269850

Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án tăng cường biện pháp bảo vệ rừng giai đoạn 2015-2020, tỉnh Khánh Hòa

269850
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 565/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Phương án tăng cường biện pháp bảo vệ rừng giai đoạn 2015-2020, tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu: 565/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 10/03/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 565/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
Người ký: Lê Đức Vinh
Ngày ban hành: 10/03/2015
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 565/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 10 tháng 3 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2020, TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

Căn cứ Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

Căn cứ các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 12/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2003 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; số 08/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép; số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2351/SNN-KL ngày 23 tháng 12 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng giai đoạn 2015-2020, tỉnh Khánh Hòa (kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Phương án và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Công an tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Vinh

 

PHƯƠNG ÁN

TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP BẢO VỆ RỪNG GIAI ĐOẠN 2015-2020, TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 565/QĐ-UBND ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Phần I

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

1. Thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ rừng; lập lại trật tự, kỷ cương và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng chặt phá rừng, khai thác, chế biến, mua bán, vận chuyển gỗ, lâm sản trái pháp luật và các vi phạm pháp luật khác trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.

2. Nâng cao vai trò trách nhiệm của chính quyền địa phương, các đơn vị chủ rừng, lực lượng kiểm lâm, các ngành chức năng liên quan và toàn thể cộng đồng trong công tác quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

3. Ngăn chặn và chấn chỉnh hoạt động chế biến, kinh doanh lâm sản trái pháp luật. Hướng dẫn các xưởng cưa xẻ gỗ, các doanh nghiệp chế biến gỗ, lâm sản hoạt động đúng theo quy định pháp luật.

II. Yêu cầu

1. Thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Số 12/2003/CT-TTg ngày 16 tháng 5 năm 2003 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng; số 08/2006/CT-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2006 về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép và số 1685/CT-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng và chống người thi hành công vụ.

2. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải đặt công tác bảo vệ rừng là nhiệm vụ ưu tiên, trọng tâm, thường xuyên trong thời gian tới. Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị với sự tham gia cụ thể, thiết thực của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội trên địa bàn quản lý.

3. Xác định rõ từng nội dung công việc để có kế hoạch triển khai thực hiện, mục tiêu cần đạt được, trình tự và các bước tiến hành; phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành, các cấp; chỉ đạo chặt chẽ, sâu sát để tập trung thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Phần II

NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Tổ chức lực lượng chống phá rừng

1. Lực lượng thường trực chống phá rừng

Lực lượng thường trực chống phá rừng được thành lập trên cơ sở phối hợp lực lượng giữa kiểm lâm, công an, quân đội với tên gọi là Đội Kiểm tra liên ngành chống phá rừng (sau đây viết là Đội Kiểm tra liên ngành). Đội trưởng Đội Kiểm tra liên ngành là công chức kiểm lâm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thành lập Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh; tham mưu bổ sung, kiện toàn khi có sự thay đổi, điều chỉnh các thành viên Đội Kiểm tra liên ngành.

Tùy theo diễn biến tình hình và số lượng thành viên, Đội Kiểm tra liên ngành có thể chia thành 2 tổ hoặc 2 nhóm trở lên để dễ hoạt động hoặc hoạt động luân phiên, cụ thể như sau:

a) Cấp tỉnh:

- Chi cục Kiểm lâm: Bố trí toàn bộ số nhân lực được phân bổ cho Đội Kiểm lâm cơ động thuộc Chi cục Kiểm lâm vào Đội Kiểm tra liên ngành.

- Công an tỉnh: Bố trí 02 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát thuộc Phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động và 01 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát thuộc Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh vào Đội Kiểm tra liên ngành.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Bố trí 02 cán bộ, chiến sĩ của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh vào Đội Kiểm tra liên ngành.

b) Cấp huyện:

- Hạt Kiểm lâm: Tùy theo số công chức được biên chế của mỗi Hạt Kiểm lâm, bố trí từ 04 đến 08 công chức kiểm lâm vào Đội Kiểm tra liên ngành.

Hạt Kiểm lâm quản lý địa bàn có trách nhiệm tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định thành lập Đội Kiểm tra liên ngành; trường hợp thành viên Đội Kiểm tra liên ngành có sự thay đổi, Hạt Kiểm lâm tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định bổ sung, thay thế.

- Công an cấp huyện: Bố trí 02 cán bộ, chiến sĩ của Công an cấp huyện vào Đội Kiểm tra liên ngành.

- Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện: Bố trí 02 cán bộ, chiến sĩ của Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện vào Đội Kiểm tra liên ngành.

c) Nhiệm vụ của Đội Kiểm tra liên ngành: Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh và cấp huyện thực hiện nhiệm vụ được giao tại quyết định thành lập.

d) Quản lý, điều hành hoạt động Đội Kiểm tra liên ngành:

- Cấp tỉnh: Dưới sự lãnh đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm quản lý, điều hành mọi hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh.

- Cấp huyện: Dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm quản lý địa bàn chịu trách nhiệm quản lý, điều hành trực tiếp mọi hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện.

2. Lực lượng chống phá rừng của chủ rừng

Các chủ rừng thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 37 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

a) Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;

b) Tổ chức lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên lâm phận được giao, được thuê;

c) Kịp thời thông báo cho Hạt Kiểm lâm quản lý địa bàn đối với vụ việc vượt quá tầm kiểm soát của chủ rừng;

d) Các vụ vi phạm do chủ rừng phát hiện, bắt giữ phải chuyển giao ngay cho Hạt Kiểm lâm sở tại để xử lý theo quy định.

3. Lực lượng chống phá rừng cấp xã

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có rừng thực hiện trách nhiệm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 38 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Điều 6 Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Khoản 3 Điều 2 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường bảo vệ rừng và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

a) Xây dựng phương án bảo vệ rừng trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức hoạt động có hiệu quả các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ;

c) Huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, mua bán, cất giữ lâm sản trái pháp luật theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần);

d) Kịp thời thông báo Hạt Kiểm lâm quản lý địa bàn và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với vụ việc vượt quá tầm kiểm soát của xã;

đ) Giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật;

e) Xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản theo thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quy định tại Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành.

4. Quan hệ phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác bảo vệ rừng

Quan hệ phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác bảo vệ rừng thực hiện theo quy định tại Quy chế phân định trách nhiệm; quan hệ phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã trong công tác bảo vệ rừng trên địa bàn Khánh Hòa ban hành kèm theo Quyết định số 2614/QĐ-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa.

II. Kinh phí hoạt động

1. Kinh phí hoạt động của lực lượng thường trực chống phá rừng

a) Kinh phí hoạt động của lực lượng thường trực chống phá rừng do ngân sách tỉnh bảo đảm và giao về Chi cục Kiểm lâm.

b) Chi cục Kiểm lâm chịu trách nhiệm lập kế hoạch dự toán chi ngân sách cho nội dung chống phá rừng và xử phạt vi phạm hành chính; quản lý tài chính nguồn kinh phí hoạt động của Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, cấp huyện và lực lượng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành.

c) Nguyên tắc lập dự toán, quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; nội dung chi và mức chi; quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của lực lượng thường trực chống phá rừng và lực lượng xử phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định tại các văn bản sau đây:

- Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

- Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

- Thông tư số 159/2014/TT-BTC ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 29/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước.

- Thông tư số 105/2014/TT-BTC ngày 07 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 153/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về thủ tục thu, nộp tiền phạt, biên lai thu tiền phạt và kinh phí từ ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động của các lực lượng xử phạt vi phạm hành chính.

2. Kinh phí hoạt động của lực lượng chống phá rừng của chủ rừng

Kinh phí cho hoạt động chống phá rừng của chủ rừng do chủ rừng chịu trách nhiệm chi trả.

3. Kinh phí hoạt động của lực lượng chống phá rừng cấp xã

Kinh phí hoạt động của lực lượng chống phá rừng cấp xã thực hiện theo quy định tại Điều 3 Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường bảo vệ rừng.

III. Khu vực trọng điểm cần tổ chức kiểm tra thường xuyên

1. Khu vực trọng điểm về phá rừng, khai thác gỗ, lâm sản

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Khu vực trọng điểm

Ghi chú

Tiểu khu

Thuộc xã

1

Vạn Ninh

 

Vạn Phú

Khai thác gỗ, lâm sản

2

Ninh Hòa

70, 72

Ninh Tây

Phá rừng làm rẫy (Rừng Cẩm Xe)

58, 66, 69, 73

Ninh Tây

Khai thác gỗ, lâm sản

92

Ninh Tân

Khai thác gỗ, lâm sản

43, 46

Ninh Sơn

Đốt than

3

Nha Trang

 

 

Không có khu vực trọng điểm

4

Diên Khánh

 

 

Không có khu vực trọng điểm

5

Khánh Vĩnh

154,158

Khánh Thượng

Khai thác gỗ, lâm sản

158a, 185, 194

Sơn Thái

 

199, 200

Liên Sang

 

141

Khánh Hiệp

 

205

Khánh Phú

 

182

Sông Cầu

Phá rừng trồng

180b

Khánh Phú

 

6

Cam Lâm

303, 304

Sơn Tân

Khai thác gỗ, lâm sản

7

Cam Ranh

324

Cam Phước Đông

Đốt than

8

Khánh Sơn

Khu vực giáp ranh với huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận (Thành Sơn, Khánh Sơn - Phước Bình, Ninh Thuận)

Khai thác gỗ, lâm sản

 

9

Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà

230

Suối Cát

Khai thác gỗ, lâm sản

238, 239

Suối Tân

 

2. Khu vực trọng điểm về mua, bán, cất giữ, nuôi nhốt, chế biến, kinh doanh gỗ, lâm sản và các loài động vật, thực vật hoang dã trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố

1. Các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản;

2. Các tụ điểm và cơ sở kinh doanh, mua bán, cất giữ gỗ, lâm sản;

3. Các nhà hàng, quán ăn có kinh doanh, chế biến món ăn từ các loài động vật hoang dã;

4. Các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang dã có tên trong các Danh mục sau:

- Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Danh mục động vật rừng thông thường ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý khai thác từ tự nhiên và nuôi động vật rừng thông thường;

- Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp ban hành kèm theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Các khu vực trọng điểm về phá rừng, khai thác, mua, bán, vận chuyển, cất giữ, kinh doanh, chế biến lâm sản trái pháp luật thường xuyên thay đổi theo thời gian, vì vậy, khi có sự thay đổi khu vực trọng điểm, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm báo cáo, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành bổ sung, thay thế cho phù hợp.

IV. Kiểm tra, xử lý vi phạm

1. Đối tượng kiểm tra

Cá nhân, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

2. Nội dung kiểm tra

a) Về quản lý rừng, sử dụng rừng:

- Kiểm tra việc lấn, chiếm rừng;

- Kiểm tra việc khai thác cảnh quan, môi trường và các dịch vụ lâm nghiệp;

- Kiểm tra việc thực hiện quy định về thiết kế khai thác gỗ;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định khai thác gỗ;

- Kiểm tra việc khai thác rừng.

b) Về phát triển rừng, bảo vệ rừng:

- Kiểm tra việc thực hiện quy định về trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang mục đích khác;

- Kiểm tra việc thực hiện quy định của Nhà nước về trồng rừng;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy rừng;

- Kiểm tra việc chăn thả gia súc trong những khu rừng;

- Kiểm tra việc thực hiện quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng;

- Kiểm tra việc quản lý, bảo vệ các công trình phục vụ việc bảo vệ và phát triển rừng;

- Kiểm tra việc phá rừng.

c) Về quản lý lâm sản:

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng;

- Kiểm tra việc vận chuyển lâm sản;

- Kiểm tra việc mua, bán, cất giữ, chế biến, kinh doanh lâm sản;

- Kiểm tra thủ tục hành chính trong quản lý rừng, sử dụng rừng; mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản.

d) Về bảo tồn đa dạng sinh học:

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các hệ sinh thái tự nhiên;

- Kiểm tra việc thực hiện quy định về loài thực vật hoang dã, giống cây trồng, nấm, vi sinh vật hoặc bộ phận cơ thể, sản phẩm của loài động vật hoang dã, giống vật nuôi thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về kiểm soát loài ngoại lai xâm hại;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý, tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ nguồn gen;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen, khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen;

- Kiểm tra việc thực hiện các quy định sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, lưu giữ, vận chuyển sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen.

3. Xử lý vi phạm về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học

a) Xử phạt vi phạm hành chính:

Việc xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản thực hiện theo quy định tại các văn bản sau:

- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012;

- Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;

- Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

- Nghị định số 179/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 53, Điểm a Khoản 1 Điều 54);

- Các văn bản pháp luật liên quan khác.

b) Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Những hành vi vi phạm được xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Theo quy định tại Điều 21 Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, thì cơ quan kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm, có thẩm quyền điều tra hình sự các tội quy định tại Bộ luật Hình sự năm 1999 sau đây:

Điều 175 - Tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng; Điều 189 - Tội huỷ hoại rừng; Điều 190 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; Điều 191 - Tội vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với khu bảo tồn thiên nhiên; Điều 240 - Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy; Điều 272 - Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, gây hậu quả nghiêm trọng.

Các văn bản được áp dụng để xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Bộ luật Hình sự;

- Bộ luật Tố tụng hình sự;

- Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2006 và 2009);

- Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 08 tháng 3 năm 2007 của Liên bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tư pháp - Công an - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

- Quyết định số 2486/QĐ-BNN-VP ngày 14 tháng 8 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đính chính Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC;

- Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC ngày 02 tháng 8 năm 2013 của Liên bộ: Công an - Quốc phòng - Tài chính - Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;

- Công văn số 224/KL-TTPC ngày 10 tháng 3 năm 2008 của Cục Kiểm lâm hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ về tổ chức điều tra hình sự của cơ quan kiểm lâm;

- Các văn bản pháp luật liên quan khác.

V. Áp dụng văn bản mới trong trường hợp văn bản hiện hành được sửa đổi, bổ sung, thay thế

Trong quá trình thực hiện, nếu các văn bản quy phạm pháp luật đã dẫn chiếu để áp dụng nêu tại Phương án này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản mới đó.

VI. Chế độ báo cáo

Hoạt động chống phá rừng và chỉ đạo chống phá rừng là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục của chính quyền địa phương các cấp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kiểm lâm, chủ rừng, vì vậy, việc báo cáo được thực hiện theo chế độ định kỳ, việc gửi báo cáo thực hiện như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổng hợp hoạt động chống phá rừng do xã mình thực hiện để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

2. Chủ rừng có trách nhiệm tổng hợp hoạt động chống phá rừng trong phạm vi lâm phận quản lý để báo cáo Hạt Kiểm lâm cấp huyện.

3. Hạt Kiểm lâm cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp hoạt động chống phá rừng trên địa bàn quản lý để báo cáo lên Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và Chi cục Kiểm lâm.

4. Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tổng hợp hoạt động chống phá rừng của kiểm lâm báo cáo lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm tổng hợp hoạt động chống phá rừng trong phạm vi địa phương, báo cáo lên Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp hoạt động chống phá rừng trong phạm vi toàn tỉnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

VII. Tổ chức thực hiện

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, lực lượng kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng có kế hoạch tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động tuyên truyền như họp dân, ký cam kết, thi tìm hiểu về rừng, vẽ pano, thi văn nghệ, viết phóng sự điều tra, viết bút ký… về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản để nâng cao nhận thức của toàn dân về công tác này.

2. Tổ chức kiểm tra, truy quét

a) Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản địa phương;

- Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của các đơn vị chủ rừng trong quản lý, bảo vệ rừng được giao, được thuê;

- Chỉ đạo, phối hợp hoạt động của lực lượng kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng của các địa phương, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng để thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh.

b) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện:

- Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm và Đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp trong phạm vi địa phương; phối hợp hoạt động bảo vệ rừng của Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện với các đơn vị kiểm lâm ở các vùng giáp ranh địa bàn quản lý của mình;

- Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với Hạt Kiểm lâm và Đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện, lực lượng bảo vệ rừng của các địa phương (xã, phường, thị trấn) nơi có rừng, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng trên địa bàn quản lý.

c) Trách nhiệm của Chi cục Kiểm lâm:

- Chỉ đạo Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh thực hiện các biện pháp chống chặt, phá rừng trái phép và các hành vi trái pháp luật khác xâm hại đến rừng và đất lâm nghiệp trong phạm vi toàn tỉnh; phối hợp hoạt động bảo vệ rừng của các Hạt Kiểm lâm và Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh với các đơn vị kiểm lâm ở các tỉnh giáp ranh với tỉnh Khánh Hòa.

- Chỉ đạo, phối hợp hoạt động bảo vệ rừng đối với các Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, Đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện, lực lượng bảo vệ rừng của các địa phương (xã, phường, thị trấn) nơi có rừng, lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng trên địa bàn tỉnh.

d) Trách nhiệm của Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh:

Đội Kiểm tra liên ngành cấp tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Kiểm lâm; chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, truy quét trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt là các vùng không nằm trong phạm vi quản lý của các đơn vị chủ rừng. Khi Đội Kiểm tra liên ngành hoạt động ở địa phương nào thì được quyền yêu cầu sự phối hợp của Đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện và lực lượng bảo vệ rừng tại địa bàn đó (xã, chủ rừng) cùng tham gia.

đ) Trách nhiệm của Đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện:

Đội Kiểm tra liên ngành cấp huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hạt Kiểm lâm; chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra, truy quét trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là các vùng không nằm trong phạm vi quản lý của các đơn vị chủ rừng. Khi Đội Kiểm tra liên ngành hoạt động ở địa bàn nào thì được quyền yêu cầu sự phối hợp của lực lượng bảo vệ rừng tại địa bàn đó (xã, chủ rừng) cùng tham gia.

e) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã:

- Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; tổ chức hoạt động có hiệu quả của các tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ; huy động các lực lượng trên địa bàn kịp thời ngăn chặn các hành vi phá rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương án bốn tại chỗ (chỉ huy, lực lượng, phương tiện, hậu cần); kịp thời báo cáo lên Hạt Kiểm lâm sở tại đối với vụ việc vượt quá tầm kiểm soát của xã; giám sát hoạt động của các cơ sở chế biến gỗ, lâm sản theo quy định của pháp luật.

- Lực lượng bảo vệ rừng của Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra, truy quét trên địa bàn toàn xã, đặc biệt là các vùng không nằm trong phạm vi quản lý của các đơn vị chủ rừng. Khi lực lượng bảo vệ rừng của cấp xã tổ chức kiểm tra thì được quyền yêu cầu sự phối hợp của đơn vị chủ rừng tại xã đó tham gia.

g) Trách nhiệm của chủ rừng:

- Chủ rừng có diện tích rừng từ 1.000 ha trở lên phải tổ chức lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách.

- Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng; phòng, chống chặt phá rừng; phòng, chống săn, bắt, bẫy động vật rừng trái phép; phòng cháy, chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, pháp luật về đất đai, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Lực lượng bảo vệ rừng của chủ rừng chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra, truy quét trong phạm vi diện tích được giao, được thuê và theo dõi chặt chẽ đối tượng vi phạm có tính chuyên nghiệp để báo cho Hạt Kiểm lâm quản lý địa bàn xử lý.

3. Trách nhiệm thi hành

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục Kiểm lâm và sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm quán triệt Phương án tăng cường các biện pháp bảo vệ rừng đến các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý và tổ chức triển khai thực hiện./.

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản