hoàn thiện đáng ghi nhận trong hệ thống quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên môi trường của tỉnh Cà Mau. Tại cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các nguồn tài nguyên, môi trường, khí tượng thủy văn, đo đạc - bản đồ trên địa bàn tỉnh, đã được kiện toàn về cơ bản. Ngoài ra, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về môi trường còn có Phòng Cảnh sát môi trường thuộc Công an tỉnh chịu trách nhiệm về phòng chống tội phạm môi trường; Bộ phận quản lý môi trường của Ban Quản lý Khu kinh tế có chức năng quản lý môi trường tại các khu công nghiệp và các khu kinh tế. Ở cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường gần đây cũng được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng, với lực lượng cán bộ chuyên trách và có chuyên môn về môi trường ngày càng tăng dần (từ 01 - 03 người). Ở cấp xã đều thành lập đội quản lý môi trường với lực lượng từ 03 - 06 người, chủ yếu là cán bộ kiêm nhiệm.

Hệ thống chính sách và các văn bản pháp quy liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường đã được tỉnh tích cực xây dựng và triển khai dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ, pháp luật của Nhà nước về BVMT và PTBV, có tính toán đến các điều kiện cụ thể của địa phương. Tỉnh đã xây dựng và triển khai hàng loạt các chương trình, kế hoạch, quy hoạch bảo vệ môi trường; đã ban hành và chỉ đạo thực thi nhiều cơ chế chính sách nhằm xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường (điều chỉnh hoặc ban hành mới nhiều quy định về tăng cường quản lý nhà nước về BVMT tại các làng nghề, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; ban hành kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn; quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã; kế hoạch hành động sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; Nghị quyết về việc bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; các quy định về các khu vực nhạy cảm về môi trường, các loại hình sản xuất, kinh doanh cần hạn chế đầu tư trên địa bàn tỉnh...). Các văn bản này chính là cơ sở pháp lý và kỹ thuật để các bên liên quan thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng tài nguyên theo hướng tăng trưởng xanh.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp hành động với các ban, ngành, đoàn thể (Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Tỉnh đoàn Cà Mau, Liên đoàn Lao động tỉnh, Liên minh Hợp tác xã, Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật, Công an tỉnh, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường; xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường cấp cơ sở; thông tin về hiện trạng môi trường của tỉnh...) nhằm thu hút sự tham gia và nâng cao ý thức của cộng đồng trong công tác BVMT. Tỉnh còn mở các lớp tập huấn về môi trường, phổ biến các văn bản pháp luật cho giáo viên, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh; phối hợp với Đoàn Thanh niên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các Tuần lễ xanh - sạch - đẹp, thu gom rác ở các chợ, cụm tuyến dân cư, thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh môi trường... Nhờ đó, nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhiều cơ quan, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại địa phương đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt hơn trong công tác bảo vệ môi trường.

4.2. Hạn chế

Yếu kém trong khung thể chế chính sách: Mặc dù Chiến lược và KHHĐ TTX quốc gia đã được phê duyệt và triển khai thực hiện trên cả nước từ năm 2012, đến nay tỉnh Cà Mau vẫn chưa xây dựng xong KHHĐ TTX cấp tỉnh. Nội dung các văn bản quy phm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các văn bản chính sách có liên quan đã được ban hành còn chưa được rà soát kỹ lưỡng nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các định hướng và nhiệm vụ của Chiến lược và KHHĐ TTX để đề xuất điều chỉnh. Trong nội dung các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong các quy hoạch phát triển của các ngành, địa phương trong tỉnh, việc lồng ghép các yếu tố PTBV và TTX còn chưa thực sự được chú trọng. Tỉnh cũng chưa có các cơ chế hữu hiệu cho việc trao đổi thông tin, số liệu phục vụ theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng tăng trưởng bền vững, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn. Trong khi đầu tư cho BVMT được cho là còn thấp, tỉnh Cà Mau vẫn chưa có các cơ chế, chính sách cụ thể cho việc huy động và quản lý các nguồn lực cho BVMT và PTBV giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2025. Trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác quản lý nhà nước về BVMT còn rất thiếu. Chưa có đủ các phương tiện đ thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng môi trường ở cấp cơ sở.

Tuy đã được tăng cường đáng kể, bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường vẫn đang có nhiều hạn chế. Lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường của tỉnh hiện còn thiếu về số lượng, hạn chế về năng lực và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là các nghiệp vụ về áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ bảo vệ môi trường, xử lý, giải quyết ô nhiễm môi trường. Số lượng cán bộ có chuyên môn sâu về quản lý tài nguyên môi trường còn ít. Ở cấp huyện và xã, hầu hết cán bộ môi trường đều là công chức địa chính kiêm nhiệm. Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức (nhất là ở các cấp cơ sở) về công tác quản lý tài nguyên môi trường, về phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH và TTX còn hạn chế.

Sự phối hợp giữa các ngành chức năng trong công tác chỉ đạo, điều hành, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ liên quan đến BVMT và PTBV trong thời gian qua chưa được chặt chẽ và thường xuyên. Một số công trình đầu tư chưa thông qua thủ tục cấp phép về môi trường nhưng đã được cấp phép đầu tư, xây dựng. Sự phối hợp giữa các ngành liên quan trong công tác bảo vệ tài nguyên nước chưa thật chặt chẽ. Sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp của công dân liên quan đến tài nguyên môi trường là một trong những nguyên nhân chính gây cản trở các hoạt động điều tra, xác minh, gây ảnh hưởng đến thời gian giải quyết vụ việc. Ý thức và năng lực huy động sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư vào các hoạt động BVMT và thực hiện PTBV còn chưa cao. Công tác quán triệt, tuyên truyền về Chiến lược và KHHĐ về PTBV và TTX còn mang tính hình thức, phong trào, chưa thực sự đến được với đa số quần chúng nhân dân. Hoạt động tuyên truyền vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng còn ít về thời lượng, thời gian, nội dung chưa phong phú.

Phần III

NỘI DUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TĂNG TRƯỞNG XANH

CHƯƠNG 1

ĐỊNH HƯỚNG TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2030

1. Bối cảnh và yêu cầu đặt ra trong giai đoạn phát triển mới

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã nêu rõ quan điểm rằng trong những năm tới tỉnh Cà Mau cn tập trung phát huy tim năng, lợi thế, xây dựng tỉnh có nền kinh tế - xã hội phát triển đạt mức khá trong vùng; đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kết hợp chiều rộng với chiều sâu. Để thực hiện Quy hoạch, tỉnh Cà Mau đã lựa chọn Phương án phát triển II (phát triển trung bình). Đây là phương án được xây dựng dựa trên kịch bản các dự án động lực mà tỉnh có tiềm năng, lợi thế như cảng biển nước sâu Hòn Khoai, khu kinh tế Năm Căn; mức độ thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp; sản lượng khí cung cấp cho cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm ở mức như hiện nay, có bổ sung nhà máy chế biến khí; tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển không phức tạp hơn; hoạt động nuôi trồng, khai thác thủy hải sản, sản xuất nông lâm nghiệp ổn định, chế biến xuất khẩu thủy hải sản thuận lợi; vốn đầu tư hàng năm được huy động tăng ở mức bằng hoặc cao hơn thời gian qua; vốn đầu tư của tư nhân hộ gia đình tiếp tục tăng. Công nghiệp duy trì mức tăng trưởng khoảng 8% như hiện nay; các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển theo hướng tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp chế biến thủy sản, nông lâm sản, tăng tỷ lệ các sản phẩm tinh chế; phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất trên cơ sở cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau; phát triển năng lượng tái tạo được khuyến khích. Ngành nông nghiệp được tái cơ cấu theo hướng phát trin bền vững cả về xã hội và môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất. Các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, có tác dụng thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác như vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, dịch vụ tư vấn, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistics được chú trọng.

Trong bối cảnh nêu trên, phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Cà Mau đang có nhiều lợi thế và cơ hội. Trước hết, đó là lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế: tỉnh Cà Mau là một trong 4 tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL, là điểm hội tụ của các tuyến giao thông quốc gia và của vùng, và là một trong những trung tâm năng lượng lớn của vùng ĐBSCL (cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau), nơi có trữ lượng dầu khí lớn. Tỉnh Cà Mau cũng là tỉnh có tiềm năng kinh tế biển dồi dào, với 3 mặt tiếp giáp biển và diện tích thềm lục địa rộng lớn, giàu có về tài nguyên, là một trong những ngư trường đánh bắt thủy sản trọng điểm của cả nước và là địa phương có điều kiện rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái và du lịch biển đảo. Điều kiện khí hậu, tài nguyên đất, nước của tỉnh khá phong phú, có thể được khai thác tốt hơn để phát triển nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lượng, đặc biệt là trong nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, nuôi tôm sinh thái. Ngoài ra, tỉnh còn có nguồn lao động trẻ dồi dào, đa dạng về văn hóa, cần cù, yêu lao động, có khả tiếp thu nhanh, nếu được đào tạo tốt về tri thức và tay nghề, sẽ trở thành nguồn lực phát triển quan trọng.

Tuy vy, để đạt được các mục tiêu phát triển, tỉnh Cà Mau cũng đang và sẽ phải vượt qua nhiều hạn chế và thách thức. Trước hết, đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế còn chưa cao (5,15% năm 2016; 7% năm 2017). Nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào khu vực nông nghiệp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm. Khu vực công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thp trong cơ cấu kinh tế và đang có xu hướng giảm, công nghệ còn lạc hậu, không tạo ra sức tăng trưởng mới. Các khu, cụm công nghiệp còn chưa được đầu tư đúng mức cũng là yếu tố quan trọng làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi chưa được khai thác tốt để phát triển các ngành dịch vụ mà tỉnh có lợi thế so sánh. Đại bộ phận lực lượng lao động làm việc trong khu vực nông nghiệp, với năng suất và kỹ năng thấp, tạo ra giá trị gia tăng không cao. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém và thiếu đồng bộ, tính kết nối thấp. Môi trường kinh doanh và đầu tư còn chậm được cải thiện (tỉnh Cà Mau trong nhiều năm bị xếp thứ hạng thấp về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh). Mặc dù có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, các điều kiện để phát triển các dạng năng lượng tái tạo vẫn chưa khai thác tích cực. Là một trong những tỉnh đã và đang hứng chịu nhiều hiện tượng khí hậu cực đoan do BĐKH và nguy cơ gia tăng ô nhiễm môi trường, nguồn nước, và thoái hóa đất nông nghiệp, tỉnh Cà Mau sẽ phải đối mặt với các thách thức lớn, không chỉ làm chậm quá trình tăng trưởng kinh tế, mà còn gây tác động tiêu cực đối với việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.

Trong bối cảnh những thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen như nêu ở phần trên, để thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, việc đáp ứng tốt các nhu cầu về nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên, ứng phó có hiệu quả với BĐKH trên địa bàn tỉnh Cà Mau đang ngày càng trở nên cấp thiết. Việc xây dựng các kế hoạch và xác định các giải pháp chính sách phù hợp để đáp ứng các nhu cầu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở tất cả các cấp, các ngành, lĩnh vực trong tỉnh.

2. Những yêu cầu cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh, sử dụng hiệu quả tài nguyên, tăng trưởng xanh, ứng phó với BĐKH và PTBV

Thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về TTX nhằm “tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, đảm bảo làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính” chính là phương thức phù hợp nhất để đáp ứng tốt và kịp thời các yêu cầu cấp thiết này. Cũng như đối với nhiều địa phương khác trên cả nước, những lĩnh vực tiềm năng thực hiện TTX ở tỉnh Cà Mau gắn bó hữu cơ với 3 nhiệm vụ trọng tâm của Chiến lược quốc gia về TTX, đó là:

Giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo: Ngoại trừ kết quả đo lường mức độ phát thải KNK được trình bày trong tài liệu này, hiện nay tại tỉnh Cà Mau chưa có các số liệu thống kê hoặc báo cáo chính thức về phát thải KNK. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và chuyển đổi mạnh mẽ của cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, có thể thy trong những năm tới, nhu cầu sử dụng năng lượng và phát thải KNK sẽ tăng mạnh trên địa bàn. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra là phải phấn đấu giảm cường độ phát thải KNK, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GRDP của tỉnh. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường.

Xanh hóa sản xuất: Thực hiện “công nghiệp hóa sạch” thông qua rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành hiện có, hướng đến phát triển các ngành công nghiệp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao sức khỏe con người; khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cấu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường. Đầu tư phát triển vốn tự nhiên, tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.

Xanh hóa lối sống, thúc đẩy tiêu dùng bền vững: Thực hiện các hoạt động nhằm kết hợp nếp sống truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại, tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao, hòa hợp với thiên nhiên. Trong điều kiện của tỉnh Cà Mau, thực hiện lối sống xanh cần tập trung vào các nội dung duy trì lối sống hòa hp với thiên nhiên ở nông thôn; tạo thói quen tiêu dùng bền vững thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nước, không khí và vệ sinh môi trường, thực hiện đô thị hóa bền vững.

Đ thực hiện tốt các yêu cầu này, thời gian ti ở tỉnh Cà Mau, nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế phải được thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ với các hoạt động TTX. Vì vậy, KHHĐ tăng trưởng xanh của tỉnh Cà Mau phải được xây dựng với những mục tiêu và định hướng được xác định rõ ràng, các ưu tiên phải được thiết lập trên cơ sở các tính toán chi tiết, khoa học, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của vùng, của cả nước, và phù hợp với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực có liên quan.

3. Mục tiêu và định hướng trong Kế hoạch hành động TTX Cà Mau

3.1. Quan điểm chỉ đạo

Chiến lược quốc gia về TTX đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng để đạt được PTBV. Vì thế quan điểm chỉ đạo của tỉnh Cà Mau là thực hiện TTX để đạt được PTBV trên địa bàn, trong đó:

- Tăng trưởng xanh là nội dung cơ bản không thể tách rời trong các chủ trương và định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Cà Mau, là cơ sở và sự thể hiện quyết tâm của địa phương trong việc thực hiện Chiến lược quốc gia về PTBV và chng BĐKH.

- Tăng trưởng xanh được thực hiện dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.

- Tăng trưởng xanh được thực hiện bởi con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường và tiêu dùng bền vững.

- Tăng trưởng xanh gắn liền với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế, đưa kinh tế tỉnh Cà Mau từ tăng trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng theo chiều sâu, dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, của vùng ĐBSCL và của tnh Cà Mau.

Các hoạt động TTX của tỉnh bảo đm đạt được sự kết hợp giữa yêu cầu trước mắt với lợi ích lâu dài, có những bước đi thích hợp, cụ thể, với những đột phá và trật tự ưu tiên được xác định rõ, nhưng vẫn có thể được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình, hoàn cảnh mới; có tính đến các mối quan hệ liên ngành, liên vùng, đáp ứng yêu cầu chia sẻ kinh nghiệm cả ở trong tỉnh và ở tầm quốc gia.

Kế hoạch hành động TTX của tỉnh Cà Mau phải được xây dựng dựa trên việc phân tích kỹ lưỡng các điều kiện tự nhiên, các kết quả phân tích và dự báo về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các kết quả đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường, hiện trạng phát thải KNK.

Nội dung của KHHĐ TTX phải góp phần tháo gỡ những trở ngại về thể chế, chính sách và cơ chế, tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu, đầu tư khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có tại địa phương, góp phần giảm bớt phát thải KNK.

Nội dung của KHHĐ TTX phải được xác định có sự tham gia của các bên liên quan (các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội dân sự và của cộng đồng người dân), đảm bảo tính khả thi về nguồn lực và thời gian, đảm bảo khả năng kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện.

3.2. Mục tiêu tổng quát

Đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về TTX trên địa bàn tỉnh Cà Mau, hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững, với trọng tâm là hướng đến nền kinh tế các-bon thp, giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ KNK, làm giàu vốn tự nhiên, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có tại địa phương. Phát triển các ngành kinh tế trọng điểm theo hướng xanh hóa. Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.

3.3. Mục tiêu cụ thể

a) Giảm phát thải KNK

Đến năm 2020:

- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường là 15% (mức giảm tự nguyện);

- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường là 25% nếu có thêm hỗ trợ quốc gia, quốc tế.

Đến năm 2025:

- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường là 25% (mức giảm tự nguyện);

- Giảm cường độ phát thải khí nhà kính so với mức phát triển bình thường trên 50% nếu có thêm sự hỗ trợ của quốc gia, quốc tế và huy động được đầu tư từ các thành phần kinh tế để triển khai thành công các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2030:

- Căn cứ vào kết quả thực hiện mục tiêu giảm phát thải KNK của giai đoạn trước tại Cà Mau và trong cả nước để xác định các mục tiêu cụ thể.

b) Xanh hóa sản xuất

Hình thành và phát triển cơ cấu “kinh tế xanh” trên cơ sở đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra giá trị gia tăng lớn, các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, chống chịu tốt hơn với BĐKH;

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp; xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao.

Phn đu đến năm 2020:

- Bảo đảm 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường; 85% khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống thu gom và xử lý CTR đạt yêu cầu;

- 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường, trong đó 50% các cơ sở áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường;

- Phấn đấu đưa mức đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên lên đạt 3 - 4% GRDP.

Đến năm 2030:

- Duy trì 100% khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường;

- 90% khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn đạt yêu cầu;

- 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường;

- 100% cơ sở sản xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc sử dụng trang thiết bị giảm ô nhiễm, tiết kiệm năng lượng;

- 95% các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bị xử lý theo pháp luật.

c) Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, tạo nhiều việc làm xanh từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; hoàn thiện cơ sở hạ tầng đô thị và nông thôn; cải thiện môi trường sống và phong cách sinh hoạt của cư dân.

Phấn đấu để đến năm 2020 có:

- 60% số xã đạt chuẩn vệ sinh môi trường theo tiêu chí nông thôn mới;

- 100% chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; 85% CTR đô thị, công nghiệp và 50% CTR nông thôn được thu gom, trong đó 50% được tái sử dụng, tái chế hoặc được tái sản xuất làm phân bón;

- Giảm 80% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mi và các ch dân sinh so với năm 2010;

- 80% dân cư hiểu biết, có kiến thức cơ bản về PTBV và ứng phó, thích nghi với BĐKH;

- 100% đô thị có diện tích cây xanh đạt tiêu chuẩn theo loại hình đô thị;

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 26%;

- Bảo đảm 100% dân cư đô thị và 90% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

Đến năm 2030:

- 70% nước thải đô thị được xử lý đúng tiêu chuẩn kỹ thuật; 100% các đô thị có cơ sở tái chế CTR thực hiện việc phân loại CTR tại nguồn; 95% CTR đô thị được thu gom và xử lý, trong đó 90% được tái sử dụng hoặc tái chế; 80% CTR nông thôn và 95% CTR từ các làng nghề được thu gom, trong đó 60% được tái sử dụng, tái chế hoặc được tái sản xuất làm phân bón; 95% CTR công nghiệp không nguy hại được thu gom, xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, trong đó 80% được tái chế hoặc tái sử dụng; 100% CTR công nghiệp nguy hại được thu gom và xử lý đảm bảo tiêu chuẩn môi trường;

- 100% chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường;

- 95% hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch;

- Giảm 95% khối lượng túi nilon sử dụng tại các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ dân sinh so với năm 2020;

- 100% dân cư hiểu biết, có kiến thức cơ bản về ứng phó, thích nghi với BĐKH;

- 100% đô thị có diện tích cây xanh đạt tiêu chuẩn theo loại đô thị.

3.4. Những định hướng chính

a) Giảm phát thải KNK và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo

Trong nông lâm thủy sản

Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng phương pháp canh tác tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên nước và đất. Hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học, thuốc BVTV, hóa chất, kháng sinh trong sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản. Chuyển đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước và năng lượng. Phổ biến rộng rãi công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất và chế biến nông sản, đặc biệt là trong chế biến thủy sản, tạo ra thức ăn chăn nuôi, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas và phân bón hữu cơ và giảm phát thải KNK.

Bảo vệ diện tích rừng hiện có, đặc biệt là các khu rừng tràm, rừng ngập mặn được quy hoạch là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Đảm bảo việc phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng không gây ảnh hưởng lớn đến diện tích và chất lượng các khu rừng đã được quy hoạch, đặc biệt là các khu bảo tồn trọng yếu và các loài động thực vật đang bị đe dọa. Đẩy mạnh trồng mới và phát triển rừng, tăng diện tích rừng đ mở rộng b hp thụ các-bon và đ thay thế diện tích rừng bị mất do quá trình khai thác và phát triển kinh tế. Có sự lựa chọn chiến lược đối với các khu rừng cho năng suất cao để trồng mới và tăng độ che phủ rừng.

Bảo vệ và tái tạo môi trường ven biển thông qua các hoạt động như trồng rừng phòng hộ, vệ sinh bãi biển. Phổ biến và khuyến khích áp dụng kiến thức về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản bền vững. Hỗ trợ ngư dân sử dụng pin mặt trời, thiết bị chiếu sáng tiết kiệm năng lượng trong khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Trong công nghiệp và năng lượng

Áp dụng các công nghệ các-bon thấp trong các ngành công nghiệp có tỷ trọng cao. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng các máy móc chạy điện; tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học nhằm giảm phát thải KNK. Phấn đấu để đến năm 2020 tất cả các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trường.

Tăng nguồn cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cải tạo và nâng cấp lưới điện hiện có nhằm giảm tổn thất điện.

Tăng cường khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng. Đẩy nhanh tốc độ phát triển các nguồn năng lượng tái tạo mà tỉnh Cà Mau có lợi thế so sánh như điện gió và điện mặt trời.

Trong thương mại và dịch vụ

Khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông phát thải thấp như các phương tiện có động cơ chạy bằng nhiên liệu sạch, chạy điện, chạy bằng năng lượng mặt trời.

Khuyến khích sử dụng các thiết bị, dụng cụ phát thải thấp, lắp đặt và sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ thương mại và chiếu sáng.

b) Xanh hóa sản xuất

Trong công nghiệp

Hạn chế và giảm dần những ngành hoặc những hoạt động sản xuất kinh doanh làm phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm môi trường. Ưu tiên phát triển các ngành sản xuất ít tác động đến môi trường và tài nguyên.

Thực hiện tốt các quy định về vệ sinh công nghiệp, bảo trì và sửa chữa thường xuyên, nhằm hạn chế rò r nhiên liệu và nâng cao công suất hoạt động của máy móc. Thay thế các nguyên liệu độc hại hoặc không có khả năng tái chế bằng các nguyên vật liệu ít độc hại hơn hoặc có thể tái chế. Thay đổi quy trình hoặc thiết bị sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao hơn hoặc hạn chế phát thải KNK.

Khuyến khích các doanh nghiệp tiết kiệm điện, nước và tái chế chất thải. Xây dựng kế hoạch quản lý cung cấp nước bền vững cho các ngành, bao gồm cả các nội dung về tái sử dụng, tái chế và xử lý nước đã qua sử dụng. Thông qua các chính sách ưu đãi, khuyến khích các doanh nghiệp lập kế hoạch và thực hiện tái chế và tái sử dụng chất thải. Hỗ trợ các dự án đầu tư tư nhân vào công nghệ tái chế, tái sử dụng các phế phẩm từ công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản.

Quản lý quá trình công nghiệp hóa theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và phục hồi tự nhiên.

Trong ngư, nông, lâm nghiệp

Thúc đẩy phát triển nhanh các ngành nông nghiệp xanh để tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên. Hỗ trợ về kinh tế - kỹ thuật và khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân áp dụng kỹ thuật công nghệ cao và phù hợp. Khuếch trương và phát triển một số sản phẩm xanh truyền thống chủ lực mà tỉnh Cà Mau có thế mạnh như nông sản, thủy sản sinh thái, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nguyên vật liệu địa phương.

Áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động bất lợi về môi trường do việc khai thác quá mức các nguồn lực cho sản xuất nông - lâm - thủy sản; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên như đất, nước và các nguồn lợi từ biển, từ rừng.

Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ ít phát thải vào ngành trồng trọt, chăn nuôi; áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp hiện đại (VietGap) nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, tăng khả năng thích ứng với BĐKH, thân thiện với môi trường và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng kết hợp tăng giá trị kinh tế với tăng năng lực, hiệu lực bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, ứng phó hiệu quả với BĐKH; bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng. Tăng cường trồng rừng, đặc biệt ở các vùng ven biển, tại các khu bảo tồn thiên nhiên, nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt mức an toàn sinh thái.

Khai thác hải sn theo hướng bền vững, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái. Khuyến khích, hỗ trợ ngư dân chuyển dần sang khai thác hải sản xa bờ, với các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ tốt hơn. Phát triển các mô hình khai thác hải sản xa bờ gắn kết với dịch vụ hậu cần trên biển, hỗ trợ phát triển đồng quản lý nghề cá ven bờ. Quản lý chặt việc khai thác hải sản không đúng kích cỡ cho phép, nhằm đảm bảo phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản. Hình thành vùng nuôi trng thủy sản quy mô lớn có sự tham gia của cộng đồng. Áp dụng các quy trình nuôi hiện đại (VietGAP, GlobalGAP, ASC, CoC...) và sản xuất theo chuỗi giá trị. Tăng cường công tác cảnh báo, xử lý ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản. Nâng cao năng lực quan trắc, cảnh báo môi trường, triều cường, thủy triu đỏ, dịch bệnh, thích ứng vi BĐKH.

Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật cho việc thực hiện mô hình sản xuất theo chu trình sinh thái khép kín, ít chất thải, mô hình xử lý chất thải tại các khu vực nuôi tôm thâm canh.

Nâng cao nhận thức và tăng cường giáo dục về tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước trong sản xuất kinh doanh; lồng ghép các nhu cầu ứng phó với BĐKH vào chương trình đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi; cải tiến phương thức canh tác, áp dụng các giống cây có khả năng chống chịu mặn, chịu hạn.

Các ngành kinh tế khác

Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu (hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi, cấp và thoát nước). Nâng cấp hệ thống đê, kè biển để bảo đảm an toàn hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, đáp ứng yêu cầu ứng phó với BĐKH và nước biển dâng.

Xây dựng các h chứa nước ngọt để điều tiết việc sử dụng nước trong thời kỳ hạn hán; nâng cấp và mở rộng hệ thống thủy lợi; chú trọng việc di dời các khu dân cư vùng ven biển nơi dễ bị tổn thương bởi nước biển dâng, bao gồm cả việc áp dụng các cơ chế tái định cư thích hợp.

Thường xuyên theo dõi và đánh giá các chất gây ô nhiễm trong nguồn cung cấp nước để bảo đảm nồng độ phèn không vượt quá giới hạn cho phép; thực hiện xử lý nước thải (gồm cả nước thải công nghiệp và nước thải đô thị), bảo vệ nguồn nước ngầm, nước mặt, vùng ven biển và mặt biển.

Ngăn ngừa quá trình suy thoái môi trường, nhất là những hiện tượng đặc thù đối với tỉnh Cà Mau như xâm thực và xói lở bờ biển, ô nhiễm nước biển, nước sông và nước tại các kênh, rạch.

c) Xanh hóa lối sng

Nâng cao nhận thức của người dân và doanh nghiệp về các hành vi và cách thức sản xuất, tiêu dùng có lợi cho môi trường, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh, quản lý và xử lý chất thải. Tăng cường giáo dục về tầm quan trọng của việc giảm thiểu chất thải và cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Tích cực triển khai hoạt động phân loại CTR tại nguồn. Tăng cường tái chế, tái sử dụng sản phẩm tái chế trong sản xuất và tiêu dùng.

Tăng khả năng tiếp cận các nguồn nước sạch hoặc nước hợp vệ sinh.

Bảo đảm việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm từ khâu sản xuất, vận chuyển, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng. Thực hiện việc dán nhãn thực phẩm xanh, thực phẩm hữu cơ nhằm nâng cao nhận thức và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Khuyến khích người dân sử dụng các thiết bị sinh hoạt tiết kiệm năng lượng và chuyển từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang nhiên liệu sinh học. Cải thiện cơ cấu chất đốt ở nông thôn để giảm phát thải và nâng cao chất lượng sống cho dân cư. Khuyến khích và hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có trên địa bàn.

Thực hiện mua sắm công theo tiêu chuẩn kinh tế xanh. Các khoản đầu tư và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước phải ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa có nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế. Áp dụng công cụ kinh tế, kỹ thuật để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí năng lượng và tài nguyên.

Tuyên truyền, giáo dục, truyền bá rộng rãi cho cư dân về các kinh nghiệm và thông lệ thực hành lối sống xanh, tiêu dùng tiết kiệm, hợp lý, an toàn. Tăng cường áp dụng một số công cụ kinh tế (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế và phí bảo vệ môi trường) để điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý, trước hết đối với những sản phẩm có hại cho sức khỏe, không thân thiện với môi trường, không phù hợp với các tiêu chuẩn về văn hóa.

Mở rộng diện tích cây xanh, thảm thực vật tại các khu vực đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

4. Những lựa chọn ưu tiên

4.1. Các tiêu chí để lựa chọn ưu tiên

Các hoạt động ưu tiên trong KHHĐ TTX của tỉnh Cà Mau được xác định theo các tiêu chí lựa chọn dưới đây:

- Mức độ phù hợp Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX quốc gia;

- Mức độ gắn kết với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Sử dụng công nghệ, kỹ thuật phù hợp, đảm bảo tính bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và nâng cao khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu;

- Đảm bảo tính khả thi về tài chính, năng lực thực hiện, chú trọng đến tính đa mục tiêu, liên vùng, liên ngành, liên lĩnh vực, có sự tham gia của cộng đồng;

- Có tiền đề và lợi thế về phát triển tiếp tục trong tương lai;

- Có vai trò to lớn, ý nghĩa quyết định đối với nền kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tái cơ cấu nền kinh tế;

- Phù hợp với quan điểm và mục tiêu phát triển và khả năng cạnh tranh của tỉnh về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ;

- Đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, góp phần đạt được PTBV.

4.2. Các lĩnh vực ưu tiên

a) Các ưu tiên nhằm giảm phát thải KNK

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Ưu tiên sử dụng các trang thiết bị, kết cấu cho phép tiết kiệm năng lượng; ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại để rút ngắn quy trình sản xuất, giảm tiêu hao năng lượng; nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng trong sản xuất kinh doanh và giao thông vận tải.

Phát triển và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: Ưu tiên cho việc nghiên cứu và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo mà tỉnh Cà Mau có lợi thế so sánh như năng lượng mặt trời, năng lượng gió.

Bảo vệ và phát triển rừng, nhất là rừng ngập mặn, để tăng năng lực hấp thụ các-bon.

b) Ưu tiên trong thực hiện sản xuất xanh

Đổi mới, áp dụng công nghệ sạch: Khuyến khích đầu tư, ứng dụng và đổi mới công nghệ cao vào sản xuất, nhất là trong các ngành sản xuất có tỷ trọng lớn, có ảnh hưởng cao đến môi trường. Chuyển giao công nghệ xanh, quy trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với các ngành sản xuất theo hướng hạn chế và giảm dần các ngành kinh tế phát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên các ngành ít gây tác động môi trường và cho phép sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.

Đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên trên hết khi xem xét các dự án đầu tư, không chấp nhận đầu tư các dự án có công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, phát thải KNK lớn, không thân thiện với môi trường.

Thực hiện vệ sinh công nghiệp và thay đổi nguyên liệu đầu vào: Thường xuyên thực hiện việc bảo trì, sửa chữa máy móc và thiết bị để tránh rò rỉ hoặc lãng phí nhiên liệu. Thay thế các nguyên liệu độc hại hoặc không có khả năng tái chế bằng các nguyên liệu có thể tái chế hoặc ít độc hại hơn.

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ: Phát triển sản xuất nông nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bn vững, thân thiện với môi trường. Chuyn đi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học. Mở rộng việc áp dụng nông nghiệp hữu cơ. Mở rộng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông sản, thủy sản. Khoanh vùng nuôi gia súc, gia cầm có kiểm soát dịch bệnh, có chuồng trại hợp vệ sinh, xa khu dân cư, tôn trọng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn.

Tăng độ che phủ đất bằng cách bảo tồn và phát triển diện tích rừng các loại, trồng phân tán cây ăn quả, cây lâu năm.

Phát triển các hình thức du lịch bền vững trên cơ sở thu hút sự tham gia cộng đồng.

c) Ưu tiên trong thực hiện lối sống xanh

Tiêu dùng bền vững: khuyến khích dán nhãn sinh thái và quảng bá thông tin về các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải; hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bao bì nilon trong các hoạt động mua sm và sinh hoạt của dân cư.

Quản lý chất thải rắn: xây dựng quy hoạch tổng thể quản lý CTR cho toàn tỉnh; tăng công suất và tiêu chuẩn chất lượng của các bãi chôn lp rác thải không độc hại; xây dựng hệ thống an toàn cho vận chuyển và lưu giữ tại chỗ và xử lý các chất thải độc hại.

Hạn chế sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học: đào tạo, phổ biến rộng rãi cách sử dụng an toàn phân bón hóa học, thuốc trừ sâu; xử lý tốt các bao bì, chai, lọ đựng thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Xây dựng đô thị bền vững: rà soát và điều chỉnh các quy hoạch đô thị dựa trên cách tiếp cận “đô thị xanh”; tăng đầu tư cho cải thiện chất lượng môi trường đô thị, cải tiến công nghệ, hiện đại hóa thiết bị thu gom, xử lý CTR, nước thải; bảo vệ cảnh quan môi trường theo các tiêu chí xanh - sạch - đẹp; xây dựng mới và nâng cấp công viên cây xanh, chú trọng phân bổ công viên xanh ở các khu vực trung tâm thành phố, các khu dân cư lớn và khu công nghiệp; hạn chế sử dụng những khu vực có môi trường sinh thái tốt để xây dựng các khu chức năng; ưu tiên phân bổ đất công để mở rộng diện tích không gian xanh tại các khu đô thị.

CHƯƠNG 2

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

1. Tăng cường năng lực và thể chế

- Rà soát nội dung các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã được ban hành của tỉnh nhằm phát hiện những điểm chưa phù hợp với các mục tiêu, định hướng TTX, BVMT và thích ứng với BĐKH và đề xuất điều chỉnh, bổ sung, coi đó là một tiêu chí quan trọng khi phê duyệt các văn bản này. Lồng ghép các nội dung của Chiến lược TTX quốc gia vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Quy hoạch nông thôn theo các tiêu chuẩn sống thân thiện với môi trường; tăng cường diện tích cây xanh, sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu xanh và tiết kiệm năng lượng. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và thiết kế đô thị theo hướng “cơ sở hạ tầng xanh” nhằm đem lại một đô thị xanh, bền vững, có khả năng thích ứng với BĐKH và tạo môi trường sống trong lành.

- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành, giữa các thành viên thuộc bộ máy quản lý nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu TTX và PTBV. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về BVMT và ứng phó với BĐKH và thực hiện TTX nhằm đáp ứng các yêu cầu thực tế đang ngày càng đa dạng và phức tạp.

- Xây dựng cơ chế, chính sách cụ thể về huy động và quản lý có hiệu quả các nguồn lực (trong nước và quốc tế) cho PTBV và TTX giai đoạn đến 2020 và tầm nhìn 2030. Xây dựng và áp dụng các tiêu chí cho việc xác định thứ tự ưu tiên cho các hoạt động, chương trình, dự án TTX của tỉnh.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống, công nghệ sản xuất, chế biến, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp, thủy sản. Chú trọng liên kết phát triển khoa học, công nghệ của tỉnh với phát triển khoa học, công nghệ của vùng và khu vực.

- Xây dựng cơ chế tăng cường việc trao đổi thông tin, số liệu phục vụ cho việc theo dõi, đánh giá và báo cáo một cách thường xuyên về thực trạng tăng trưởng, quản lý môi trường và tài nguyên trên địa bàn. Xây dựng các tiêu chí khung hoặc phương án theo dõi, đánh giá và báo cáo thực hiện Chiến lược và Kế hoạch hành động TTX của tỉnh.

- Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về BĐKH và TTX, xử lý môi trường, đặc biệt nâng cao năng lực của cấp huyện và cấp xã.

- Xây dựng cơ chế và chính sách thu hút các nguồn vốn vay, ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế thực hiện Chiến lược TTX. Phối hợp với các dự án hỗ trợ của quốc tế đang và sắp được triển khai thực hiện để thực hiện công tác đào tạo nâng cao năng lực cho các Sở, ban, ngành liên quan nhằm thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao.

2. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức

- Đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền vận động và thông tin về PTBV và TTX, về lợi ích của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng giao thông công cộng, ứng dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo thông qua việc phát hành các ấn phẩm, pano, chương trình TV, radio... nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, của cộng đồng và của doanh nghiệp về Chiến lược tăng trưởng xanh.

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt ở cấp huyện và cấp xã về phát triển bền vững, ứng phó với BĐKH, TTX và giảm phát thải KNK.

- Nghiên cứu, lựa chọn, lồng ghép các nội dung giảng dạy về TTX, giảm phát thải KNK, công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững... vào các cấp học, bậc học phù hợp, kể cả các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước cho các cán bộ trong tỉnh. Xây dựng các chương trình chính khóa, ngoại khóa về TTX, ứng phó với BĐKH và PTBV cho học sinh, sinh viên các trường trên địa bàn tỉnh.

- Phát huy vai trò của tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan và phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương về TTX, về cách phòng ngừa, thích ứng với BĐKH. Trong đó, chú trọng việc tăng cường ý thức trách nhiệm và sự hiểu biết của các chủ doanh nghiệp, chủ dự án ở các khu đô thị về tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đăng ký chủ nguồn thải, gửi báo cáo định kỳ về giám sát môi trường, chủ động lập kế hoạch ứng phó với sự cố môi trường, đầu tư công trình xử lý chất thải...

- Tổ chức sơ kết nhằm kiểm điểm, đánh giá nghiêm túc về các kết quả đạt được, xác định rõ các ưu khuyết điểm, tồn tại và nguyên nhân, trách nhiệm của từng Sở, ban, ngành, từng địa phương trong thực hiện TTX. Đưa nội dung kiểm điểm thực hiện TTX vào các báo cáo tổng kết, đánh giá định kỳ của các Sở, ban, ngành và địa phương.

3. Nhóm giải pháp về giảm cường độ phát thải KNK

3.1. Trong nông lâm thủy sản

- Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng phương pháp canh tác tiết kiệm tài nguyên, nhất là tài nguyên đất và nước để giảm phát thải KNK trong ngành nông nghiệp. Xây dựng các hệ thống quản lý nước để ngăn chặn xói mòn, thoái hóa đất; áp dụng các biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước; hạn chế sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai và khí hậu của tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước và điện năng trong tưới tiêu, bằng cách đó giảm phát thải KNK. Cụ thể:

+ Áp dụng chương trình 1 phải 5 giảm và hệ thống canh tác lúa cải tiến.

+ Áp dụng phương pháp tưới khô - ướt xen kẽ trong canh tác lúa.

+ Rút nước giữa vụ trong canh tác lúa.

+ Mô hình lúa tôm theo tiêu chuẩn VietGap.

+ Tái sử dụng phế phụ phẩm trong cây trồng cạn (đối với mía).

+ Ứng dụng canh tác tổng hợp (ICM) đối với cây mía và cây rau đậu.

+ Xử lý phân gia súc bằng hầm khí sinh học.

+ Cải tiến công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ.

+ Nâng cao hiệu quả đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản.

+ Nâng cao hiệu quả tưới tiêu bằng các kỹ thuật tiên tiến (tưới nhỏ giọt...).

- Đẩy mạnh trồng mới (cây phân tán, cây gỗ lớn) và phát triển rừng, tăng diện tích rừng để mở rộng bể hấp thụ các-bon, thay thế diện tích rừng bị mất do quá trình khai thác và phát triển kinh tế. Có sự lựa chọn chiến lược các khu rừng cho năng suất cao để trồng mới và tăng độ che phủ rừng; nâng cao chất lượng rừng hiện có. Đấu tranh kiên quyết chống lại nạn phá rừng. Quản lý ba loại rừng bền vững. Xây dựng các vùng đệm xung quanh các khu bảo tồn để quản lý rừng có hiệu quả hơn.

- Đảm bảo việc xây dựng cơ sở hạ tầng không gây ảnh hưởng lớn đến các khu bảo tồn tự nhiên trọng yếu, bảo tồn bền vững gắn với sử dụng thông minh, hiệu quả tài nguyên rừng, đa dạng sinh học ở các khu rừng đặc dụng; sử dụng các phương pháp khai thác và vận chuyển gây tác động thấp nhất đến môi trường xung quanh.

3.2. Trong công nghiệp và năng lượng

- Hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, tài nguyên. Áp dụng các công nghệ các-bon thấp trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng các máy móc chạy điện, tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học nhằm giảm phát thải KNK. Cụ thể:

Trong dân dụng:

+ Phát triển năng lượng cộng đồng bền vững.

+ Sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị.

+ Sử dụng đèn LED ở các hộ gia đình.

+ Khuyến khích sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thành thị.

+ Sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện trong các hộ gia đình.

+ Phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà.

Trong công nghiệp, năng lượng và xử lý chất thải:

+ Hệ thống quản lý năng lượng theo ISO 50001 trong ngành chế biến thực phẩm, ngành dệt may.

+ Sản xuất gạch không nung thay thế gạch truyền thống.

+ Phát triển nhà máy điện mặt trời, điện gió nối lưới.

+ Cải tiến hệ thống lạnh trong ngành chế biến thực phẩm.

+ Xử lý rác thải đô thị bàng các biện pháp khác nhau: xử lý hữu cơ, đốt, tái chế, xử lý yếm khí.

- Tăng nguồn cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới lưới điện nhằm đảm bảo nhu cầu cung cấp điện an toàn, liên tục, giảm tổn thất điện năng.

- Phát triển các nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo mà tỉnh Cà Mau có lợi thế so sánh như nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng từ biogas.

3.3. Trong giao thông vận tải

Xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, tăng khả năng kết nối các vùng trong tỉnh với các tỉnh và vùng lân cận. Ưu tiên đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm theo các tiêu chuẩn bền vững.

4. Nhóm giải pháp về xanh hoá sản xuất

Các ưu tiên sau đây cần được thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của sản xuất xanh ở tỉnh Cà Mau:

- Áp dụng công nghệ sạch: Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, ứng dụng và đi mới công nghệ cao vào sản xuất, nht là trong các ngành sản xuất nông nghiệp là ngành hiện đang có ảnh hưởng lớn đến môi trường trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh và khuyến khích chuyển giao công nghệ xanh, quy trình sản xuất sạch hơn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình.

- Sử dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến trong khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến và giảm phát thải, giảm ô nhiễm môi trường.

- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch đối với các ngành sản xuất theo hướng hạn chế và giảm dn các ngành kinh tế phát thải lớn, gây ô nhiễm môi trường, ưu tiên các ngành ít gây tác động môi trường, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên và nguồn lực khác. Đặt yêu cầu bảo vệ môi trường lên trên hết khi xem xét các dự án đầu tư; không chp nhận đầu tư các dự án có công nghệ, trang thiết bị lạc hậu, không thân thiện với môi trường.

- Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ: Quy hoạch các vùng sản xuất nông lâm thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, thân thiện với môi trường. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, th nhưỡng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tiết kiệm nước và điện năng trong tưới tiêu. Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học. Phổ cập quy trình phòng trừ sâu bệnh tng hp (IPM). Mở rộng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến nông, lâm sản; tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp. Khoanh vùng nuôi gia súc, gia cầm có kiểm soát dịch bệnh, có chuồng trại hợp vệ sinh, xa khu dân cư, tôn trọng nghiêm ngặt quy trình chăn nuôi an toàn.

- Gia tăng độ che phủ bằng cây ăn quả, cây lâu năm, rừng phòng hộ.

- Phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững trên cơ sở thu hút sự tham gia của cộng đồng.

5. Nhóm giải pháp về xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững

Trong điều kiện hiện có, tỉnh Cà Mau phấn đấu để đạt được “lối sống xanh” thông qua thực hiện các ưu tiên sau:

- Xây dựng đô thị bền vững: đưa yếu tố tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Rà soát quy hoạch các khu đô thị, điều chỉnh các quy hoạch này theo cách tiếp cận của một “đô thị xanh”. Đảm bảo tăng tỷ lệ rác thải được phân loại, xử lý, đặc biệt là rác thải sinh hoạt và rác thải bệnh viện. Tăng đầu tư cho cải thiện chất lượng môi trường đô thị, cải tiến công nghệ, hiện đại hóa thiết bị thu gom, xử lý nước thải. Triển khai việc áp dụng công nghệ cao vào xử lý chất thải. Tăng cường bảo vệ cảnh quan môi trường theo các tiêu chí xanh - sạch - đẹp. Ưu tiên phân bổ đất công cộng đ mở rộng diện tích không gian xanh tại các khu đô thị. Xây dựng mới và nâng cấp công viên cây xanh, chú trọng phân bổ công viên xanh ở các khu vực trung tâm thành phố, các khu dân cư lớn và khu công nghiệp; hạn chế sử dụng những khu vực có môi trường sinh thái tốt để xây dựng các khu chức năng tại các khu đô thị.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình nông thôn mới: trên cơ sở các kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2011 - 2015, tập trung triển khai các nội dung liên quan tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp và 08 quy hoạch đã được phê duyệt. Ưu tiên huy động nguồn vốn đầu tư cho các xã điểm nhằm đạt mục tiêu tới năm 2020 sẽ có ít nhất 50% xã đạt chuẩn nông thôn mới; không còn xã dưới 07 tiêu chí và có ít nhất 01 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

- Thúc đẩy tiêu dùng bền vững: thúc đẩy hoạt động dán nhãn sinh thái và quảng bá các thông tin về các sản phẩm thân thiện với môi trường; phát động phong trào “tiêu dùng xanh”, tiết kiệm điện, nước sạch, giấy gói, bao bì, hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng bao bì nilon trong các hoạt động mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh, các chợ truyền thống, cũng như trong sinh hoạt của dân cư. Khuyến khích tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng, giảm thiểu chất thải. Tạo dư luận xã hội để lên án, xử lý các hành vi gây ô nhiễm hoặc tăng phát thải KNK.

Thực hiện “chi tiêu công xanh” theo đó việc mua sắm và sử dụng hàng hóa có nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế, tái sử dụng, phải được ưu tiên trong chi tiêu ngân sách Nhà nước. Các quy định hiện hành về thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế, phí bảo vệ môi trường phải được áp dụng triệt để nhằm điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hợp lý, trước hết đối với các sản phẩm có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường.

- Quản lý chất thải rắn: Xây dựng quy hoạch tổng thể quản lý rác thải tổng hợp cho toàn tỉnh. Tăng công suất của các bãi chôn lấp rác thải nhằm quản lý bền vững đối với chất thải rắn, không độc hại. Xây dựng hệ thống an toàn cho vận chuyển và lưu giữ tại chỗ các chất thải độc hại.

- Hạn chế sử dụng thuốc BVTV: Đào tạo, phổ biến rộng rãi cách sử dụng an toàn thuốc trừ sâu, xử lý an toàn các bao bì đựng thuốc BVTV, phân hóa học.

CHƯƠNG 3

KINH PHÍ THỰC HIỆN

I. Nhu cầu vốn

Tổng nhu cầu vốn để thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 là 45.440.344 triệu đồng. Trong đó:

- Giai đoạn 2017 - 2020: 16.308.187 triệu đồng;

- Giai đoạn 2021 - 2030: 29.132.157 triệu đồng.

II. Nguồn vốn đầu tư:

- Nguồn vốn ngân sách Trung ương;

- Nguồn vốn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Trên cơ sở KHHĐ TTX tỉnh Cà Mau, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện chủ động tổ chức triển khai thực hiện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, trong đó lưu ý một số nhiệm vụ cụ thể như sau:

1. S Kế hoạch và Đầu tư

- Cơ quan đầu mối về TTX, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện KHHĐ TTX.

- Hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện KHHĐ TTX báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ hàng năm; tổ chức sơ kết giữa kỳ để đánh giá, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo thực hiện, nghiên cứu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung để cập nhật cho đến hết giai đoạn 2030.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố bổ sung, hoàn thiện danh mục chương trình, dự án trong từng giai đoạn cụ thể đ triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành liên quan cân đối, vận động, thu hút để đảm bảo nguồn vốn thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong kế hoạch.

2. S Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt dự toán để làm cơ sở triển khai thực hiện.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị liên quan tham mưu, tư vấn lựa chọn các công nghệ du nhập về tỉnh; nghiên cứu, xây dựng cơ chế khuyến khích việc đầu tư, chuyển giao công nghệ, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trên địa bàn.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Tham mưu cho UBND tỉnh về chính sách phát triển môi trường bền vững theo các định hướng TTX; tổ chức xây dựng kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về ứng phó BĐKH trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cũng tham mưu cho UBND tỉnh trong việc cấp quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, không phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.

- Tăng cường giám sát các hoạt động của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực môi trường để kịp thời xử lý.

- Thường xuyên thực hiện tốt việc quan trắc môi trường để kịp thời cảnh báo cho người dân và doanh nghiệp.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách về môi trường để nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trong công tác giám sát môi trường nhằm tăng cường hiệu quả BVMT đặc biệt đối với lĩnh vực công nghiệp.

5. Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải KNK trong công nghiệp, thương mại, sản xuất sạch hơn trong công nghiệp và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thay đổi các thiết bị lạc hậu tốn nhiều năng lượng và thải nhiều khí thải để đầu tư các dây chuyền, máy móc hiện đại hơn.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ triển khai thực hiện các đề án, dự án trong phát triển nông nghiệp thông minh, nông nghiệp công nghệ cao theo các định hướng TTX.

- Thường xuyên tuyên truyền nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả ít sử dụng phân bón, thuốc hóa học và sử dụng nước hợp lý trong sản xuất; thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với từng vùng và đáp ứng theo nhu cầu của thị trường.

- Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải KNK trong ngư, nông, lâm nghiệp, phát triển nông nghiệp xanh và triển khai chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

7. Sở Giao thông vận tải

- Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến giảm phát thải KNK trong giao thông vận tải, phát triển hạ tầng giao thông bền vững và giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh.

- Thường xuyên tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vận tải thực hiện đúng các quy định về bảo trì, bảo dưỡng, loại bỏ các loại xe tốn nhiều nhiên liệu và hết niên hạn sử dụng.

8. Sở Xây dựng

- Chủ trì, phối hợp thực hiện các đề án, dự án liên quan đến quy hoạch đô thị bền vững, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công trình xanh, đảm bảo thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu TTX và ứng phó với BĐKH.

- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong các hoạt động quản lý chất thải đô thị trên địa bàn tỉnh.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

Chỉ đạo các cơ quan báo, đài xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về TTX và PTBV các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học.

10. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố

- Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố có nhiệm vụ triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch TTX của tỉnh; lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp vào các chương trình, kế hoạch phát triển hàng năm, 5 năm của ngành mình, cấp mình, đơn vị mình và địa phương mình theo chức năng nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng các chỉ tiêu TTX của ngành phù hợp với điều kiện, đặc thù phát triển của ngành mình; tổ chức giám sát, đánh giá các mục tiêu, chỉ tiêu TTX thuộc lĩnh vực quản lý. Phân công tổ chức thực hiện, xác định cá nhân chịu trách nhiệm cụ thể. Đề xuất các chương trình, đề án, dự án, hoạt động liên quan đến TTX đang và dự kiến tiến hành.

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người dân về nội dung Chiến lược quốc gia về TTX và kế hoạch hành động TTX của tỉnh và của ngành, địa phương.

- Định kỳ thu thập, tổng hợp thông tin về việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu giám sát và đánh giá TTX của tỉnh. Hằng năm báo cáo nội dung cụ thể về tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch TTX lồng ghép trong báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; nêu rõ các vướng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp thực hiện, gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

11. Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp

- Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai kế hoạch TTX của tỉnh trong phạm vi chức năng và hoạt động.

- Tuyên truyền, vận động, huy động sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh và các tầng lớp nhân dân trong việc triển khai thực hiện kế hoạch TTX của tỉnh, ngành và địa phương./.

 

TỪ VIẾT TẮT

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BVMT

Bảo vệ môi trường

PTBV

Phát triển bền vững

BTNMT

Bộ Tài nguyên Môi trường

BAU

Kịch bản cơ sở

CO2

Khí Các-bo-níc

CH4

Khí Mê-tan

CN

Công nghiệp

COP

Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu

CLTTX

Chiến lược tăng trưởng xanh

CTR

Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

CFL

Đèn huỳnh quang compact (Compact Fluorescent Lamp)

DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

Đèn LED

Đèn điốt phát quang (Light Emitting Diode)

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GWP

Chỉ số nóng lên của trái đất

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT

Giao thông vận tải

GRDP

Tổng sản phẩm trên địa bàn

HT QLNL

Hệ thống Quản lý năng lượng

IPM

Chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests Management)

INDC

Cam kết giảm phát thải do quốc gia tự quyết định

IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu

KHHĐ

Kế hoạch hành động

KNK

Khí nhà kính

KH&ĐT

Kế hoạch và Đầu tư

KHPT KT-XH

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

KH&CN

Khoa học và Công nghệ

MMS

Hệ thống quản lý chất thải

MW

Mê ga oát

MTQG

Mục tiêu quốc gia

MACC

Đường cong chi phí biên giảm phát thải

N2O

Khí Nitơ đi-ô-xít

NBD

Nước biển dâng

NLMT

Năng lượng mặt trời

NL

Năng lượng

NSNN

Ngân sách nhà nước

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSĐP

Ngân sách địa phương

NTM

Nông thôn mới

NLTT

Năng lượng tái tạo

ODA

Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

PT-TH

Phát thanh truyền hình

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

SX

Sản xuất

SXSH

Sản xuất sạch hơn

tCO2

Tấn CO2

tCO2e

Tấn CO2 tương đương

TTX

Tăng trưởng Xanh

TV

Tivi

TK&HQ

Tiết kiệm và hiệu quả

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hp Quốc về Biến đổi khí hậu

USD

Đô la Mỹ (United States dollar)

UBND

Ủy ban nhân dân

VGGS

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

VND

Việt Nam đồng

VH-TT-DL

Văn hóa - Thể thao - Du lịch

VLXD

Vật liệu xây dựng

VQG

Vườn Quốc gia

 


Kế hoạch hành động tăng trưng xanh tỉnh Cà Mau

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN, KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TTX ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

(Kèm theo Quyết định số 1601/QĐ-UBND ngày 01 tháng 10 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

1. Các chương trình, dự án ưu tiên về giảm phát thải KNK và phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo

TT

Nhiệm vụ

Nội dung

Mục tiêu

Yêu cầu kinh phí (triệu đồng)

Phân công trách nhiệm

Dự kiến nguồn tài chính

2017 - 2020

2021 - 2030

A

Lĩnh vực nông nghiệp

 

 

 

 

I

Lĩnh vực trồng trọt

 

 

 

 

1

AWD (Tưới khô ướt xen kẽ) cho canh tác lúa

Hỗ trợ xây dựng mô hình, tập huấn nông dân kỹ thuật xây dựng mô hình

Diện tích áp dụng đạt 12.000 ha năm 2020 và tăng lên 48.000 ha năm 2030

67.425

269.701

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2

IP5G Tưới khô ướt xen kẽ và hệ thống canh tác lúa cải tiến

Triển khai nhân rộng mô hình, hỗ trợ về giống và phân hữu cơ

Diện tích áp dụng đạt 12.000 ha năm 2020 và tăng lên 48.000 ha năm 2030

64.158

256.633

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

3

Rút nước giữa vụ trong canh tác lúa

Tập huấn, hỗ trợ xây dựng mô hình

Diện tích áp dụng đạt 13.000 ha năm 2020 và tăng lên 52.000 ha năm 2030

62.947

251.788

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4

Xử lý rơm r bng chế phẩm tricoderma (80% diện tích)

Hỗ trợ chế phẩm và chuyển giao công nghệ

Áp dụng cho lượng rơm rạ trên diện tích 21.000 ha năm 2020 và tăng lên 84.000 ha năm 2030

289.985

1.159.943

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Viện nghiên cứu nông nghiệp trc thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

5

Lúa tôm theo tiêu chuẩn VietGap

Duy trì mở rộng mô hình sản xuất

Diện tích đạt 40.300 ha năm 2020

8.292.000

 

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

6

Tái sử dụng phế phụ phẩm trong cây trồng cạn (đối với mía)

Chuyển giao kĩ thuật, tập huấn phổ biến kĩ thuật

Áp dụng cho diện tích trồng mía năm 2020 là 1.300 ha và năm 2030 tăng lên 5.400 ha

214

857

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

7

Canh tác tổng hợp (ICM) cây mía

Chuyển giao kĩ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình

Áp dụng cho diện tích trng mía năm 2020 là 1.300 ha và năm 2030 tăng lên 5.400 ha

226

907

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

8

Canh tác tổng hợp (ICM) cây rau đậu

Chuyển giao kĩ thuật, hỗ trợ xây dựng mô hình

Diện tích áp dụng đạt 4.200 ha năm 2020 và tăng lên 17.000 ha năm 2030

722

2.889

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: Viện nghiên cứu nông nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT.

1.2

Lĩnh vực chăn nuôi

9

Phát triển sử dụng khí sinh học - hầm biogas

Xây dựng mô hình, đánh giá hiệu quả

 

 

 

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

10

Cải tiến công nghệ xử lý và tái sử dụng chất thải chăn nuôi làm phân bón hữu cơ

Tập huấn kĩ thuật, giới thiệu các công nghệ xử lý

Xử lý 12.000 tấn chất thải chăn nuôi năm 2020 và năm 2030 là 48.000 tấn

1.014

4.058

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước

11

Cải thiện khẩu phần thức ăn gia súc

Hỗ trợ về cải thiện chất lượng thức ăn chăn nuôi

Cải thiện khẩu phần thức ăn cho 55.000 đầu con gia súc năm 2020 và cho 220.000 con năm 2030

16.285

65.142

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách Nhà nước

1.3

Lĩnh vực thủy sản

 

 

 

 

12

Cải thiện chất lượng và dịch vụ giống, thức ăn và vật tư nuôi trồng thủy hải sản

Chuyển giao kĩ thuật, hỗ trợ về giống và vật tư

Áp dụng cho diện tích nuôi trồng năm 2020 là 60.000 ha và năm 2030 là 240.000 ha

45.360

181.440

Chủ trì: Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách nhà nước

13

Cải tiến công nghệ trong nuôi trồng và xử lý chất thải nuôi trồng thủy sản

Giới thiệu công nghệ, phổ biến kĩ thuật

Áp dụng cho diện tích nuôi trồng năm 2020 là 60.000 ha và năm 2030 là 240.000 ha

25.200

100.800

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách nhà nước

1.4

LULUCF

 

 

 

 

14

Bảo vệ rừng tự nhiên

Quy hoạch bảo vệ và phát triển bền vững diện tích đất lâm nghiệp

Bảo vệ ổn định diện tích rừng năm 2020 là 105.000 ha

3.500

 

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngân sách nhà nước

Phối hợp: Bộ Nông nghiệp và PTNT.

B

Lĩnh vực công nghiệp, năng lượng

 

 

 

 

1

Sản xuất gạch không nung

 

Quy mô sản xuất 25 triệu viên gạch

 

24.000

Chủ trì: Sở Xây dựng

Doanh nghiệp

2

Hệ thống quản lý năng lượng trong DN chế biến thực phẩm

 

Áp dụng tại 16 nhà máy

 

1.850

Chủ trì: Sở Công thương.

Doanh nghiệp

Phối hợp : Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

3

Lắp pin NLMT và ứng dụng đèn LED trong tàu đánh bắt thủy sản

 

Lắp đặt cho 800 tàu đánh bắt thủy sản

 

184.000

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Ngư dân, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: UBND cấp huyện, Hội nông dân tỉnh.

4

Bếp khí sinh học cải tiến

 

57.000 bếp

 

1.910

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Hộ nông dân, Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: UBND cấp huyện, Hội nông dân tỉnh.

5

Bếp củi cải tiến ở nông thôn

 

57.000 bếp

 

6.320

Chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT.

Hộ nông dân, Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: UBND cấp huyện, Hội nông dân tỉnh.

6

Đun nước nóng bằng NLMT ở các hộ gia đình thành thị

 

8.000 thiết bị

 

40.110

Chủ trì: Sở Công thương.

Hộ gia đình, Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: Điện lực tỉnh; cơ quan báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh.

7

Thay thế đèn LED trong hệ thống chiếu sáng công lập

 

2.000 bóng đèn

 

2.000

Chủ trì: Sở Công thương.

Ngân sách Nhà nước

Phối hợp: Sở Xây dựng, Công ty Môi trường Đô thị.

8

Cải tiến hệ thống lạnh trong công nghiệp chế biến thủy sản

 

ng dụng tại 16 nhà máy

 

296.280

Chủ trì: Sở Công thương.

Doanh nghiệp, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

9

Điều hòa tiết kiệm năng lượng trong hộ gia đình thành thị

 

4.000 bộ

8.022

32.088

Chủ trì: Sở Công thương.

Hộ gia đình, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Điện lực tỉnh; Cơ quan báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh.

10

Tủ lạnh tiết kiệm năng lượng trong các hộ gia đình thành thị

 

13.200 bộ

132.000

528.000

Chủ trì: Sở Công thương.

Hộ gia đình, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Điện lực tnh; cơ quan báo, đài phát thanh truyền hình tỉnh.

11

Điện gió nối lưới

 

350MW

5.390.000

21.560.000

Chủ trì: Sở Công thương.

Nhà đầu tư trong và ngoài nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

12

Điện mặt trời nối lưới

 

50MW

550.000

2.200.000

Chủ trì: Sở Công thương.

Nhà đầu tư trong và ngoài nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

13

Sục khí nuôi tôm công nghiệp bằng năng lượng mặt trời

 

4000 hệ thống

320.000

1.280.000

Ch trì: Sở Công thương.

Hộ nuôi tôm, EVN, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hp: UBND cấp huyện, Hội nông dân tỉnh.

14

Chuyển đổi sang vận tải đường thủy nội địa

 

20% tổng lượng hàng hóa

500.000

500.000

Chủ trì: Sở Giao thông vận tải.

Các doanh nghiệp vận tải, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Các đơn vị vận chuyển; UBND cấp huyện; Hiệp hội vận tải

C

Lĩnh vực rác thải

 

 

 

 

1

Giảm phát thải từ quá trình xử lý hữu cơ

 

191,25 tấn rác thải

7.321

29.284

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nhà đầu tư, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT , Công ty Môi trường đô thị.

2

Sử dụng và đốt khí bãi rác

 

191,25 tấn rác thải

2.103

8.415

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nhà đầu tư, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT, Công ty Môi trường đô thị.

3

Thu hồi và tái chế nguyên liệu từ chất thải rắn

 

191,25 tấn rác thải

14.726

58.905

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nhà đầu tư, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT , Công ty Môi trường đô thị.

4

Thu hồi và sử dụng methane từ hệ thống xử lý yếm khí chất thải rắn hữu cơ có kiểm soát

 

191,25 tấn rác thải

19.859

79.437

Chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường.

Nhà đầu tư, Ngân sách Nhà nước, Hỗ trợ quốc tế

Phối hợp: Sở Nông nghiệp và PTNT , Công ty Môi trường đô thị.

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hóa sản xuất

TT

Tên dự án, nhiệm vụ

Mục tiêu

Cơ quan chủ trì

Kinh phí (triệu đồng)

Nguồn kinh phí

2017 - 2020

2021 - 2030

 

1

Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải thành phố Cà Mau

8.000 m3/ngày đêm

 

214.827

 

ODA, ngân sách Trung ương và địa phương

2

Vườn Quốc gia U Minh Hạ

8.527 ha

Vườn Quốc gia U Minh Hạ

21.031

 

Ngân sách Trung ương và địa phương

3

Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Vườn Quốc gia U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

 

Vườn Quốc gia U Minh Hạ

10.000

 

Ngân sách Trung ương

4

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

41.862 ha

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau

15.000

 

Ngân sách Trung ương

5

Hỗ trợ khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 210

 

 

12.420

 

Ngân sách Trung ương

6

Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng Điểm du lịch Đất Mũi thuộc Khu du lịch quốc gia Năm Căn

417 m; 19 cầu

Ban Quản lý dự án xây dựng công trình Giao thông tỉnh Cà Mau

60.000

 

Ngân sách Trung ương

7

Dự án đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt trên đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

02 hồ chứa nước ngọt

Sở Nông nghiệp và PTNT

12.000

 

Ngân sách Trung ương

8

Dự án hỗ trợ xử lý chất thải các bệnh viện tỉnh Cà Mau

3 hợp phần (xây lắp; trang thiết bị; hỗ trợ đào tạo, vận hành hệ thống)

Sở Y tế

39.988

 

WB

9

Gây bồi tạo bãi, trồng cây ngập mặn bảo vệ bờ biển khu vực Đất Mũi

89 ha

Sở Nông nghiệp và PTNT

15.676

 

Hỗ trợ của quốc tế

10

Dự án bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2015 - 2020

55 ha trồng rừng bãi bồi ven biển, 675 ha trồng rừng mới trụ đước tại vùng san lấp, 40 ha khoanh nuôi tái sinh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

51.378

 

Hỗ trợ của quốc tế

11

Chống xói l, gây bồi, trồng cây ngập mặn bảo vệ đê biển huyện Trần Văn Thời

23,3 ha

Sở Nông nghiệp và PTNT

6.000

 

Hỗ trợ của quốc tế

12

Dự án bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ giai đoạn 2015 - 2020

27.400 ha

Sở Nông nghiệp và PTNT

10.000

 

Ngân sách Trung ương

13

Dự án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng giai đoạn 2016 - 2020

 

Chi cục Kiểm lâm

25.000

 

Ngân sách Trung ương

3. Các chương trình dự án ưu tiên về xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững

TT

Tên dự án, nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Kinh phí (triệu đồng)

Nguồn kinh phí

 

 

 

2017 - 2020

2021 - 2030

 

1

Tổ chức các hoạt động truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức cho các nhóm xã hội về lối sống xanh (nhóm người cao tuổi, phụ nữ, thanh thiếu niên, công nhân, nhân viên công sở...)

Sở Thông tin và Truyền thông

500

1.500

Ngân sách Nhà nước

2

Đưa các tiêu chuẩn về lối sống văn minh, tiêu dùng tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường vào hệ thống giá trị xã hội đánh giá con người.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

800

2.400

Ngân sách Nhà nước

3

Phổ biến phong trào 3T (tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng) trong các cộng đồng dân cư.

Sở Khoa học và Công nghệ

500

1.500

Ngân sách Nhà nước

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản