386567

Quyết định 819/QĐ-UBND phê duyệt Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

386567
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Quyết định 819/QĐ-UBND phê duyệt Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 do tỉnh Bắc Kạn ban hành

Số hiệu: 819/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 22/05/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 819/QĐ-UBND
Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Kạn
Người ký: Đỗ Thị Minh Hoa
Ngày ban hành: 22/05/2018
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật
Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 819/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 22 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ MÙA NĂM 2018

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số: 2088/QĐ-UBND ngày 08/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2018;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số: 62/TTr-SNN ngày 07 tháng 5 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 tỉnh Bắc Kạn theo nội dung chi tiết đính kèm.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 theo đúng nội dung được phê duyệt và quy định hiện hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Thị Minh Hoa

 

PHƯƠNG ÁN

SẢN XUẤT VỤ MÙA NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số: 819/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

Để chủ động trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp vụ Mùa năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn xây dựng Phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỘT SỐ KẾT QUẢ SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2017 - 2018

1. Trồng trọt

- Diện tích cây lương thực có hạt: Cây lúa vụ xuân gieo cấy được 8.849ha bằng 104% kế hoạch, diện tích ngô đông xuân ước đạt 9.101ha, bằng 97% kế hoạch. Tổng sản lượng lương thực có hạt vụ đông xuân ước đạt 86.786 tấn, bằng 99,5% kế hoạch.

Cơ cấu giống: Diện tích gieo trồng các giống lúa trong cơ cấu chỉ đạo của tỉnh khoảng 7.400ha chiếm 83,6% diện tích, trong đó lúa thuần gồm các giống Khang Dân 18, Khang Dân đột biến, DV108, QR1, PC6, Hương thơm số 1, Nếp 97; lúa lai gồm các giống Tạp Giao 1, Nhị Ưu 63, Nhị Ưu 838, Q.Ưu 1; diện tích gieo trồng các giống ngô trong cơ cấu chỉ đạo của tỉnh khoảng 5.750ha chiếm 63,2%, gồm các giống ngô lai như NK4300, CP999, CP888, CP3Q, Biosed9698, NK66, AG59, MX10.

Ngoài ra, trên địa bàn các huyện, thành phố còn sử dụng khoảng 55,14 tấn giống lúa ngoài cơ cấu với diện tích gieo trồng 1.446ha chiếm 16,4% diện tích, bao gồm các giống lúa như giống lúa BC15, Thiên Ưu 8, PHB71, S9368, HĐ9, TBR1, PQ5, Việt lai 20...; các giống ngô ngoài cơ cấu chỉ đạo của tỉnh với lượng giống 67 tấn, gieo cấy 3.352,5ha chiếm 36,8% diện tích, bao gồm các giống ngô NK7328, NK67, NK6101, NK6410, PAC339, CP511, CP555, CP333, CP111, ADI600...

- Cây chất bột: Cây khoai môn 193ha, bằng 74% kế hoạch; cây khoai lang 189ha, bằng 126% kế hoạch; dong riềng 1.039ha bằng 109% kế hoạch.

- Cây rau, đậu đỗ: Cây rau 1.475ha, bằng 128% kế hoạch; cây đậu đỗ 297ha, bằng 97% kế hoạch.

- Cây công nghiệp: Cây đậu tương 215ha, bằng 61% kế hoạch; cây lạc 286ha, bằng 104% kế hoạch; thuốc lá 898ha, bằng 90% kế hoạch; cây gừng 268ha, bằng 80% kế hoạch; cây mía 79ha, bằng 63% kế hoạch.

- Tổng diện tích đã chuyển đổi từ đất trồng lúa, ngô sang trồng cây có giá trị kinh tế cao năm 2018 đạt 490ha, bằng 123% kế hoạch.

- Diện tích đất ruộng, soi bãi đạt thu nhập 100 triệu đồng/ha trở lên đã thực hiện 1.369ha, bằng 41% kế hoạch.

- Cây ăn quả:

+ Về việc thực hiện trồng mới diện tích 300ha cam quýt năm 2018: Người dân đã đăng ký trồng 156ha đạt 52% kế hoạch, đã trồng được 108ha, diện tích còn lại đang rà soát và thẩm định.

+ Về diện tích trồng mới 100ha hồng không hạt năm 2018: Hiện nay huyện Ba Bể đang chuẩn bị cây giống bằng phương pháp giâm rễ, dự kiến đạt 50% kế hoạch; huyện Chợ Đồn tổng diện tích đăng ký trồng mới 56 ha, đã trồng 4,7ha, Hợp tác xã Tân Phong, xã Quảng Bạch đang chuẩn bị cây giống cung ứng phục vụ sản xuất dự kiến đạt kế hoạch giao.

+ Về việc thực hiện hoạt động thâm canh, cải tạo; sản xuất 200ha cam, quýt và 50ha hồng không hạt theo hướng đảm bảo ATVSTP hoặc VietGAP: Huyện Chợ Đồn thực hiện 50ha cam, quýt tại xã Rã Bản và 20ha hồng không hạt tại xã Quảng Bạch, huyện Chợ Mới thực hiện cải tạo thâm canh, sản xuất đảm bảo an toàn 20ha cây ăn quả có múi.

- Cây chè:

+ Duy trì chăm sóc 2.700ha chè, trong đó có 2.500ha chè đang thời kỳ kinh doanh.

+ Về việc thực hiện thâm canh, cải tạo, trồng bổ sung 100ha cây chè trên địa bàn các huyện Ba Bể, Chợ Mới, Chợ Đồn: Người dân đã đăng ký cải tạo, trồng mới 80ha; thâm canh 40ha, duy trì ổn định 23ha chè VietGAP (trong đó có 13ha chè shan tuyết).

- Tình hình sâu bệnh và công tác phòng trừ:

Ngay từ đầu vụ người dân đã cày vùi lúa chét và cỏ dại để tiêu hủy nguồn bệnh lùn sọc đen trên đồng ruộng, diện tích cày vùi 900,42ha đạt 100% diện tích bị nhiễm năm 2017.

Trên cây lúa: Ốc bươu vàng gây hại 50ha, nông dân đã tích cực phòng trừ hiệu quả; bệnh lùn sọc đen xuất hiện rải rác tại huyện Chợ Mới và Bạch Thông, tỷ lệ bệnh hại thấp, người dân đã chủ động nhổ bỏ, tiêu hủy cây bị bệnh; tại huyện Chợ Mới bệnh đạo ôn lá gây hại 02ha trên giống Khang Dân 28, đơn vị chuyên môn tiếp tục theo dõi và có biện pháp kịp thời xử lý nhằm hạn chế tối đa gây ảnh hưởng đến năng suất lúa. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành văn bản khuyến cáo người dân không gieo trồng giống lúa khang dân 28 trên địa bàn tỉnh.

Các cây trồng khác sâu bệnh gây hại nhẹ cả về thành phần, mật độ và tỷ lệ hại, ngành đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn dự tính, dbáo và ban hành thông báo hướng dẫn bà con phòng trừ dịch hại.

2. Chăn nuôi

- Tại thời điểm hiện nay tổng đàn trâu, bò giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2017, đồng thời do giá sản phẩm thịt lợn trong 02 năm qua xuống quá thấp nên nhiều hộ dân đã giảm số đầu lợn nái và không tái đàn lợn làm tổng đàn vật nuôi giảm.

+ Đàn đại gia súc 83.028 con, bằng 96% cùng kỳ năm 2017, đạt 95% kế hoạch;

+ Đàn lợn 183.096 con, bằng 94% so với cùng kỳ, đạt 90% kế hoạch;

+ Đàn dê 38.644 con, bằng 100,4% so với cùng kỳ đạt 102% kế hoạch;

+ Đàn gia cầm 1.352.252 con, bằng 89% so với cùng kỳ, đạt 71% kế hoạch.

- Diện tích nuôi trồng thủy sản 1.093ha đạt 80% kế hoạch, bằng 169% so với cùng kỳ năm 2017. Hiện nay, bà con đang tiếp tục thu hoạch cá đạt kích cỡ thương phẩm, cải tạo ao, chuẩn bị ruộng để thả cá giống, thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh.

- Tình hình thiên tai, dịch bệnh trên đàn vật nuôi:

+ Vụ Đông - Xuân năm 2017 - 2018 có 128 con vật nuôi bị chết rét, trong đó (trâu 43 con, bò 05 con, bê 06 con, nghé 49 con, ngựa 02 con, lợn 13 con, dê 10 con).

+ Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm tại các địa phương không có dịch bệnh lớn xảy ra, rải rác xảy ra ổ dịch nhỏ, như: Bệnh tụ huyết trùng trâu bò, tụ huyết trùng lợn, lép tô lợn, newcastle gà,... đã được phát hiện và điều trị kịp thời.

- Công tác tiêm phòng đợt I: Theo số liệu cập nhật đến ngày 17/5/2018: Các địa phương cơ bản đã thực hiện xong công tác tiêm phòng đợt I cho đàn gia súc, cụ thể như sau: LMLM trâu bò 44.315 liều, đạt 87% kế hoạch; tụ huyết trùng trâu bò 46.213 liều đạt 91% kế hoạch; Dịch tả lợn 29.454 liều, đạt 53% kế hoạch; Tụ huyết trùng lợn 29.429 liều, đạt 53% kế hoạch; lép to lợn 11.235 liều đạt 45% kế hoạch; dại chó 29.630 liều, đạt 79% kế hoạch.

3. Lâm nghiệp

- Chuẩn bị cây giống: Cây giống đã gieo tại vườn ươm sản xuất tập trung trên 11.799 triệu cây, chủng loại cây giống chủ yếu là cây mỡ, keo, xoan ta, thông mã vĩ, lát hoa, quế, trám,... Hiện nay, các vườn ươm tiếp tục đảo bầu, chăm sóc và trình thẩm định các lô cây con đạt tiêu chuẩn xuất vườn; số cây con đã thẩm định đủ tiêu chuẩn xuất vườn là 1,454 triệu cây, gồm các loài mỡ, keo, lát, quế.

- Diện tích đăng ký và thiết kế trồng rừng:

+ Tổng diện tích đăng ký: 9.074ha/6.200ha, đạt 146% kế hoạch.

+ Tổng diện tích thiết kế trồng rừng tập trung và đăng ký trồng cây phân tán là 6.389ha, bằng 103% kế hoạch trong đó: Diện tích trồng rừng phòng hộ, đặc dụng 90,66ha (gồm 52,66ha trồng theo chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững và 38ha trồng rừng thay thế do Công ty Cổ phần Vissai Hà Nam thực hiện); trồng rừng sản xuất tập trung 2.684ha; trồng cây phân tán 2.163ha và diện tích đăng ký trồng lại rừng sau khai thác là 1.352ha.

- Tiến độ xử lý thực bì: Tính đến ngày 17/5/2018: Diện tích đã xử lý thực bì 1.941ha/2.600ha, đạt 74,7% diện tích thiết kế rừng trồng tập trung. Diện tích đã cuốc lấp hố 681ha.

- Chăm sóc rừng trồng: Tổng diện tích rừng đã trồng đang trong chu kỳ chăm sóc (rừng trồng 2015 - 2017) trên địa bàn là 14.277ha.

- Bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng: Thực hiện khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên chuyển tiếp là 75.006ha.

Đánh giá: Do vụ Xuân năm 2018 thời tiết âm u, mưa ẩm kéo dài nhiều ngày, cộng với tình trạng thiếu nguồn nhân lực ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ xử lý thực bì và cuốc lập hố. Hiện tại người dân đang khẩn trương xử lý thực bì để đảm bảo kế hoạch giao.

4. Tình hình thiên tai

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nén rãnh áp thấp gây gió lốc, mưa đá ngày 17/3 tại thành phố Bắc Kạn; mưa đá đêm 14/4 và rạng sáng ngày 15/4 gây thiệt hại nặng tại các huyện Pác Nặm, Ba Bể, Chợ Đồn, trong đó huyện Pác Nặm thiệt hại lớn về nhà ở và hoa màu, thiệt hại cụ thể như sau: 1.831 nhà bị hư hỏng mái lợp; 617,8ha lúa, 1.602ha ngô, hoa màu và 262ha cây ăn quả bị thiệt hại; thóc, ngô trong nhà bị ướt khoảng 950 tấn, lợn bị chết 03 con, gia cầm 47 con, 47ha ao nuôi nhỏ bị thiệt hại... Ước thiệt hại khoảng 69 tỷ đồng.

Trước tình hình trên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiến cứu nạn tỉnh đã chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố bị ảnh hưởng chủ động hướng dẫn nhân dân bảo vệ tốt về con người, khắc phục thiệt hại theo phương châm “04 tại chỗ”, thành lập các đoàn công tác đến các địa phương bị thiệt hại trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, thăm hỏi động viên kịp thời các gia đình bị thiệt hại, hỗ trợ người dân có chỗ ở tạm thời, nhu yếu phẩm,... để giảm bớt khó khăn.

II. PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT VỤ MÙA NĂM 2018

1. Nhận định những thuận lợi, khó khăn

1.1. Thuận lợi

- Người dân đang tiếp tục được thụ hưởng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp của nhà nước như: Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Hỗ trợ các huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a,.… 

- Kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới cũng đã từng bước tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng cho sản xuất. Chương trình khuyến nông, các chương trình kinh tế xã hội khác đã và đang tạo điều kiện tích cực cho sản xuất nông lâm nghiệp phát triển. 

- Các công trình thủy lợi đã và đang được cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu sử dụng trong sản xuất đạt hiệu quả. Cơ giới hóa trong sản xuất tiếp tục được áp dụng trong nhiều khâu; các loại vật tư phục vụ sản xuất đáp ứng đủ về số lượng, cơ bản đảm bảo chất lượng.

- Công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện triển khai sản xuất của các cấp, các ngành đã có nhiều kinh nghiệm, nhận thức của người dân được nâng lên, tích cực và chủ động trong sản xuất. Lúa Đông - Xuân dự báo được mùa đạt năng suất cao, thu hoạch tập trung, nhanh gọn tạo điều kiện để người dân yên tâm sản xuất vụ Mùa.

1.2. Khó khăn

- Quy mô diện tích sản xuất theo nông hộ nhỏ lẻ, chưa tạo được sức hút để doanh nghiệp đầu tư, liên kết trong phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giá bán nông sản chưa cao do đó hiệu quả sản xuất nông nghiệp vẫn ở mức thấp.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường, gió lốc, mưa lũ ngày càng lớn ảnh hưởng đến mùa vụ. Diễn biến của một số đối tượng sâu bệnh gây hại phức tạp đặc biệt là bệnh lùn sọc đen hại lúa, khả năng quy mô, mức độ gây hại rộng cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng.

- Vai trò của chính quyền cơ sở trong việc phát hiện và ngăn chặn việc kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp, vật nuôi, vật tư nông nghiệp trái quy định tại các chợ nông thôn chưa sâu sát quyết liệt.

- Trong thời gian gần đây, tổng đàn vật nuôi đạt thấp so với kế hoạch giao, do giá cả xuống thấp, thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn nên chưa thúc đẩy được người chăn nuôi tái đầu tư để phát triển đàn vật nuôi, đặc biệt đối với đàn lợn.

- Thiếu nguồn nhân lực lao động ảnh hưởng không nhỏ đến việc đầu tư thâm canh trong sản xuất của người dân.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả. Chuyển đổi diện tích trồng lúa, ngô có hiệu quả kinh tế thấp sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

- Tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, nhất là tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi; sử dụng các giống bản địa có ưu thế về chất lượng để nâng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Thâm canh để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm và thủy sản.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2018 đạt 175.000 tấn, trong đó vụ Mùa là 87.810 tấn. Diện tích sản xuất lúa vụ Mùa 14.000ha, cây ngô 6.000ha.

- Diện tích trồng cây ngắn ngày như cây rau 1.050ha; đậu các loại 480ha; cây đậu tương 650ha, cây lạc 305ha, cây khoai lang 305ha.

- Tiếp tục trồng, chăm sóc diện tích 490ha đất trồng lúa, ngô chuyển đổi sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế cao.

- Tiếp tục thực hiện các công thức luân canh để đạt 3.300ha đất ruộng, soi bãi đạt mức thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên.

- Tổng đàn đại gia súc 87.500 con; tổng đàn lợn 203.400 con; tổng đàn gia cầm, thủy cầm 1.900.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 22.500 tấn.

- Trồng rừng 6.200ha, trong đó trồng rừng cây gỗ lớn 1.000ha. Tỷ lệ che phủ rừng 71,4%

3. Kế hoạch sản xuất vụ Mùa 2018

3.1. Trồng trọt

- Cây lương thực có hạt: Tổng diện tích gieo trồng 20.000ha, tổng sản lượng lương thực có hạt là 87.810 tấn.

+ Cây lúa: Diện tích 14.000ha, năng suất lúa 45,4 tạ/ha; sản lượng 63.555 tấn.

+ Cây ngô: Diện tích 6.000ha, năng suất 40,4 tạ/ha; sản lượng 24.255 tấn.

- Cây chất bột: Tiếp tục chăm sóc diện tích cây dong riềng, khoai môn và trồng khoai lang.

- Cây rau, đậu: Tổng diện tích trồng rau, đậu các loại 1.530ha, bao gồm rau các loại 1.050ha, sản lượng 12.180 tấn; đậu các loại 480ha, sản lượng 498 tấn.

- Cây công nghiệp ngắn ngày: Tổng diện tích trồng cây công nghiệp ngắn ngày vụ Mùa 955ha, trong đó, đậu tương 650ha, sản lượng 1.044 tấn; cây lạc 305ha, sản lượng 507 tấn. Tiếp tục chăm sóc diện tích cây mía đã trồng đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất; chăm sóc 2.800ha chè, trong đó diện tích cho thu hoạch 2.500ha để thu hái đạt sản lượng 9.700 tấn; thực hiện cải tạo, thâm canh 100ha chè để nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích.

- Cây ăn quả: Tiếp tục chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây ăn quả như cam, quýt, hồng không hạt,... Cải tạo, thâm canh; sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc được chứng nhận VietGAP 200ha cam, quýt và 50ha hồng không hạt. Tiếp tục thực hiện trồng mới cây ăn quả theo kế hoạch.

(Phụ lục Kế hoạch chi tiết đính kèm)

3.2. Chăn nuôi

Thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi để năm 2018 đạt kế hoạch giao, cụ thể: Tổng đàn đại gia súc 87.500 con, số xuất bán, giết thịt 25.000 con; tổng đàn lợn 203.400 con, số xuất bán, giết thịt 300.000 con; tổng đàn gia cầm, thủy cầm 1.900.000 con, số xuất bán, giết thịt 1.650.000 con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại đạt 22.500 tấn.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người chăn nuôi thực hiện công tác tiêm phòng đàn gia súc, gia cầm, bảo vệ sức khỏe đàn vật nuôi phát triển. Đặc biệt, trong tình hình hiện nay khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thức gia trại, trạng trại; khuyến khích một số địa phương có tiềm năng, thế mạnh tiếp tục bảo tồn một số giống vật nuôi bản địa có giá trị kinh tế và phát triển các giống vật nuôi cao sản, giống đặc sản để đa dạng hóa sản phẩm và tránh rủi ro.

3.3. Cây lâm nghiệp

- Giống cây lâm nghiệp:

+ Hoàn thành trồng rừng trước ngày 30/6/2018 đối với các loài cây đủ tiêu chuẩn trồng rừng, như: Cây xoan, mỡ, trám, lát, keo...; còn một số loài cây có tuổi xuất vườn dài hơn, như: Trám ghép, thông, sa mộc hoàn thành trồng rừng xong trước 15/8/2018.

+ Chủ động thu hái các nguồn hạt giống sẵn có trên địa bàn theo thời vụ.

- Công tác phát triển rừng:

+ Tổ chức thẩm định, phê duyệt thiết kế trồng rừng phòng hộ, sản xuất theo quy định; bảo đảm các điều kiện cho trồng rừng đúng thời vụ, đúng mật độ và quy trình kỹ thuật.

+ Đối với rừng trồng đang trong chu kỳ chăm sóc (năm 2, năm 3, năm 4) chủ rừng cần thực hiện chăm sóc rừng đúng thời vụ và đúng biện pháp kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Bảo vệ rừng trồng, ngăn chặn sự phá hoại của gia súc thả rông.

- Bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng: Tăng cường tuần tra, kiểm tra rừng để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, hạn chế chặt phá rừng trái pháp luật; hướng dẫn các tổ chức cá nhân nhận giao khoán bảo vệ rừng và khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên trong việc thực hiện quản lý, bảo vệ rừng.

- Tăng cường tuyên truyền vận động người dân tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng và tổ chức ký cam kết không vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác quản lý nhà nước và chỉ đạo sản xuất

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về việc chấp hành pháp luật đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, phân bón trên địa bàn tỉnh. Trong đó, quản lý và thực hiện theo đúng quy định đối với việc đưa giống cây trồng, vật nuôi, vật tư, phân bón vào khảo nghiệm, sản xuất thử, mô hình trình diễn tại các địa phương. Kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Các giống cây trồng trước khi cung ứng vào các huyện, thành phố yêu cầu các tổ chức, cá nhân phải có văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo việc triển khai các hoạt động cung ứng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Thường xuyên kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi và vật tư nông nghiệp tại cơ sở, đặc biệt vào thời điểm trước khi bước vào vụ sản xuất. Phát hiện và kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm trong sản xuất, kinh doanh cây giống, con giống kém chất lượng, giống không rõ nguồn gốc, gây thiệt hại cho người dân.

- Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật trong trồng trọt; kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và nuôi trồng thủy sản đảm bảo đạt hiệu quả.

2. Trồng trọt

2.1. Cơ cấu giống

- Cây lúa: Bố trí bộ giống lúa phù hợp theo từng vùng sản xuất, những giống có cùng thời gian sinh trưởng và đặc điểm sinh học giống nhau cần bố trí tập trung vùng sản xuất với diện tích lớn để thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch; mở rộng diện tích gieo trồng các giống lúa thuần, lúa lai có năng suất, chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh phù hợp với khả năng đầu tư thâm canh của các hộ dân.

Đối với vùng sản xuất cây vụ Đông nên lựa chọn các giống có thời gian sinh trưởng từ 90 - 95 ngày.

Đối với vùng không sản xuất cây vụ Đông nên lựa chọn các giống có thời gian sinh trưởng dài hơn như giống lúa thuần như Khang Dân đột biến, Khang Dân 18, DV108, Hương thơm số 1, Nếp 97, Nếp 87, Bao Thai, Khẩu Nua Lếch, Khẩu Nua Pái hoặc các giống lúa lai như Syn6, QR1, Sán Ưu 63, Nhị Ưu 63, Nhị Ưu 838.

- Cây ngô: Gieo trồng các giống ngô lai có tiềm năng năng suất như NK4300, CP511, CP999, CP888, Biosed9698, CP3Q, NK66, AG59, MX6, MX10, HN88.

- Cây rau các loại: Trên cơ sở đất đai, nhu cầu thị trường, tập quán và kinh nghiệm canh tác để gieo trồng các loại rau cho phù hợp như cải bắp, su hào, súp lơ, đậu cô ve, đậu hà lan, rau cải các loại, dưa chuột, cà chua... sử dụng các giống có nguồn gốc trong nước hoặc nhập nội.

2.2. Thời vụ

- Cây lúa: Vụ Mùa sớm gieo mạ trong tháng 5, cấy đầu tháng 6 để thu hoạch trước 20/9 kịp gieo trồng cây trồng vụ Đông; mùa chính vụ gieo mạ trong tháng 6, kết thúc cấy trong tháng 7.

- Cây ngô: Ngô vụ Mùa trồng xong trước 10/6 đối với đất ruộng và soi bãi; trồng xong trước 20/7 đối với đất đồi; ngô đông trồng xong trước 20/9.

- Cây rau các loại: Căn cứ vào điều kiện thời tiết thuận lợi và thời điểm thu hoạch lúa để xác định thời gian gieo trồng phù hợp với từng loại rau. Trồng rải vụ để tránh tình trạng thừa lúc chính vụ làm rớt giá, giảm hiệu quả kinh tế.

2.3. Các biện pháp kỹ thuật

- Làm đất         

+ Đối với đất lúa, ngô ruộng: Tiến hành làm đất ngay sau khi thu hoạch vụ Xuân để kịp tiến độ sản xuất vụ Mùa.

+ Đối với các loại cây trồng khác trên đất soi bãi, đất đồi áp dụng các biện pháp làm đất hợp lý để giảm thiểu sự xói mòn, rửa trôi và thoát nước tốt khi mưa lũ xảy ra.

- Hướng dẫn kỹ thuật đối với từng loại sản phẩm cây trồng từ khâu gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch, cụ thể:

+ Đối với cây lúa, tiếp tục mở rộng diện tích áp dụng kỹ thuật canh tác lúa cải tiến (SRI); chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

+ Đối với cây ngô: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất để phát huy tối đa tiềm năng, năng suất của giống; diện tích ngô trồng trên đất đồi áp dụng phương pháp canh tác bền vững trên đất dốc như trồng theo băng phối hợp trồng cây phân xanh giảm thiểu sự xói mòn, rửa trôi.

+ Cây chất bột (dong riềng, khoai lang, khoai môn, khoai tây): Áp dụng phương pháp canh tác bền vững trên đất dốc và quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

+ Cây rau, đậu các loại: Sản xuất theo hướng thâm canh, tăng năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; khuyến khích mở rộng diện tích sản xuất rau an toàn.

+ Cây ăn quả: Tăng cường chăm sóc, bón phân và quản lý sâu bệnh hại trên cây cam quýt, hồng không hạt, cây mơ, cây mận, vải, nhãn... tạo điều kiện cho cây sinh trưởng phát triển thuận lợi nhằm đạt năng suất, chất lượng tốt.

- Phân bón

Chỉ đạo, hướng dẫn nông dân sử dụng các loại phân bón hữu cơ như: Phân chuồng, phân xanh đã ủ hoai mục; phân vô cơ như: Lân supe, lân nung chảy, đạm urê, kaly clorua; phân tổng hợp NPK.

- Công tác bảo vệ thực vật

Làm tốt công tác dự tính, dự báo sâu bệnh; tham mưu kịp thời cho các cấp, ngành chỉ đạo phòng, trừ sâu bệnh đảm bảo an toàn, hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc cung ứng, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn tỉnh.

3. Chăn nuôi, thủy sản

- Đa dạng hóa phương thức chăn nuôi; kết hợp tận dụng nguồn sản phẩm phụ trong nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

- Khuyến khích việc chọn lọc, bảo tồn một số giống vật nuôi địa phương có giá trị kinh tế, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng (gà H,Mông, gà ta, lợn đen địa phương, lợn lai rừng), phát triển các giống vật nuôi cao sản, giống đặc sản để đa dạng hóa sản phẩm, tạo đà cho phát triển chăn nuôi theo chuỗi, có sự đầu tư, kết nối thị trường của doanh nghiệp và người sản xuất.

- Khuyến khích phát triển những loài vật nuôi có tiềm năng và lợi thế của địa phương và chuyển từ phương thức sản xuất chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại để sản xuất chăn nuôi theo hướng hàng hóa, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong chăn nuôi.

- Khuyến kích các doanh nghiệp tự đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ tập trung và tăng cường công tác quản lý các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ trên địa bàn để thực hiện tốt công tác kiểm soát giết mổ động vật và góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ khâu chế biến sản phẩm chăn nuôi.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh thú y cho đàn vật nuôi trên địa bàn để hạn chế dịch bệnh xảy ra và lây lan ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên địa bàn; kiểm soát các phương tiện vận chuyển động vật, sản phẩm động vật lưu thông trên địa bàn và tại các chợ, điểm họp chợ để bảo vệ uy tín, chất lượng sản phẩm cho các tổ chức, cá nhân sản xuất chăn nuôi trung thực trong tỉnh.

- Đối với công tác nuôi trồng thủy sản cần thay đổi phương thức nuôi từ quảng canh cải tiến sang thâm canh và sử dụng nuôi một số giống có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện chăm sóc của địa phương như cá rô phi đơn tính, cá trắm cỏ, cá chép lai...; tiếp tục chỉ đạo việc quản lý môi trường và phòng ngừa dịch bệnh đối với động vật, thủy sản.

4. Lâm nghiệp

- Ban quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững cơ sở phối hợp với các chủ vườn ươm đảm bảo các thủ tục về cung cấp cây giống phục vụ kế hoạch trồng rừng năm 2018 - 2019.

- Ban Quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các huyện, thành phố, Ban Quản lý Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững: Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn, Vườn Quốc gia Ba Bể chủ động hướng dẫn các chủ rừng tổ chức trồng rừng đúng loài cây, đúng diện tích theo hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt; tích cực trồng lại rừng sau khai thác, trồng cây phân tán, chăm sóc rừng trồng.

5. Về công tác thủy lợi

Chỉ đạo các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, vận hành các công trình thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa để đảm bảo nguồn nước tưới; đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi, tập trung sửa chữa nạo vét kênh mương, bảo dưỡng sửa chữa các trạm bơm và máy bơm. Xây dựng kế hoạch tưới, phương án phòng, chống thiên tai và tăng cường công tác kiểm tra các công trình thủy lợi và công tác tưới phục vụ sản xuất vụ Mùa năm 2018.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hướng dẫn chỉ đạo sản xuất đảm bảo thời vụ, đảm bảo cơ cấu các loại cây trồng; chỉ đạo các biện pháp canh tác tiên tiến, đẩy nhanh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tập trung vào các cây trồng chủ lực có giá trị hàng hóa cao.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng nông sản; kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với sản xuất kinh doanh giống cây trồng, vật tư nông nghiệp.

- Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến thời tiết, sâu bệnh hại trên cây trồng và hướng dẫn kịp thời cho các địa phương tổ chức thực hiện có hiệu quả trong sản xuất.

- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị và chủ trương, kế hoạch của tỉnh để tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; tham mưu cho ngành, phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong công tác chỉ đạo sản xuất trên địa bàn, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ chính sau:

+ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật hướng dẫn các địa phương thực hiện các biện pháp kỹ thuật canh tác, biện pháp quản lý dịch hại trên cây trồng; tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình phát sinh phát triển của sâu, bệnh hại và có phương án phòng, chống dịch kịp thời. Thanh tra chuyên ngành về trồng trọt và bảo vệ thực vật để tăng cường công tác quản lý giống, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

+ Chi cục Chăn nuôi - Thú y thực hiện tốt các biện pháp chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; công tác tiêm phòng đợt II năm 2018; công tác phòng, chống đói rét cho đàn vật nuôi trong vụ Đông - Xuân năm 2018 - 2019. Thanh tra chuyên ngành, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y và vệ sinh an toàn thực phẩm.

+ Chi cục Kiểm Lâm chỉ đạo các Ban Quản lý dự án Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng các huyện, thành phố, Vườn Quốc gia Ba Bể, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Lâm nghiệp Bắc Kạn chuẩn bị đầy đủ số lượng, chủng loại cây giống, hiện trường trồng rừng đảm bảo theo kế hoạch.

 + Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng vật tư nông nông nghiệp trong lĩnh vực thủy sản và an toàn thực phẩm nông, lâm sản. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và lấy mẫu giám sát sản phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh. Chủ trì tổ chức kiểm tra công nhận điều kiện đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đạt quy chuẩn kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, khai thác, thu hoạch, thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản, bán buôn, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa ra thị trường theo phân cấp.

+ Chi cục Thủy lợi chỉ đạo Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý, khai thác công trình thủy lợi Bắc Kạn theo dõi, quản lý nguồn nước, tích nước, vận hành, điều tiết hồ chứa theo quy trình; phối hợp với các đơn vị liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra việc sửa chữa, nạo vét kênh mương, phát dọn cây cối, khơi thông dòng chảy; bảo dưỡng sửa chữa các trạm bơm và máy bơm; hướng dẫn các biện pháp tưới tiêu hợp lý; xây dựng phương án phòng chống thiên tai đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ Mùa năm 2018.

+ Trung tâm Khuyến nông tăng cường công tác tuyên truyền đến nông dân về sử dụng các giống lúa thuần, lúa tiến bộ kỹ thuật có năng suất, chất lượng đưa vào sản xuất, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, thâm canh tăng năng suất cây trồng để nâng cao hiệu quả kinh tế; lựa chọn các giống cây trồng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để khuyến cáo đến người dân, như giống có khả năng chịu hạn, chịu úng, giống có khả năng thâm canh...

2. Các Sở, Ban, Ngành liên quan

- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí nguồn kinh phí thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh có phương án hỗ trợ kịp thời trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chống thiên tai, dịch bệnh và phòng, chống cháy rừng.

- Báo Bắc Kạn, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh tăng cường thời lượng phát sóng, thông tin tuyên truyền về các biện pháp kỹ thuật, ứng dụng chuyển giao khoa học công nghệ và biện pháp phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Tổ chức triển khai phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 và giao chỉ tiêu kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị, địa phương trên địa bàn. Phối hợp với các đơn vị trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường công tác kiểm tra chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, vận động hộ nông dân thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch được giao, trên cơ sở đó hằng tháng các cấp ủy Đảng, chính quyền tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất các giải pháp phù hợp.

- Chủ động xây dựng và triển khai phương án phòng, chống dịch bệnh, đói rét trên cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tiễn tại địa phương.

- Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực chuyển đổi tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất tổ hợp tác, nhóm hộ hoặc hợp tác xã để sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông, lâm nghiệp đảm bảo đáp ứng về số lượng, chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo nhu cầu của thị trường.

- Duy trì chế độ thông tin báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Trên đây là nội dung phương án sản xuất vụ Mùa năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn, yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Sở, Ban, Ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt, đảm bảo kế hoạch đề ra; trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc thông báo kịp thời về Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn để thống nhất cách giải quyết./.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRỒNG TRỌT VỤ MÙA NĂM 2018
(Kèm theo Quyết định số: 819/QĐ-UBND ngày 22/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)

TT

Chỉ tiêu

ĐVT

Các huyện, thành phố

Tổng số

Thành phố Bắc Kạn

Ba Bể

Bạch Thông

Ngân Sơn

Na Rì

Chợ Mới

Chợ Đồn

Pác Nặm

1

CÂY LƯƠNG THỰC CÓ HẠT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Diện tích lương thực có hạt

Ha

20.000

450

3.550

2.000

3.000

3.700

2.400

3.100

1.800

 

Sản lượng lương thực có hạt

Tấn

87.810

2.150

15.210

9.275

12.683

16.135

10.995

14.020

7.342

 

Trong đó:

+ Thóc

Tấn

63.555

 1.750

10.535

7.363

8.140

10.465

8.160

11.500

5.642

 

+ Ngô

Tấn

24.255

 400

4.675

1.913

4.543

5.670

2.835

2.520

1.700

1.1

Lúa mùa:

+ Diện tích

Ha

14.000

 350

2.450

1.550

1.850

2.300

1.700

2.500

1.300

 

+ Năng suất

Tạ/ha

45,4

 50,0

43,0

47,5

44,0

45,5

48,0

46,0

43,4

 

+ Sản lượng

Tấn

63.555

 1.750

10.535

7.363

8.140

10.465

8.160

11.500

5.642

 

Trong đó lúa sản xuất hàng hóa

Ha

400

 

 

 

100

 

 

300

 

1.2

Ngô mùa:

+ Diện tích

Ha

6.000

 100

1.100

450

1.150

1.400

700

600

500

 

+ Năng suất

Tạ/ha

40,4

 40,0

42,5

42,5

39,5

40,5

40,5

42,0

34,0

 

+ Sản lượng

Tấn

24.255

 400

4.675

1.913

4.543

5.670

2.835

2.520

1.700

1.3

Chuyển đổi từ trồng lúa, ngô sang trồng cây có giá trị kinh tế cao (thực hiện cả năm)

Ha

400

30

80

50

 

70

70

70

30

2

CÂY CHẤT BỘT

Ha

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Cây khoai lang:

+ Diện tích

Ha

305

 -

-

80

40

50

95

10

30

 

+ Năng suất

Tạ/ha

45,1

 -

-

47

47

47

44,5

46

36

 

+ Sản lượng

Tấn

1.376

 -

-

376

188

235

423

46

108

3

CÂY CÔNG NGHIỆP

 

955

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Cây đậu tương:

+ Diện tích

Ha

650

 -

130

20

60

130

50

20

240

 

+ Năng suất

Tạ/ha

16,1

 -

17

16

16

16

19,0

16

15

 

+ Sản lượng

Tấn

1.044

 -

221

32

96

208

95

32

360

3.2

Cây lạc:

+ Diện tích

Ha

305

 -

20

25

35

100

55

45

25

 

+ Năng suất

Tạ/ha

16,6

 -

16,5

19

18

15

19

17,0

13

 

+ Sản lượng

Tấn

507

 -

33

48

63

150

105

77

33

3.3

Cải tạo, thâm canh chè (cả năm)

 

100

 

40

 

 

 

30

30

 

4

CÂY RAU, ĐẬU CÁC LOẠI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Cây rau:

+ Diện tích

Ha

1.050

 75

210

155

90

240

60

160

60

 

+ Năng suất

Tạ/ha

116

 120

117

118

110

112

118

120

110

 

+ Sản lượng

Tấn

12.152

 900

2.457

1.829

990

2.688

708

1.920

660

4.2

Cây đậu đỗ:

+ Diện tích

Ha

480

 5

60

10

20

180

50

20

135

 

+ Năng suất

Tạ/ha

10,7

 15,0

12

13

9,0

12,0

10,0

10,0

8,5

 

+ Sản lượng

Tấn

511

 7.5

72

13

18

216

50

20

115

5

CÂY ĂN QUẢ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Cây cam quýt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cải tạo, thâm canh; sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc được chứng nhận VietGAP (cả năm)

Ha

200

 5

30

70

5

20

20

50

 

 

Trồng mới (cả năm)

 

300

 

 

 

 

200

100

 

 

5.2

Cây hồng không hạt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cải tạo, thâm canh; sản xuất đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc được chứng nhận VietGAP (cả năm)

Ha

50

 

20

 

10

 

 

20

 

 

Trồng mới (cả năm)

Ha

100

 

50

 

 

 

 

50

 

6

Diện tích đất ruộng, soi bãi đạt 100 triệu đồng/ha (thực hiện cả năm)

 

3.300

 150

400

520

850

440

400

400

140

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản