255913

Quyết định 3771/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

255913
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 3771/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Quy hoạch tổng thể Trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu: 3771/QĐ-BGTVT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 06/10/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 17/11/2014 Số công báo: 987-988
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 3771/QĐ-BGTVT
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
Người ký: Đinh La Thăng
Ngày ban hành: 06/10/2014
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 17/11/2014
Số công báo: 987-988
Tình trạng: Đã biết

B GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 3771/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 06 tháng 10 năm 2014

 

QUYT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội;

Căn cứ Quyết định số 355/2013/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể các Trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe gii đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm

- Quy hoạch là cơ sở để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Quy hoạch mạng lưới trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển giao thông vận tải, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan.

- Phát triển mạng lưới trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hp lý trên cả nước tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm chất lượng phương tiện và giảm tai nạn giao thông.

- Thuận lợi cho xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới, đa dạng hóa đầu tư cho hoạt động đăng kiểm.

- Quy hoạch mang tính kế thừa nhằm phát huy hiệu quả các trung tâm và dây chuyền hiện có với quy mô theo hướng hiện đại, phù hợp với khả năng đầu tư và đc điểm của từng địa phương. Tại các đô thị loại đặc biệt, quy hoạch theo hướng dịch chuyển các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ra bên ngoài các đường vành đai và thuận lợi trong khai thác.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

- Phát triển mạng lưới các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hợp lý đáp ứng nhu cầu của xã hội và tạo thuận lợi cho người dân.

- Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định hiện đại, bảo đảm chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Giai đoạn 2014 -2015: đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cơ giới trung bình khoảng 2,43 triệu lượt xe/năm;

- Giai đoạn 2016 - 2020: đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cơ giới trung bình khoảng 4,31 triệu lượt xe /năm.

3. Định hướng đến năm 2030

- Tiếp tục đầu tư mới, nâng cấp bổ sung dây chuyền kiểm đnh xe cơ gii đáp ứng nhu cầu của xã hội; nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện, công tác đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp lý, hệ thống quản lý nhằm phát triển bền vững công tác đăng kiểm xe cơ giới.

- Giai đoạn 2021-2030 dự kiến đáp ứng nhu cầu kiểm đnh trung bình khoảng 6,3 triệu lượt xe/năm;

III. Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

1. Tiêu chí xây dựng mạng lưới các trung tâm đăng kiểm

- Các trung tâm đăng kiểm phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ (Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ).

- Quy hoạch vị trí các trung tâm đăng kiểm phải xét đến các trung tâm đăng kiểm của các tỉnh, thành liền kề trong khu vực để bảo đảm mạng lưới phân bố đng đều, phù hợp trong mạng tổng thể của cả nước theo hướng giảm cự ly cho người dân đi đến các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

- Các trung tâm đăng kiểm phải bảo đảm quỹ đất theo yêu cầu nâng cấp, mở rộng cho các trung tâm đăng kiểm theo từng giai đoạn, thuận lợi và an toàn giao thông.

- Đến năm 2030, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có tối thiểu 02 trung tâm với 02 dây chuyền kiểm đnh/một trung tâm.

2. Giai đoạn đến năm 2015

Đến năm 2015, cả nước có 152 trung tâm đăng kiểm với 298 dây chuyền kiểm định, trong đó:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 47 trung tâm đăng kiểm với 93 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 18 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 37 dây chuyền kiểm định (thành phố Hà Nội có 21 trung tâm đăng kiểm với 42 dây chuyền kiểm định; Quảng Ninh có 04 trung tâm đăng kiểm và 06 dây chuyền kiểm định, thành phố Hải Phòng có 03 trung tâm đăng kiểm với 09 dây chuyền kiểm định);

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 21 trung tâm đăng kiểm với 34 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 06 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 15 dây chuyền kiểm định;

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 27 trung tâm đăng kiểm với 50 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 04 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 13 dây chuyền kiểm định (Nghệ An có 05 trung tâm đăng kiểm và 10 dây chuyền kiểm định, Thanh Hóa có 03 trung tâm đăng kiểm và 08 dây chuyền kiểm định, thành phố Đà Nng có 02 trung tâm đăng kiểm và 05 dây chuyền kiểm định);

- Vùng Tây nguyên: 10 trung tâm đăng kiểm với 15 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 01 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 01 dây chuyền kiểm định;

- Vùng Đông Nam Bộ: 30 trung tâm đăng kiểm với 73 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 06 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 14 dây chuyền kiểm định (thành phố Hồ Chí Minh có 14 trung tâm đăng kiểm với 41 dây chuyền kiểm định, Bình Dương có 05 trung tâm đăng kiểm và 10 dây chuyền kiểm định);

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 17 trung tâm đăng kiểm với 33 dây chuyền kiểm đnh, trong đó xây dựng mới 03 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 07 dây chuyền kiểm định (thành phố Cần Thơ có 02 trung tâm đăng kiểm với 04 dây chuyền kiểm định).

(Chi tiết tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này).

3. Giai đon đến năm 2020

Đến năm 2020, số lượng trung tâm đăng kiểm trên cả nước là 211 trung tâm đăng kiểm với 451 dây chuyền kiểm định, trong đó:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 61 trung tâm đăng kiểm với 142 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 14 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 49 dây chuyền kiểm định (thành phố Hà Nội có 30 trung tâm đăng kiểm với 76 dây chuyền kiểm định; thành phố Hải Phòng có 07 trung tâm đăng kiểm với 13 dây chuyền kiểm định);

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 28 trung tâm đăng kiểm với 50 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 07 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 16 dây chuyền kiểm định;

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 38 trung tâm đăng kiểm với 75 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 11 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 25 dây chuyền kiểm định (thành phố Đà Nng có 02 trung tâm đăng kiểm và 08 dây chuyền kiểm định);

- Vùng Tây nguyên: 11 trung tâm đăng kiểm với 21 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 01 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 06 dây chuyền kiểm định;

- Vùng Đông Nam Bộ: 49 trung tâm đăng kiểm với 117 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 19 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 44 dây chuyền kiểm định (thành phố Hồ Chí Minh có 27 trung tâm đăng kiểm với 67 dây chuyền kiểm định);

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 24 trung tâm đăng kiểm với 46 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 07 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 13 dây chuyền kiểm định (thành phố Cần Thơ có 03 trung tâm đăng kiểm với 06 dây chuyền kiểm định).

(Chi tiết tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này).

4. Giai đoạn đến năm 2030

Đến năm 2030, số lượng trung tâm đăng kiểm trên cả nước vào khoảng 269 trung tâm đăng kiểm với khoảng 660 dây chuyền kiểm định, trong đó:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 75 trung tâm đăng kiểm với 207 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 14 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 65 dây chuyền kiểm định (thành phố Hà Nội có 38 trung tâm đăng kiểm với 113 dây chuyền kiểm định; thành phố Hải Phòng có 08 trung tâm đăng kiểm với 18 dây chuyền kiểm đnh);

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 46 trung tâm đăng kiểm với 94 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 18 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 44 dây chuyền kiểm đnh;

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 46 trung tâm đăng kiểm với 100 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 08 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 25 dây chuyền kiểm định (thành phố Đà Nng có 03 trung tâm đăng kiểm và 10 dây chuyền kiểm định);

- Vùng Tây nguyên: 16 trung tâm đăng kiểm với 34 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 05 trung tâm đăng kiểm và bổ sung thêm 13 dây chuyền kiểm định;

- Vùng Đông Nam Bộ: 58 trung tâm đăng kiểm với 168 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 09 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 51 dây chuyền kiểm định (thành phố Hồ Chí Minh có 32 trung tâm đăng kiểm với 95 dây chuyền kiểm định);

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 28 trung tâm đăng kiểm với 57 dây chuyền kiểm định, trong đó xây dựng mới 04 trung tâm đăng kiểm và bổ sung 11 dây chuyền kiểm định (thành phố Cần Thơ có 03 trung tâm đăng kiểm với 06 dây chuyền kiểm định).

(Chi tiết tại Phụ lục 01 và Phụ lục 02 kèm theo Quyết định này).

IV. Các giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch

1. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng

Ưu tiên đầu tư trung tâm đăng kiểm mới nhằm giảm tải cho các trung tâm đăng kiểm tại các khu vực hiện đã quá tải.

Ưu tiên đầu tư xây dựng các dây chuyền kiểm định và trung tâm đăng kiểm hiện đại, tiên tiến theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Ưu tiên đầu tư các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có vị trí thuận tiện đi lại.

2. Giải pháp về khoa học công nghệ

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác kiểm định của các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất các trang, thiết bị phục vụ công tác đăng kiểm nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa, giảm chi phí đầu tư.

3. Giải pháp về t chức quản lý

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định trong hoạt động kiểm định xe cơ giới đang lưu hành.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đăng kiểm phương tiện cơ giới và chia sẻ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

4. Giải pháp tăng cường thể chế

Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm định phương tiện xe cơ giới một cách đồng bộ trong công tác quản lý cũng như kiểm định phương tiện; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

5. Gii pháp huy động vốn đầu tư

Đa dạng các nguồn vốn, hình thức đầu tư phát triển các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng trung tâm đăng kiểm ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

6. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Hỗ trợ kinh phí đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, người lao động tham gia hoạt động quản lý điều hành, vận hành khai thác trong lĩnh vực đăng kiểm tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Tăng cường công tác giáo dục nâng cao trình độ, nhận thức đối với các cán bộ, nhân viên đăng kiểm. Kết hợp đào tạo chuyên môn với tuyên truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử trong công tác kiểm đnh.Tăng cường đào tạo, tập huấn, đánh giá định kỳ đối với đăng kiểm viên.

Mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các hiệp hội, hội nghị, hội thảo quốc tế đ tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Vụ Khoa học - Công nghệ

Chủ trì tham mưu cho Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh quy hoạch, chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong công tác đăng kiểm phù hợp thực tế trên cơ sở đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Vụ Tổ chức cán bộ

Chủ trì trình Bộ trưởng phê duyệt đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam về nội dung, chương trình đào tạo, quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm viên.

3. Vụ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất xây dựng các chính sách tài chính liên quan đến huy động vốn đầu tư.

4. Cục Đăng kiểm Việt Nam

Hướng dẫn Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Quy hoạch và kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch tại các địa phương.

Chủ động đề xuất với Bộ trưởng điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với thực tế theo từng giai đoạn. Giao Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế quyết định thay đổi số lượng dây chuyền kiểm định trong các trung tâm đăng kiểm.

Hướng dẫn và hỗ trợ các Trung tâm đăng kiểm, các doanh nghiệp trong việc thực hiện Quy hoạch.

5. Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ quy hoạch đề xuất trình Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phương án triển khai thực hiện.

Phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai, đề xuất xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch tại địa phương (nếu có) và báo cáo Bộ Giao thông vận tải kế hoạch thực hiện quy hoạch.

6. Các Trung tâm đăng kiểm

Chấp hành các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong quá trình thực hiện quy hoạch.

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của trung tâm theo quy định. Tăng cường công tác quản lý chất lượng của nội bộ trung tâm.

Chấp hành việc kiểm tra, đánh giá định kỳ và đột xuất việc thực hiện Quy hoạch của các cơ quan có thẩm quyền.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015. Hủy bỏ Quyết định 3544/QĐ-BGTVT ngày 23.09.2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới đến năm 2015.

Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ;
-
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
-
Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia;
-
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
-
Các Thứ trưởng Bộ GTVT;
-
Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
-
Công báo;
-
Cổng TTĐT Chính phủ;
-
Website Bộ GTVT;
-
Báo Giao thông, Tạp chí GTVT;
-
Lưu VT, KHCN (10).

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

PHỤ LỤC

(Kèm theo Quyết định số 3771/QĐ-BGTVT ngày 06 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030)

PHỤ LỤC 1

QUY HOẠCH SỐ LƯỢNG TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI

TT

Vùng/ tỉnh

7/2014

2015

2020

2030

Số lượng DCKĐ

Số lượng TTKĐ

Số lượng DCKĐ

Số lượng TTKĐ

Số lượng DCKĐ

Số lượng TTKĐ

Số lượng DCKĐ

Số lượng TTKĐ

I

Đồng bằng sông Hồng

56

29

93

47

142

61

207

75

1

Hà Nội

26

12

42

21

76

30

113

38

2

Vĩnh Phúc

2

1

4

2

4

2

6

2

3

Bắc Ninh

2

2

6

4

7

4

10

5

4

Quảng Ninh

4

3

6

4

10

5

16

6

5

Hải Dương

2

1

6

2

6

2

8

3

6

Hải Phòng

9

3

9

3

13

7

18

8

7

Hưng Yên

2

2

4

3

5

3

6

3

8

Thái Bình

2

1

4

2

5

2

8

3

9

Hà Nam

2

1

2

1

3

1

6

2

10

Nam Định

1

1

6

3

8

3

10

3

11

Ninh Bình

4

2

4

2

5

2

6

2

II

Trung du và miền núi phía Bắc

19

15

34

21

50

25

94

46

1

Hà Giang

1

1

1

1

2

1

4

3

2

Cao Bằng

1

1

1

1

2

1

4

2

3

Bắc Cạn

1

1

1

1

1

1

4

2

4

Tuyên Quang

1

1

2

1

3

2

4

2

5

Lào Cai

1

1

3

2

4

2

7

3

6

Yên Bái

1

1

4

2

4

2

7

4

7

Thái Nguyên

3

2

4

2

7

4

25

12

8

Lạng Sơn

2

1

2

1

3

2

4

2

9

Bắc Giang

2

1

4

2

6

3

7

3

10

Phú Thọ

2

1

4

2

6

3

8

3

11

Đin Biên

1

1

1

1

2

1

4

2

12

Lai Châu

1

1

1

1

1

1

4

2

13

Sơn La

1

1

3

2

5

3

6

3

14

Hòa Bình

1

1

3

2

4

2

6

3

III

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

37

23

50

27

75

38

100

46

1

Thanh Hóa

7

3

8

3

10

5

13

6

2

Nghệ An

6

3

10

5

12

6

15

7

3

Hà Tĩnh

1

1

2

1

5

2

7

3

4

Quảng Bình

1

1

3

2

5

3

5

3

5

Quảng Trị

1

1

3

2

3

2

4

2

6

Thừa Thiên Huế

2

2

2

2

3

2

4

2

7

Đà Nng

4

2

5

2

8

2

10

3

8

Quảng Nam

2

1

2

1

4

2

5

3

9

Quảng Ngãi

4

2

4

2

4

2

5

3

10

Bình Định

3

2

3

2

5

3

8

3

11

Phú Yên

1

1

2

1

3

2

4

2

12

Khánh Hòa

3

2

3

2

6

3

9

4

13

Ninh Thuận

1

1

1

1

2

1

4

2

14

Bình Thuận

1

1

2

1

5

3

7

3

IV

Tây Nguyên

14

9

15

10

21

11

34

16

1

Kon Tum

1

1

1

1

2

1

4

2

2

Gia Lai

5

3

5

3

5

3

8

5

3

Đắk Lăk

4

2

5

3

8

4

12

5

4

Đắk Nông

1

1

1

1

2

1

4

2

5

Lâm Đồng

3

2

3

2

4

2

6

2

V

Đông Nam Bộ

59

24

73

30

117

49

168

58

1

Bình Phước

2

1

3

2

4

2

5

2

2

Tây Ninh

5

2

6

2

7

3

9

3

3

Bình Dương

7

4

10

5

15

6

19

7

4

Đồng Nai

8

5

8

5

13

6

19

7

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

4

2

5

2

11

5

21

7

6

TP. Hồ Chí Minh (02 Trung tâm 5005V và 5003V có 2 địa điểm kiểm tra)

33

10

41

14

67

27

95

32

VI

Đồng bằng sông Cửu Long

26

14

33

17

46

24

57

28

1

Long An

3

1

4

2

5

2

5

2

2

Tiền Giang

2

1

2

1

3

2

4

2

3

Bến Tre

2

1

2

1

3

1

4

2

4

Trà Vinh

2

1

2

1

2

1

4

2

5

Vĩnh Long

2

1

2

1

2

1

4

2

6

Đồng Tháp

1

1

4

2

4

2

5

2

7

An Giang

3

2

3

2

3

2

4

2

8

Kiên Giang

1

1

2

1

3

2

5

3

9

Cần Thơ

2

1

4

2

6

3

6

3

10

Hậu Giang

2

1

2

1

3

2

4

2

11

Sóc Trăng

2

1

2

1

4

2

4

2

12

Bạc Liêu

2

1

2

1

4

2

4

2

13

Cà Mau

2

1

2

1

4

2

4

2

Toàn quốc

211

114

298

152

451

211

660

269

 


PHỤ LỤC 2

QUY HOẠCH VỊ TRÍ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM

TT

Vùng/ tỉnh

Đến 7/2014

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

Số lượng TTKĐ

Vị trí TTĐK

Số lượng TTKĐ

Vị trí TTĐK

Số lượng TTKĐ

Vị trí TTĐK

Số lượng TTKĐ

Vị trí TTĐK

I

Đồng bằng sông Hồng

29

 

47

 

61

 

75

 

1

Hà Nội

12

Q. Từ Liêm: 01 TT

Q. Thanh Trì: 02TT

Q. Thanh Xuân: 01 TT

H. Gia Lâm: 01 TT

Q. Ba Đình: 01 TT

Q. Đống Đa: 02 TT

Q. Hà Đông: 01 TT

H. Đông Anh: 01 TT

H. Mê Linh: 01 TT

TX. Sơn Tây: 01 TT

21

Q. Từ Liêm: 02 TT

Q. Thanh Trì: 02TT

Q. Thanh Xuân: 02

H. Gia Lâm: 02 TT

Q. Ba Đình: 01 TT

Q. Đống Đa: 02 TT

Q. Cầu Giấy: 01 TT

H. Đông Anh: 01 TT

TP. Hà Đông: 02 TT

TX.Sơn Tây: 02 TT

H. Mê Linh: 01 TT

H. Sóc Sơn: 01 TT

H. ng Hòa: 01 TT

H. Hoài Đức: 01 TT

30

Q. Từ Liêm: 02 TT

Q. Thanh Trì: 02 TT

Q. Thanh Xuân: 02 TT

H. Gia Lâm: 02 TT

Q. Ba Đình: 01 TT

Q. Đống Đa: 02 TT

Q. Cầu Giấy: 01 TT

H. Đông Anh: 01 TT

TP. Hà Đông: 02 TT

TX. Sơn Tây: 02 TT

H. Mê Linh: 01 TT

H. Sóc Sơn: 01 TT

H. ng Hòa: 01 TT

H. Hoài Đức: 01 TT

Q. Long Biên: 02TT

H. Đan Phượng: 02 TT

H. Thường Tín: 02 TT

H. Chương Mỹ: 01 TT

H .Thanh Oai: 01 TT

H. Phú Xuyên: 01 TT

38

Q.Từ Liêm: 02 TT

Q. Thanh Trì: 03 TT

Q. Thanh Xuân: 02 TT

H. Gia Lâm: 02 TT

Q. Ba Đình: 01 TT

Q. Đống Đa: 02 TT

Q. Cầu Giấy: 02 TT

H. Đông Anh: 02 TT

TP Hà Đông: 03 TT

TX Sơn Tây: 03 TT

H. Mê Linh: 01 TT

H. Sóc Sơn: 02 TT

H. ng Hòa: 02 TT

H. Hoài Đc: 02 TT

Q. Long Biên: 02 TT

H. Đan Phượng: 02 TT

H. Thường Tín: 02 TT

H. Chương Mỹ: 01 TT

H. Thanh Oai: 01 TT

H. Phú Xuyên: 01 TT

2

Vĩnh Phúc

1

TP. Vĩnh Yên: 01 TT

2

T. Vĩnh Yên: 01 TT

TTr. Th Tang: 01 TT

2

TP. Vĩnh Yên: 01 TT

TTr. Thổ Tang: 01 TT

2

TP. Vĩnh Yên: 01 TT

TTr. Thổ Tang: 01 TT

3

Bắc Ninh

2

TP. Bắc Ninh: 01 TT

TX. Từ Sơn: 01 TT

4

TP. Bắc Ninh: 01 TT

TX. Từ Sơn: 01 TT

H. Quế Võ: 01 TT

H. Lương Tài: 01 TT

4

TP. Bắc Ninh: 01 TT

H. Quế Võ: 01 TT

H. Lương Tài: 01 TT

TX. Từ Sơn: 01 TT

5

TP. Bắc Ninh: 01 TT

H. Quế Võ: 01 TT

H. Lương Tài: 01 TT

TX.Từ Sơn: 01 TT

H. Thuận Thành: 01 TT

4

Quảng Ninh

3

TP. Hạ Long: 01 TT

TX. Uông Bí: 01 TT

TP. Móng Cái: 01 TT

4

TP. Hạ Long: 01 TT

TX. Uông Bí: 01 TT

TP. Móng Cái: 01 TT

TP. Cẩm Phả: 01 TT

5

TP. Hạ Long: 01 TT

TX. Uông Bí: 01 TT

TP. Móng Cái: 01 TT

TP. Cẩm Phả: 01 TT

H. Đông Triều: 01 TT

6

TP. Hạ Long: 02 TT

TX. Uông Bí: 01 TT

TP. Móng Cái: 01 TT

TP. Cẩm Phả: 01 TT

H. Đông Triều: 01TT

5

Hải Dương

1

TP. Hải Dương: 01 TT

2

TP. Hải Dương: 01 TT

TX. Chí Linh: 01 TT

2

TP. Hải Dương: 01 TT

TP. Chí Linh: 01 TT

3

TP. Hải Dương: 01 TT

H. Chí Linh: 01 TT

H.Linh Giang: 01 TT

6

Hải Phòng

3

Q. Hồng Bàng: 01 TT

Q. Ngô Quyền: 01 TT

H. Thủy Nguyên: 01 TT

3

Q. Hồng Bàng: 01 TT

Q. Ngô Quyền: 01 TT

H. Thủy Nguyên: 01 TT

7

Q. Hồng Bàng: 02 TT

Q. Ngô Quyền: 01 TT

H. Thủy Nguyên: 01 TT

Q. Đồ Sơn: 01 TT

Q. Kiến An: 01 TT

Q. Hải An: 01 TT

8

Q. Hồng Bàng: 02 TT

Q. Ngô Quyền: 01 TT

H. Thủy Nguyên: 01 TT

Q. Đồ Sơn: 01 TT

Q. Kiến An: 01 TT

Q.Hải An: 01 TT

H. Kiến Thụy: 01 TT

7

Hưng Yên

2

TP. Hưng Yên: 01 TT

H. Mỹ Ho: 01 TT

3

TP. Hưng Yên: 02 TT

H. Mỹ Hảo: 01 TT

3

TP. Hưng Yên: 02 TT

H. Mỹ Hảo: 01 TT

3

TP. Hưng Yên: 02 TT

H. Mỹ Hảo: 01 TT

8

Thái Bình

1

TP. Thái Bình: 01 TT

2

TP. Thái Bình: 02 TT

2

TP. Thái Bình: 02 TT

3

TP. Thái Bình: 02 TT

H. Đông Hưng: 01 TT

9

Hà Nam

1

TP. Phủ Lý: 01 TT

1

TP. Phủ Lý: 01 TT

1

TP. Phủ Lý: 01 TT

2

TP. Phủ Lý: 02 TT

10

Nam Định

1

TP. Nam Định: 01 TT

3

H. Mỹ Lộc: 01 TT

H. Nam Trực: 01 TT

H. Hải Hậu: 01 TT

3

H. Mỹ Lộc: 01TT

H. Nam Trực: 01 TT

H. Hải Hậu: 01 TT

3

H. Mỹ Lộc: 01 TT

H. Nam Trực: 01 TT

H. Hải Hậu: 01 TT

11

Ninh Bình

2

TP. Ninh Bình: 02 TT

2

TP. Ninh Bình: 02 TT

2

TP. Ninh Bình: 02 TT

2

TP. Ninh Bình: 02 TT

II

Trung du và miền núi phía Bắc

15

 

21

 

28

 

46

 

1

Hà Giang

1

TP. Hà Giang: 01 TT

1

TP. Hà Giang: 01 TT

1

TP. Hà Giang: 01 TT

3

TP. Hà Giang: 02 TT

H.Bắc Quang: 01 TT

2

Cao Bằng

1

TP. Cao Bằng: 01 TT

1

TP. Cao Bằng: 01 TT

1

TP. Cao Bằng: 01 TT

2

TP. Cao Bằng: 02 TT

3

Bắc Cạn

1

TP. Bắc Kạn: 01TT

1

TP. Bắc Kạn: 01TT

1

TP. Bắc Kạn: 01TT

2

TP. Bắc Kạn: 01TT

H. Na Rì: 01 TT

4

Tuyên Quang

1

TP. Tuyên Quang: 01TT

1

TP. Tuyên Quang: 01TT

2

TP. Tuyên Quang: 01

H.Na Hang: 01 TT

2

TP. Tuyên Quang: 01TT

H.Na Hang: 01 TT

5

Lào Cai

1

TP. Lào Cai: 01 TT

2

TP. Lào Cai: 02 TT

2

TP. Lào Cai: 02 TT

3

TP. Lào Cai: 02 TT

H. Bảo Thắng: 01 TT

6

Yên Bái

1

TP. Yên Bái: 01 TT

2

TP. Yên Bái: 01 TT

H.Văn Chn: 01 TT

2

TP. Yên Bái: 01 TT

H. Văn Chấn: 01 TT

4

TP. Yên Bái: 02 TT

H.Văn Chấn: 01 TT

H. Mù Cang Chải: 01TT

7

Thái Nguyên

2

TP. Thái Nguyên: 01 TT

H.Đng Hỷ: 01 TT

2

TP. Thái Nguyên: 01 TT

H.Đng Hỷ: 01 TT

4

TP. Thái Nguyên: 01 TT

H. Đồng Hỷ: 01 TT

TX. Sông Công: 01 TT

H.Phú Lương: 01 TT

12

TP. Thái Nguyên: 02 TT

H. Đồng H: 01 TT

TX. Sông Công: 02TT

H. Phú Lương: 02TT

H. Định Hóa: 01 TT

H. Võ Nhai: 01 TT

H. Đồng Hỷ: 01TT

H. Phú Bình: 01TT

H. Đại Từ: 01TT

8

Lạng Sơn

1

TP. Lạng Sơn: 01 TT

1

TP. Lạng Sơn: 01 TT

2

TP. Lạng Sơn: 02 TT

2

TP. Lạng Sơn: 02 TT

9

Bắc Giang

1

TP. Bắc Giang: 01TT

2

TP. Bắc Giang: 02TT

3

TP. Bắc Giang: 02 TT

H. Lục Ngạn : 01 TT

3

TP. Bắc Giang: 02 TT

H. Lục Ngạn: 01 TT

10

Phú Thọ

1

TP. Việt Trì: 01 TT

2

TP. Việt Trì: 01 TT

TX. Phú Thọ: 01 TT

3

TP. Việt Trì: 02 TT

TX. Phú Thọ: 01 TT

3

TP. Việt Trì: 02 TT

TX. Phú Thọ: 01 TT

11

Điện Biên

1

TP. Điện Biên: 01 TT

1

TP. Điện Biên: 01 TT

1

TP. Điện Biên: 01 TT

3

TP. Điện Biên: 01 TT

TX. Mường Lay: 01 TT

H. Tuần Giáo: 01TT

12

Lai Châu

1

TP. Lai Châu: 01 TT

1

TP. Lai Châu: 01 TT

1

TP. Lai Châu: 01 TT

2

TP. Lai Châu: 01 TT

H. Mường Tè: 01 TT

13

Sơn La

1

TP. Sơn La: 01 TT

2

TP. Sơn La: 02 TT

3

TP. Sơn La: 02 TT

H. Mộc Châu: 01 TT

3

TP. Sơn La: 02 TT

H. Mộc Châu: 01 TT

14

Hòa Bình

1

TP. Hòa Bình: 01 TT

2

TP. Hòa Bình: 01 TT

H. Lạc Thủy: 01 TT

2

TP. Hòa Bình: 01 TT

H. Lạc Thủy: 01 TT

3

TP. Hòa Bình: 01 TT

H. Lạc Thủy: 01 TT

H. Yên Thủy: 01 TT

III

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

23

 

27

 

38

 

46

 

1

Thanh Hóa

3

TP. Thanh Hóa: 02 TT

TX. Bỉm Sơn: 01 TT

3

TP. Thanh Hóa: 02 TT

TX. Bỉm Sơn: 01 TT

5

TP. Thanh Hóa: 02 TT

TX. Bỉm Sơn: 01 TT

H. Ngọc Lặc: 01 TT

H. Tĩnh Gia: 01 TT

6

TP. Thanh Hóa: 02 TT

TX. Bỉm Sơn: 01 TT

H. Ngọc Lặc: 01 TT

H. Tĩnh Gia: 01 TT

H. Mường Lát: 01 TT

2

Nghệ An

3

TP. Vinh: 01 TT

TX. Thái Hòa: 01 TT

H. Nghi Lộc: 01 TT

5

TP. Vinh: 01 TT

TX. Thái Hòa: 01 TT

H. Nghi Lộc: 01 TT

H. Diễn Châu : 01 TT

TX Cửa Lò: 01 TT

6

TP Vinh: 01 TT

TX Thái Hòa: 01 TT

H.Nghi Lộc: 01 TT

H. Diễn Châu : 01 TT

TX. Cửa Lò: 01 TT

H. Đô Lương: 01 TT

8

TP. Vinh: 01 TT

TX. Thái Hòa: 01 TT

H. Nghi Lộc: 01 TT

H. Diễn Châu: 01 TT

TX. Cửa Lò: 01 TT

H. Đô Lương: 01 TT

TTr. Hoàng Mai: 01 TT

H. Quế Phong: 01 TT

3

Hà Tĩnh

1

TP. Hà Tĩnh: 01 TT

1

TP. Hà Tĩnh: 01 TT

2

TP. Hà Tĩnh: 01 TT

H. Kỳ Anh: 01 TT

3

TP. Hà Tĩnh: 01 TT

H. Kỳ Anh: 01 TT

TX. Hồng Lĩnh: 01 TT

4

Quảng Bình

1

TP. Đồng Hới: 01 TT

2

TP. Đồng Hới: 02 TT

2

TP. Đồng Hới: 02 TT

2

TP. Đồng Hới: 02 TT

5

Quảng Trị

1

TP. Đông Hà: 01 TT

2

TP. Đông Hà: 02 TT

2

TP. Đông Hà: 02 TT

2

TP. Đông Hà: 02 TT

6

Thừa Thiên Huế

2

TP. Huế: 01 TT

TX. Hương Trà: 01 TT

2

TP. Huế: 01 TT

TX. Hương Trà: 01 TT

2

TX. Hương Thủy: 01 TT

TX. Hương Trà:01 TT

2

TX. Hương Thủy: 01 TT

TX. Hương Trà: 01 TT

7

Đà Nng

2

Q. Liên Chiểu: 01 TT

H. Hòa Vang: 01 TT

2

Q. Liên Chiểu: 01 TT

H. Hòa Vang: 01 TT

2

Q. Liên Chiểu: 01 TT

H. Hòa Vang: 01 TT

3

Q. Liên Chiểu: 01 TT

H. Hòa Vang: 01 TT

Q. Ngũ Hành Sơn: 01 TT

8

Quảng Nam

1

H. Thăng Bình: 01TT

1

H. Thăng Bình: 01TT

2

H. Thăng Bình: 01TT

H. Điện Bàn: 01 TT

3

H. Thăng Bình: 01TT

H. Điện Bàn: 01 TT

H. Núi Thành: 01 TT

9

Quảng Ngãi

2

H. Sơn Tịnh: 01 TT

H. Tư Nghĩa: 01 TT

2

H. Sơn Tịnh: 01 TT

H. Tư Nghĩa: 01 TT

2

H. Sơn Tịnh: 01 TT

H. Tư Nghĩa: 01 TT

3

H. Sơn Tịnh: 01 TT

H. Tư Nghĩa: 01 TT

H. Đức Ph: 01 TT

10

Bình Định

2

TP. Quy Nhơn: 01 TT

H. Phù Mỹ: 01 TT

2

TP. Quy Nhơn: 01 TT

H. Phù Mỹ: 01 TT

3

TP. Quy Nhơn: 01 TT

H. Phù Mỹ: 01 TT

TX. An Nhơn: 01 TT

3

TP. Quy Nhơn: 01 TT

H. Phù Mỹ: 01 TT

TX. An Nhơn: 01 TT

11

Phú Yên

1

TP. Tuy Hòa: 01 TT

1

TP. Tuy Hòa: 01 TT

2

TP. Tuy Hòa: 02 TT

2

TP. Tuy Hòa: 02 TT

12

Khánh Hòa

2

TP. Nha Trang: 01 TT

TP. Cam Ranh: 01TT

2

TP. Nha Trang: 01 TT

TP. Cam Ranh: 01TT

3

TP. Nha Trang: 02 TT

TP. Cam Ranh: 01TT

4

TP. Nha Trang: 02 TT

TP. Cam Ranh: 01 TT

H. Vạn Ninh: 01 TT

13

Ninh Thuận

1

H. Ninh Phước: 01TT

1

H. Ninh Phước: 01TT

1

H. Ninh Phước: 01TT

2

H. Ninh Phước: 01 TT

TP. Phan Rang - Tháp Chàm: 01 TT

14

Bình Thuận

1

TP. Phan Thiết: 01TT

1

TP. Phan Thiết: 01TT

3

TP. Phan Thiết: 01 TT

TX La Gi: 01 TT

H.Phú Quý: 01 TT

3

TP. Phan Thiết: 01 TT

TX. La Gi: 01 TT

H.Phú Quý: 01 TT

IV

Tây Nguyên

9

 

10

 

11

 

16

 

1

Kon Tum

1

TP. Kon Tum: 01TT

1

TP. Kon Tum: 01TT

1

TP. Kon Tum: 01TT

2

TP Kon Tum: 01 TT

H. Ngọc Hồi: 01 TT

2

Gia Lai

3

TP. Pleiku: 02TT

H. Đắk Pơ: 01 TT

3

TP. Pleiku: 02TT

H. Đk Pơ: 01 TT

3

TP. Pleiku: 02TT

H. Đắk Pơ:01 TT

5

TP. Pleiku: 02TT

H. Đắk Pơ: 01 TT

H. Chư Pưh: 01 TT

H. Phú Thiện: 01 TT

3

Đắk Lăk

2

TP. Buôn Mê Thuột 02 TT

3

TP. Buôn Mê Thuột 02 TT

H .KrongBuk: 01 TT

4

TP. Buôn Mê Thuột: 02 TT

H .KrongBuk: 01 TT

H. Ea Kar: 01 TT

5

TP. Buôn Mê Thuột: 02 TT

H. KrongBuk: 01 TT

H. EaKar: 01 TT

H. Lắk: 01 TT

4

Đắk Nông

1

TX. Gia Nghĩa: 01 TT

1

TX. Gia Nghĩa: 01 TT

1

TX. Gia Nghĩa: 01 TT

2

TX. Gia Nghĩa: 01 TT

H. Đắk Mil: 01 TT

5

Lâm Đồng

2

TP. Đà Lạt: 01 TT

P. Bảo Lộc: 01 TT

2

TP. Đà Lạt: 01 TT

TP. Bảo Lộc: 01 TT

2

TP. Đà Lạt: 01 TT

TP. Bảo Lộc: 01 TT

2

TP. Đà Lạt: 01 TT

TP. Bo Lộc: 01 TT

V

Đông Nam Bộ

24

 

30

 

49

 

58

 

1

Bình Phước

1

TX. Đồng Xoài: 01TT

2

TX. Đồng Xoài: 01TT

TTr. Chơn Thành: 01 TT

2

TX. Đồng Xoài: 01TT

TTr. Chơn Thành: 01 TT

2

TX. Đồng Xoài: 01TT

TTr. Chơn Thành: 01 TT

2

Tây Ninh

2

TP. Tây Ninh: 01 TT

H. Trảng Bàng: 01 TT

2

TP. Tây Ninh: 01 TT

H. Trảng Bàng: 01 TT

3

TP. Tây Ninh: 02 TT

H. Trảng Bàng: 01 TT

3

TP. Tây Ninh: 02 TT

H. Trảng Bàng: 01 TT

3

Bình Dương

4

TP. Thủ Dầu Một: 02 TT

TX .Dĩ An: 01TT

TX. Thuận An: 01TT

5

TP. Thủ Dầu Một: 02TT

TX .Dĩ An: 01TT

TX. Thuận An: 01TT

H. Bến Cát: 01 TT

6

TP. Thủ Dầu Một: 02TT

TX. Dĩ An: 02TT

TX. Thuận An: 01TT

H. Bến Cát: 01 TT

7

TP. Thủ Dầu Một: 03TT

TX. Dĩ An: 02TT

TX. Thuận An: 01TT

H. Bến Cát: 01 TT

4

Đồng Nai

5

TP. Biên Hòa: 02 TT

H. Long Khánh: 01TT

H. Long Thành: 01TT

H. Định Quán: 01TT

5

TP. Biên Hòa: 02 TT

H. Long Khánh: 01TT

H. Long Thành: 01TT

H. Định Quán: 01TT

6

TP. Biên Hòa: 02 TT

H. Long Khánh: 02TT

H. Long Thành: 01TT

H. Định Quán: 01TT

7

TP. Biên Hòa: 03 TT

H. Long Khánh: 02TT

H. Long Thành: 01 TT

H. Định Quán: 01TT

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

2

TP. Vũng Tàu: 01 TT

TP. Bà Rịa: 01 TT

2

TP. Vũng Tàu: 01 TT

TP. Bà Rịa: 01 TT

5

TP. Vũng Tàu: 01 TT

TP. Bà Rịa: 01 TT

H. Tân Thành: 01TT

H. Xuyên Mộc: 01 TT

H.Côn Đảo: 01 TT

7

TP. Vũng Tàu: 01 TT

TP. Bà Rịa: 01 TT

H. Tân Thành: 01TT

H. Xuyên Mộc: 01 TT

H.Côn Đo: 01 TT

H. Châu Đức: 01 TT

H. Đất Đ: 01TT

6

TP. Hồ Chí Minh

10

Q. Tân Bình: 01 TT

Q. Bình Tân: 02 TT

Quận 11: 01 TT

Q.Thủ Đức: 03 TT

Quận 9: 01 TT

Quận 7: 01 TT

Quận 12: 01 TT

(02 Trung tâm 5005V và 5003 V có 2 địa điểm kiểm tra)

14

Q. Tân Bình: 01 TT

Q. Bình Tân: 02 TT

Quận 11: 01 TT

Q. Thủ Đức: 03 TT

Quận 9: 02 TT

Quận 7: 01 TT

Quận 12: 01 TT

H. Củ Chi: 01 TT

Quận 2: 01 TT

Q. Nhà Bè: 01 TT

27

Q. Tân Bình: 02 TT

Q. Bình Tân: 02 TT

Quận 11: 03 TT

Q.Thủ Đức: 03 TT

Quận 9: 03 TT

Q. Gò Vấp: 02 TT

Quận 7: 03 TT

Quận 12: 02 TT

H. Củ Chi: 02 TT

Quận 2: 01 TT

H. Nhà Bè: 01 TT

H. Bình Chánh: 01 TT

Quận 8: 01 TT

Q. Tân Phú: 01 TT

32

Q. Tân Bình: 02 TT

Q. Bình Tân: 02 TT

Quận 11: 03 TT

Q.Thủ Đức: 04 TT

Quận 9: 03 TT

Q. Gò Vấp: 02 TT

Quận 7: 03 TT

Quận 12: 02 TT

H. Củ Chi: 02 TT

Quận 2: 02 TT

H. Nhà Bè: 02 TT

H. Bình Chánh: 02 TT

Quận 8: 02 TT

Q. Tân Phú: 01TT

VI

ĐBSCL

14

 

17

 

24

 

28

 

1

Long An

1

TP. Tân An: 01TT

2

TP. Tân An: 01TT

H. Bến Lức: 01 TT

2

TP. Tân An: 01TT

H. Bến Lức: 01 TT

2

TP. Tân An: 01TT

H. Bến Lức: 01 TT

2

Tiền Giang

1

H. Châu Thành: 01 TT

1

H. Châu Thành: 01 TT

2

H. Châu Thành: 01 TT

TX Gò Công: 01 TT

2

H. Châu Thành: 01 TT

TX Gò Công: 01 TT

3

Bến Tre

1

TP. Bến Tre: 01 TT

1

TP. Bến Tre: 01 TT

1

TP. Bến Tre: 01 TT

2

TP. Bến Tre: 01TT

H. Ba Tri: 01 TT

4

Trà Vinh

1

TP. Trà Vinh: 01TT

1

TP. Trà Vinh: 01TT

1

TP. Trà Vinh: 01TT

2

TP. Trà Vinh: 01 TT

H. Trà Cú: 01 TT

5

Vĩnh Long

1

TP. Vĩnh Long: 01 TT

1

TP. Vĩnh Long: 01 TT

1

TP Vĩnh Long: 01 TT

2

TP Vĩnh Long: 01 TT

H. Trà Ôn: 01 TT

6

Đồng Tháp

1

TP. Cao Lanh: 01TT

2

TP. Cao Lãnh: 01 TT

H. Cao Lãnh: 01TT

2

TP Cao Lãnh: 01 TT

H. Cao Lãnh: 01TT

2

TP Cao Lãnh: 01 TT

H. Cao Lãnh: 01TT

7

An Giang

 

TP. Long Xuyên: 01 TT

TX. Châu Đốc: 01 TT

2

TP. Long Xuyên: 01 TT

TX. Châu Đốc: 01 TT

2

TP. Long Xuyên: 01 TT

TX. Châu Đốc: 01 TT

2

TP. Long Xuyên: 01 TT

TX. Châu Đốc: 01 TT

8

Kiên Giang

1

TP. Rạch Giá: 01 TT

1

TP. Rạch Giá: 01 TT

2

TP. Rạch Giá: 01 TT

H. Đảo Phú Quốc: 01 TT

3

TP. Rạch Giá: 01 TT

H. Đảo Phú Quốc: 01 TT

TX. Hà Tiên: 01 TT

9

Cần Thơ

1

Q. Bình Thủy: 01 TT

2

Q. Bình Thủy: 01 TT

Q. Ninh Kiều: 01TT

3

Q. Bình Thủy: 01 TT

Q. Ninh Kiều: 01TT

H. Cờ Đỏ

3

Q. Bình Thủy: 01 TT

Q. Ninh Kiều: 01TT

H. Cờ Đỏ

10

Hậu Giang

1

H. Châu Thành A: 01TT

1

H. Châu Thành A: 01TT

2

H. Châu Thành A: 01TT

TP. V Thanh: 01TT

2

H. Châu Thành A: 01TT

TP. Vị Thanh: 01TT

11

Sóc Trăng

1

TP. Sóc Trăng: 01TT

1

TP. Sóc Trăng: 01TT

2

TP. Sóc Trăng: 01TT

H. Kế Sách: 01 TT

2

TP. Sóc Trăng: 01TT

H. Kế Sách: 01 TT

12

Bạc Liêu

 

H. Vĩnh Lợi: 01TT

1

H. Vĩnh Lợi: 01TT

2

H. Vĩnh Lợi: 01TT

H. Giá Rai: 01 TT

2

H. Vĩnh Lợi: 01TT

H Giá Rai: 01 TT

13

Cà Mau

1

TP. Cà Mau: 01 TT

1

TP. Cà Mau: 01 TT

2

TP. Cà Mau: 01 TT

H. Thới Bình: 01 TT

2

TP. Cà Mau: 01 TT

H. Thới Bình: 01 TT

 

Toàn quốc

114

 

152

 

211

 

269

 

Ghi chú: Chữ in đậm: bổ sung TTĐK mới

H: Huyện

TP: Thành phố

Q: Quận

TT: Trung tâm

TTr: Thị trấn

TX: Thị xã


 

B GIAO THÔNG VN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
----------

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

 

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐƠN VỊ LẬP

VIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tháng 09/2014

 

 

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề án

2. Cơ sở pháp lý lập đề án

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề án

4. Đối tượng và phạm vi

PHẦN I: HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

1.1. Điều kiện tự nhiên

1.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

1.1.3. Phân tích, đánh giá chung

1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐB

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng

1.2.2. Cơ cấu phương tiện

1.2.3. Phân tích, đánh giá chung

1.3. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG

1.3.1. Tai nạn giao thông đường bộ

1.3.2. Nguyên nhân TNGT

1.3.3. Phân tích, đánh giá chung

1.4. HIỆN TRẠNG CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM

1.4.1. Hiện trạng

1.4.2. Tình hình thực hiện đăng kiểm

1.4.3. Phân tích, đánh giá chung

1.5. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

1.5.1. Hiện trạng thể chế

1.5.2. Cơ chế, chính sách

1.5.3. Phân tích, đánh giá chung

1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚ

PHẦN II: DỰ BÁO NHU CẦU ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020

2.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

2.1.2. Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2020

2.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GTVT ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

2.3. CÁC QUY HOẠCH, CHIN LƯỢC CÓ LIÊN QUAN

2.3.1. Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đến năm 2015 (Quyết định 3544/QĐ-BGTVT ngày 23/09/2005)

2.3.2. Một số đề án khác

2.4. DỰ BÁO NHU CẦU ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, 2030

2.4.1. Phương pháp dự báo

2.4.2. Kết quả dự báo

PHẦN III: QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

3.1.1. Quan điểm

3.1.2. Mục tiêu

3.2. CƠ SỞ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

3.2.1. Cơ sở pháp lý

3.2.2. Cơ sở thực tiễn

3.3. QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

3.3.1. Tiêu chí xác định dây chuyền kiểm định xe cơ giới

3.3.2. Tiêu chí xây dựng mạng lưới các trung tâm đăng kiểm

3.3.3. Quy hoạch tổng thể các TTĐK và DCKĐ xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030

3.4. NHU CẦU QUỸ ĐẤT

3.5. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ

3.6. NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC

3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

4.1. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THỂ CHẾ

4.2. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

4.4. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

4.5. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

4.6. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

PHẦN V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

5.1. LỘ TRÌNH VÀ DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020

5.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1.2 - 1: Thu nhập bình quân của Việt Nam và một số nước

Hình 1.1.2 - 2: Dân số thành thị và nông thôn

Hình 1.2.1 - 1: Tăng trưởng phương tiện cơ giới đường bộ

Hình 1.2.1 - 2: So sánh mật độ phương tiện với một số nước năm 2010

Hình 1.2.1 - 3: So sánh cơ cấu phương tiện một số nước năm 2010

Hình 1.2.1 - 4: Cơ cấu phương tiện ô tô

Hình 1.2.1 - 5: Cơ cấu phương tiện theo vùng

Hình 1.2.1 - 6: So sánh mật độ ôtô trên 1000 người theo vùng năm 2012

Hình 1.2.1 - 8: Tuổi của phương tiện ôtô

Hình 1.2.1 - 9: Tuổi của xe khách (từ 10 chỗ trở lên)

Hình 1.3.1 - 1: Biểu đồ TNGT ĐB giai đoạn 2000-2013

Hình 1.3.1 - 2: TNGT trên 100.000 dân

Hình 1.3.1 - 3: TNGT trên 10.000 phương tiện

Hình 1.3.1 - 5: TNGT theo phương tiện giai đoạn 2007 - 2011

Hình 1.3.1 - 6: TNGT theo nguyên nhân

Hình 2.4.2-1. Hồi quy tăng trưởng ô tô

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.4.1-1. Số lượng trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định

Bảng 1.4.2-1 - Số lượng phương tiện kiểm định và tỷ lệ tăng trưởng

Bảng 2.4.2-1. Dự báo số lượng ô tô trên toàn quốc

Bảng 2.4.2-2. Dự báo số lượng ô tô của các tỉnh, thành phố

Bảng 2.4.2-3. Dự báo nhu cầu đăng kiểm

Bảng 3.3.3 -1. Quy hoạch số lượng TTĐK và DCKĐ xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030

CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATGT

An toàn giao thông

ATKT

An toàn kỹ thuật

Bộ CA

Bộ Công an

BVMT

Bảo vệ môi trường

CB

Cán bộ

CSGT

Cảnh sát giao thông

DCKĐ

Dây chuyền kiểm định

ĐKV

Đăng kiểm viên

ĐKVN

Đăng kiểm Việt Nam

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTVT

Giao thông vận tải

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

PTCGĐB

Phương tiện cơ giới đường bộ

QLHC

Quản lý hành chính

QPPL

Quy phạm pháp luật

TDSI

Viện Chiến lược và Phát triển GTVT

TNGT

Tai nạn giao thông

TNGTĐB

Tai nạn giao thông đường bộ

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TT

Trung tâm

TTATGT

Trật tự an toàn giao thông

TTATXH

Trật tự an toàn xã hội

TTĐK

Trung tâm đăng kiểm

UBATGTQG

Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia

UBND

Ủy ban nhân dân

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

 

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề án

Tình hình kinh tế xã hội của nước ta trong những năm qua phát triển mạnh làm gia tăng về nhu cu vận tải và kéo theo sự bùng nổ về số lượng xe cơ giới. Do đó, công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới phải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới khi tham gia giao thông.

Những năm qua, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đăng kiểm đã không ngừng được hoàn thiện. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị mới với những công nghệ hiện đại đã được áp dụng. Công tác đăng kiểm đã có bước phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Cả nước hiện có 89 đơn vị đăng kiểm, 114 trung tâm đăng kiểm với 211 dây chuyền kiểm định, trong đó nhiều nhất là thành phố Hà Nội có 12 trung tâm đăng kiểm với 26 dây chuyền kiểm định và thành phố Hồ Chí Minh có 10 trung tâm đăng kiểm với 33 dây chuyền kim định. Các trung tâm đăng kiểm đã được xây dựng tại tất cả các tỉnh/thành trên cả nước. Tuy nhiên, việc phân bố các vị trí không phù hợp dẫn đến có một số trung tâm quá tải, ngược lại lại có một số trung tâm có số lượt kiểm định thấp. Có 7,2% số trung tâm đăng kiểm có số lượt kiểm định trung bình trên một dây chuyền/năm là trên 20.000 lượt (ở Đồng Nai,Tp.HCM, Hà Nội, Đà Nng, Quảng Ninh, Đăk Nông và Nam Định); 34,2% số trung tâm đăng kiểm có số lượt kiểm định trung bình trên một dây chuyền /năm là trên năng suất trung bình của một dây chuyền và 6,3% số trung tâm đăng kiểm có số lượt kiểm định trung bình trên một dây chuyền/năm quá thấp dưới 5.000 lượt/năm. Do đó, trước sự phát triển nhanh về chủng loại và số lượng phương tiện cơ giới đường bộ đòi hỏi công tác đăng kiểm cần phải có sự đổi mới hơn nữa, nâng cao chất lượng hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Mô hình xã hội hóa đầu tư, hình thức đầu tư, mạng lưới các trung tâm đăng kiểm cũng như các dây chuyền kiểm định xe cơ giới còn nhiều bất cập, chưa được hoàn thiện.

Vì vậy, để hình thành mạng lưới các TTĐK và dây chuyền kiểm định xe cơ giới phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và nâng cao chất lượng đăng kiểm đáp ứng nhu cầu của xã hội, việc xây dựng đề án “Quy hoạch tổng thể các Trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030” là cần thiết và cấp bách.

2. Cơ sở pháp lý lập đề án

Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua ngày 16/2/2011;

Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;

Quyết định số 355/2013/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Quyết định số 356/2013/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Quyết định số 3544/QĐ-BGTVT ngày 23/09/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đến năm 2015.

Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT Quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ;

Thông tư số 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Quyết định 1873/QĐ-BGTVT ngày 08/08/2012 Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu TNGT và ô nhiễm môi trường.

Thông tư số 56/2013/TT-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT ngày 01/04/2013 về việc Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ;

Quyết định số 862/QĐ-BGTVT ngày 05/04/2013 của Bộ GTVT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Văn bản số 485/TB-BGTVT ngày 30/07/2013 Thông báo kết luận cuộc họp về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đăng kiểm.

Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ GTVT quy định về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới;

Văn bản số 1911/BGTVT-KHCN ngày 26/02/2014 của Bộ GTVT về việc Quy hoạch tổng thể các Trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến 2020, tầm nhìn 2030;

Các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.

3. Mục tiêu nghiên cứu của đ án

Xác định được mạng lưới các TTĐK và dây chuyền kiểm định xe cơ giới về số lượng, vị trí, quy mô, loại hình phù hợp với sự phát triển của phương tiện và xác định nhu cầu nguồn nhân lực của địa phương, của vùng và trên phạm vi cả nước;

Đề xuất các phương án tổ chức thực hiện, hình thức đầu tư và dự báo hiệu quả.

Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm xe cơ giới trên phạm vi toàn quốc, góp phần bảo đảm an toàn giao thông.

4. Đối tượng và phạm vi

Hệ thống các TTĐK và dây chuyền kiểm định xe cơ giới trên phạm vi toàn quốc đến năm 2020, có định hướng đến năm 2030.

Phần I

HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

1.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH T - XÃ HỘI

1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây, phía Đông giáp biển Đông. Việt Nam có địa hình đa dạng, địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Khí hậu Việt Nam thay đổi theo mùa và theo vùng từ thấp lên cao, từ Bắc vào Nam và từ Đông sang Tây. Do chịu sự tác động mạnh của gió mùa đông bắc nên nhiệt độ trung bình ở Việt Nam thấp hơn nhiệt độ trung bình nhiều nước khác cùng vĩ độ ở Châu Á. Việt Nam có độ ẩm trung bình tương đối cao, vào khoảng 84% suốt năm. Hàng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C đến 39°C.

1.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội

v Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2001-2010 kinh tế tăng trưởng nhanh, đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo giá thực tế gấp 3,4 lần so với năm 2000.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2013 tăng 5,6%. Năm 2013, Tổng sản phẩm trong nước ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, dịch vụ tăng 6,56%. Về cơ cấu trong quy mô nền kinh tế thì nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và dịch vụ chiếm 43,3% (Năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7%).

v GDP bình quân đầu người

GDP bình quân đầu người liên tục tăng: năm 2005 đạt 700 USD, năm 2012 đạt 1.749 USD (tăng gấp 2,5 lần), năm 2013 đạt khoảng 1.960 USD. Thu nhập của người dân tăng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự gia tăng về số lượng môtô, xe gắn máy trong thời gian vừa qua và số lượng ôtô cá nhân trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Hình 1.1.2 - 1: Thu nhập bình quân của Việt Nam và một số nước

Nguồn: Niên giám thống kê 2012

1.1.3. Phân tích, đánh giá chung

Qua những phân tích trên ta thấy với tốc độ phát triển kinh tế và tốc độ đô thị hóa sẽ kéo theo sự phát triển về phương tiện. Đặc biệt là sự gia tăng về xe gắn máy trong thời gian qua và sự gia tăng về ô tô trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới. Bên cạnh đó, tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ đô thị hóa và phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng nên tốc độ gia tăng phương tiện ở các vùng sẽ khác nhau, đặc biệt là ô tô.

Tốc độ phát triển ở các vùng khác nhau cũng như của từng tỉnh, thành phố là khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến sự phân bố của TTĐK và dây chuyền kiểm định xe cơ giới.

Hiện tại, kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển, cơ cấu vận tải chủ yếu vẫn là đường bộ (vận chuyển hành khách bằng đường bộ chiếm 94%, vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ chiếm 75%). Chính vì vậy, số lượng phương tiện cơ giới đường bộ sẽ gia tăng và nhu cầu kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ tiếp tục tăng cao đòi hỏi công tác đăng kiểm phải đáp ứng kịp với sự phát triển của phương tiện.

1.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐB

1.2.1. Tốc độ tăng trưởng

Những năm qua số lượng phương tiện giao thông tăng nhanh, số lượng phương tiện đường bộ tham gia lưu thông lớn, chủ yếu là xe môtô, xe gắn máy và ôtô và tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Hồng nơi có hai đô thị lớn là Hà Nội và Tp.HCM.

Tốc độ tăng phương tiện cơ giới đường bộ nhanh, giai đoạn 2002 - 2012 tăng 13,59 %, trong đó, ô tô tăng 12,66 % còn mô tô, xe gắn máy tăng 13,64 %. Năm 2013, số phương tiện cơ giới đăng ký mới là 104.590 ôtô và 1.727.618 mô tô, nâng tổng số phương tiện cơ giới đường bộ đang quản lý đến hết năm 2013 là 44.428.267 phương tiện, trong đó có 1.669.521 ô tô và 42.758.746 mô tô.

Hình 1.2.1-1: Tăng trưởng phương tiện cơ giới đường bộ

Nguồn: Ủy ban ATGTQG

Hình 1.2.1- 2: So sánh mật độ phương tiện với một số nước năm 2010

Ngun: TDSI và Global Status on Road Safety, WHO 2013.

Năm 2013, mật độ phương tiện/1.000 dân đã tăng lên là 447,76 phương tiện/1.000 dân. Cơ cấu phương tiện của Việt Nam với 95% là xe môtô, xe gắn máy, chỉ có 5% là ôtô.

Hình 1.2.1-3: So sánh cơ cấu phương tiện một số nước năm 2010

Nguồn: Global Status on Road Safety, WHO 2013.

1.2.2. Cơ cấu phương tiện

Tại Việt Nam, chỉ có khoảng 5% là xe ôtô, còn lại là xe gắn máy. Tuy nhiên công tác đăng kiểm phương tiện hiện nay chỉ thực hiện với phương tiện ôtô. Theo số liệu của Cục Đăng kiểm, năm 2013, xe con (từ 9 chỗ trở xuống) có số lượng nhiều nhất với 798.595 chiếc, tiếp đến là xe tải với 696.316 chiếc, xe khách (từ 10 chỗ trở lên) là 111.030 chiếc.

Hình 1.2.1- 4: Cơ cấu phương tiện ô tô

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam 2013&TDSI

Mặc dù số lượng phương tiện xe con và xe tải đang gia tăng nhanh (xe con tăng 10,85%, xe tải tăng 6,8% so với năm 2012) nhưng phương tiện ôtô con và ôtô tải tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Số lượng xe con tại hai vùng này nhiều hơn số lượng xe tải. Các vùng còn lại số lượng ô tô tải lại nhiều hơn số lượng xe con. Số lượng xe khách tập trung nhiều nhất tại vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng có nhu cầu vận chuyển hành khách cao nhất cả nước.

Hình 1.2.1- 5: Cơ cấu phương tiện theo vùng

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam 2013 &TDSI.

Khi so sánh mật độ ô tô trên 1.000 người dân cho thấy mật độ trung bình của cả nước là 17 ô tô/1.000 người. Mật độ ô tô trên 1.000 người của vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Hồng cao hơn của cả nước và cao nhất, gấp 4-5 lần so với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Hình 1.2.1 - 6: So sánh mật độ ôtô trên 1000 người theo vùng năm 2012

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2012, Cục Đăng kim Việt Nam và TDSI.

Khi so sánh mật độ phương tiện ôtô trên 1.000 người dân với các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy Việt Nam có tỷ lệ tương đối thấp, năm 2010 là 15 xe ôtô/1.000 dân và năm 2013 là 19 xe ôtô/1.000 dân. Số liệu cụ thể như hình dưới.

Hình 1.2.1 - 7: So sánh mật độ ôtô trên 1.000 người năm 2010

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam, Global Status on Road Safety 2013 & TDSI.

Theo số liệu thống kê của Cục Đăng kiểm Việt Nam thì tổng số phương tiện từ 10 năm trở xuống chiếm tỷ lệ cao với 75% (1.252.122 chiếc), còn từ trên 20 năm là 170.845 chiếc (chiếm 10%). Trong đó, đối với xe khách (xe từ 10 chỗ trở lên) thì xe từ 12 năm trở xuống là 85.543 chiếc (chiếm 77% tổng số xe khách), tiếp đến là xe khách từ trên 17 năm đến 20 năm là 11.723 chiếc (chiếm 11% tổng số xe khách) và không có xe nào trên 20 năm.

Hình 1.2.1-8: Tuổi của phương tiện ôtô

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam 2013.

Hình 1.2.1 -9: Tuổi của xe khách (từ 10 chỗ trở lên)

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam 2013.

1.2.3. Phân tích, đánh giá chung

Theo cơ cấu phương tiện hiện tại thì Việt Nam chỉ có khoảng 3,76% là xe ô tô, 96,24% là xe mô tô, xe gắn máy. So với các nước khác thì Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ xe ôtô thấp. Tuy nhiên, với sự phát triển như hiện nay thì trong thời gian tới cơ cấu phương tiện sẽ có sự thay đổi về tỷ lệ giữa xe ô tô và xe mô tô, xe gắn máy.

Giai đoạn 2008-2013, tốc độ phát triển phương tiện ô tô nói chung của cả nước là 12,02%. Tuy nhiên, tốc độ phát triển này không đồng đều giữa các vùng: vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tốc độ phát triển cao nhất với 16,47%, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ là 8,16%.

Phân bố mật độ số lượng phương tiện ô tô/1.000 người giữa các vùng có sự khác biệt rõ rệt. Vùng Đông Nam Bộ (31 ô tô/1.000 dân) cao gấp 5 lần vùng Đồng bằng sông Cửu Long (06 ô tô/1.000 dân).

Với những phân tích ở trên ta thấy việc mở rộng các TTĐK và tăng số lượng dây chuyền kiểm định phương tiện là rất cần thiết để đáp ứng nhu cầu gia tăng của phương tiện cũng như đảm bảo sự thuận tiện trong việc kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ tại mỗi tỉnh, mỗi vùng miền khác nhau.

1.3. TÌNH HÌNH TAI NẠN GIAO THÔNG

1.3.1. Tai nạn giao thông đường bộ

Theo số liệu của Ủy ban ATGTQG, năm 2013, cả nước đã xảy ra 29.385 vụ TNGT, làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người. So với cùng kỳ năm 2012 giảm 1.610 vụ (-5.19%), giảm 55 người chết (-0,58%), giảm 3.045 người bị thương (-9,36%). Trong đó số vụ TNGT đường bộ là 29.108 vụ, chết 9.156 người và bị thương 29.441 người.

Hình 1.3.1 - 1: Biểu đồ TNGT ĐB giai đoạn 2000-2013

Nguồn: Ủy ban ATGTQG, Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH

v Tỷ lệ TNGT trên 100.000 dân và 10.000 phương tiện

Tỷ lệ số vụ TNGT, số người bị thương trên 100.000 dân đã và đang giảm. Tuy nhiên, số người chết trên 100.000 dân vẫn ở mức cao với giá trị là 12,48 năm 2013.

Hình 1.3.1 - 2: TNGT trên 100.000 dân

Nguồn: TDSI

Số phương tiện năm 2013 đã gấp 6 lần so với số lượng phương tiện năm 2000. Trong khi đó, số vụ TNGT, số người chết và số người bị thương cũng đã và đang giảm, dẫn tới tỷ lệ TNGT trên 10.000 phương tiện đã và đang có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, số người chết trên 10.000 phương tiện vẫn còn ở mức cao là 2,79 năm 2013.

Hình 1.3.1 - 3: TNGT trên 10.000 phương tiện

Nguồn: TDSI

So sánh tỷ lệ số người chết do TNGT trên 100.000 dân của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới theo số liệu năm 2010 cho thấy Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ cao trên thế giới. Tỷ lệ số người chết trên 10.000 phương tiện của Việt Nam giảm nhanh do số lượng phương tiện tăng nhanh trong những năm qua, đặc biệt là số lượng phương tiện xe gắn máy. So với các nước, tỷ lệ này của Việt Nam vẫn còn cao.

Hình 1.3.1 - 4: Tỷ lệ số người chết do TNGT trên 10.000 phương tiện

Nguồn: Global Status on Road Safety, WHO 2013.

v TNGT theo phương tiện

Tỷ lệ TNGT do các phương tiện trong 5 năm như hình dưới đây.

Hình 1.3.1 - 5: TNGT theo phương tiện giai đoạn 2007 - 2011

Nguồn: Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt

1.3.2. Nguyên nhân TNGT

Hầu hết các TNGTĐB đều được xác định là do lỗi của người tham gia giao thông, trong đó chạy quá tốc độ, sử dụng sai làn đường là nguyên nhân chủ yếu. Trong năm 2011, nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai TNGTĐB là do đi không đúng phần đường chiếm 31,4%, vi phạm tốc độ 17,7% và vượt ẩu chiếm 19,4%.

Hình 1.3.1 - 6: TNGT theo nguyên nhân

Nguồn: Cục CSGTĐB-ĐS

Theo kết quả phân tích trên cho thấy, lỗi gây TNGTĐB chủ yếu do ý thức người tham gia giao thông như chạy quá tốc độ chiếm khoảng 16,2% -23%, sử dụng sai làn đường từ 23,5% - 31,5%, tiếp đến là do vượt xe không đúng quy cách và do sử dụng rượu bia. Lỗi do phương tiện chiếm rất nhỏ từ 0,39% đến 1,08%.

1.3.3. Phân tích, đánh giá chung

Nhìn chung, TNGT đã giảm cả 3 tiêu chí nhưng số vụ TNGT liên quan đến ô tô diễn biến còn phức tạp, đặc biệt là xe khách. Mặc dù số vụ TNGT liên quan đến ô tô chỉ chiếm khoảng 22,3% tổng số vụ TNGT, nhưng TNGT đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến xe khách thường gây ra rất nhiều thiệt hại về người và kinh tế.

Qua số liệu phân tích nguyên nhân gây TNGTĐB thì nguyên nhân do phương tiện chiếm tỷ lệ rất nhỏ (năm 2011 chiếm 0,65% tổng số vụ TNGTĐB, năm 2009 là 1,08% tổng số vụ). Tuy nhiên, số liệu này chưa phản ánh đúng thực tế vì theo phân tích nguyên nhân của nước ngoài thì tỷ lệ này thường chiếm khoảng 2% đến 3%. Bên cạnh đó, số liệu mới chỉ phân tích nguyên nhân đơn lẻ mà chưa xác định đầy đủ cả yếu tố đơn lẻ và các yếu tố kết hợp.

Với tốc độ gia tăng phương tiện như hiện nay thì số vụ TNGT liên quan đến xe ôtô sẽ gia tăng, đặc biệt là xe khách, xe tải vì vậy công tác kiểm định phương tiện cần tiến hành nghiêm ngặt để đảm bảo phương tiện an toàn khi tham gia giao thông.

1.4. HIỆN TRẠNG CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM

1.4.1. Hiện trạng

v Mạng lưới

Tính đến hết năm 2013, cả nước có 89 đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, 110 TTĐK với 201 dây chuyền kiểm định. Trong đó, Thành phố Hà Nội có nhiều TTĐK nhất với 12 trung tâm, 26 dây chuyền kiểm định, tiếp đó là thành phố Hồ Chí Minh với 10 TTĐK với 33 dây chuyền kiểm định. Đến 7/2014, cả nước 114 TTĐK với 211 DCKĐ.

Bảng 1.4.1-1. Số lượng trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định

TT

Năm

Số đơn vị đăng kiểm

Số TTĐK

Số lượng DCKĐ

1

2008

84

94

135

2

2009

88

100

162

3

2010

89

105

177

4

2011

90

107

189

5

2012

90

107

191

6

2013

89

110

201

7

7/2014

89

114

211

Nguồn: Cục Đăng kim Việt Nam

Việc phân bố các vị trí không phù hợp dẫn đến nhiều trạm quá tải. Có đến 08 TTĐK (chiếm 7,2%) có số lượt kiểm định trung bình trên một dây chuyền /năm là trên 20.000 lượt (Hòa Vang- Đà Nng; Long Thành, Biên Hòa 2- Đồng Nai; Thủ Đức - thành phố Hồ Chí Minh; Gia Nghĩa - ĐăkNông; Đống Đa-Hà Nội; Quang Trung - Nam Định; Tp.Hạ Long - Quảng Ninh); 38 TTĐK (chiếm 34,2%) có số lượt kiểm định trung bình trên một dây chuyền /năm là trên năng suất trung bình của một dây chuyền 12.348 lượt. 07 TTĐK (chiếm 6,3%) có số lượt kiểm định trung bình trên một dây chuyền /năm là dưới 5.000 lượt.

v Quy mô, loại hình

Quy mô, diện tích quy định của các TTĐK đã được quy định trong Thông tư 11/2009/TT-BGTVT của B GTVT ngày 24/6/2009 về “Quy định điều kin đi với Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Tuy đã có những quy định rất cụ thể và rõ ràng nhưng theo kết quả kiểm tra hoạt động của các TTĐK cho thấy nhiều đơn vị đăng kiểm vẫn chưa đảm bảo đầy đủ các tiêu chí về điều kiện hoạt động, như: nhiều trung tâm mặt bằng còn hạn chế, bãi đỗ xe có diện tích nhỏ dẫn đến sự di chuyển của phương tiện trong sân bãi rất khó khăn, xe chờ kiểm định đỗ ra cả ngoài đường gây cản trở giao thông; nhà kiểm định của một số trung tâm có chiều dài quá ngắn dẫn đến việc nhiều công đoạn kiểm định phải bố trí tại một vị trí, các đăng kiểm viên phải chờ nhau ảnh hưởng đến năng suất và thời gian kiểm định; bố trí chưa hợp lý dẫn đến sự ra vào kiểm định của phương tiện rất khó khăn nhất là các loại phương tiện lớn như rơ moóc, sơ mi rơ moóc, xe container...; phòng chờ kiểm định nhiều trung tâm còn chật chội, gây khó khăn cho lái xe, chủ phương tiện.

v Cơ s vật chất, kỹ thuật

Hiện nay, các TTĐK xe cơ giới đang được trang bị dây chuyền kiểm định xe cơ giới đồng bộ, hiện đại do Cộng hòa liên bang Đức sản xuất, tương đương các nước trong khu vực và thế giới. Các TTĐK cũng được trang bị hệ thống máy chủ và camera giám sát dây chuyền kiểm định.

v Tình hình nhân lc

Với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng xe cơ giới, đội ngũ nhân lực nói chung và ĐKV xe cơ giới nói riêng đã được bổ sung, đào tạo không ngừng đáp ứng nhu cầu đăng kiểm của xã hội. Đến tháng 05/2013, cả nước có 892 ĐKV kiểm định xe cơ giới. Các ĐKV hiện nay đều có trình độ kỹ sư chuyên ngành cơ khí phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đã tham gia các khóa đào tạo ĐKV được sát hạch và cấp chứng chỉ. Định kỳ hàng năm, các ĐKV kiểm định xe cơ giới được kiểm tra, đánh giá lại năng lực.

1.4.2. Tình hình thực hiện đăng kiểm

Bảng 1.4.2-1. S lượng phương tiện kim định và tỷ lệ tăng trưởng.

TT

Năm

Số lượng ô tô

Số lượt kiểm định

Tỷ lệ số lượng ô tô phải kiểm định và tổng số ô tô

Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước

1

2008

946.601

1.291.415

1,36

120,33%

2

2009

1.137.933

1.515.575

1,33

120,21%

3

2010

1.274.084

1.629.911

1,28

111,96%

4

2011

1.428.002

1.738.438

1,22

112,08%

5

2012

1.539.142

2.005.338

1,30

107,78%

6

2013

1.669.551

2.173.060

1,30

108,47%

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

1.4.3. Phân tích, đánh giá chung

Công tác đăng kiểm phương tiện trong thời gian qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, cụ thể:

- Xây dựng được mạng lưới các TTĐK trên cả nước và đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần tăng cường sự quản lý Nhà nước trong hoạt động đăng kiểm. Giảm thiểu TNGT do nguyên nhân kỹ thuật, giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng xe cơ giới tham gia giao thông.

- Xây dựng và quản lý tập trung được cơ sở dữ liệu về xe cơ giới trên cả nước, đáp ứng nhanh chóng việc tra cứu, tìm kiếm thông số kỹ thuật, dữ liệu của xe cơ giới và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác đăng kiểm. Việc xây dựng mạng quản lý kiểm định cho phép khi tới hạn kiểm định, phương tiện có th kiểm định tại bất cứ đơn vị kiểm định nào trên cả nước, điều này đã thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho chủ xe và người điều khiển phương tiện.

- Các dây chuyền kiểm định, thiết bị tin học, thiết bị thông tin được trang bị đồng bộ, hiện đại. Nguồn nhân lực được tuyển chọn, đào tạo phù hợp quy định. Trang bị hệ thống camera giám sát hoạt động kiểm định tại các TTĐK.

- Góp phần làm lành mạnh hơn hoạt động kiểm định xe cơ giới; cải cách, công khai, minh bạch các thủ tục hành chính và tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp, cho chủ phương tiện khi kiểm định.

- Tổ chức thu phí sử dụng đường bộ đảm bảo an toàn, đúng đối tượng và được Bộ GTVT, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng đánh giá cao.

- Huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho các TTĐK, đã phát triển được một số TTĐK xã hội hóa; đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện; giảm bt chi ngân sách Nhà nước.

- Các TTĐK đã được xây dựng tại tất cả các tỉnh, thành phố, kể cả các tỉnh, thành phố có điều kiện kinh tế khó khăn, số lượng xe cơ giới ít, đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp; ý thức, cung cách, chất lượng phục vụ khách hàng của các Trung tâm được nâng lên.

- Thông qua công tác kiểm định đã tuyên truyền được tới chủ xe, lái xe pháp luật ATGT, góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của người dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được vẫn còn một số tồn tại như:

- Số lượng TTĐK tính đến 2013 mới chỉ đạt 51,2%; số lượng dây chuyền đạt 59,5% so với quy hoạch đặt ra (tính trong giai đoạn 2010 - 2015) do sự phát triển kinh tế đất nước, địa phương và các doanh nghiệp có sự chậm lại, không như dự tính ở thời điểm lập Quy hoạch năm 2005.

- Việc áp dụng mô hình xã hội hóa cũ có bộc lộ và tồn tại một số nhược điểm, do đó cần có sự hạn chế để tăng cường kiểm soát và kéo dài thời gian thí điểm.

- Thiếu sự quan tâm của các địa phương đối với hoạt động kiểm định xe cơ giới nên nhiều địa phương đã không có các quy hoạch vị trí xây dựng và dành quỹ đất cho các TTĐK.

- Do có sự phát triển, mở rộng chưa theo quy hoạch, đặc biệt là tại các Thành phố lớn, có số lượng xe cơ giới tăng trưởng nhanh đã dẫn đến tình trạng một số TTĐK thường xuyên kiểm định ở tình trạng quá tải, chất lượng kiểm định còn một số phương tiện không đảm bảo, vẫn còn có xe cơ giới không đảm bảo tiêu chuẩn tham gia giao thông.

1.5. HIỆN TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC V ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

1.5.1. Hiện trạng thể chế

v Tổ chức

Cục ĐKVN là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT và thay mặt Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị GTVT và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.

v Văn bản quy phạm pháp luật

Văn bản QPPL được ban hành liên quan đến vấn đề đăng kiểm PTCGĐB như: Luật Giao thông đường bộ năm 2008, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 và Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006. Phương tiện giao thông tăng quá nhanh đặc biệt là số lượng phương tiện đường bộ, Chính phủ và Bộ GTVT đã ban hành rất nhiều Nghị định, Quyết định, Thông tư, hướng dẫn liên quan đến kiểm định phương tiện. Đến nay hệ thống các văn bản QPPL đã được xây dựng, bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện nhằm theo kịp sự sự phát triển về KT-XH cũng như sự đa dạng về chủng loại, chất lượng phương tiện nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo ATGT.

Để phù hợp với điều kiện hiện Bộ GTVT ban hành kịp thời như tại các văn bản QPPL về đăng kiểm xe cơ giới sản xuất, lắp ráp mới (SXLR) và nhập khẩu; các văn bản QPPL về đăng kiểm xe ô tô đang lưu hành với mục tiêu siết chặt hoạt động đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ liên tục sửa đổi các để phù hợp với điều kiện hiện tại như: Thông tư 29/2012/TT-BGTVT; Thông tư 56/2012/TT- BGTVT; Thông tư số 29/VBHN-BGTVT; Thông tư 27/2013/TT-BGTVT; ... Bộ GTVT đã ban hành Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT quy định về việc thành lập và hoạt động của TTĐK xe cơ giới.

Tất cả các văn bản được ban hành trong thời gian qua đã hợp thành một hệ thống văn bản QPPL về đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, tạo thành khung pháp lý đầy đủ và tương đối hoàn chỉnh. Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản QPPL về đăng kiểm PTCGĐB trong thời gian qua đã đáp ứng yêu cầu nóng bỏng bức xúc của thực tế đặt ra. Việc sửa đổi, bổ sung, hợp nhất các văn bản về về đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ cũng được quan tâm thực hiện tốt. Công tác kiểm định đóng vai trò quan trọng, hạn chế các phương tiện không đủ tiêu chuẩn, góp phần kiềm chế và giảm thiểu TNGT, vì vậy cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL liên quan đến công tác đăng kiểm xe cơ giới trong thời gian tới.

v Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

Cùng với việc xây dựng hệ thống văn bản QPPL, hệ thống tiêu chuẩn, quy chun kỹ thuật về phương tiện giao thông cơ giới được cũng đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.

Hệ thống tiêu chuẩn ngành trước đây (TCVN) đã được chuyển đổi, cập nhật, bổ sung thành Hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia để làm cơ sở, căn cứ khoa học vững chắc cho công tác kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện và thiết bị giao thông vận tải. Danh mục các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan được nêu trong Phụ lục 4.

1.5.2. Cơ chế, chính sách

Thực hiện công tác xã hội hóa đăng kiểm xe cơ giới đã góp phần đáp ứng nhu cầu về công tác đăng kiểm, giảm áp lực cho các TTĐK công. Bộ GTVT đã có những cơ chế chính sách cho phù hợp nhằm huy động được tối đa nguồn lực xã hội vào hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.

Các chính sách này đã huy động được các nguồn lực, tiềm lực của xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định, giảm chi ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện. Song hạn chế là các doanh nghiệp thường đặt mục tiêu lợi nhuận lên cao, do vậy đã có tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, hạ thấp tiêu chuẩn không thực hiện đúng, đủ quy trình kiểm định, việc sử dụng cán bộ đăng kiểm của một số đơn vị chưa đúng tiêu chuẩn, thiếu kiến thức thực tế.

1.5.3. Phân tích, đánh giá chung

Trong những năm gần đây, đáp ứng yêu cu gia tăng về số lượng PTCGĐB, các TTĐK xe cơ giới ngày càng phát triển, chất lượng kiểm định xe cơ giới đã được cải thiện. Hoạt động đăng kiểm đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện đăng kiểm đối với phương tiện giao thông vận tải, góp phn vào mục tiêu nâng cao chất lượng phương tiện, kim chế TNGT.

Hệ thống văn bản, QPPL và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đã được xây dựng, bổ sung, sửa đổi tương đối hoàn thiện làm căn cứ pháp lý cho các hoạt động đăng kiểm PTCGĐB bao gồm đăng kiểm chất lượng xe cơ giới sản xuất, lắp ráp mới và nhập khẩu, kiểm định ô tô và xe máy chuyên dùng đang lưu hành tạo thành khung pháp lý cho hoạt động kiểm định xe cơ giới. Tuy nhiên, vẫn cần bổ sung, cập nhật, sửa đổi kịp thời hệ thống văn bản QPPL để phù hợp với yêu cầu thực tế của nhiệm vụ đăng kiểm trong tình hình mới và mở rộng việc đăng kiểm sang những lĩnh vực chưa được thực hiện.

1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

v Nhật Bản

Cơ quan kiểm định xe quốc gia - National agency of vehicle ispection (NAVI) là cơ quan kiểm định của Nhật Bản có trụ sở chính tại Tokyo và 93 trung tâm chi nhánh. Quy trình kiểm định xe cơ giới của Nhật được đánh giá là chặt chẽ nhất thế giới. Trong trung tâm kiểm định, Nhật Bản sử dụng hệ thống tổng kiểm tra tự động xe cơ giới (Multi - tester) với các công nghệ hiện đại hàng đầu.

Ngoài ra các trạm cố định Nhật cũng các trạm di động để kiểm tra trên những tuyến đường, tiến hành phối hợp với cảnh sát để kiểm tra trên các tuyến đường xác nhận rằng phương tiện hoạt động đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Chính phủ Nhật Bản cũng ủy quyền cho tổ chức LMVIO (Ligh motor vehicle inspection organization) tham gia công tác đăng kiểm cho xe ô tô cá nhân hạng nhẹ với vốn đầu tư của chính phủ là 150 triệu yên. Ô tô cá nhân hạng nhẹ là loại phương tiện có tối đa 4 chỗ, chiều dài tối đa là 3,4 m, rộng tối đa 1,48m.

v Hồng Kông

Nhà nước quản lý công tác kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới. Hệ thống các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành tại Hồng Kông có ba hình thức đầu tư:

- Các trung tâm do Nhà nước đầu tư và điều hành hoạt động;

- Các trung tâm do nhà nước sở hữu nhưng giao cho các công ty tư nhân điều hành hoạt động;

- Các Trung tâm do các công ty tư nhân đầu tư và điều hành hoạt động;

Đối với các TTĐK xe cơ giới do các công ty tư nhân thành lập và điều hành đều có các cán bộ giám sát của cơ quan quản lý công tác đăng kiểm đến kiểm tra giám sát trực tiếp việc kiểm định. Sau mỗi 3 năm, hợp đồng liên kết được đánh giá lại. Các trung tâm đăng kiểm tư nhân chỉ được kiểm định các loại xe cá nhân, xe tải nhẹ có trọng lượng toàn bộ không quá 1,9 tấn. Việc kiểm tra khí thải và kiểm tra an toàn được tiến hành ở cùng một TTĐK xe cơ giới.

Hồng Kông quy định cụ thể đối tượng kiểm định của từng trung tâm đăng kiểm. Các xe thương mại chỉ được kiểm định tại một TTĐK cố định trong suốt quá trình sử dụng. Các dây chuyền kiểm tra được thiết kế theo nguyên tắc thuận tiện, dễ dàng, đạt năng suất cao nhất. Dây chuyền kiểm tra được chia thành 4 công đoạn. Hiện nay Hồng Kông đã áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải tương đương EURO 4 và sử dụng phi hợp các phương pháp để kiểm tra khí thải. Tai nạn giao thông ở Hồng Kông trong những năm gần đây đã giảm hẳn so với trước và không có hiện tượng ô tô xả khói đen khi lưu thông trên đường. Đó một phần là do chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Hồng Kông rất cao.

v Australia

Kiểm tra xe tại Australia được thực hiện trên cơ sở nhà nước quản lý. Tuy nhiên, mỗi tiểu bang hoặc vùng lãnh thổ có thẩm quyền để thiết lập luật lệ riêng liên quan đến kiểm định xe cơ giới. Phương tiện cơ giới có thể được kiểm định định kỳ hoặc trước khi chuyển quyền sở hữu phương tiện cơ giới.

Ở bang Queensland, quy định không yêu cầu chủ phương tiện cá nhân phải kiểm tra định kỳ. Xe bắt buộc phải kiểm định khi có nhu cầu bán, chuyển quyền sử dụng cho người khác và phải có giấy chứng nhận đạt chất lượng (RWC) đảm bảo cho người mua có một chiếc xe đáp ứng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật tối thiểu. Nếu không có giấy chứng nhận RWC, chiếc xe có thể được bán nhưng không cho phép xe chạy một cách hợp pháp trên đường công cộng.

Các phương tiện kinh doanh vận tải như: xe tải, xe khách, xe taxi, xe buýt... phải được kiểm định định kỳ, thường là 6-12 tháng.

bang Victoria, cũng không yêu cầu phương tiện ô tô cá nhân phải kiểm tra định kỳ. Xe được yêu cầu kiểm định trong những trường hợp sau:

- Đang được chuyển giao cho một chủ sở hữu mới;

- Đang được đăng ký sau một thời gian chưa đăng ký;

- Đang được đăng ký lần đầu tiên (không bao gồm xe mới sản xuất), ví dụ: xe nhập khẩu đã qua sử dụng.

v n Đ

Hệ thống các trạm kiểm tra an toàn xe lưu hành đều do Nhà nước thành lập và quản lý. Phương thức kiểm tra ở các trạm này vẫn là kiểm tra thủ công trừ việc kiểm tra tiêu chuẩn môi trường. Các xe vào kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn sẽ được cấp “giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn”. Đầu năm 2006 đã tiến hành xây dựng và đưa vào sử dụng thí điểm mộ trạm kiểm tra xe cơ giới với 2 dây chuyền kiểm định xe lớn và xe con tại New Delhi. Sau khi sử dụng thí điểm trạm cơ giới này, xây dựng đại trà các trạm khác trên cả nước. Trang thiết bị kiểm tra phanh, kiểm tra độ trượt ngang, kiểm ra độ rơ của hệ thống lái là thiết bị Mustang. Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước là thiết bị Luminoscope có khả năng tự động định vị trí đèn. Các thiết bị này được nối mạng và tự động xử lý kết quả kiểm tra thông qua hệ thống máy tính trung tâm.

v Cộng hòa liên bang Đức

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô, Đức là một trong số các nước sớm thiết lập hệ thống quản lý và kiểm tra an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới. Việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới đang lưu hành được Chính phủ ủy quyền cho 2 tổ chức thực hiện, đó là: TUV và DEKRA.

TUV thiết lập một hệ thống dịch vụ kiểm tra linh hoạt. Hệ thống này bao gồm các TTĐK tập trung và các cơ sở kiểm định vệ tinh đặt tại các xưởng sửa chữa xe. Tùy theo số lượng xe vào kiểm tra ở từng địa phương mà quyết định số lượng và quy mô của các TTĐK tập trung, có trung tâm chỉ có 1 dây chuyền kiểm tra và có trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm tra, có vùng có nhiều TTĐK tập trung nhưng cũng có nơi vài quận, huyện mới có một trung tâm.

Nội dung kiểm tra gồm khoảng 160 hạng mục lớn nhỏ. Các hạng mục kiểm tra đều do 1 người thực hiện. ĐKV phải là người có trình độ đại học chuyên ngành về kỹ thuật ô tô hoặc về cơ khí và được đào tạo nghiệp vụ kiểm tra xe. Ngoài việc kiểm tra tại các TTĐK, người ta còn thực hiện kiểm tra tại một số cơ sở sửa chữa xe. Các cơ sở này được TUE đánh giá công nhận. Tuy nhiên kỹ thuật viên của xưởng chỉ có thể tư vấn cho khách hàng hoặc thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng xe còn việc kiểm định theo luật vẫn phải do ĐKV của TUE thực hiện trực tiếp tại các cơ sở sửa chữa.

Tại phía Tây nước Đức, khách hàng thường đưa xe đến các TTĐK tập trung để kiểm tra, còn ở phía Đông khoảng 80% xe được kiểm tra tại xưởng sửa chữa và chỉ có 20% xe được kiểm định tại các TTĐK tập trung.

Xe đạt tiêu chuẩn kiểm định được nhận Phiếu ghi kết quả kiểm tra và trên biển số xe người ta sẽ gắn 2 tem: tem tròn- tem an toàn, tem lục giác - tem môi trường. Giữa tem ghi năm và ở vành ngoài của tem thể hiện tháng xe sẽ phải kiểm tra lại. Tem có 5 màu sắc khác nhau và cứ 5 năm quay lại màu cũ.

Đức là một trong những nước có chất lượng kiểm định xe cơ giới cao nhất thế giới và Đức cũng là nơi sản xuất các DCKĐ hiện đại nhất trên thế giới.

v Thái Lan

Dự án xã hội hóa kiểm định xe cơ giới được bắt đầu từ năm 1993, đến 1995 đã thực hiện tại Bang Kok và 5 tỉnh thành phố lớn và đến năm 2001 thực hiện xong ở các tỉnh, thành phố còn lại. Đầu tư xây dựng các Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới trong giai đoạn này chủ yếu từ nguồn vốn của tư nhân và đã thành lập được 609 TTĐK tư nhân tại 23 tỉnh. Chính phủ Thái Lan quy định các xe kinh doanh vận tải như ô tô khách, ô tô tải nặng phải kiểm định tại các trung tâm thuộc nhà nước đầu tư, có đủ các thiết bị kiểm tra.

Ở Thái Lan quy định tất cả các xe ô tô có tuổi thọ nhiều hơn 7 năm và xe máy hơn 5 năm phải được kiểm định định kỳ mỗi năm, bao gồm kiểm định an toàn kỹ thuật và khí thải. Việc kiểm định được thực hiện tại các trung tâm kiểm định có thẩm quyền với quy trình và dịch vụ tương tự với tiêu chuẩn ở Anh và ở Mỹ, trong khi phí kiểm định tương đối thấp so với chất lượng dịch vụ.

Sau khi kiểm tra nếu đạt tiêu chuẩn các xe được cấp giấy chứng nhận gọi là TorRorOr. Các tem không ghi thời gian xe phải quay lại kiểm định nên chủ xe phải lưu ý và ghi nhớ thời gian kiểm định lại. Giấy chứng nhận TorRorOr là một yêu cầu theo quy định của pháp luật, nếu phương tiện cơ giới bị cảnh sát giao thông dừng lại kiểm tra mà không có giấy chứng nhận hợp lệ, chủ phương tiện có thể bị truy tố.

Công việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường được thực hiện bao gồm kiểm tra đèn, lốp xe, thân vỏ, khí thải... Các kiểm định viên cũng tiến hành kiểm tra xem số máy, số khung và màu sắc có đúng như được ghi trong Giấy đăng ký xe không. Trong trường hợp xe không đạt tiêu chuẩn phải được sửa chữa và quay lại kiểm định đến khi đạt tiêu chuẩn, số lượng trung tâm đăng kiểm của Thái Lan rất nhiều, đặc biệt Bangkok có 255 trung tâm. Do đó, việc tìm kiếm và đưa phương tiện đi kiểm định rất dễ dàng và thuận tiện vì địa chỉ các trung tâm đăng kiểm được liệt kê trong những trang vàng địa phương.

Công tác kiểm định xe cơ giới ở Thái Lan tương đối tốt, mặc dù vậy ở vùng nông thôn, nhiều phương tiện có chất lượng kém vẫn lưu thông.

v Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đang có tốc độ phát triển KTXH nhanh. Cùng với đó là sự gia tăng số lượng và chng loại phương tiện cơ giới đường bộ. Tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trong việc nâng cao chất lượng kiểm định có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

- Nhà nước phải giữ vai trò quản lý, kiểm soát hoạt động kiểm định xe cơ giới;

- Hệ thống quản lý kiểm định phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp số liệu, số lượng, chất lượng, chủng loại phương tiện của từng địa phương và của cả nước một cách nhanh chóng phục vụ cho công tác quản lý nhà nước và phục vụ các tổ chức, các đơn vị quan tâm;

- Tổ chức mạng lưới các TTĐK ở các địa phương, các vùng miền nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho lái xe, chủ phương tiện lựa chọn các TTĐK có vị trí thuận tiện nhất, cung cấp dịch vụ tốt nhất để kiểm định;

- Đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn kiểm định rất chặt chẽ liên quan đến cả ATKT và BVMT và phù hợp các khuyến nghị của tổ chức đăng kiểm ô tô Quốc tế CITA;

- Các cơ sở kiểm định phải được bố trí ở các vị trí thuận lợi và được lắp đặt các trang thiết bị kiểm định hiện đại. Các thiết bị kiểm tra, mạng thông tin, lưu trữ phải đồng bộ, thống nhất nhằm không gây lãng phí do phải có những đầu tư không cần thiết cho hòa mạng thiết bị khác chủng loại hay chi phí hòa mạng quản lý kiểm định của các TTĐK do sử dụng thiết bị, công nghệ khác loại;

- Đồng thời các cơ quan quản lý của các quốc gia đều kiểm tra, giám sát các TTĐK cũng như lái xe, chủ phương tiện trong việc tuân thủ các quy định về kiểm định.

Phần II

DỰ BÁO NHU CẦU ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

2.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2020

2.1.1. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2011- 2015: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm: 6,5 - 7,5%. Năm 2015, GDP bình quân đầu người khoảng 2.000 USD; cơ cấu GDP: nông nghiệp 17 - 18%, công nghiệp - xây dựng 41 - 42%, dịch vụ 41 - 42%; tỉ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 12%/năm, giảm nhập siêu, phấn đấu đến năm 2020 cân bằng được xuất nhập khẩu; giảm mức bội chi ngân sách xuống 4,5% GDP vào năm 2015. Giải quyết việc làm cho 8 triệu lao động. Tốc độ tăng dân số đến năm 2015 khoảng 1%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới giảm bình quân 2%/năm.

Các ch tiêu phát triển kinh tế xã hội đến 2020 chính, cụ thể như sau:

- Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước bình quân 6,5 - 7,5%/năm. GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010;

- GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD.

- Tỉ lệ đô thị hóa đạt trên 45%.

- Dân số khoảng 98 triệu người, tốc độ tăng dân số ổn định ở mức khoảng 1%.

2.1.2. Các định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2020

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.

- Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực;

- Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh;

- Phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững;

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh;

- Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông;

- Phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới;

- Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội hài hòa với phát triển kinh tế;

- Phát triển mạnh sự nghiệp y tế, nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo;

- Phát triển khoa học và công nghệ thực sự là động lực then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững;

- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai;

- Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

2.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GTVT ĐN NĂM 2020, TM NHÌN 2030

Định hướng phát triển GTVT đã thể hiện trong Quyết định 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ngoài ra các chiến lược, quy hoạch chi tiết của các vùng kinh tế trọng điểm, vùng thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng được xem xét trong Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030 bao gồm:

- Quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Tp HCM đến năm 2025;

- Các quyết định số 05, 06, 07/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 về phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, phía Nam và miền Trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10/02/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Quyết định 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

- Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Các chiến lược và quy hoạch phát triển KT-XH và GTVT của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.

Định hướng phát triển giao thông vận tải đến năm 2020

Đến năm 2020, hệ thống GTVT nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội, đảm bảo chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành được một hệ thống GTVT hợp lý giữa các phương thức vận tải, phát triển một cách đồng bộ, từng bước tiến tới hiện đại nhằm góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.

- Tỷ lệ đảm nhận giữa các phương thức vận tải đến năm 2020: Tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu hành khách, trong đó đường bộ đảm nhận 86,0 ¸ 90,0%; đường sắt 1,0 ¸ 2,0%; đường thủy nội địa 4,5 ¸ 7,5% và hàng không 1,0 ¸ 1,7%. Tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65,0 ¸ 70,0%; đường sắt 1,0 ¸ 3,0%; đường thủy nội địa 17,0 ¸ 20,0%; đường biển 9,0 ¸ 14,0% và hàng không 0,1 ¸ 0,2%.

- Theo đó vận tải đường bộ vẫn là phương thức chủ yếu, đặc biệt là vận tải hành khách. Vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình.

- Phát triển phương tiện vận tải phù hợp với kết cấu hạ tầng giao thông phù hợp với chủng loại hàng hóa và đối tượng hành khách, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn và môi trường.

Về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông

● Trục dọc Bắc - Nam

+ Ưu tiên đầu tư, hoàn thành nâng cấp và mở rộng quốc lộ 1 với quy mô 4 làn xe. Tập trung đầu tư xây dựng trước một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam với thời gian phù hợp có xét đến hiệu quả chung của việc khai thác các đoạn tuyến quốc lộ 1 song hành. Đầu tư nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên. Lựa chọn đầu tư những đoạn có nhu cầu trên tuyến đường bộ ven biển gắn với đê biển.

+ Tập trung, ưu tiên nâng cấp, hiện đại hóa tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Tiếp tục nghiên cứu các phương án khả thi để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp đường sắt tốc độ cao.

Khu vực phía Bắc

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Bắc với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:

+ Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng mới các đoạn thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc-Nam, các tuyến đường bộ cao tốc thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, các tuyến cao tốc hướng tâm và vành đai vùng Thủ đô Hà Nội. Hoàn thành nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại, nối thông và nâng cấp các quốc lộ thuộc hệ thống vành đai phía Bắc.

+ Hoàn thành nâng cấp và hiện đại hóa đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới các tuyến đường sắt tốc độ cao thuộc hai hành lang và một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, các tuyến nối đến cảng biển, các khu kinh tế lớn.

+ Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện tiếp nhận tàu có trọng tải đến 100.000 DWT (8.000 TEU); tiếp tục phát triển các cảng biển, các bến container và các bến cảng chuyên dùng đáp ứng nhu cầu trong từng thời kỳ; xây dựng cảng khách tại khu vực Hải Phòng, Quảng Ninh.

+ Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tàu 24/24h các tuyến đường thủy nội địa quan trọng. Nâng cấp và xây dựng mới một số cảng chính, bến hàng hóa như Ninh Phúc, Đa Phúc, Việt Trì, Hòa Bình, cảng Container Phù Đổng. Nâng cấp, xây dựng mới một số cảng, bến hành khách tại Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

+ Tập trung, ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Cát Bi, trong đó cảng hàng không quốc tế Nội Bài trở thành cảng cửa ngõ quốc tế của Miền Bắc. Khai thác an toàn, có hiệu quả cảng hàng không Điện Biên; khôi phục hoạt động cảng hàng không Gia Lâm, Nà Sản, Thọ Xuân đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Quảng Ninh, cảng hàng không Lào Cai.

Khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực miền Trung - Tây Nguyên với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:

+ Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 trong khu vực với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Tiến hành nâng cấp, xây dựng các đường thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây và các đường ngang nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan, Campuchia. Xây dựng đường hành lang biên giới và hệ thống đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt.

+ Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có. Nghiên cứu xây dựng mới một số đoạn tuyến đường sắt: Vũng Áng - Cha Lo (Mụ Giạ), nối các tỉnh Tây Nguyên, phục vụ khai thác và sản xuất alumin - nhôm tại các tỉnh Tây Nguyên, nối Tây Nguyên với cảng biển.

+ Tiếp tục xây dựng, nâng cấp và mở rộng các cảng: Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nng, Dung Quất, Quy Nhơn nhằm đáp ứng nhu cầu theo từng thời kỳ. Xây dựng các cảng chuyên dụng phục vụ cho các nhà máy nhiệt điện, xuất khẩu alumin. Lựa chọn và xây dựng bến cảng hành khách quốc tế tại khu vực Huế, Đà Nng, Nha Trang.

+ Chỉnh trị và nâng cấp một số đoạn tuyến sông quan trọng; chú trọng tăng chiều dài các đoạn sông được quản lý, khai thác.

+ Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại và khai thác có hiệu quả các cảng hàng không quốc tế Đà Nng, Cam Ranh. Tiếp tục nâng cấp cảng hàng không Chu Lai thành cảng hàng không trung chuyển hàng hóa quốc tế của khu vực. Nâng cấp các cảng hàng không Vinh, Phú Bài, Phù Cát, Tuy Hòa, Pleiku, Buôn Ma Thuột đáp ứng nhu cầu từng thời kỳ. Nghiên cứu phát triển cảng hàng không Liên Khương thành cảng hàng không quốc tế.

Khu vực phía Nam

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông khu vực phía Nam với trọng tâm là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tập trung vào các nhiệm vụ sau:

+ Hoàn thành nâng cấp, mở rộng các đoạn tuyến thuộc quốc lộ 1 khu vực phía Nam với quy mô 4 làn xe. Xây dựng các đoạn đường bộ cao tốc thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, các tuyến cao tốc nối thành phố Hồ Chí Minh với các cửa ngõ và các đầu mối giao thông quan trọng và các đường vành đai thuộc khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nối thông tuyến đường biên giới phía Tây Nam; hoàn thành nâng cấp, đưa vào đúng cấp kỹ thuật các tuyến quốc lộ còn lại.

+ Tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa nhằm nâng cao hiệu quả khai thác các đoạn đường sắt thuộc tuyến đường sắt Bắc-Nam hiện có. Nghiên cứu đầu tư mới tuyến đường sắt khổ 1.435 mm nối thành phố Hồ Chí Minh với Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ; nghiên cứu xây dựng đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh để kết nối với đường sắt Xuyên Á.

+ Tập trung, ưu tiên đầu tư xây dựng đồng bộ, hiện đại cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải để tiếp nhận tàu có trọng tải trên 100.000 DWT (8.000TEU). Tiếp tục đầu tư phát triển và khai thác có hiệu quả các cảng, bến trong khu vực theo quy hoạch được duyệt. Xây dựng luồng tàu mới vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố cho tàu trọng tải 10.000 DWT đầy tải (20.000 DWT giảm tải) gắn với việc mở rộng, nâng cấp cụm cảng Cần Thơ - Cái Cui trở thành cụm cảng đầu mối khu vực miền Tây Nam Bộ.

+ Hoàn thành đưa vào cấp kỹ thuật, đảm bảo chạy tàu 24/24h các tuyến đường thủy chủ yếu từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ, các tuyến sông Tiền, sông Hậu. Xây dựng và nâng cấp các cảng thủy nội địa hàng hóa và hành khách. Nâng cao năng lực vận tải đường thủy lên 70 ¸ 75% tỷ trọng vận tải trong khu vực Tây Nam Bộ.

+ Tập trung đầu tư nâng cấp đồng bộ, hiện đại cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Tiếp tục nâng cấp các cảng hàng không Cà Mau, Rạch Giá, Côn Đảo đáp ứng nhu cầu; đảm bảo khai thác hiệu quả cảng hàng không quốc tế Cần Thơ, Phú Quốc. Nghiên cứu xây dựng cảng hàng không Vũng Tàu. Khuyến khích hợp tác công tư để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng mới cảng trung chuyển hàng không quốc tế Long Thành.

Về phát triển giao thông vận tải đô thị

Phát triển hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị và vận tải công cộng; phấn đấu quỹ đất dành cho giao thông đô thị từ 16 ¸ 26%. Đối với các thành phố lớn, phát triển mạnh hệ thống xe buýt, nhanh chóng đầu tư xây dựng các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25 ¸ 30%. Kiểm soát sự phát triển của xe máy, xe ô tô cá nhân, đặc biệt ở Thủ đô Hà Nội và thành ph Hồ Chí Minh.

Đảm bảo an toàn giao thông

- Nhanh chóng triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Đẩy nhanh việc đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, đảm bảo hành lang an toàn, xử lý điểm đen trên tuyến... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số người chết vì tai nạn giao thông hàng năm.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, kiện toàn tổ chức quản lý an toàn giao thông từ Trung ương đến địa phương hướng tới đảm bảo trật tự an toàn giao thông một cách bền vững; nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kết hợp với tăng cường công tác cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch và quản lý người điều khiển phương tiện giao thông; chất lượng kiểm định phương tiện cơ giới.

- Tăng cường công tác cứu hộ, cứu nạn để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra

Tầm nhìn đến năm 2030

Đến năm 2030, cơ bản hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải trong cả nước, đảm bảo sự kết nối và phát triển hợp lý giữa các phương thức vận tải. Chất lượng vận tải và dịch vụ được nâng cao, đảm bảo: nhanh chóng, an toàn, tiện lợi.

Cơ bản hoàn thành xây dựng các tuyến đường bộ cao tốc; triển khai xây dựng một số đoạn trên tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Hệ thống đường bộ, đường sắt Việt Nam đồng bộ về tiêu chuẩn kỹ thuật, kết nối thuận lợi với hệ thống đường bộ ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng và đường sắt xuyên Á.

Phát triển giao thông đô thị hướng tới văn minh, hiện đại. Từng bước xây dựng các tuyến vận tải hành khách khối lượng lớn tại các đô thị loại I. Tiếp tục phát triển mạng lưới đường sắt đô thị tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

2.3. CÁC QUY HOẠCH, CHIẾN LƯỢC CÓ LIÊN QUAN

2.3.1. Quy hoạch mạng lưới các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đến năm 2015 (Quyết định 3544/QĐ-BGTVT ngày 23/09/2005).

Theo quyết định 3544/QĐ-BGTVT ngày 23/09/2005 mạng lưới Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và dây chuyền kiểm định đến năm 2015 trên phạm vi cả nước như sau:

TT

Địa phương

Số lượng
TTĐK đến 2015

Số lượng
DCĐK đến 2015

1.

Cao Bằng

2

2

2.

Lạng Sơn

3

4

3.

Quảng Ninh

7

10

4.

Hải Phòng

8

12

5.

Thái Bình

3

4

6.

Nam Định

3

5

7.

Phú Thọ

2

3

8.

Thái Nguyên

3

5

9.

Yên Bái

2

3

10.

Tuyên Quang

2

2

11.

Hà Giang

1

1

12.

Lào Cai

3

4

13.

Lai Châu

1

1

14.

Sơn La

3

4

15.

Đin Biên

1

1

16.

Hòa Bình

3

3

17.

Hà Ni

24

44

18.

Hải Dương

3

4

19.

Ninh Bình

2

2

20.

Thanh Hóa

5

6

21.

Nghệ An

4

6

22.

Hà Tĩnh

2

2

23.

Đà Nng

5

8

24.

Đắk Lắc

3

4

25.

Đắk Nông

1

1

26.

Lâm Đồng

4

5

27.

TPHCM

28

60

28.

Đồng Nai

6

12

29.

Bình Dương

5

10

30.

Long An

2

3

31.

Tiền Giang

4

5

32.

Vĩnh Long

2

2

33.

Cần Thơ

3

5

34.

Đồng Tháp

2

2

35.

An Giang

3

5

36.

Kiên Giang

4

6

37.

Cà Mau

2

2

38.

Tây Ninh

3

5

39.

Bến Tre

2

2

40.

Vũng Tàu

4

6

41.

Quảng Bình

2

2

42.

Quảng Trị

2

2

43.

Huế

4

5

44.

Quảng Ngãi

3

4

45.

Bình Đnh

4

6

46.

Phú Yên

2

2

47.

Khánh Hòa

4

5

48.

Gia Lai

3

4

49.

Kon Tum

2

2

50.

Sóc Trăng

2

2

51.

Trà Vinh

2

2

52.

Ninh Thun

2

2

53.

Bình Thun

2

2

54.

Vĩnh Phúc

3

4

55.

Hưng Yên

3

3

56.

Hà Nam

2

2

57.

Quảng Nam

3

3

58.

Bình Phước

2

2

59.

Bc Liêu

2

2

60.

Hậu Giang

2

2

61.

Bắc Kn

1

1

62.

Bắc Giang

2

2

63.

Bắc Ninh

3

4

Tng

215

338

Nhận xét chung:

- Các dây chuyền kiểm định, thiết bị tin học, thiết bị thông tin được trang bị đồng bộ, hiện đại. Nguồn nhân lực được tuyển chọn, đào tạo phù hợp quy định. Trang bị hệ thống camera giám sát hoạt động kiểm định tại các TTĐK.

- Các TTĐK đã được xây dựng tại tất cả các Tỉnh, Thành phố, đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp; ý thức, cung cách, chất lượng phục vụ khách hàng của các Trung tâm được nâng lên.

- Do có sự phát triển, mở rộng chưa theo quy hoạch, đặc biệt là tại các Thành phố lớn, có số lượng xe cơ giới tăng trưởng nhanh đã dẫn đến tình trạng một số TTĐK thường xuyên kiểm định ở tình trạng quá tải, chất lượng kiểm định còn một số phương tiện không đảm bảo, vẫn còn có xe cơ giới không đảm bảo tiêu chuẩn tham gia giao thông.

2.3.2. Mt số đề án khác

a) Đề án “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới lưu hành” (Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT):

Mục tiêu của đề án: là huy động tiềm năng, nguồn vốn của xã hội đầu tư cho hoạt động đăng kiểm nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, đồng thời nâng cao chất lượng kiểm định, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho chủ phương tiện, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, phát huy vai trò làm chủ của người lao động và giám sát của nhà đầu tư trong hoạt động kiểm định.

b) Nhận xét chung về việc thực hiện đề án:

- Quá trình triển khai thí điểm xã hội hóa hoạt động kiểm định xe cơ giới theo mô hình này cũng bộc lộ một số tồn tại như: khu vực vùng sâu, vùng xa rất cần nhưng lại không được tư nhân quan tâm đầu tư; hoạt động kiểm định không thực hiện đúng, đủ quy trình kiểm định; thông tin, dữ liệu về phương tiện và chủ phương tiện không được các Trung tâm xã hội hóa bảo quản, để lộ hoặc cung cấp ra ngoài với mục đích tư lợi.

- Sau một thời gian triển khai thí điểm với những tồn tại như trên, Cục ĐKVN đã chủ động đề xuất (Bộ GTVT đã chấp thuận) và triển khai thí điểm xã hội hóa công tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành theo phương án mới: Doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, còn nhân lực là của nhà nước, của Cục ĐKVN hoặc các Sở GTVT.

- Việc thực hiện thí điểm một số Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới xã hội hóa theo mô hình mới bước đầu cho thấy hướng đi phù hợp của việc xã hội hóa công tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành trong giai đoạn hiện nay. Mô hình mới đã cơ bản đạt được những mục tiêu mà Đề án “Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành” đề ra.

c) Đề án Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường. (Quyết định 1873/QĐ-BGTVT ngày 08/08/2012)

Đề án đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020:

- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc của ĐKV, ngăn ngừa tiêu cực trong công tác đăng kiểm.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL và tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Nâng cao, hiện đại hóa công tác đăng kiểm PTGTCGĐB:

+ Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật;

+ Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành;

+ Tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;

+ Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra;

+ Nghiên cứu triển khai kiểm soát ATKT & BVMT xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành;

+ Nghiên cứu, xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý hiện tượng cháy nổ xe cơ giới.

2.4. DỰ BÁO NHU CẦU ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020 VÀ 2030

2.4.1. Phương pháp dự báo

Dự báo số lượng ô tô

Căn cứ vào chuỗi số liệu ô tô của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong cả nước từ năm 2000 đến năm 2013, tiến hành xây dựng các hàm hồi quy dự báo nhu cầu cho năm tương lai với hệ số tương quan bội R>0,95 bảo đảm mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan bội. Đối với các tỉnh mới tách, chuỗi số liệu được lấy từ thời điểm tách đến năm 2013. Việc sử dụng phương pháp hồi quy cho phép loại bỏ được sai số của một số tỉnh mới tách có sự gia tăng phương tiện rất nhanh nhưng không phải là sự tăng trưởng ổn định mà do sự chuyển đổi biển số từ biển cũ sang hoặc nhu cầu mua sắm tăng cao đột biến trong giai đoạn đầu để đáp ứng nhu cầu do sự tách tỉnh.

Hàm hồi quy có dạng như sau:

Y = (AX + B)*k

Trong đó:

Y: Số lượng xe ô tô;

X: năm dự báo;

A, B: là các hệ số của hàm hồi quy xác định thông qua hồi quy chuỗi số liệu số lượng ô tô từ năm 2000 đến năm 2013 theo năm với R>0,95.

k: Hệ số điều chỉnh được xác định thông qua dự báo số lượng ô tô toàn quốc theo phương pháp hàm hồi quy đa biến về dân số, GDP, GDP bình quân đầu người và số ô tô bình quân trên 1.000 người.

Việc dự báo số lượng ô tô trên toàn quốc theo phương pháp hồi quy với hàm hồi quy đa biến có dạng như sau:

Y = AX + B

Trong đó:

Y: Số lượng xe ô tô;

X: GDP bình quân đầu người;

A, B: là các hệ số của hàm hồi quy xác định thông qua hồi quy chuỗi số liệu số lượng ô tô và GDP bình quân đầu người từ năm 2000 đến năm 2013.

Trên cơ sở dự báo được số lượng phương tiện theo năm tương lai của toàn quốc, hệ số k sẽ được xác định là thương số giữa số lượng ô tô toàn quốc theo phương pháp hồi quy đa biến GDP bình quân đầu người và tổng số lượng ô tô dự báo của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo hồi quy chuỗi số liệu của từng tỉnh, thành. Từ đó dự báo được số lượng ô tô của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đến năm 2015, 2020 và 2030.

Dự báo nhu cầu đăng kiểm

Theo số liệu kết quả kiểm định từ năm 2008 đến năm 2013 (thể hiện trong Bảng 1.4.2-1) cho thấy tỷ lệ số lượng ô tô phải kiểm định và tổng số ô tô trung bình năm là 1,30.

Với giả thiết không có sự thay đổi quy định về chu kỳ kiểm định thì nhu cầu đăng kiểm được tính bằng 1,3 lần số lượng ô tô. Trường hợp có sự thay đổi về quy định chu kỳ đăng kiểm thì nhu cầu đăng kiểm sẽ phải điều chỉnh theo cho phù hợp.

2.4.2. Kết quả dự báo

Hình 2.4.2-1. Hồi quy tăng trưởng ô tô

Dự báo số lượng ô tô trên toàn quốc theo hồi quy đa biến, với kết quả như sau:

Bảng 2.4.2-1. Dự báo số lượng ô tô trên toàn quốc

Năm

Dân số
(nghìn người)

GDP ss 2010
(tỷ đồng)

GDP bình quân/người

Số ô tô

Số ô tô bình quân/1000 người

2000

77.630,9

1.072.983

13,822

352.734

4,54

2001

78.621,0

1.146.964

14,589

387.546

4,93

2002

79.538,7

1.228.171

15,441

429.650

5,40

2003

80.468,4

1.318.330

16,383

460.932

5,73

2004

81.437,7

1.421.027

17,449

523.509

6,43

2005

82.393,5

1.588.646

19,281

604.529

7,33

2006

83.313,0

1.699.501

20,399

655.753

7,87

2007

84.221,1

1.820.667

21,618

786.678

9,34

2008

85.122,3

1.923.749

22,600

946.601

11,12

2009

86.025,0

2.027.591

23,570

1.137.933

13,23

2010

86.932,5

2.157.828

24,822

1.274.084

14,66

2011

87.840,0

2.292.483

26,098

1.424.665

16,21

2012

88.772,9

2.407.566

27.121

1.539.142

17,34

2013

89.609,0

2.537.574

28.318

1.669.521

18,63

Số lượng dự báo

2015

91.583

2.840.469

31.015

1.872.322

20,50

2020

96.179

3.983.905

41.422

3.318.203

34,50

2030

103.117

8.210.954

79.628

4.844.474

47,00

Về chỉ số ô tô/1000 dân: Năm 2000 đạt 4,5 xe/1.000 dân, năm 2010 là 14,6 xe/1.000 dân tăng 3,2 lần, đến năm 2013 là 18,5 xe/1000 dân, dự báo năm 2015 là 20,5 xe/1.000 dân, năm 2020 là 34,5xe/1000 dân, năm 2030 là 47 xe/1000 dân. So với các nước trong khu vực, tỉ lệ 18,5 xe/1000 dân đang ở mức thấp; các nước ASEAN trung bình trên 50 xe/1000 dân, các nước phát triển là 150 xe/1000 dân. Tuy nhiên, Chiến lược bảo đảm ATGT và các Chiến lược GTVT khác cho rằng phương tiện xe máy vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đây là đặc điểm riêng của Việt Nam. Mặt khác, cơ cấu phương tiện ô tô hiện tại chỉ chiếm khoảng 5% tổng số phương tiện cơ giới đường bộ trong khi các nước trong khu vực ASEAN khoảng trên 20% thì việc phát triển ô tô cũng cần có một quá trình dài. Đến năm 2030, số lượng ô tô trên 1.000 dân là trên 60 với kịch bản này có thể chấp nhận được trong điều kiện của Việt Nam.

Kết quả dự báo số lượng ô tô theo tỉnh, thành phố sau khi đã hiệu chỉnh như sau:

Bảng 2.4.2-2. Dự báo số lượng ô tô của các tỉnh, thành phố

TT

Vùng/ tỉnh

Năm

2015

2020

2030

I

Đồng bằng sông Hồng

635.730

1.147.355

1.708.932

1

Hà Nội

395.216

717.976

1.074.773

2

Vĩnh Phúc

19.474

35.726

54.004

3

Bắc Ninh

17.523

30.102

45.246

4

Quảng Ninh

44.138

79.800

118.879

5

Hải Dương

28.994

52.211

77.460

6

Hải Phòng

62.324

110.926

162.587

7

Hưng Yên

15.496

28.117

42.039

8

Thái Bình

14.755

25.552

36.361

9

Hà Nam

8.698

15.189

21.813

10

Nam Định

13.751

24.304

35.359

11

Ninh Bình

15.360

27.451

40.410

II

Trung du và miền núi phía Bắc

154.613

272.060

393.951

1

Hà Giang

5.694

9.992

14.426

2

Cao Bng

6.654

11.385

15.983

3

Bc Cạn

4.044

6.989

9.922

4

Tuyên Quang

9.626

16.707

23.833

5

Lào Cai

11.399

19.876

28.495

6

Yên Bái

8.274

14.187

19.966

7

Thái Nguyên

26.594

47.490

69.848

8

Lạng Sơn

11.562

19.122

25.786

9

Bc Giang

19.647

34.978

51.285

10

Phú Thọ

22.005

39.160

57.390

11

Điện Biên

5.817

10.686

16.176

12

Lai Châu

3.689

7.632

12.830

13

Sơn La

10.540

18.315

26.160

14

Hòa Bình

9.068

15.540

21.852

III

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

284.124

502.362

731.192

1

Thanh Hóa

33.994

60.346

88.207

2

Nghệ An

46.829

84.072

124.343

3

Hà Tĩnh

18.748

33.702

49.912

4

Quảng Bình

12.563

22.467

33.098

5

Quảng Trị

12.239

21.193

30.156

6

Thừa Thiên Huế

16.821

29.129

41.450

7

Đà Nng

36.815

65.243

95.196

8

Quảng Nam

15.492

27.621

40.559

9

Quảng Ngãi

14.114

24.952

36.312

10

Bình Định

23.132

40.654

58.792

11

Phú Yên

9.947

17.190

24.406

12

Khánh Hòa

23.881

41.556

59.450

13

Ninh Thuận

6.255

10.620

14.776

14

Bình Thuận

13.295

23.614

34.536

IV

Tây Nguyên

92.501

167.287

249.279

1

Kon Tum

7.937

14.190

20.896

2

Gia Lai

24.471

43.123

62.541

3

Đăk Lăk

30.714

56.565

85.836

4

Đăk Nông

6.119

13.220

22.963

5

Lâm Đồng

23.260

40.189

57.044

V

Đông Nam Bộ

568.215

990.581

1.419.968

1

Bình Phước

14.572

25.851

37.760

2

Tây Ninh

21.672

38.080

55.055

3

Bình Dương

60.659

109.786

163.723

4

Đồng Nai

71.506

125.704

181.839

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

31.075

54.155

77.601

6

TP. H Chí Minh

368.730

637.004

903.989

VI

Đồng bằng sông Cửu Long

137.139

238.559

341.152

1

Long An

13.673

23.925

34.437

2

Tiền Giang

16.956

27.663

36.671

3

Bến Tre

8.456

14.401

20.108

4

Trà Vinh

7.200

12.393

17.515

5

Vĩnh Long

8.614

14.583

20.223

6

Đồng Tháp

11.080

19.428

28.026

7

An Giang

15.734

26.818

37.481

8

Kiên Giang

10.470

17.900

25.106

9

Cn Thơ

20.605

38.514

59.284

10

Hậu Giang

4.311

8.595

14.017

11

Sóc Trăng

7.895

14.112

20.776

12

Bạc Liêu

6.479

10.936

15.112

13

Cà Mau

5.665

9.290

12.396

 

Toàn quốc

1.872.322

3.318.203

4.844.474

Chi tiết xem Phụ lục 6.

Dự báo nhu cu đăng kim như sau:

Bảng 2.4.2-3. Dự báo nhu cầu đăng kiểm

TT

Vùng/ tỉnh

Năm

2015

2020

2030

I

Đồng bằng sông Hồng

826.449

1.491.561

2.221.611

1

Hà Nội

513.781

933.369

1.397.205

2

Vĩnh Phúc

25.316

46.443

70.206

3

Bắc Ninh

22.780

39.132

58.820

4

Quảng Ninh

57.379

103.740

154.543

5

Hải Dương

37.693

67.874

100.698

6

Hải Phòng

81.022

144.204

211.362

7

Hưng Yên

20.145

36.553

54.650

8

Thái Bình

19.181

33.218

47.270

9

Hà Nam

11.308

19.746

28.357

10

Nam Đnh

17.877

31.595

45.967

11

Ninh Bình

19.967

35.686

52.532

II

Trung du và miền núi phía Bắc

200.997

353.678

512.137

1

Hà Giang

7.403

12.990

18.754

2

Cao Bằng

8.650

14.801

20.778

3

Bắc Cạn

5.257

9.085

12.898

4

Tuyên Quang

12.513

21.719

30.982

5

Lào Cai

14.819

25.838

37.044

6

Yên Bái

10.756

18.444

25.956

7

Thái Nguyên

34.573

61.737

90.803

8

Lạng Sơn

15.031

24.859

33.521

9

Bắc Giang

25.541

45.472

66.670

10

Phú Thọ

28.606

50.908

74.607

11

Điện Biên

7.562

13.892

21.028

12

Lai Châu

4.795

9.922

16.679

13

Sơn La

13.702

23.809

34.008

14

Hòa Bình

11.789

20.202

28.408

III

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

369.362

653.070

950.549

1

Thanh Hóa

44.192

78.449

114.669

2

Nghệ An

60.877

109.293

161.645

3

Hà Tĩnh

24.372

43.813

64.886

4

Quảng Bình

16.331

29.208

43.027

5

Quảng Trị

15.911

27.551

39.202

6

Thừa Thiên Huế

21.867

37.868

53.886

7

Đà Nng

47.859

84.816

123.754

8

Quảng Nam

20.140

35.908

52.726

9

Quảng Ngãi

18.349

32.438

47.206

10

Bình Định

30.071

52.850

76.430

11

Phú Yên

12.931

22.348

31.728

12

Khánh Hòa

31.046

54.023

77.284

13

Ninh Thuận

8.131

13.806

19.208

14

Bình Thuận

17.284

30.698

44.896

IV

Tây Nguyên

120.251

217.473

324.062

1

Kon Tum

10.318

18.447

27.164

2

Gia Lai

31.812

56.060

81.304

3

Đăk Lăk

39.928

73.535

111.586

4

Đăk Nông

7.955

17.186

29.852

5

Lâm Đồng

30.237

52.246

74.157

V

Đông Nam Bộ

738.679

1.287.755

1.845.959

1

Bình Phước

18.944

33.607

49.088

2

Tây Ninh

28.174

49.504

71.572

3

Bình Dương

78.857

142.722

212.840

4

Đồng Nai

92.958

163.416

236.391

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

40.397

70.402

100.881

6

TP. Hồ Chí Minh

479.349

828.105

1.175.186

VI

Đồng bằng sông Cửu Long

178.281

310.127

443.498

1

Long An

17.774

31.103

44.769

2

Tiền Giang

22.043

35.962

47.672

3

Bến Tre

10.993

18.722

26.141

4

Trà Vinh

9.359

16.110

22.770

5

Vĩnh Long

11.198

18.958

26.290

6

Đồng Tháp

14.404

25.256

36.433

7

An Giang

20.455

34.864

48.726

8

Kiên Giang

13.611

23.270

32.637

9

Cần Thơ

26.787

50.068

77.069

10

Hậu Giang

5.605

11.173

18.222

11

Sóc Trăng

10.264

18.345

27.009

12

Bạc Liêu

8.423

14.217

19.645

13

Cà Mau

7.364

12.077

16.114

 

Toàn quốc

2.434.019

4.313.662

6.297.811

Phần III

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

3.1.1. Quan điểm

- Quy hoạch là cơ sở để tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác hiệu quả hoạt động của hệ thống các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đáp ứng nhu cầu của xã hội.

- Quy hoạch mạng lưới trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược phát triển giao thông vận tải, Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ và các chiến lược, quy hoạch khác có liên quan.

- Phát triển mạng lưới trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hp lý trên cả nước tạo thuận lợi cho người dân, bảo đảm chất lượng phương tiện và giảm tai nạn giao thông.

- Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới, đa dạng hóa đầu tư cho hoạt động đăng kiểm.

- Quy hoạch mang tính kế thừa nhằm phát huy hiệu quả các trung tâm và dây chuyền hiện có với quy mô theo hướng hiện đại, phù hợp với khả năng đầu tư và đặc điểm của từng địa phương. Tại các đô thị loại đặc biệt, quy hoạch theo hướng dịch chuyển các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ra ngoài các đường vành đai.

3.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu tổng quát

- Phát triển mạng lưới các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới với năng lực đáp ứng nhu cầu của xã hội và phân bổ hợp lý, tạo thuận lợi cho người dân.

- Tập trung ưu tiên đầu tư mới, nâng cấp các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định hiện đại, bảo đảm chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến 2020

- Đầu tư mới, nâng cấp bổ sung dây chuyền kiểm định để tăng quy mô, công suất đáp ứng nhu cầu của xã hội;

- Nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện, tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và thân thiện với môi trường của phương tiện cơ giới và đảm bảo an toàn giao thông.

- Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực trong công tác đăng kiểm, trình độ chuyên môn của đăng kiểm viên.

- Có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh về công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới, đảm bảo thực thi pháp luật minh bạch và hiệu quả.

- Có hệ thống quản lý các TTĐK và dây chuyền kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ hiện đại phục vụ tốt cho công tác quản lý phương tiện.

- Giai đoạn 2014 -2015: đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cơ giới trung bình khoảng 2,43 triệu lượt/năm;

- Giai đoạn 2016 - 2020: đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cơ giới trung bình khoảng 4,31 triệu lượt/năm.

Định hướng đến giai đoạn đến 2030

- Tiếp tục đầu tư mới, nâng cấp bổ sung dây chuyền kiểm định xe cơ giới đáp ứng nhu cầu của xã hội; nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện, công tác đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp lý, hệ thống quản lý nhằm phát triển bền vững công tác đăng kiểm xe cơ giới.

- Giai đoạn 2021-2030 dự kiến đáp ứng nhu cầu kiểm định trung bình khoảng 6,3 triệu lượt/năm;

3.2. CƠ SỞ XÂY DỰNG QUY HOẠCH

3.2.1. Cơ sở pháp lý

Thông tư số 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ Giao thông vận tải quy định về việc thành lập và hoạt động của TTĐK xe cơ giới.

Văn bản số 485/TB-BGTVT ngày 30/07/2013 Thông báo kết luận cuộc họp về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đăng kiểm.

Quyết định 1873/QĐ-BGTVT ngày 08/08/2012 Phê duyệt Đề án nâng cao chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

Quyết định số 3544/QĐ-BGTVT ngày 23/09/2005 của Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới TTĐK xe cơ giới đến năm 2015.

Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phê duyệt Đề án: Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành.

Các văn bản quy pháp pháp luật khác có liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm phương tiện và DCKĐ phương tiện cơ giới.

3.2.2. Cơ sở thực tiễn

Hiện trạng công tác đăng kiểm và kiểm định phương tiện cơ giới hiện nay vẫn còn nhiều bất cập gây ra những bức xúc cho người dân và doanh nghiệp.

Tình hình phát triển kinh tế xã hội kéo theo sự tăng trưởng phương tiện cơ giới đường bộ nhanh chóng đòi hỏi cần phải có Quy hoạch các TTĐK hiện đại, công khai, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị tham gia.

Tình trạng ô nhiễm môi trường do phương tiện cơ giới đã hết niên hạn sử dụng gây ra cũng như những tiêu cực trong công tác cấp giấy kiểm định phương tiện cơ giới dẫn đến các phương tiện không đạt tiêu chuẩn an toàn vẫn tham gia lưu thông gây mất ATGT.

Tính đến 2013, số lượng TTĐK mới chỉ đạt 51,2%; số lượng dây chuyền đạt 59,5% so với quy hoạch được Bộ GTVT phê duyệt năm 2005 chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sự tăng trưởng của phương tiện cơ giới trong cả nước.

Nhiều địa phương trong cả nước chưa có các quy hoạch vị trí xây dựng và dành quỹ đất cho các TTĐK đối với hoạt động kiểm định xe cơ giới.

Do thiếu quy hoạch các TTĐK tại các thành phố lớn, nơi tập trung số lượng lớn phương tiện cơ giới, tốc độ tăng trưởng phương tiện cơ giới nhanh đã dẫn đến tình trạng một số TTĐK thường xuyên kiểm định ở tình trạng quá tải, vượt quá định mức quy định, chất lượng kiểm định còn một số phương tiện không đảm bảo tiêu chuẩn tham gia giao thông. Ngoài ra, do nguồn nhân lực trong công tác đăng kiểm hiện tại phát triển chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của phương tiện cơ giới trong cả nước.

3.3. QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

3.3.1. Tiêu chí xác định dây chuyền kiểm định xe cơ giới

Quy hoạch dây chuyền kiểm định xe cơ giới cần căn cứ vào những chỉ tiêu sau:

- Công suất kiểm định trung bình của một dây chuyền kiểm định dựa trên điều tra khảo sát thực tế.

- S lượng ô tô dự báo cho năm tương lai của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Số lượng TTĐK và số lượng dây chuyền kiểm định hiện tại của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trên cơ sở đó xác định số lượng dây chuyền kiểm định xe cơ giới cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, như sau:

+ Theo kết quả khảo sát của Cục Đăng kiểm Việt Nam, năng suất kiểm định bình quân tính cho các loại xe cho một dây chuyền là 70 ô tô /1 dây chuyền trong một ca làm việc (08 tiếng).

+ Áp dụng năng suất kiểm tra là 70 ô tô trong một ngày làm việc, một năm làm việc 252 ngày (05 ngày làm việc/1 tuần) thì 01 dây chuyền công suất tối đa kiểm tra trong 01 năm được 17.640 xe.

+ Tính toán trên cơ sở năng suất kiểm định đạt 70% công suất tối đa cho một dây chuyền vì có nhiều thời điểm trong năm (nghỉ lễ,...) có số lượng xe vào kiểm định thấp, ngoài ra còn phải tính tới hệ số dự trữ cho những tháng số lượng phương tiện đi kiểm định tập trung cao, thông thường là các tháng 01, 06, 07, 11, 12 hàng năm.

+ Công thức tính toán số lượng dây chuyền kiểm định:

Adckđ = Adt / n

Trong đó: Adckđ: số lượng dây chuyền kiểm định cần có ở năm thứ t

Adt: Số lượng phương tiện có ở năm thứ t

n: số lượng xe cơ giới kiểm định được trên 1 dây chuyền kiểm đnh/1 năm (n = 0,7 x 17640 = 12.348 phương tiện/1 dây chuyền /1 năm).

Số lượng dây chuyền kiểm định tính toán được là số làm tròn.

3.3.2. Tiêu chí xây dựng mạng lưới các trung tâm đăng kiểm

Quy hoạch mạng lưới các TTĐK căn cứ những tiêu chí sau:

Các trung tâm đăng kiểm phải đảm bảo các quy định về điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ (Thông tư số 11/2009/TT-BGTVT).

- Quy hoạch vị trí các trung tâm đăng kiểm phải xét đến các trung tâm đăng kiểm của các tỉnh, thành liền kề trong khu vực để bảo đảm mạng lưới phân bố đồng đều, phù hợp trong mạng tổng thể của cả nước theo hướng giảm cự ly cho người dân đi đến các trung tâm đăng kiểm, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

- Các trung tâm đăng kiểm phải bảo đảm quỹ đất theo yêu cầu nâng cấp, mở rộng cho các trung tâm đăng kiểm theo từng giai đoạn, thuận lợi và an toàn giao thông.

- Đến năm 2030, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có tối thiểu 02 trung tâm đăng kiểm với 02 dây chuyền kiểm định/một trung tâm.

- Quy hoạch số lượng TTĐK của từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Công thức tính toán số lượng TTĐK:

Attdk = Adckđ / d

Trong đó: Attđk: số lượng Trung tâm đăng kiểm cần có ở năm thứ t

Adckđ: Số lượng dây chuyền kiểm định cần có ở năm thứ t

d: Số lượng dây chuyền kiểm định bình quân cho một TTĐK;

Hiện nay, tính bình quân cho một TTĐK là khoảng 02 dây chuyền (d = 201/111 » 2). Tuy nhiên, cá biệt TTĐK quận Gò vấp - thành phố Hồ Chí Minh có 06 dây chuyền, TTĐK quận 12- thành phố Hồ Chí Minh có 05 dây chuyền. Có 03 TTĐK (chiếm 2,7%) có 04 dây chuyền, 01 TT ở Hà Nội và 02 TT ở thành phố Hồ Chí Minh; 14 TTĐK (chiếm 12,6%) có 03 dây chuyền; 46 TTĐK (chiếm 41,4%) có 02 dây chuyền còn lại 46 TTĐK (chiếm 41,4%) có 01 dây chuyền kiểm định.

Xét các điều kiện thực tế, đặc biệt về quỹ đất dự kiến giai đoạn đến năm 2015 lấy số lượng dây chuyền kiểm định trung bình cho một TT đăng kiểm là 2; đến năm 2020 các TT xây dựng mới để đạt trung bình là 2,5/01 TTĐK và đến năm 2030 dự kiến số lượng dây chuyền mỗi TTĐK tăng lên là 3 dây chuyền kiểm định.

3.3.3. Quy hoạch tổng thể các TTĐK và DCKĐ xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

v Giai đoạn đến năm 2015:

Do có sự bố trí còn chưa hợp lý và các TTĐK không bó gọn trong một tỉnh mà có thể ảnh hưởng đến cả các tỉnh lân cận do vậy việc kiểm toán năng suất để đánh giá chỉ mang tính tương đối.

Với công suất hiện có của 211 dây chuyền kiểm định, kiểm toán công suất các dây chuyền kiểm định đến năm 2015 có 29/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vẫn đáp ứng nhu cầu kiểm định, chỉ có 34/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không đáp ứng được nhu cầu kiểm định cần phải bổ sung thêm dây chuyền kiểm định, gồm có: thành phố Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nng, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ...

Có đến 10 tỉnh, thành thừa 01 DCKĐ. Có 03 tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ngãi, Gia Lai thừa 02 DCKĐ. Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng phương tiện ô tô như hiện nay, trong tương lai gần trước năm 2020, nhu cầu kiểm định gia tăng các dây chuyền này sẽ đáp ứng nhu cầu mà không phải đầu tư thêm. Do đó, quan điểm quy hoạch giữ nguyên các dây chuyền và TTĐK đã được đầu tư xây dựng tại các địa phương hoặc đã được công bố quy hoạch theo Quyết định số 3544/QĐ-BGTVT ngày 23/09/2005 mặc dù số lượng và công suất vượt quá nhu cầu của năm 2015.

Bổ sung thêm 38 TTĐK, trong đó 09 TT cho Hà Nội, 04 TT cho thành phố Hồ Chí Minh, 02 TT cho Nam Định, Nghệ An, Bắc Ninh, 01 TT cho một số tỉnh, thành phố. Bổ sung thêm 87 DCKĐ .

Tổng số dây chuyền bổ sung thêm là 87 dây chuyền và 38 TTĐK.

Quy hoạch đến năm 2015 cả nước có 152 TTĐK với 298 DCKĐ, trong đó:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 47 TTĐK với 93 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 18 TTĐK và bổ sung thêm 37 DCKĐ (thành phố Hà Nội có 21 TTĐK với 42 DCKĐ; Quảng Ninh có 4 TTĐK và 6 DCKĐ, thanh phố Hải Phòng có 03 trung tâm đăng kiểm với 09 DCKĐ);

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 21 TTĐK với 34 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 06 TTĐK và bổ sung thêm 15 DCKĐ;

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 27 TTĐK với 50 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 04 TTĐK và bổ sung thêm 13 DCKĐ (Nghệ An có 5 TTĐK và 10 DCKĐ, Thanh Hóa có 3 TTĐK và 8 DCKĐ, thành phố Đà Nng có 02 TTĐK và 05 DCKĐ);

- Vùng Tây nguyên: 10 TTĐK với 15 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 01 TTĐK và bổ sung thêm 01 DCKĐ (Đắk Lắk có 03 TTĐK, 05 DCKĐ);

- Vùng Đông Nam Bộ: 30 TTĐK với 73 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 06 TTĐK và bổ sung 14 DCKĐ (thành phố Hồ Chí Minh có 14 trung tâm đăng kiểm với 41 DCKĐ, Bình Dương có 5 TTĐK và 10 DCKĐ);

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 17 TTĐK với 33 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 03 TTĐK và bổ sung 07 DCKĐ (thành phố Cần Thơ có 02 TTĐK với 04 DCKĐ).

(Chi tiết tại Bảng 3.3.3 -1).

v Giai đon đến năm 2020:

Kiểm định công suất các DCKĐ đến năm 2020 có 11 tỉnh vẫn đáp ứng nhu cầu trên cơ sở số dây chuyền quy hoạch giai đoạn đến năm 2015. Có 51 tỉnh, thành phải bổ sung các DCKĐ và 32 tỉnh bổ sung thêm TTĐK. Tổng số bổ sung thêm 153 DCKĐ và 59 TTĐK.

Quy hoạch đến năm 2020 cả nước có 211 TTĐK với 451 DCKĐ, trong đó:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 61 TTĐK với 142 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 14 TTĐK và bổ sung thêm 49 DCKĐ (thành phố Hà Nội có 30 trung tâm đăng kiểm với 76 DCKĐ; thành phố Hải Phòng có 07 TTĐK với 13 DCKĐ);

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 28 TTĐK với 50 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 07 TTĐK và bổ sung thêm 16 DCKĐ;

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 38 TTĐK với 75 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 11 trung tâm kiểm định và bổ sung thêm 25 DCKĐ (thành phố Đà Nng có 02 TTĐK và 08 DCKĐ);

- Vùng Tây nguyên: 11 TTĐK với 21 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 01 TTĐK và bổ sung thêm 06 DCKĐ;

- Vùng Đông Nam Bộ: 49 TTĐK với 117 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 19 TTĐK và bổ sung 44 DCKĐ (thành phố Hồ Chí Minh có 27 TTĐK với 67 DCKĐ);

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 24 TTĐK với 46 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 07 TTĐK và bổ sung 13 DCKĐ (thành phố Cần Thơ có 03 TTĐK với 06 DCKĐ).

(Chi tiết tại Bảng 3.3.3 -1).

v Giai đon đến năm 2030:

Kiểm định công suất các DCKĐ đến năm 2030 còn 6 tỉnh vẫn đáp ứng nhu cầu trên cơ sở số dây chuyền quy hoạch giai đoạn đến năm 2020. Còn lại 59 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải bổ sung các DCKĐ. Về cơ bản các TTĐK mở mới sẽ có số lượng DCKĐ tối đa là 03 dây chuyền. Tổng cộng bổ sung thêm 209 DCKĐ, 58 TTĐK.

Quy hoạch đến năm 2030 cả nước có 269 TTĐK với 660 DCKĐ, trong đó:

- Vùng Đồng bằng sông Hồng: có 75 TTĐK với 207 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 14 TTĐK và bổ sung thêm 65 DCKĐ (thành phố Hà Nội có 38 TTĐK với 113 DCKĐ; thành phố Hải Phòng có 08 TTĐK với 18 DCKĐ);

- Vùng Trung du và miền núi phía Bắc: có 46 TTĐK với 94 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 18 TTĐK và bổ sung thêm 44 DCKĐ;

- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung: 46 TTĐK với 100 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 08 trung tâm kiểm định và bổ sung thêm 25 DCKĐ (thành phố Đà Nng có 03 TTĐK và 10 DCKĐ);

- Vùng Tây nguyên: 16 TTĐK với 34 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 05 TTĐK, bổ sung thêm 13 DCKĐ;

- Vùng Đông Nam Bộ: 58 TTĐK với 168 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 09 TTĐK và bổ sung 51 DCKĐ (thành phố Hồ Chí Minh có 32 TTĐK với 95 DCKĐ);

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: 28 TTĐK với 57 DCKĐ, trong đó xây dựng mới 04 TTĐK và bổ sung 11 DCKĐ (thành phố Cần Thơ có 03 TTĐK với 06 DCKĐ).

(Chi tiết tại Bảng 3.3.3 -1).

v Định hướng các TTĐK theo hình thức xã hội hóa

Hiện nay, có tổng số 09 TTĐK theo hình thức xã hội hóa, chiếm khoảng 10% tổng số TTĐK trên cả nước. Với chủ trương kêu gọi xã hội hóa đầu tư các TTĐK nhằm giảm kinh phí đầu tư cho nhà nước, trong thời gian tới sẽ đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa với các chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư.

Tuy nhiên, việc xã hội hóa các TTĐK chủ yếu là ở khu vực các thành phố với lượng phương tiện đăng kiểm lớn. Các trạm ở các vùng sâu, vùng xa sẽ vẫn do nhà nước đầu tư. Do đó, để đẩy mạnh chủ trương xã hội hóa cần xây dựng mô hình và chính sách phù hợp trong điều kiện Việt Nam, phần này được đề xuất cụ thể trong phần cơ chế, chính sách.

Bảng 3.3.3 -1. Quy hoạch số lượng TTĐK và DCKĐ xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

TT

Vùng/tỉnh

7/2014

2015

2020

2030

Số lượng DCKĐ

Số lượng TTKĐ

Số lượng DCKĐ

Số lượng TTKĐ

Số lượng DCKĐ

Số lượng TTKĐ

Số lượng DCKĐ

Số lượng TTKĐ

I

Đồng bằng sông Hồng

56

29

93

47

142

61

207

75

1

Hà Nội

26

12

42

21

76

30

113

38

2

Vĩnh Phúc

2

1

4

2

4

2

6

2

3

Bắc Ninh

2

2

6

4

7

4

10

5

4

Quảng Ninh

4

3

6

4

10

5

16

6

5

Hi Dương

2

1

6

2

6

2

8

3

6

Hải Phòng

9

3

9

3

13

7

18

8

7

Hưng Yên

2

2

4

3

5

3

6

3

8

Thái Bình

2

1

4

2

5

2

8

3

9

Hà Nam

2

1

2

1

3

1

6

2

10

Nam Định

1

1

6

3

8

3

10

3

11

Ninh Bình

4

2

4

2

5

2

6

2

II

Trung du và miền núi phía Bắc

19

15

34

21

50

28

94

46

1

Hà Giang

1

1

1

1

2

1

4

3

2

Cao Bng

1

1

1

1

2

1

4

2

3

Bắc Cạn

1

1

1

1

1

1

4

2

4

Tuyên Quang

1

1

2

1

3

2

4

2

5

Lào Cai

1

1

3

2

4

2

7

3

6

Yên Bái

1

1

4

2

4

2

7

4

7

Thái Nguyên

3

2

4

2

7

4

25

12

8

Lạng Sơn

2

1

2

1

3

2

4

2

9

Bắc Giang

2

1

4

2

6

3

7

3

10

Phú Thọ

2

1

4

2

6

3

8

3

11

Điện Biên

1

1

1

1

2

1

4

2

12

Lai Châu

1

1

1

1

1

1

4

2

13

Sơn La

1

1

3

2

5

3

6

3

14

Hòa Bình

1

1

3

2

4

2

6

3

III

Bc Trung Bộ và duyên hi miền Trung

37

23

50

27

75

38

100

46

1

Thanh Hóa

7

3

8

3

10

5

13

6

2

Nghệ An

6

3

10

5

12

6

15

7

3

Hà Tĩnh

1

1

2

1

5

2

7

3

4

Quảng Bình

1

1

3

2

5

3

5

3

5

Quảng Trị

1

1

3

2

3

2

4

2

6

Thừa Thiên Huế

2

2

2

2

3

2

4

2

7

Đà Nng

4

2

5

2

8

2

10

3

8

Quảng Nam

2

1

2

1

4

2

5

3

9

Quảng Ngãi

4

2

4

2

4

2

5

3

10

Bình Định

3

2

3

2

5

3

8

3

11

Phú Yên

1

1

2

1

3

2

4

2

12

Khánh Hòa

3

2

3

2

6

3

9

4

13

Ninh Thuận

1

1

1

1

2

1

4

2

14

Bình Thuận

1

1

2

1

5

3

7

3

IV

Tây Nguyên

14

9

15

10

21

11

34

16

1

Kon Tum

1

1

1

1

2

1

4

2

2

Gia Lai

5

3

5

3

5

3

8

5

3

Đắk Lăk

4

2

5

3

8

4

12

5

4

Đắk Nông

1

1

1

1

2

1

4

2

5

Lâm Đồng

3

2

3

2

4

2

6

2

V

Đông Nam Bộ

59

24

73

30

117

49

168

58

1

Bình Phước

2

1

3

2

4

2

5

2

2

Tây Ninh

5

2

6

2

7

3

9

3

3

Bình Dương

7

4

10

5

15

6

19

7

4

Đồng Nai

8

5

8

5

13

6

19

7

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

4

2

5

2

11

5

21

7

6

TP. Hồ Chí Minh (02 Trung tâm 5005V và 5003V có 2 địa điểm kiểm tra)

33

10

41

14

67

27

95

32

VI

Đồng bằng sông Cửu Long

26

14

33

17

46

24

57

28

1

Long An

3

1

4

2

5

2

5

2

2

Tiền Giang

2

1

2

1

3

2

4

2

3

Bến Tre

2

1

2

1

3

1

4

2

4

Trà Vinh

2

1

2

1

2

1

4

2

5

Vĩnh Long

2

1

2

1

2

1

4

2

6

Đồng Tháp

1

1

4

2

4

2

5

2

7

An Giang

3

2

3

2

3

2

4

2

8

Kiên Giang

1

1

2

1

3

2

5

3

9

Cn Thơ

2

1

4

2

6

3

6

3

10

Hậu Giang

2

1

2

1

3

2

4

2

11

Sóc Trăng

2

1

2

1

4

2

4

2

12

Bạc Liêu

2

1

2

1

4

2

4

2

13

Cà Mau

2

1

2

1

4

2

4

2

 

Toàn quốc

211

114

298

152

451

211

660

269

3.4. NHU CẦU QUỸ ĐẤT

Theo Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 quy định điều kiện đối với TTĐK phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thì diện tích xây dựng TTĐK như sau:

TT

Hạng mục

Diện tích tối thiểu (m2)

Ghi chú

I

Xưởng kiểm tra

 

 

1

Xưởng kiểm tra của một DCKĐ xe có tải trọng trục đến 2.000 kG (dây chuyền xe con)

180

Kích thước 30 x 6

2

Xưởng kiểm tra của một DCKĐ xe có tải trọng trục đến 13.000 kG (dây chuyền xe tải)

264

- Kích thước 40 x 6,6

- Chiều cao thông xe không thấp hơn 4,5 m.

II

Bãi đỗ xe và đường ra vào kiểm định

 

 

1

Trung tâm có 1 DCKĐ xe có tải trọng trục đến 2.000 kG

990

Trung tâm có nhiều DCKĐ thì kể từ dây chuyền thứ hai trở đi, diện tích phải tăng thêm 1,5 lần

2

Trung tâm có 1 DCKĐ xe có tải trọng trục đến 13.000 kG

1.452

II

Diện tích nhà văn phòng

90

 

Như vậy:

- Diện tích tối thiểu đối với TTĐK có 1 DCKĐ xe có tải trọng trục đến 2.000 kG là 1.260 (m2).

- Diện tích tối thiểu đối với TTĐK có 1 DCKĐ xe có tải trọng trục đến 13.000 kG là 1.806 (m2).

Việc tính toán nhu cầu đất được dựa vào diện tích tối thiểu của một TTĐK cũng như diện tích tối thiểu khi bổ sung thêm dây chuyền kiểm định. Theo quy hoạch, nhu cầu quỹ đất để đầu tư xây mới hoặc tăng thêm dây chuyền kiểm định xe theo các giai đoạn như sau:

v Giai đoạn 2014-2015:

Giai đoạn này đầu tư 38 TTĐK và 87 DCKĐ với quỹ đất cần khoảng 189.700 m2. (Chi tiết tại phụ lục 8)

v Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn này đầu tư 59 TTĐK và 153 DCKĐ. Giai đoạn này trung bình mỗi TTĐK sẽ có 02 dây chuyền kiểm định nhưng sẽ đầu tư trước quỹ đất với 03 dây chuyền kiểm định để giai đoạn sau đầu tư thêm dây chuyền kiểm định. Quỹ đất cn khoảng 451.200 m2. (Chi tiết tại phụ lục 8)

v Giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn này đầu tư 58 TTĐK và 209 DCKĐ. Mỗi TTĐK trung bình sẽ có 03 dây chuyền kiểm định. Quỹ đất cần khoảng 444.000 m2. (Chi tiết tại phụ lục 8)

3.5. NHU CU VN ĐU TƯ

Cơ sở vật chất kỹ thuật (diện tích xây dựng; nhà, xưởng, bãi đỗ xe; thiết bị kiểm định; dụng cụ kiểm tra trong dây chuyền kiểm định; thiết bị thông tin, lưu trữ và truyền số liệu; các thiết bị khác; nguồn nhân lực) đối với TTĐK phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải thực hiện theo Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngay 24/6/2009 của Bộ GTVT.

Theo tính toán, để đầu tư mới một dây chuyền kiểm định xe cơ giới hết khoảng 3 tỷ/01 dây chuyền, đầu tư xây dựng nhà xưởng, bãi đỗ xe, nhà văn phòng,... hết khoảng 2,3 tỷ/trung tâm.

v Giai đoạn 2014-2015:

Giai đoạn này đầu tư 38 TTĐK và 87 DCKĐ. Nhu cầu vốn trong giai đoạn này khoảng 348 tỷ đồng. (Chi tiết tại phụ lục 8)

v Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn này đầu tư 59 TTĐK và 153 DCKĐ. Nhu cầu vốn trong giai đoạn này khoảng 595 tỷ đồng. (Chi tiết tại phụ lục 8)

v Giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn này đầu tư 59 TTĐK và 209 DCKĐ. Nhu cầu vốn trong giai đoạn này khoảng 761 tỷ đồng. (Chi tiết tại phụ lục 8)

3.6. NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC

Theo thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/6/2009 của Bộ GTVT, nhân lực của TTĐK gồm có: Giám đốc, Phó giám đốc (phải là ĐKV có kinh nghiệm kiểm định tối thiểu là 03 năm), phụ trách dây chuyền (phải là ĐKV có kinh nghiệm kiểm định tối thiểu là 02 năm), ĐKV các hạng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định và nhân viên nghiệp vụ (kế toán, thủ quỹ, nhân viên hồ sơ, nhân viên máy tính), số lượng ĐKV tại mỗi TTĐK được quy định như sau:

Lưu lượng bình quân/năm vào kim đnh

Số dây chuyền kiểm tra của Trung tâm

Số lượng đăng kiểm viên tối thiểu

Đến 6.000

1

3

Trên 6.000 đến 12.000

1

5

Trên 12.000 đến 24.000

2

7

Trên 24.000 đến 30.000

2

9

Trên 30.000 đến 36.000

3

11

Trên 36.000 đến 42.000

3

13

Trên 42.000 đến 48.000

4

15

Trên 48.000 đến 54.000

4

17

Trên 54.000 đến 60.000

5

21

Trên 60.000 đến 66.000

5

23

Với quy mô đầu tư xây dựng mới TTĐK và bổ sung thêm dây chuyền kiểm định. Như vậy, ĐKV thực hiện công tác đăng kiểm theo các giai đoạn như sau:

v Giai đoạn 2014-2015:

Giai đoạn này đầu tư 38 TTĐK và 87 DCKĐ. Với mỗi TTĐK trung bình sẽ có 02 dây chuyền với lưu lượng bình quân từ 12.000 đến 24.000 lượt/năm và các dây chuyền bổ sung thêm là 6.000 lượt/năm. Nhu cầu ĐKV giai đoạn này khoảng 299 ĐKV.

v Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn này đầu tư 59 TTĐK và 153 DCKĐ. Trung bình mỗi TTĐK có 02 dây chuyền với lưu lượng bình quân từ 24.000 đến 30.000 lượt/năm. và các dây chuyền bổ sung thêm từ 6.000 -12.000 lượt/năm. Nhu cầu ĐKV giai đoạn này khoảng 706 ĐKV.

v Giai đoạn 2021-2030

Giai đoạn này đầu tư 59 TTĐK và 209 DCKĐ. Trung bình, mỗi trung tâm có 03 dây chuyền. Nhu cầu ĐKV giai đoạn này khoảng 929 ĐKV.

3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

Đến năm 2020, hệ thống GTVT nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải của xã hội, đảm bảo chất lượng ngày càng được nâng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm dần tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa các phương thức vận tải. Trong đó vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân hàng, vận chuyển hàng hóa, hành khách với cự ly ngắn và trung bình. Đến 2020, tổng khối lượng vận chuyển hành khách là 6.240 triệu HK, trong đó đường bộ đảm nhận 86,0 ¸ 90,0%; tổng khối lượng vận chuyển hàng hóa là 2.090 triệu tấn, trong đó đường bộ đảm nhận 65,0 ¸ 70,0%. Chính vì vậy việc quy hoạch tổng thể các TTĐK và dây chuyền kiểm định xe cơ giới sẽ mang lại hiệu quả kinh tế khi đường bộ vẫn là phương thức vận chuyển chủ yếu trong vận chuyển hành khách và hàng hóa.

Khi thực hiện Quy hoạch sẽ tăng cường quản lý của Nhà nước và huy động được nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực đăng kiểm xe cơ giới, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện mạng lưới các TTĐK và dây chuyền kiểm định nhằm đảm bảo giảm thiểu TNGT do nguyên nhân kỹ thuật, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Việc quy hoạch tổng thể các TTĐK và dây chuyền kiểm định xe cơ giới sẽ xác định về số lượng, vị trí và quy mô TTĐK để phù hợp với sự phát triển của phương tiện và nhu cầu kiểm định của địa phương, của vùng và trên phạm vi cả nước một cách hợp lý và hiệu quả. Tránh đầu tư dàn trải, gây lãng phí nguồn lực xã hội và cạnh tranh không lành mạnh dẫn tới hiện tượng hạ thấp chất lượng kiểm định trong hoạt động kiểm định xe cơ giới đang lưu hành.

Với việc phân bố mạng lưới TTĐK hợp lý, đầu tư dây chuyền kiểm định tiên tiến sẽ đáp ứng và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh vận tải và cá nhân khi đưa phương tiện đến kiểm định xe cơ giới theo quy định. Cự ly chủ phương tiện phải di chuyển đến TTĐK giảm sẽ giảm các chi phí về mặt thời gian, tiêu hao nhiên liệu...

Phần IV

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

4.1. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TH CH

Rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm định phương tiện xe cơ giới một cách đồng bộ trong công tác quản lý cũng như kiểm định phương tiện; thực hiện cải cách thủ tục hành chính; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến.

Xây dựng mô hình xã hội hóa phù hợp với điều kiện Việt Nam (chi tiết xem Phụ lục 9).

4.2. GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

Đa dạng các nguồn vốn, hình thức đầu tư phát triển các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

Nghiên cứu cơ chế, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng trung tâm đăng kiểm ở những vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

4.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

Hỗ trợ kinh phí đào tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, người lao động tham gia hoạt động quản lý điều hành, vận hành khai thác trong lĩnh vực đăng kiểm tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Tăng cường công tác giáo dục nâng cao trình độ, nhận thức đối với các cán bộ, nhân viên đăng kiểm. Kết hợp đào tạo chuyên môn với tuyên truyền, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử trong công tác kiểm định.Tăng cường đào tạo, tập huấn, đánh giá định kỳ đối với đăng kiểm viên.

Mở rộng hợp tác quốc tế, tham gia các hiệp hội, hội nghị, hội thảo quốc tế để tăng cường học hỏi kinh nghiệm của các nước.

4.4. GIẢI PHÁP VỀ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG

Ưu tiên đầu tư trung tâm đăng kiểm mới nhằm giảm tải cho các trung tâm đăng kiểm tại các khu vực hiện đã quá tải.

Ưu tiên đầu tư xây dựng các dây chuyền kiểm định và trung tâm đăng kiểm hiện đại, tiên tiến theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Ưu tiên đầu tư các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới có vị trí thuận tiện đi lại.

4.5. GIẢI PHÁP VỀ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác kiểm định của các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.

Khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất các trang, thiết bị phục vụ công tác đăng kiểm nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa, giảm chi phí đầu tư.

4.6. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động đăng kiểm xe cơ giới.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định trong hoạt động kiểm định xe cơ giới đang lưu hành.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu đăng kiểm phương tiện cơ giới và chia sẻ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH

5.1. LỘ TRÌNH VÀ DANH MỤC ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN NĂM 2020

Quy hoạch đến năm 2015 cả nước có 151 TTĐK với 296 dây chuyền kiểm định. Trên cơ sở 114 TTĐK với 211 dây chuyền kiểm định sẽ bổ sung thêm 38 TTĐK và 87 dây chuyền kiểm định; đến năm 2020 cả nước có 211 TTĐK với 451 DCKĐ bổ sung thêm 59 TTĐK và 153 DCKĐ; đến năm 2030 cả nước có 269 TTĐK với 660 DCKĐ, bổ sung thêm 59 TTĐK và 209 DCKĐ.

Việc xây dựng lộ trình và danh mục ưu tiên đầu tư đến năm 2020 căn cứ vào các yếu tố sau:

- Quy hoạch số lượng các TTĐK và DCKĐ của các tỉnh, thành đến năm 2020.

- Hiện trạng công suất, năng suất các TTĐK và DCKĐ. Ưu tiên đầu tư các TTĐK và DCKT tại các địa phương hiện tại các TTĐK và DCKĐ đã quá tải hoặc sắp quá tải.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ phương tiện thuận lợi trong việc đăng kiểm ở các vùng sâu, vùng xa cự ly cách TTĐK lớn.

v Giai đoạn 2014 - 2015:

- Ưu tiên đầu tư TTĐK hoặc bổ sung dây chuyền kiểm định tại vị trí phù hợp nhằm giảm tải cho TTĐK tại Hòa Vang, Đà Nng; TTĐK tại Láng Thượng, Đng Đa, Hà Nội; TTĐK tại phường Linh Trung, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; TTĐK tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

v Giai đon 2016-2020:

- Ưu tiên đầu tư TTĐK hoặc bổ sung dây chuyền kiểm định tại các vị trí phù hợp nhằm giảm tải cho các TTĐK tại Bình Dương; TTĐK tại Long Thành, Biên Hòa, Đồng Nai; TTĐK tại Nam Định; TTĐK tại đường Giải Phóng, Yên Nghĩa, thị xã Sơn Tây, Hà Nội; TTĐK tại thành phố Hải Dương, thành phố Thanh Hóa, thành phố Vinh; TTĐK tại Gia Nghĩa, Đăk Nông; TTĐK tại Quận 11, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh; TTĐK tại Cao Lãnh, Đồng Tháp; TTĐK tại huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang; TTĐK tại thành phố Vũng Tàu; TTĐK tại Đông Hà, Quảng Trị; TTĐK tại Tuy Hòa, Phú Yên; TTĐK tại thị trấn Chơn Thành, Bình Phước; TTĐK tại thành phố Bắc Giang và Bắc Ninh.

- Ưu tiên đầu tư một số TTĐK phục vụ nhu cầu các vùng sâu, vùng xa như: TTĐK tại các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

5.2. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

v Vụ Khoa học - Công nghệ

Chủ trì tham mưu cho Bộ trưởng xem xét, điều chỉnh quy hoạch, chỉnh sửa, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong công tác đăng kiểm phù hợp thực tế trên cơ sở đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

v Vụ Tổ chức cán bộ

Chủ trì trình Bộ trưởng phê duyệt đề xuất của Cục Đăng kiểm Việt Nam về nội dung, chương trình đào tạo, quy định về tiêu chuẩn đăng kiểm viên.

v Vụ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam đề xuất xây dựng các chính sách tài chính liên quan đến huy động vốn đầu tư.

v Cục Đăng kiểm Việt Nam

Hướng dẫn Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện Quy hoạch và kiểm tra, giám sát thực hiện Quy hoạch tại các địa phương.

Chủ động đề xuất với Bộ trưởng điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với thực tế theo từng giai đoạn. Giao Cục Đăng kiểm Việt Nam căn cứ vào tình hình thực tế quyết định thay đổi số lượng dây chuyền kiểm định trong các trung tâm đăng kiểm.

Hướng dẫn và hỗ tr các Trung tâm đăng kiểm, các doanh nghiệp trong việc thực hiện Quy hoạch.

v Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Căn cứ quy hoạch đề xuất trình Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phương án triển khai thực hiện.

Phối hp với các cơ quan chức năng triển khai, đề xuất xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy hoạch tại địa phương (nếu có) và báo cáo Bộ Giao thông vận tải kế hoạch thực hiện quy hoạch.

v Các Trung tâm đăng kiểm

Chấp hành các quy định của Bộ Giao thông vận tải và hướng dẫn của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong quá trình thực hiện quy hoạch.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

v Kết lun

- Quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội và đảm bảo có một hệ thống các trạm đăng kiểm được bố trí hợp lý, tránh đầu tư lãng phí.

- Hiện trạng của quy hoạch cũng như công tác đăng kiểm đã được phân tích, đánh giá cụ thể các mặt được và những tồn tại nhằm làm cơ sở cho việc lập quy hoạch phù hợp với thực tế cũng như đáp ứng sự phát triển trong tương lai.

- Quy hoạch đã xác định được số lượng dây chuyền kiểm định, số lượng trung tâm đăng kiểm và đề xuất vị trí cho từng tỉnh, thành phố.

- Các giải pháp thực hiện quy hoạch về thể chế, nguồn vốn và nguồn nhân lực đã được xem xét và đề xuất cho phù hợp và có tính khả thi.

v Kiến nghị

Việc thực hiện quy hoạch đòi hỏi không những Cục Đăng kiểm Vit Nam và các đơn vị thuộc Bộ GTVT mà còn có vai trò quan trọng từ các địa phương tỉnh thành trong cả nước cùng quyết tâm thực hiện. Do đó, cần có sự chỉ đạo từ Chính phủ để quy hoạch có thể thực hiện được.

 

PHỤ LỤC 1

TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ GIAI ĐOẠN 2000 - 2013

Năm

Số vụ

Số người chết

Số người bị thương

2000

22.486

7.500

25.400

2001

25.040

10.477

29.188

2002

27.134

12.800

30.733

2003

19.852

11.319

20.400

2004

16.911

11.739

15.142

2005

14.711

11.534

12.013

2006

14.161

12.373

11.097

2007

14.048

12.800

10.266

2008

12.128

11.243

7.771

2009

11.758

11.094

7.559

2010

13.713

10.417

9.374

2011

11869

9591

9681

2012

10560

9181

7543

2013

11199

9394

7117

Nguồn: Ủy ban ATGTQG, Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH2

 

PHỤ LỤC 2

NGUYÊN NHÂN GÂY TNGT ĐB

Nguyên nhân

2009

2010

2011

S vụ TNGT

Tỷ lệ
(%)

S vụ TNGT

Tỷ lệ
(%)

S vụ TNGT

Tỷ lệ
(%)

S vụ TNGT

19,456

100

37,072

100

37,985

100

Li do người tham gia giao thông

7,430

61.78

15,567

72.39

16,788

79.20

 

Chạy quá tốc độ

1,949

16.21

3,944

18.34

3,752

17.70

Sử dụng sai làn đường

3,163

26.30

6,175

28.71

6,664

31.44

Vượt xe

1,493

12.41

2,907

13.52

4,113

19.40

Sử dụng rượu bia

324

2.69

1,174

5.46

1,080

5.10

Quy trình lái xe

73

0.61

598

2.78

565

2.67

Người đi bộ

428

3.56

769

3.58

614

2.90

Phương tiện giao thông

130

1.08

180

0.84

137

0.65

Công trình

2

0.02

191

0.89

40

0.19

Nguyên nhân khác

4,464

37.12

5,567

25.89

4,232

19.97

Nguồn: Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt

 

PHỤ LỤC 3

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ THEO VÙNG/TỈNH NĂM 2013

STT

Tỉnh thành

S lượng toàn bộ

Ô con

Ô khách

Ô tô tải

Ô chuyên dùng

Các loại PT khác

I

Đồng bằng sông Hồng

564.202

319.811

32.166

194.019

6.399

11.807

1

Hà Nội

342.122

231.960

18.560

84.882

3.773

2.947

2

Vĩnh Phúc

18.196

7.856

762

9.292

180

106

3

Bắc Ninh

16.854

7.692

902

7.962

195

103

4

Quảng Ninh

41.004

17.893

2.568

19.600

568

375

5

Hải Dương

27.671

10.166

1.868

14.929

201

507

6

Hải Phòng

55.338

23.006

2.784

21.834

828

6.886

7

Hưng Yên

14.818

4.851

754

8.944

150

119

8

Thái Bình

13.337

4.211

1.222

7.631

84

189

9

Hà Nam

7.766

2.460

439

4.659

132

76

10

Nam Định

13.044

4.674

1.465

6.709

77

119

11

Ninh Bình

14.052

5.042

842

7.577

211

380

II

Trung du và miền núi phía Bc

141.992

58.431

8.413

72.377

1.794

977

1

Hà Giang

5.386

2.628

357

2.239

133

29

2

Cao Bằng

5.999

2.064

455

3.380

99

1

3

Bc Cạn

3.463

1.431

227

1.751

46

8

4

Tuyên Quang

8.787

3.146

518

5.056

40

27

5

Lào Cai

10.550

4.504

628

5.227

109

82

6

Yên Bái

7.402

2.489

513

4.298

64

38

7

Thái Nguyên

25.206

12.282

1.246

11.217

179

282

8

Lạng Sơn

10.112

5.256

474

4.220

85

77

9

Bắc Giang

18.593

6.105

1.265

10.859

156

208

10

Phú Thọ

20.299

8.812

1.067

9.959

363

98

11

Điện Biên

5.272

2.058

362

2.730

90

32

12

Lai Châu

2.880

1.112

155

1.581

26

6

13

Sơn La

9.858

3.540

610

5.511

152

45

14

Hòa Bình

8.185

3.004

536

4.349

252

44

III

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

264.466

101.832

17.418

136.059

3.115

6.042

1

Thanh Hóa

32.373

12.286

2.139

17.455

279

214

2

Nghệ An

44.966

21.790

1.708

20.372

362

734

3

Hà Tĩnh

17.135

7.633

939

8.003

209

351

4

Quảng Bình

11.693

4.485

679

6.261

164

104

5

Quảng Trị

11.634

4.399

682

5.992

116

445

6

Thừa Thiên Huế

15.452

6.044

1.321

7.545

225

317

7

Đà Nng

33.448

16.153

2.370

12.902

680

1.343

8

Quảng Nam

14.657

4.524

1.154

8.731

133

115

9

Quảng Ngãi

13.171

3.529

944

8.316

200

182

10

Bình Định

21.002

5.139

1.625

13.138

238

862

11

Phú Yên

8.862

2.024

641

5.863

86

248

12

Khánh Hòa

21.748

8.959

1.751

10.317

243

478

13

Ninh Thuận

5.449

1.539

408

3.372

54

76

14

Bình Thuận

12.876

3.328

1.057

7.792

126

573

IV

Tây Nguyên

81.246

32.635

5.058

41.898

828

827

1

Kon Tum

6.970

2.413

452

3.919

68

118

2

Gia Lai

22.275

8.545

1.235

11.892

228

375

3

Đắk Lắk

26.342

10.880

1.792

13.242

288

140

4

Đắk Nông

4.517

1.884

363

2.223

38

9

5

Lâm Đồng

21.142

8.913

1.216

10.622

206

185

V

Đông Nam Bộ

498.667

245.951

35.964

190.379

5.616

20.757

1

Bình Phước

13.633

5.912

899

6.628

116

78

2

Tây Ninh

19.455

9.163

1.122

8.495

89

586

3

Bình Dương

55.121

28.130

2.315

22.393

457

1.826

4

Đồng Nai

66.643

26.642

4.522

33.319

527

1.633

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

27.629

14.801

1.851

10.026

400

551

6

TP. H Chí Minh

316.186

161.303

25.255

109.518

4.027

16.083

VI

Đồng bằng sông Cửu Long

118.948

39.935

12.011

61.584

1.548

3.870

1

Long An

12.587

4.456

1.341

6.387

238

165

2

Tiền Giang

15.052

4.211

1.261

8.329

136

1.115

3

Bến Tre

7.300

1.967

790

4.123

45

375

4

Trà Vinh

6.186

1.491

586

4.029

69

11

5

Vĩnh Long

7.277

2.376

879

3.933

66

23

6

Đồng Tháp

9.556

2.978

844

4.834

72

828

7

An Giang

13.686

4.709

1.368

6.733

177

699

8

Kiên Giang

9.367

3.224

1.153

4.655

219

116

9

Cần Thơ

16.885

7.625

1.388

7.377

269

226

10

Hậu Giang

3.565

1.300

533

1.658

44

30

11

Sóc Trăng

7.187

2.133

659

4.271

61

63

12

Bạc Liêu

5.539

1.561

509

3.177

76

216

13

Cà Mau

4.761

1.904

700

2.078

76

3

VII

Việt Nam

1.669.521

798.595

111.030

696.316

19.300

44.280

Ngun: Cục Đăng kim Việt Nam

 

PHỤ LỤC 4

TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI Ô TÔ, RƠ MOÓC

TT

Tên TCN

Sên TCN Tiêu chuẩn quy chuẩn kỹ thuật

1.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với ô tô.

QCVN 09 : 2011/BGTVT

2.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đi với ô tô khách thành phố.

QCVN 10 : 2011/BGTVT

3.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật đối với rơ mooc và sơmi romooc

QCVN 11 : 2011/BGTVT

4.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sai số cho phép và làm tròn số đối với kích thước, khối lượng của XCG

QCVN 12:2011/BGTVT

5.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng ATKT & BVMT đối với xe máy chuyên dùng

QCVN 13:2011/BGTVT

6.

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đặc tính quang học đèn chiếu sáng phía trước phương tiện GTCGĐB

QCVN 35:2010/BGTVT

7.

Hệ thống giảm âm thay thế của ô tô - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

22 TCN 308 - 03

8.

Bánh xe dự phòng sử dụng tạm thời của ô tô con - yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

22 TCN 309 - 03

9.

Đèn báo rẽ trên ô tô, rơ mc và sơ mi rơ moóc - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

22 TCN 310 - 03

10.

Đèn báo rẽ trên xe cơ giới - Yêu cu kỹ thuật và phương pháp thử

22 TCN 311 - 03

11.

Khóa ca và cơ cấu giữ cửa - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

22 TCN 312 - 03

12.

Phần nhô ra ngoài của cabin ô tô chở hàng - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

22 TCN 313 - 03

13.

Phần nhô ra ngoài của ô tô con - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

22 TCN 314 - 03

14.

Yêu cầu kỹ thuật về khoảng trống lắp biển số sau của ô tô, rơ móoc và sơ mi rơ móoc

22 TCN 315 - 03

15.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Ghế, cơ cấu lấp đặt ghế và đệm tựa đầu trên ô tô con - Yêu cầu an toàn chung

22 TCN 316 - 03

16.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Đệm tựa đầu sử dụng trên ô tô - Yêu cầu an toàn chung

22 TCN 317 - 03

17.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Cơ cấu neo giữ đai an toàn - Yêu cầu an toàn chung

22 TCN 318 - 03

18.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Tầm nhìn phía trước của người lái trên ô tô con - Yêu cầu an toàn chung

22 TCN 319 - 03

19.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Nhận biết các cơ cấu điều khiển, báo hiệu làm việc và thiết bị chỉ báo trên ô tô - Yêu cầu an toàn chung

22 TCN 320 - 03

20.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Hệ thống chống ngưng tụ hơi nước trên kính chắn gió của ô tô con - Yêu cầu an toàn chung

22 TCN 321 - 03

21.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Hệ thống gạt nước và rửa kính chắn gió của ô tô con - Yêu cầu an toàn chung

22 TCN322 - 03

22.

Thiết bị hạn chế vận tốc của ô tô - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử

22 TCN 329 - 05

23.

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ - Hệ thống treo của ô tô - PP xác định tần số dao đng riêng và hệ số tắt dần

22 TCN 336 - 05

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam

 

PHỤ LỤC 5

DANH SÁCH CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

TT

Mã TTĐTK

Địa chỉ

Số lượng dây chuyền

1

1101S

Km4 - P: Sông Hiến - TP Cao Bằng

1

2

1201S

50 Lê Đại Hành - P Vĩnh Trại - Lạng Sơn

2

3

1401S

P. Hà Phong, Tp Hạ Long, Q.Ninh

2

4

1402S

P.Thanh Sơn - Tx Uông Bí - Q.Ninh

1

5

1403S

Km9, xã Hải Đông Tp Móng Cái - Q.Ninh

1

6

1501V

Km90 QL5 Mới, khu Cam Lộ 2, Hồng Bàng - Hải Phòng

4

7

1502S

341 Đà Nng - Ngô Quyền - Hải Phòng

3

8

1503D

Xa Kênh Giang - Thủy Nguyên - Hải Phòng

2

9

1701S

P. Trần Hưng Đạo, TP. Thái Bình

2

10

1801S

Số 1 Quang Trung Nam Định

1

11

1901V

Xã Minh Phương, Việt Trì - Phú Thọ

2

12

2001S

P.Tân Lập, Tp Thái Nguyên

2

13

2002S

Xã Cao Ngạn, H.Đồng Hỷ, Thái Nguyên

1

14

2101S

Km2 - P.Nguyễn Thái Học - TP.Yên Bái

1

15

2201S

Hưng Thành - TP.Tuyên Quang

1

16

2301S

P.Nguyễn Trãi - TP. Hà Giang

1

17

2401S

Xã Bắc Cường - TP. Lào Cai

1

18

2501S

Phường Tân Phong - TP. Lai Châu

1

19

2601S

Tổ 8 P.Quyết Thắng - TP. Sơn La

1

20

2701S

Thanh Bình - TP. Điện Biên - Điện Biên

1

21

2801S

P.Đồng Tiến - TP. Hòa bình

1

22

2901S

454 Phạm Văn Đồng - Từ Liêm - Hà Nội

1

23

2901V

Km 15+2, QL 1A cũ, Liên Minh, Thanh Trì - Hà Nội

3

24

2902S

90 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân - Hà Nội

2

25

2901V

Xã Phú Thị, Gia Lâm - Hà Nội

3

26

2803S

Điểm đỗ xe Ngọc Khánh, Ba Đình - Hà Nội

1

27

2903V

Láng Thượng, Đống Đa - Hà Nội

2

28

2904V

Km 9, Đường BTL-NB, Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội

2

29

2905V

18 A Đường Giải Phóng - Hà Nội

2

30

2906V

Km 4 - Đường 70 - xã Tam Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội

4

31

2907V

Thôn Du Nội, Mai Lâm, Đông Anh - Hà Nội

2

32

3301S

Km 15 QL 6, Thôn Do Lộ, Yên Nghĩa - Hà Đông - Hà Nội

2

33

3302S

P.Quang Trung - Tx Sơn Tây - Hà Nội

2

34

3401S

Đường Tân Dân, P. Việt Hòa, TP. Hải Dương

3

35

3501S

346 đường 10 - P.Thành Bình - TP. Ninh Bình

2

36

 

Thành phố Ninh Bình

2

37

3601S

267 Bà Triệu, Đông Thọ - Tp Thanh Hóa

2

38

3602S

P.Bắc Sơn, Tx Bỉm Sơn - Thanh Hóa

1

39

3603D

Đường Võ Nguyên Giáp, P.Quảng Thành, TP.Thanh Hóa

4

40

3701S

72 Phan Bội Châu, Tp Vinh - Nghệ An

2

41

3702S

Xã Đông Hiếu, Tx Thái Hòa - tỉnh Nghệ An

2

42

3703D

Km6, QL46, Xã Nghi Thạch, H. Nghi Lộc, Nghệ An

2

43

3801S

S 5 ngõ 11 Hà Huy Tập - Tp Hà Tĩnh

2

44

4301S

P.Hòa Minh - Q.Liên Chiểu - Tp Đà Nng

2

45

4302S

Km 800+40, xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang - Đà Nng

1

46

4701D

Km 4 QL 14 Tân An - Buôn Ma Thuột - Đak Lak

2

47

4702D

Km 12 QL 14 thôn 7 Hòa Phú - Buôn Mê Thuột - Đak Lak

2

48

4801S

Km 3 QL 14 Tx Gia Nghĩa - Đak Nông

1

49

4901S

01 Tô Hiến Thành F3 - Tp Đà Lạt

2

50

4902S

Số 1 Huỳnh Thúc Kháng, P 2 Tp Bo Lộc, Lâm Đồng

1

51

5001S

464 Kinh Dương Vương, An Lạc, Q. Bình Tân, Tp. HCM

3

52

5002S

343/20 Lạc Long Quân, P 5 Q11, Tp. HCM

3

53

5003S

6/6 Q1 13 P.HBC, Thủ Đức - Tp Hồ Chí Minh

3

54

5003V

107 Phú Châu, P.Tam Bình - Q.Th Đức - Tp.HCM

4

55

CN-5003V

Cơ sở 2 (khu phố 4-Đường Trường Sơn-P.Linh Trung- Q.Thủ Đức-Tp HCM)

1

56

5004V

S 1 Xa lộ Hà Nội, Hiệp Phú - Quận 9

5

57

5005V

1143/3B QL 1A KP3, P.An Phú Đông, Quận 12, Tp. HCM

4

58

CN-5005V

1A Hồng Hà, P. 2, Quận Tân Bình, Tp. HCM

5

59

5006V

118 Huỳnh Tấn Phát, P. Tân Thuận Tây, Quận 7

3

60

5007V

428/56 QL1, P.Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP.HCM

5

61

6001S

KCN Biên Hòa 2 - Đồng Nai

2

62

6002S

Khu Xuân Bình, TT Xuân Lộc, Long Khánh, Đồng Nai

2

63

6003S

QL 20, ấp Hòa Trung, Ngọc Định, Định Quán - Đồng Nai

1

64

6004S

Ấp 7, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai

1

65

6004D

S 20, đường 2A, KCN Biên Hòa 2, Đồng Nai

2

66

6101S

QL 13, P.Hiệp thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương

2

67

6102S

Xã Bình An, Dĩ An, Bình Dương

1

68

6103D

Ấp 1 Định Hòa, TDM, Bình Dương

3

69

6104D

414/3B ĐL Bình Dường, Thạnh Bình, Thuận An

2

70

6201S

QL 1, phường 5, TP Tân An, Long An

3

71

6301S

Thân Cửu Nghĩa, Châu Thành, Tiền Giang

2

72

CC -6401V

10/2 Đinh Tiên Hoàng - F8, TP.Vĩnh Long

2

73

6501S

19A, KCN Trà Nóc 1, Q.Bình Thủy, Cần Thơ

2

74

6601S

59 Điện Biên Phủ, TP Cao Lãnh - Đồng Tháp

2

75

6701S

Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang

2

76

6702S

68 Châu Phú A, Tp Châu Đốc - An Giang

1

77

6801S

Rạch Sỏi, Rách Giá - Kiên Giang

1

78

CC-6901V

Ấp 5, xã An Xuyên - Tp Cà Mau

2

79

7001S

Tnh lộ 04 Ninh Sơn, Tp Tây Ninh, Tây Ninh

3

80

7002S

Ấp Lộc Chát, Xã Gia Lộc, Huyện Trảng Bàng - Tây Ninh

2

81

7101S

Số 7 Nguyễn Văn Tư, P 7 - Tp Bến Tre

2

82

7201S

890 đường d30/04, phường 11 - Tp Vũng Tàu

2

83

7202D

QL 51, KP2, Phước Trung - Tp Bà Rịa

2

84

7301S

Tp. Đồng Hới, Quảng Bình

1

85

7401S

Tp. Đông Hà - Quảng Trị

1

86

7501S

150 Điện Biên Phủ - Tp Huế

1

87

7502S

Xã Hưng Văn, H.Hương Trà - TT Huế

1

88

7601S

Xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh - Quảng Ngãi

2

89

7602D

Km 1065+400 QL 1A, xã Nghĩa Phương, Huyện Tư Nghĩa Quảng Ngãi

2

90

7701S

71 Sơn Tây, Quy Nhơn - Bình Định

2

91

7702S

QL 1A, Thôn Vạn Lương, Mỹ Châu, Phú Mỹ, Bình Định

1

92

7801S

Bình Kiến, Tuy Hòa, Phú Yên

1

93

7901S

Đường 2/4, P.Vĩnh Hòa - Tp Nha Trang - Khánh Hòa

2

94

7902S

QL 1A, Phú Sơn, Cam Phú, Cam Ranh - Khánh Hòa

1

95

8102D

Làng Đal, xã Biển Hồ, Pleiku - Gia Lai

2

96

8103D

Đường Nguyễn Chí Thanh, P.Chi Lăng, Tp Pleiku - Gia Lai

2

97

8104D

Thôn 2, Xã Đak Bơ, H. Đak Bơ, Gia Lai

1

98

8201S

Huỳnh Thúc Kháng, Tp Kon Tum

1

99

CC-8301V

191A Trần Hưng Đạo - Tp Sóc Trăng

2

100

CC-8401V

151 Nguyễn Đáng Phường 7 - Tp Trà Vinh

2

101

8501S

Phước Dân, Ninh Phước, Ninh Thuận

1

102

8601S

Từ Văn Tư, Phan Thiết - BT

1

103

8801S

Xã Khai Quang, Tp Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc

2

104

8901S

Xã Dị Sử, Mỹ Hào, Hưng Yên

1

105

8902S

Tp Hưng yên - Hưng Yên

1

106

9001S

Đường Đinh Tiên Hoàng, Tp Phủ Lý - Hà Nam

1

107

9201S

Ngã ba Cây Cốc, TT.Hà Lam, H.Thăng Bình, Quảng Nam

2

108

9301S

Thị xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước

1

109

CC-9401S

QL1, xã Long Thạnh, huyện Vĩnh Lợi - Bạc Liêu

2

110

9501S

QL 1, TPT, Châu Thành A - Hậu Giang

2

111

9701S

Tổ 9, Phùng Chí Kiên - Tx Bắc Kạn

1

112

9801S

Xương Giang - Bắc Giang

2

113

9901S

Khu 7 Thị Cầu - Tp Bắc Ninh

1

114

9902S

Xã Tam Sơn, TX Từ Sơn - Bắc Ninh

1

Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam


PHỤ LỤC 6

DỰ BÁO SỐ LƯỢNG Ô TÔ

TT

Vùng/tỉnh

Hàm hồi quy

Kết quả hồi quy

Hệ số hiệu chỉnh k

Kết quả dự báo

2015

2020

2030

2015

2020

2030

2015

2020

2030

I

Đồng bằng sông Hồng

 

 

 

 

 

 

 

635,730

1,147,355

1,708,932

1

Hà Nội

Y=25409X-50812495

387,233

514,280

768,373

1.021

1.396

1.399

395,216

717,976

1,074,773

2

Vĩnh Phúc

Y=1302X-2604175

19,081

25,590

38,609

1.021

1.396

1.399

19,474

35,726

54,004

3

Bắc Ninh

Y=1079X-2157157

17,169

21,562

32,347

1.021

1.396

1.399

17,523

30,102

45,246

4

Quảng Ninh

Y=2783X-5564202

43,246

57,160

84,989

1.021

1.396

1.399

44,138

79,800

118,879

5

Hải Dương

Y=1798X-3594349

28,409

37,398

55,377

1.021

1.396

1.399

28,994

52,211

77,460

6

Hải Phòng

Y=3678X-7350158

61,065

79,455

116,236

1.021

1.396

1.399

62,324

110,926

162,587

7

Hưng Yên

Y=991X-1982970

15,183

20,140

30,054

1.021

1.396

1.399

15,496

28,117

42,039

8

Thái Bình

Y=769X-1536561

14,457

18,303

25,995

1.021

1.396

1.399

14,755

25,552

36,361

9

Hà Nam

Y=471X-942521

8,522

10,880

15,595

1.021

1.396

1.399

8,698

15,189

21,813

10

Nam Định

Y=787X-1572349

13,474

17,409

25,279

1.021

1.396

1.399

13,751

24,304

35,359

11

Ninh Bình

Y=923X-1845145

15,049

19,663

28,889

1.021

1.396

1.399

15,360

27,451

40,410

II

Trung du và miền núi phía Bắc

 

 

 

 

 

 

 

154,613

272,060

393,951

1

Hà Giang

Y=316X-630855

5,579

7,157

10,313

1.021

1.396

1.399

5,694

9,992

14,426

2

Cao Bằng

Y=327X-653142

6,520

8,155

11,426

1.021

1.396

1.399

6,654

11,385

15,983

3

Bắc Cạn

Y=209X-417132

3,962

5,006

7,093

1.021

1.396

1.399

4,044

6,989

9,922

4

Tuyên Quang

Y=507X-1013457

9,431

11,967

17,038

1.021

1.396

1.399

9,626

16,707

23,833

5

Lào Cai

Y=614X-1226553

11,169

14,237

20,372

1.021

1.396

1.399

11,399

19,876

28,495

6

Yên Bái

Y=411X-821422

8,106

10,162

14,274

1.021

1.396

1.399

8,274

14,187

19,966

7

Thái Nguyên

Y=1592X-3183146

26,057

34,017

49,936

1.021

1.396

1.399

26,594

47,490

69,848

8

Lạng Sơn

Y=474X-944723

11,329

13,697

18,434

1.021

1.396

1.399

11,562

19,122

25,786

9

Bắc Giang

Y=1161X-2321072

19,250

25,055

36,664

1.021

1.396

1.399

19,647

34,978

51,285

10

Phú Thọ

Y=1298X-2594724

21,560

28,050

41,029

1.021

1.396

1.399

22,005

39,160

57,390

11

Điện Biên

Y=391X-782117

5,700

7,655

11,564

1.021

1.396

1.399

5,817

10,686

16,176

12

Lai Châu

Y=371X-743030

3,614

5,467

9,172

1.021

1.396

1.399

3,689

7,632

12,830

13

Sơn La

Y=558X-1115747

10,327

13,119

18,702

1.021

1.396

1.399

10,540

18,315

26,160

14

Hòa Bình

Y=449X-896673

8,885

11,131

15,623

1.021

1.396

1.399

9,068

15,540

21,852

III

Bắc Trung Bộ và duyên hải min Trung

 

 

 

 

 

 

 

284,124

502,362

731,192

1

Thanh Hóa

Y=1984X-3965063

33,307

43,225

63,061

1.021

1.396

1.399

33,994

60,346

88,207

2

Nghệ An

Y=2867X-5734535

45,883

60,220

88,894

1.021

1.396

1.399

46,829

84,072

124,343

3

Hà Tĩnh

Y=1154X-2309481

18,369

24,140

35,683

1.021

1.396

1.399

18,748

33,702

49,912

4

Quảng Bình

Y=757X-1513351

12,309

16,093

23,662

1.021

1.396

1.399

12,563

22,467

33,098

5

Quảng Trị

Y=638X-1273689

11,992

15,181

21,559

1.021

1.396

1.399

12,239

21,193

30,156

6

Thừa Thiên Huế

Y=877X-1751351

16,481

20,865

29,634

1.021

1.396

1.399

16,821

29,129

41,450

7

Đà Nng

Y=2132X-4260684

36,071

46,733

68,057

1.021

1.396

1.399

36,815

65,243

95,196

8

Quảng Nam

Y=921X-1840875

15,179

19,785

28,996

1.021

1.396

1.399

15,492

27,621

40,559

9

Quảng Ngãi

Y=809X-1615734

13,829

17,873

25,960

1.021

1.396

1.399

14,114

24,952

36,312

10

Bình Định

Y=1291X-2578935

22,665

29,120

42,031

1.021

1.396

1.399

23,132

40,654

58,792

11

Phú Yên

Y=514X-1025490

9,746

12,313

17,448

1.021

1.396

1.399

9,947

17,190

24,406

12

Khánh Hòa

Y=1273X-2542688

23,399

29,767

42,501

1.021

1.396

1.399

23,881

41,556

59,450

13

Ninh Thuận

Y=296X-590112

6,129

7,607

10,563

1.021

1.396

1.399

6,255

10,620

14,776

14

Bình Thuận

Y=778X-1553713

13,027

16,915

24,690

1.021

1.396

1.399

13,295

23,614

34,536

IV

Tây Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

92,501

167,287

249,279

1

Kon Tum

Y=477X-954777

7,777

10,164

14,939

1.021

1.396

1.399

7,937

14,190

20,896

2

Gia Lai

Y=1382X-2762431

23,977

30,888

44,712

1.021

1.396

1.399

24,471

43,123

62,541

3

Đăk Lăk

Y=2085X-4170779

30,093

40,517

61,365

1.021

1.396

1.399

30,714

56,565

85,836

4

Đăk Nông

Y=695X-1393883

5,996

9,469

16,416

1.021

1.396

1.399

6,119

13,220

22,963

5

Lâm Đồng

Y=1199X-2396081

22,790

28,787

40,781

1.021

1.396

1.399

23,260

40,189

57,044

V

Đông Nam Bộ

 

 

 

 

 

 

 

568,215

990,581

1,419,968

1

Bình Phước

Y=848X-1695097

14,278

18,517

26,995

1.021

1.396

1.399

14,572

25,851

37,760

2

Tây Ninh

Y=1208X-2415639

21,234

27,276

39,360

1.021

1.396

1.399

21,672

38,080

55,055

3

Bình Dương

Y=3841X-7681088

59,434

78,639

117,048

1.021

1.396

1.399

60,659

109,786

163,723

4

Đồng Nai

Y=3996X-7982613

70,062

90,041

130,000

1.021

1.396

1.399

71,506

125,704

181,839

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

Y=1669X-3334047

30,447

38,791

55,478

1.021

1.396

1.399

31,075

54,155

77,601

6

TP. H Chí Minh

Y=19000X-37922987

361,282

456,280

646,277

1.021

1.396

1.399

368,730

637,004

903,989

VI

Đồng bằng sông Cửu Long

 

 

 

 

 

 

 

137,139

238,559

341,152

1

Long An

Y=748X-1494798

13,396

17,138

24,620

1.021

1.396

1.399

13,673

23,925

34,437

2

Tiền Giang

Y=640X-1275354

16,614

19,815

26,217

1.021

1.396

1.399

16,956

27,663

36,671

3

Bến Tre

Y=406X-810862

8,285

10,315

14,376

1.021

1.396

1.399

8,456

14,401

20,108

4

Trà Vinh

Y=365X-728451

7,054

8,877

12,522

1.021

1.396

1.399

7,200

12,393

17,515

5

Vĩnh Long

Y=401X-800978

8,440

10,446

14,458

1.021

1.396

1.399

8,614

14,583

20,223

6

Đồng Tháp

Y=612X-1223284

10,856

13,916

20,036

1.021

1.396

1.399

11,080

19,428

28,026

7

An Giang

Y=759X-1514238

15,417

19,210

26,796

1.021

1.396

1.399

15,734

26,818

37,481

8

Kiên Giang

Y=513X-1023246

10,259

12,822

17,948

1.021

1.396

1.399

10,470

17,900

25,106

9

Cần Thơ

Y=1480X-2961195

20,189

27,587

42,383

1.021

1.396

1.399

20,605

38,514

59,284

10

Hậu Giang

Y=386X-774429

4,224

6,157

10,021

1.021

1.396

1.399

4,311

8,595

14,017

11

Sóc Trăng

Y=475X-948411

7,736

10,108

14,853

1.021

1.396

1.399

7,895

14,112

20,776

12

Bạc Liêu

Y=297X-592629

6,349

7,834

10,804

1.021

1.396

1.399

6,479

10,936

15,112

13

Cà Mau

Y=221X-440291

5,550

6,654

8,862

1.021

1.396

1.399

5,665

9,290

12,396

 

Toàn quốc

 

 

 

 

 

 

 

1,872,322

3,318,203

4,844,474

 

PHỤ LỤC 7

QUY HOẠCH VỊ TRÍ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM

TT

Vùng/ tnh

Đến 7/2014

Năm 2015

Năm 2020

Năm 2030

Số lượng TTKĐ

Vị trí TTĐK

Số Iượng TTKĐ

Vị trí TTĐK

Số lượng TTKĐ

Vị trí TTĐK

Số lượng TTKĐ

Vị trí TTĐK

I

Đồng bằng sông Hồng

29

 

47

 

61

 

75

 

1

Hà Nội

12

Q. Từ Liêm: 01 TT

Q. Thanh Trì: 02TT

Q. Thanh Xuân: 01 TT

H. Gia Lâm: 01 TT

Q. Ba Đình: 01 TT

Q. Đống Đa: 02 TT

Q. Hà Đông: 01 TT

H. Đông Anh: 01 TT

H. Mê Linh: 01 TT

TX. Sơn Tây: 01 TT

21

Q. Từ Liêm: 02 TT

Q. Thanh Trì: 02TT

Q. Thanh Xuân: 02 TT

H. Gia Lâm: 02 TT

Q. Ba Đình: 01 TT

Q. Đống Đa: 02 TT

Q. Cầu Giấy: 01 TT

H. Đông Anh: 01 TT

TP. Hà Đông: 02 TT

TX .Sơn Tây: 02 TT

H. Mê Linh: 01 TT

H. Sóc Sơn: 01 TT

H. ng Hòa: 01 TT

H. Hoài Đức: 01 TT

30

Q. Từ Liêm: 02 TT

Q. Thanh Trì: 02TT

Q. Thanh Xuân: 02 TT

H. Gia Lâm: 02 TT

Q. Ba Đình: 01 TT

Q. Đống Đa: 02 TT

Q. Cầu Giấy: 01 TT

H. Đông Anh: 01 TT

TP. Hà Đông: 02 TT

TX. Sơn Tây: 02 TT

H. Mê Linh: 01 TT

H. Sóc Sơn: 01 TT

H. ng Hòa: 01 TT

H. Hoài Đức: 01 TT

Q. Long Biên: 02TT

H. Đan Phượng: 02 TT

H. Thường Tín: 02 TT

H. Chương Mỹ: 01 TT

H. Thanh Oai: 01 TT

H. Phú Xuyên: 01 TT

38

Q.Từ Liêm: 02 TT

Q. Thanh Trì: 03TT

Q. Thanh Xuân: 02 TT

H. Gia Lâm: 02 TT

Q. Ba Đình: 01 TT

Q. Đống Đa: 02 TT

Q. Cầu Giấy: 02 TT

H. Đông Anh: 02 TT

TP Hà Đông: 03 TT

TX Sơn Tây: 03 TT

H. Mê Linh: 01 TT

H. Sóc Sơn: 02 TT

H. ng Hòa: 02 TT

H. Hoài Đức: 02 TT

Q. Long Biên: 02TT

H. Đan Phượng: 02 TT

H. Thường Tín: 02 TT

H. Chương Mỹ: 01 TT

H. Thanh Oai: 01 TT

H. Phú Xuyên: 01 TT

2

Vĩnh Phúc

1

TP. Vĩnh Yên: 01TT

2

T. Vĩnh Yên: 01TT

TTr. Thổ Tang: 01 TT

2

TP. Vĩnh Yên: 01TT

TTr. Thổ Tang: 01 TT

2

TP. Vĩnh Yên: 01TT

TTr. Thổ Tang: 01 TT

3

Bắc Ninh

2

TP. Bắc Ninh: 01 TT

TX.Từ Sơn: 01 TT

4

TP. Bắc Ninh: 01 TT

TX. Từ Sơn: 01 TT

H. Quế Võ: 01 TT

H. Lương Tài: 01 TT

4

TP. Bắc Ninh: 01 TT

H. Quế Võ: 01 TT

H. Lương Tài: 01 TT

TX. Từ Sơn: 01 TT

5

TP. Bắc Ninh: 01 TT

H. Quế Võ: 01 TT

H. Lương Tài: 01 TT

TX. Từ Sơn: 01 TT

H. Thuận Thành: 01 TT

4

Qung Ninh

3

TP. Hạ Long: 01 TT

TX. Uông Bí: 01 TT

TP. Móng Cái: 01 TT

4

TP. Hạ Long: 01 TT

TX. Uông Bí: 01 TT

TP. Móng Cái: 01 TT

TP. Cẩm Phả: 01 TT

5

TP. Hạ Long: 01 TT

TX. Uông Bí: 01 TT

TP. Móng Cái: 01 TT

TP. Cẩm Phả: 01 TT

H. Đông Triều: 01 TT

6

TP. Hạ Long: 02 TT

TX. Uông Bí: 01 TT

TP. Móng Cái: 01 TT

TP. Cẩm Phả: 01 TT

H. Đông Triều: 01TT

5

Hải Dương

1

TP. Hải Dương: 01 TT

2

TP. Hải Dương: 01 TT

TX. Chí Linh: 01 TT

2

TP. Hải Dương: 01TT

TP. Chí Linh: 01 TT

3

TP. Hải Dương: 01 TT

H. Chí Linh: 01 TT

H.Linh Giang: 01TT

6

Hải Phòng

3

Q. Hồng Bàng: 01 TT

Q. Ngô Quyền: 01 TT

H. Thủy Nguyên: 01TT

3

Q. Hồng Bàng: 01 TT

Q. Ngô Quyền: 01 TT

H. Thủy Nguyên: 01TT

7

Q. Hồng Bàng: 02 TT

Q. Ngô Quyền: 01 TT

H. Thủy Nguyên: 01 TT

Q. Đồ Sơn: 01 TT

Q. Kiến An: 01 TT

Q. Hải An: 01 TT

8

Q. Hồng Bàng: 02 TT

Q. Ngô Quyền: 01 TT

H. Thủy Nguyên: 01 TT

Q. Đ Sơn: 01 TT

Q. Kiến An: 01 TT

Q. Hải An: 01 TT

H. Kiến Thụy: 01 TT

7

Hưng Yên

2

TP. Hưng Yên: 01TT

H. Mỹ Hào: 01TT

3

TP. Hưng Yên: 02TT

H. Mỹ Hào: 01TT

3

TP. Hưng Yên: 02TT

H. Mỹ Hào: 01TT

3

TP. Hưng Yên: 02TT

H. Mỹ Hào: 01TT

8

Thái Bình

1

TP. Thái Bình: 01 TT

2

TP. Thái Bình: 02 TT

2

TP. Thái Bình: 02 TT

3

TP. Thái Bình: 02 TT

H. Đông Hưng: 01 TT

9

Hà Nam

1

TP. Phủ Lý: 01 TT

1

TP. Phủ Lý: 01 TT

1

TP. Phủ Lý: 01 TT

2

TP. Phủ Lý: 02 TT

10

Nam Định

1

TP. Nam Định : 01 TT

3

H. Mỹ Lộc: 01TT

H. Nam Trực: 01 TT

H. Hải Hậu: 01 TT

3

H. Mỹ Lộc: 01TT

H. Nam Trực: 01 TT

H. Hải Hậu: 01 TT

3

H. Mỹ Lộc: 01TT

H. Nam Trực: 01 TT

H. Hải Hậu: 01 TT

11

Ninh Bình

2

TP. Ninh Bình: 02 TT

2

TP. Ninh Bình: 02 TT

2

TP. Ninh Binh: 02 TT

2

TP. Ninh Bình: 02 TT

II

Trung du và miền núi phía Bắc

15

 

21

 

28

 

46

 

1

Hà Giang

1

TP. Hà Giang: 01 TT

1

TP. Hà Giang: 01 TT

1

TP. Hà Giang: 01 TT

3

TP. Hà Giang: 02 TT

H. Bắc Quang: 01 TT

2

Cao Bằng

1

TP. Cao Bằng: 01 TT

1

TP. Cao Bằng: 01 TT

1

TP. Cao Bằng: 01 TT

2

TP. Cao Bằng: 02 TT

3

Bắc Cạn

1

TP. Bắc Kạn: 01TT

1

TP. Bắc Kạn: 01TT

1

TP. Bắc Kạn: 01TT

2

TP. Bắc Kạn: 01TT

H. Na Rì: 01 TT

4

Tuyên Quang

1

TP. Tuyên Quang: 01 TT

1

TP. Tuyên Quang: 01 TT

2

TP. Tuyên Quang: 01TT

H.Na Hang: 01 TT

2

TP. Tuyên Quang: 01TT

H.Na Hang: 01 TT

5

Lào Cai

1

TP. Lào Cai: 01 TT

2

TP. Lào Cai: 02 TT

2

TP. Lào Cai: 02 TT

3

TP. Lào Cai: 02 TT

H. Bảo Thắng: 01 TT

6

Yên Bái

1

TP. Yên Bái: 01 TT

2

TP. Yên Bái: 01 TT

H. Văn Chấn: 01 TT

2

TP. Yên Bái: 01 TT

H.Văn Chấn: 01 TT

4

TP. Yên Bái: 02 TT

H. Văn Chấn: 01 TT

H. Mù Cang Chải: 01TT

7

Thái Nguyên

2

TP. Thái Nguyên: 01TT

H.Đồng Hỷ: 01 TT

2

TP.Thái Nguyên: 01 TT

H.Đồng Hỷ: 01 TT

4

TP. Thái Nguyên: 01 TT

H.Đồng Hỷ: 01 TT

TX. Sông Công: 01 TT

H.Phú Lương: 01 TT

12

TP. Thái Nguyên: 02 TT

H. Đồng Hỷ: 01 TT

TX. Sông Công: 02TT

H. Phú Lương: 02TT

H. Định Hóa: 01 TT

H. Võ Nhai: 01 TT

H. Đồng Hỷ: 01TT

H. Phú Bình : 01TT

H. Đại Từ: 01TT

8

Lạng Sơn

1

TP. Lạng Sơn: 01 TT

1

TP. Lạng Sơn: 01 TT

2

TP. Lạng Som: 02 TT

2

TP. Lạng Sơn: 02 TT

9

Bắc Giang

1

TP. Bắc Giang: 01TT

2

TP. Bắc Giang: 02TT

3

TP. Bắc Giang: 02TT

H. Lục Ngạn : 01 TT

3

TP. Bắc Giang: 02TT

H. Lục Ngạn: 01 TT

10

Phú Thọ

1

TP. Việt Trì: 01 TT

2

TP. Việt Trì: 01 TT

TX. Phú Thọ: 01 TT

3

TP. Việt Trì: 02 TT

TX. Phú Thọ: 01 TT

3

TP. Việt Trì: 02 TT

TX. Phú Thọ: 01 TT

11

Điện Biên

1

TP. Điện Biên: 01 TT

1

TP. Điện Biên: 01 TT

1

TP. Điện Biên: 01 TT

3

TP. Điện Biên: 01 TT

TX. Mường Lay: 01TT

H. Tuần Giáo: 01TT

12

Lai Châu

1

TP. Lai Châu: 01 TT

1

TP. Lai Châu: 01 TT

1

TP. Lai Châu: 01 TT

2

TP. Lai Châu: 01 TT

H. Mường Tè: 01 TT

13

Sơn La

1

TP. Sơn La: 01 TT

2

TP. Sơn La: 02 TT

3

TP. Sơn La: 02 TT

H. Mộc Châu: 01 TT

3

TP. Sơn La: 02 TT

H.Mộc Châu: 01 TT

14

Hòa Bình

1

TP. Hòa Bình: 01 TT

2

TP. Hòa Bình: 01 TT

H. Lạc Thủy: 01 TT

2

TP. Hòa Bình: 01 TT

H. Lạc Thủy: 01 TT

3

TP. Hòa Bình: 01 TT

H. Lạc Thủy: 01 TT

H. Yên Thủy: 01 TT

III

Bc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

23

 

27

 

38

 

46

 

1

Thanh Hóa

3

TP. Thanh Hóa: 02 TT

TX. Bm Sơn: 01 TT

3

TP. Thanh Hóa: 02 TT

TX. Bm Sơn: 01 TT

5

TP. Thanh Hóa: 02 TT

TX. Bỉm Sơn: 01 TT

H. Ngọc Lặc: 01 TT

H. Tĩnh Gia: 01 TT

6

TP. Thanh Hóa: 02 TT

TX. Bỉm Sơn: 01 TT

H. Ngọc Lặc: 01 TT

H. Tĩnh Gia: 01 TT

H. Mường Lát: 01 TT

2

Nghệ An

3

TP. Vinh: 01 TT

TX. Thái Hòa: 01 TT

H. Nghi Lộc: 01 TT

5

TP. Vinh: 01 TT

TX. Thái Hòa: 01 TT

H. Nghi Lộc: 01 TT

H. Diễn Châu: 01 TT

TX Cửa Lò: 01 TT

6

TP Vinh: 01 TT

TX Thái Hòa: 01 TT

H. Nghi Lộc: 01 TT

H. Diễn Châu: 01 TT

TX. Cửa Lò: 01 TT

H. Đô Lương: 01TT

8

TP. Vinh: 01 TT

TX. Thái Hòa: 01 TT

H. Nghi Lộc: 01 TT

H. Diễn Châu: 01 TT

TX. Cửa Lò: 01 TT

H. Đô Lương: 01TT

TTr. Hoàng Mai: 01TT

H. Quế Phong: 01 TT

3

Hà Tĩnh

1

TP. Hà Tĩnh: 01 TT

1

TP. Hà Tĩnh: 01 TT

2

TP. Hà Tĩnh: 01 TT

H. Kỳ Anh: 01 TT

3

TP. Hà Tĩnh: 01 TT

H. Kỳ Anh: 01 TT

TX. Hồng Lĩnh: 01 TT

4

Quảng Bình

1

TP. Đồng Hới: 01 TT

2

TP. Đồng Hi: 02 TT

2

TP. Đồng Hới: 02 TT

2

TP. Đồng Hới: 02 TT

5

Qung Trị

1

TP. Đông Hà: 01 TT

2

TP. Đông Hà: 02 TT

2

TP. Đông Hà: 02 TT

2

TP. Đông Hà: 02 TT

6

Thừa Thiên Huế

2

TP. Huế: 01 TT

TX. Hương Trà: 01 TT

2

TP. Huế: 01 TT

TX. Hương Trà: 01 TT

2

TX. Hương Thủy: 01TT

TX. Hương Trà: 01 TT

2

TX. Hương Thủy: 01 TT

TX. Hương Trà: 01 TT

7

Đà Nng

2

Q. Liên Chiểu: 01 TT

H. Hòa Vang: 01 TT

2

Q. Liên Chiểu: 01 TT

H. Hòa Vang: 01 TT

2

Q. Liên Chiểu: 01 TT

H. Hòa Vang: 01 TT

3

Q. Liên Chiểu: 01 TT

H. Hòa Vang: 01 TT

Q. Ngũ Hành Sơn: 01 TT

8

Quảng Nam

1

H. Thăng Bình: 01TT

1

H. Thăng Bình: 01TT

2

H. Thăng Bình: 01TT

H. Điện Bàn: 01 TT

3

H. Thăng Bình: 01TT

H. Điện Bàn: 01 TT

H. Núi Thành: 01 TT

9

Quảng Ngãi

2

H. Sơn Tịnh: 01 TT

H. Tư Nghĩa: 01 TT

2

H. Sơn Tịnh: 01 TT

H. Tư Nghĩa: 01 TT

2

H. Sơn Tịnh: 01 TT

H. Tư Nghĩa: 01 TT

3

H. Sơn Tịnh: 01 TT

H. Tư Nghĩa: 01 TT

H. Đức Phổ: 01 TT

10

Bình Định

2

TP. Quy Nhơn: 01 TT

H. Phù Mỹ: 01 TT

2

TP. Quy Nhơn: 01 TT

H. Phù Mỹ: 01 TT

3

TP. Quy Nhơn: 01 TT

H. Phù Mỹ: 01 TT

TX. An Nhơn: 01 TT

3

TP. Quy Nhơn: 01 TT

H. Phù Mỹ: 01 TT

TX. An Nhơn: 01 TT

11

Phú Yên

1

TP. Tuy Hòa: 01 TT

1

TP. Tuy Hòa: 01 TT

2

TP. Tuy Hòa: 02 TT

2

TP. Tuy Hòa: 02 TT

12

Khánh Hòa

2

TP. Nha Trang: 01 TT

TP. Cam Ranh: 01TT

2

TP. Nha Trang: 01 TT

TP. Cam Ranh: 01TT

3

TP. Nha Trang: 02 TT

TP. Cam Ranh: 01TT

4

TP. Nha Trang: 02 TT

TP. Cam Ranh: 01TT

H. Vạn Ninh: 01 TT

13

Ninh Thuận

1

H. Ninh Phước: 01TT

1

H. Ninh Phước: 01TT

1

H. Ninh Phước: 01TT

2

H. Ninh Phước: 01TT

TP. Phan Rang - Tháp Chàm: 01 TT

14

Bình Thuận

1

TP. Phan Thiết: 01TT

1

TP. Phan Thiết: 01TT

3

TP. Phan Thiết: 01 TT

TX La Gi: 01 TT

H. Phú Quý: 01 TT

3

TP. Phan Thiết: 01 TT

TX. La Gi: 01 TT

H.Phú Quý: 01 TT

IV

Tây Nguyên

9

 

10

 

11

 

16

 

1

Kon Tum

1

TP. Kon Tum: 01TT

1

TP. Kon Tum: 01TT

1

TP. Kon Tum: 01TT

2

TP Kon Tum: 01TT

H. Ngọc Hồi: 01 TT

2

Gia Lai

3

TP. Pleiku: 02TT

H. Đắk Pơ: 01 TT

3

TP. Pleiku: 02TT

H. Đắk Pơ: 01 TT

3

TP. Pleiku: 02TT

H. Đắk Pơ: 01 TT

5

TP. Pleiku: 02TT

H. Đắk Pơ: 01 TT

H. Chư Pưh : 01 TT

H. Phú Thiện: 01 TT

3

Đắk Lăk

2

TP. Buôn Mê Thuột: 02 TT

3

TP. Buôn Mê Thuột: 02 TT

H .KrongBuk: 01 TT

4

TP. Buôn Mê Thuột: 02 TT

H .KrongBuk: 01 TT

H. Ea Kar: 01 TT

5

TP. Buôn Mê Thut: 02 TT

H .KrongBuk: 01 TT

H. Ea Kar: 01 TT

H. Lắk: 01 TT

4

Đắk Nông

1

TX. Gia Nghĩa: 01 TT

1

TX. Gia Nghĩa: 01 TT

1

TX. Gia Nghĩa: 01 TT

2

TX. Gia Nghĩa: 01 TT

H. Đắk Mil: 01 TT

5

Lâm Đồng

2

TP. Đà Lạt: 01 TT

TP. Bảo Lộc: 01 TT

2

TP. Đà Lạt: 01 TT

TP. Bảo Lộc: 01 TT

2

TP. Đà Lạt: 01 TT

TP. Bảo Lộc: 01 TT

2

TP. Đà Lạt: 01 TT

TP. Bảo Lộc: 01 TT

V

Đông Nam Bộ

24

 

30

 

49

 

58

 

1

Bình Phước

1

TX. Đồng Xoài: 01TT

2

TX. Đồng Xoài: 01TT

TTr. Chơn Thành: 01 TT

2

TX. Đồng Xoài: 01TT

TTr. Chơn Thành: 01 TT

2

TX. Đồng Xoài: 01TT

TTr. Chơn Thành: 01 TT

2

Tây Ninh

2

TP. Tây Ninh: 01 TT

H. Trảng Bàng: 01 TT

2

TP. Tây Ninh: 01 TT

H. Trng Bàng: 01 TT

3

TP. Tây Ninh: 02 TT

H. Trảng Bàng: 01 TT

3

TP. Tây Ninh: 02 TT

H. Trảng Bàng: 01 TT

3

Binh Dương

4

TP. Thủ Dầu Một: 02TT

TX .Dĩ An: 01TT

TX. Thuận An: 01TT

5

TP. Thủ Dầu Một: 02TT

TX .Dĩ An: 01TT

TX. Thuận An: 01TT

H. Bến Cát: 01 TT

6

TP. Thủ Dầu Một: 02TT

TX. An: 02TT

TX. Thuận An: 01TT

H. Bến Cát: 01 TT

7

TP. Thủ Dầu Một: 03TT

TX. Dĩ An: 02TT

TX. Thuận An: 01TT

H. Bến Cát: 01 TT

4

Đồng Nai

5

TP. Biên Hòa: 02 TT

H. Long Khánh: 01TT

H. Long Thành: 01TT

H. Định Quán: 01TT

5

TP. Biên Hòa: 02 TT

H. Long Khánh: 01TT

H. Long Thành: 01TT

H. Định Quán: 01TT

6

TP. Biên Hòa: 02 TT

H. Long Khánh: 02TT

H. Long Thành: 01TT

H. Định Quán: 01TT

7

TP. Biên Hòa: 03 TT

H. Long Khánh: 02TT

H. Long Thành: 01 TT

H. Định Quán: 01TT

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

2

TP. Vũng Tàu: 01 TT

TP. Bà Rịa: 01 TT

2

TP. Vũng Tàu: 01 TT

TP. Bà Rịa: 01 TT

5

TP. Vũng Tàu: 01 TT

TP. Bà Rịa: 01 TT

H. Tân Thành: 01TT

H. Xuyên Mộc: 01 TT

H.Côn Đảo: 01 TT

7

TP. Vũng Tàu: 01 TT

TP. Bà Rịa: 01 TT

H. Tân Thành: 01TT

H. Xuyên Mộc: 01 TT

H.Côn Đảo: 01 TT

H. Châu Đức: 01 TT

H. Đất Đỏ: 01TT

6

TP. Hồ Chí Minh

10

Q. Tân Bình: 01 TT

Q. Bình Tân: 02 TT

Quận 11: 01 TT

Q.Thủ Đức: 03 TT

Quận 9: 01 TT

Quận 7: 01 TT

Quận 12: 01 TT

(02 Trung tâm 5005V và 5003 V có 2 địa điểm kiểm tra)

14

Q. Tân Bình: 01 TT

Q. Bình Tân: 02 TT

Quận 11: 01 TT

Q.Thủ Đức: 03 TT

Quận 9: 02 TT

Quận 7: 01 TT

Quận 12: 01 TT

H. Củ Chi: 01 TT

Quận 2: 01 TT

Q. Nhà Bè: 01 TT

27

Q. Tân Bình: 02 TT

Q. Bình Tân: 02 TT

Quận 11: 03 TT

Q.Thủ Đức: 03 TT

Quận 9: 03 TT

Q. Gò Vấp: 02 TT

Quận 7: 03 TT

Quận 12: 02 TT

H. C Chi: 02 TT

Quận 2: 01 TT

H. Nhà Bè: 01 TT

H. Bình Chánh: 01 TT

Quận 8: 01 TT

Q. Tân Phú: 01TT

32

Q. Tân Bình: 02 TT

Q. Bình Tân: 02 TT

Quận 11: 03 TT

Q.Thủ Đức: 04 TT

Quận 9: 03 TT

Q. Gò Vấp: 02 TT

Quận 7: 03 TT

Quận 12: 02 TT

H. Củ Chi: 02 TT

Quận 2: 02 TT

H. Nhà Bè: 02 TT

H. Bình Chánh: 02 TT

Quận 8: 02 TT

Q. Tân phú: 01 TT

VI

ĐBSCL

14

 

17

 

24

 

28

 

1

Long An

1

TP. Tân An: 01TT

2

TP. Tân An: 01TT

H. Bến Lức: 01 TT

2

TP. Tân An: 01TT

H. Bến Lức: 01 TT

2

TP. Tân An: 01TT

H. Bến Lức: 01 TT

2

Tiền Giang

1

H. Châu Thành: 01 TT

1

H. Châu Thành: 01 TT

2

H. Châu Thành: 01 TT

TX Gò Công: 01 TT

2

H. Châu Thành: 01 TT

TX Gò Công: 01 TT

3

Bến Tre

1

TP. Bến Tre: 01 TT

1

TP. Bến Tre: 01 TT

1

TP. Bến Tre: 01 TT

2

TP. Bến Tre: 01 TT

H. Ba Tri: 01 TT

4

Trà Vinh

1

TP. Trà Vinh: 01TT

1

TP. Trà Vinh: 01TT

1

TP. Trà Vinh: 01TT

2

TP.Trà Vinh: 01TT

H. Trà Cú: 01 TT

5

Vĩnh Long

1

TP. Vĩnh Long: 01 TT

1

TP. Vĩnh Long: 01TT

1

TP Vĩnh Long: 01 TT

2

TP Vĩnh Long: 01 TT

H. Trà Ôn: 01 TT

6

Đồng Tháp

1

TP. Cao Lãnh: 01 TT

2

TP. Cao Lãnh: 01 TT

H. Cao Lãnh: 01TT

2

TP Cao Lãnh: 01 TT

H. Cao Lãnh: 01TT

2

TP Cao Lãnh: 01 TT

H. Cao Lãnh: 01TT

7

An Giang

2

TP. Long Xuyên: 01 TT

TX. Châu Đốc: 01 TT

2

TP. Long Xuyên: 01 TT

TX. Châu Đốc: 01 TT

2

TP. Long Xuyên: 01 TT

TX. Châu Đốc: 01 TT

2

TP. Long Xuyên: 01 TT

TX. Châu Đốc: 01 TT

8

Kiên Giang

1

TP. Rạch Giá: 01 TT

1

TP. Rạch Giá: 01 TT

2

TP. Rạch Giá: 01 TT

H. Đảo Phú Quốc: 01 TT

3

TP. Rạch Giá: 01 TT

H. Đảo Phú Quốc: 01 TT

TX. Hà Tiên: 01 TT

9

Cần Thơ

1

Q. Bình Thủy: 01 TT

2

Q. Bình Thủy: 01 TT

Q. Ninh Kiều: 01TT

3

Q. Binh Thủy: 01 TT

Q.Ninh Kiều: 01TT

H. Cờ Đỏ

3

Q. Bình Thủy: 01 TT

Q. Ninh Kiều: 01TT

H. Cờ Đỏ

10

Hậu Giang

1

H.Châu Thành A: 01TT

1

H.Châu Thành A: 01TT

2

H. Châu Thành A: 01TT

TP. Vị Thanh: 01TT

2

H. Châu Thành A: 01TT

TP. V Thanh: 01TT

11

Sóc Trăng

1

TP. Sóc Trăng: 01TT

1

TP. Sóc Trăng: 01TT

2

TP. Sóc Trăng: 01TT

H. Kế Sách: 01 TT

2

TP. Sóc Trăng: 01TT

H. Kế Sách: 01 TT

12

Bạc Liêu

1

H. Vĩnh Lợi: 01TT

1

H. Vĩnh Lợi: 01TT

2

H. Vĩnh Lợi: 01TT

H. Giá Rai: 01 TT

2

H. Vĩnh Lợi: 01TT

H. Giá Rai: 01 TT

13

Cà Mau

1

TP. Cà Mau: 01 TT

1

TP. Cà Mau: 01 TT

2

TP. Cà Mau: 01 TT

H. Thới Bình: 01 TT

2

TP. Cà Mau: 01 TT

H. Thới Bình: 01 TT

 

Toàn quốc

114

 

152

 

211

 

269

 

Ghi chú: Chữ in đậm: bổ sung TTĐK mới.


PHỤ LỤC 8

NHU CẦU QUỸ ĐẤT VÀ VỐN ĐẦU TƯ

TT

Vùng/tnh

2015

2020

2030

Quỹ đất (m2)

Vốn đầu tư

Quỹ đất (m2)

Vốn đầu tư

Quỹ đất (m2)

Vốn đầu tư

I

Đồng bằng sông Hồng

87.930

152,4

112.770

179,2

113.670

227,2

1

Hà Nội

42.840

68,7

73.620

122,7

64.890

129,4

2

Vĩnh Phúc

4.860

8,3

-

-

900

6,0

3

Bắc Ninh

9.720

16,6

450

3,0

7.380

11,3

4

Quảng Ninh

4.860

8,3

8.280

14,3

8.730

20,3

5

Hải Dương

5.760

14,3

-

-

6.930

8,3

6

Hải Phòng

-

-

27.720

21,2

8.280

17,3

7

Hưng Yên

4.860

8,3

450

3,0

450

3,0

8

Thái Bình

4.860

8,3

450

3,0

7.380

11,3

9

Hà Nam

-

-

450

3,0

7.380

11,3

10

Nam Đnh

10.170

19,6

900

6,0

900

6,0

11

Ninh Bình

-

-

450

3,0

450

3,0

II

Trung du và miền núi phía Bắc

30.510

58,8

52.560

64,1

128.340

173,4

1

Hà Giang

-

-

450

3,0

12.960

10,6

2

Cao Bằng

-

-

450

3,0

6.930

8,3

3

Bắc Cạn

-

-

-

-

7.380

11,3

4

Tuyên Quang

450

3,0

6.930

5,3

450

3,0

5

Lào Cai

4.860

8,3

450

3,0

7.380

11,3

6

Yên Bái

5.310

11,3

-

-

13.410

13,6

7

Thái Nguyên

450

3,0

14.310

13,6

56.340

72,4

8

Lạng Sơn

-

-

6.930

5,3

450

3,0

9

Bắc Giang

4.860

8,3

7.380

8,3

450

3,0

10

Phú Thọ

4.860

8,3

7.380

8,3

900

6,0

11

Đin Biên

-

-

450

3,0

6.930

8,3

12

Lai Châu

-

-

-

-

7.380

11,3

13

Sơn La

4.860

8,3

7.380

8,3

450

3,0

14

Hòa Bình

4.860

8,3

450

3,0

6.930

8,3

III

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

21.690

48,2

82.530

100,3

59.490

93,4

1

Thanh Hóa

450

3,0

13.860

10,6

7.380

11,3

2

Nghệ An

9.720

16,6

7.380

8,3

7.380

11,3

3

Hà Tĩnh

450

3,0

7.830

11,3

6.930

8,3

4

Quảng Bình

4.860

8,3

7.380

8,3

-

 

5

Quảng Trị

4.860

8,3

-

-

450

3,0

6

Thừa Thiên Huế

-

-

450

3,0

450

3,0

7

Đà Nng

450

3,0

1.350

9,0

6.930

8,3

8

Quảng Nam

-

-

7.380

8,3

6.480

5,3

9

Quảng Ngãi

-

-

-

-

6.480

5,3

10

Bình Định

-

-

7.380

8,3

1.350

9,0

11

Phú Yên

450

3,0

6.930

5,3

450

3,0

12

Khánh Hòa

-

-

7.830

11,3

7.380

11,3

13

Ninh Thun

-

-

450

3,0

6.930

8,3

14

Bình Thun

450

3,0

14.310

13,6

900

6,0

IV

Tây Nguyên

4.410

5,3

9.180

20,3

36.000

50,5

1

Kon Tum

-

-

450

3,0

6.930

8,3

2

Gia Lai

-

-

-

-

13.410

13,6

3

Đăk Lăk

4.410

5,3

7.830

11,3

7.830

14,3

4

Đăk Nông

-

-

450

3,0

6.930

8,3

5

Lâm Đồng

-

-

450

3,0

900

6,0

V

Đông Nam Bộ

30.060

55,8

142.920

175,7

77.220

173,7

1

Bình Phước

4.410

5,3

450

3,0

450

3,0

2

Tây Ninh

450

3,0

6.930

5,3

900

6,0

3

Bình Dương

5.310

11,3

8.730

17,3

7.830

14,3

4

Đồng Nai

-

-

8.730

17,3

8.730

20,3

5

Bà Rịa-Vũng Tàu

450

3,0

22.140

24,9

16.560

34,6

6

TP. Hồ Chí Minh

19.440

33,2

95.940

107,9

42.750

95,5

VI

Đồng bằng sông Cửu Long

15.030

2,9

51.210

55,1

29.070

42,2

1

Long An

4.410

5,3

450

3,0

-

-

2

Tiền Giang

-

-

6.930

5,3

450

3,0

3

Bến Tre

-

-

450

3,0

6.480

5,3

4

Trà Vinh

-

-

-

-

6.930

8,3

5

Vĩnh Long

-

-

-

-

6.930

8,3

6

Đồng Tháp

5.310

11,3

-

-

450

3,0

7

An Giang

-

-

-

-

450

3,0

8

Kiên Giang

450

3,0

6.930

5,3

6.930

8,3

9

Cần Thơ

4.860

8,3

7.380

8,3

-

-

10

Hậu Giang

-

-

6.930

5,3

450

3,0

11

Sóc Trăng

-

-

7.380

8,3

-

-

12

Bạc Liêu

-

-

7.380

8,3

-

-

13

Cà Mau

-

-

7.380

8,3

-

-

Toàn quốc

189.630

348,4

451.170

594,7

443,790

760,4

 

PHỤ LỤC 9

ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI

Thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT ngày 16/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt Đề án "Xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành" và Quyết định số 45/2005/QĐ-BGTVT ngày 23/9/2005 Quy định điều kiện thành lập và hoạt động của Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới, từ năm 2005 đến nay đã thí điểm thành lập một số Trung tâm đăng kiểm theo hai mô hình xã hội hóa như sau:

- Mô hình thứ nhất (giai đoạn từ 2005 đến 2008): các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trung tâm đăng kiểm và tổ chức thực hiện công tác kiểm định xe cơ giới. Giai đoạn này thí điểm thành lập 09 trung tâm đăng kiểm. Hiện nay còn 05 trung tâm do 02 trung tâm đã dừng hoạt động từ năm 2011 và 02 trung tâm đã chuyển sang mô hình mới.

- Mô hình thứ hai (giai đoạn từ 2009 đến nay): các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; cán bộ, đăng kiểm viên là công chức, viên chức thuộc các Sở GTVT (hoặc Cục ĐKVN trong trường hợp Sở GTVT không đảm nhận) thực hiện công tác kiểm định và cấp Giấy chứng nhận ATKT&BVMT cho xe cơ giới. Đến nay có 07 trung tâm đăng kiểm thành lập mới và chuyển từ mô hình cũ sang.

Trên cơ sở đánh giá những ưu, nhược điểm của hai mô hình trên (bảng PL8 ở phần sau) cho thấy cả hai mô hình đều có nhiều nhược điểm:

- Nhiều doanh nghiệp tham gia là các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế nhỏ do đó khi trung tâm đăng kiểm hoạt động không có hiệu quả, doanh nghiệp tự quyết định ngừng hoạt động gây khó khăn cho lái xe, chủ xe và công tác quản lý chung.

- Các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến chất lượng công tác đăng kiểm, ảnh hưởng đến mức độ an toàn của phương tiện khi tham gia giao thông.

- Các doanh nghiệp chỉ chú trọng đầu tư các trung tâm đăng kiểm tại những khu vực đô thị, các thành phố lớn nên không cân đối đầu tư được trên tổng thể toàn mạng, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa, có số lượng phương tiện ít.

- Mô hình thứ hai khắc phục được một số nhược điểm của mô hình thứ nhất.

Từ kết quả thực hiện thí điểm hai mô hình trên, kết hợp với bài học kinh nghiệm nước ngoài, kiến nghị mô hình xã hội hóa công tác đăng kiểm cho Việt Nam như sau:

a) Nhà nước vẫn nắm vai trò chủ đạo trong công đăng kiểm xe cơ giới để đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới tham gia giao thông.

b) Đối với hệ thống các đơn vị đăng kiểm xã hội hóa do các thành phần kinh tế đầu tư, triển khai thực hiện theo hình thức sau:

Bộ Giao thông vận tải lựa chọn 01 hoặc 02 tổ chức, doanh nghiệp chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ. Nếu chọn 02 doanh nghiệp, có thể chia mỗi doanh nghiệp thực hiện tại các vùng, như sau:

+ 01 doanh nghiệp thực hiện tại vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.

+ 01 doanh nghiệp thực hiện tại vùng Đông Nam Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Các doanh nghiệp này sẽ là các doanh nghiệp có tiềm lực kinh tế lớn. Mặt khác, quản lý kinh doanh nhiều trung tâm trên phạm vi rộng. Do đó, có thể cân đối thu chi giữa các trung tâm đăng kiểm đồng thời có thể cân đối giữa các trung tâm tại khu vực đô thị và các trung tâm ở vùng sâu, vùng xa nên mạng lưới các trạm đăng kiểm có thể hoạt động ổn định, việc đầu tư nâng cấp cải tạo sẽ được thuận lợi.

c) Nguồn nhân lực thực hiện công tác kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm xã hội hóa sẽ do các sở Giao thông vận tải, Cục Đăng kiểm Việt Nam hoặc doanh nghiệp, tổ chức tự đảm trách tùy theo đặc điểm địa phương tại nơi triển khai đơn vị đăng kiểm.

 

BẢNG PHỤ LỤC 9

SO SÁNH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM

TT

Các yếu t so sánh

Mô hình thứ nhất

Mô hình thứ hai

Mô hình đề xuất

1

Huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho hoạt động đăng kiểm, giảm chi ngân sách nhà nước

2

Đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cơ giới

3

Các Trung tâm thường có vị trí giao thông thuận lợi, diện tích mặt bằng xây dựng rộng, đảm bảo mỹ quan xây dựng.

4

Thiết bị kiểm định, thiết bị thông tin liên lạc đáp ứng yêu cu.

5

Đầu tư thành lập Trung tâm đăng kiểm tại những khu vực đô thị các tỉnh, thành phố lớn.

6

Đầu tư trung tâm đăng kiểm ở cả các vùng sâu, vùng xa, giảm chi ngân sách của nhà nước bao cấp cho những vùng này.

 

 

7

Tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kiểm định xe cơ giới.

 

8

Tạo mặt bằng chung về chất lượng nguồn nhân lực đối với tất cả các Trung tâm đăng kiểm trên phạm vi cả nước.

 

9

Tránh được việc cạnh tranh không lành mạnh (hạ thấp tiêu chuẩn, không thực hiện đúng, đủ quy trình kiểm định, bỏ bớt hạng mục, nội dung kiểm định để kiểm tra nhanh, khuyến mại giảm giá kiểm định để thu hút khách hàng), bảo đảm chất lượng đăng kiểm.

 

 

10

Không ngừng hoạt động khi có trung tâm đăng kiểm không có hiệu quả.

 

 

11

Không vướng mắc trong việc phân chia tỷ lệ nguồn thu từ phí kiểm định giữa Trung tâm đăng kiểm và chủ đầu tư.

 

 

BẢN Đ QUY HOẠCH

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030

 

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỂN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030

 

QUY HOẠCH TỔNG THỂ CÁC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM VÀ DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN 2030



2 Số liệu từ năm 2011 đến năm 2013 là của Tổng cục Cảnh sát QLHC về TTATXH.

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản