19621

Thông tư 18-NV-1964 hướng dẫn và quy định việc tính tháng lẻ của thời gian công tác liên tục đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành

19621
Tư vấn liên quan
LawNet .vn

Thông tư 18-NV-1964 hướng dẫn và quy định việc tính tháng lẻ của thời gian công tác liên tục đối với công nhân, viên chức Nhà nước do Bộ Nội vụ ban hành

Số hiệu: 18-NV Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ Người ký: Tô Quang Đẩu
Ngày ban hành: 23/06/1964 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/07/1964 Số công báo: 21-21
Tình trạng: Đã biết
Số hiệu: 18-NV
Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
Người ký: Tô Quang Đẩu
Ngày ban hành: 23/06/1964
Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: 15/07/1964
Số công báo: 21-21
Tình trạng: Đã biết

BỘ NỘI VỤ
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 18-NV

Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 1964 

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN VÀ QUY ĐỊNH VIỆC TÍNH THÁNG LẺ CỦA THỜI GIAN CÔNG TÁC LIÊN TỤC ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC NHÀ NƯỚC

Tại thông tư số 09-TT-LB ngày 17-02-1962, liên Bộ Nội vụ và Lao động đã hướng dẫn và quy định về việc tính thời gian công tác của công nhân, viên chức Nhà nước, nhưng chưa quy định rõ cách tính đối với trường hợp có những tháng lẻ.

Nay Bộ Nội vụ hướng dẫn và quy định cụ thể về việc tính tháng lẻ của thời gian công tác liên tục đối với công nhân, viên chức Nhà nước như sau:

1. Khi xét điều kiện về thời gian công tác liên tục để giải quyết cho công nhân, viên chức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội như chế độ hưu trí, chế độ thôi việc vì mất sức lao động, chế độ tiền tuất hàng tháng, thì tính một năm phải đủ 12 tháng, 5 năm phải đủ 60 tháng… chứ không thể thiếu một số tháng, một số ngày nào đó mà coi cũng là đủ điều kiện được. Nhưng khi người công nhân, viên chức đã có đủ những điều kiện để hưởng các chế độ nói trên rồi, thì khi xét để tính mức trợ cấp, phải căn cứ vào thời gian công tác liên tục, nếu có những tháng lẻ sẽ tính gọn như sau:

- Dưới một tháng, không tính;

- Từ một tháng đến 7 tháng, tính là nửa năm.

- Trên 7 tháng, tính là đủ năm.

Thí dụ: Một công nhân, viên chức đã đủ 60 tuổi, thời gian công tác nói chung đủ 25 năm trong đó có 12 năm 8 tháng là thời gian công tác liên tục. Như vậy là người đó có đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí, thì thời gian công tác liên tục được tính tròn là 13 năm để tính mức trợ cấp, nhưng nếu người đó chỉ có 12 năm 29 ngày, thì chỉ được tính thời gian công tác liên tục là tròn 12 năm thôi.

Một công nhân viên chức khác cũng 60 tuổi, thời gian công tác nói chung 28 năm, nhưng thời gian công tác liên tục mới có 4 năm 11 tháng. Trường hợp này không thể dựa vào quy định trên mà tính tròn là 5 năm để cho người đó đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí được, vì một trong những điều kiện để hưởng chế độ này, đã quy định rõ là phải có đủ 5 năm (tức 60 tháng) thời gian công tác liên tục.

Cách tính tháng lẻ đối với những người già, yếu, mất sức lao động phải thôi việc, nhưng không có đủ 5 năm công tác liên tục, chỉ được trợ cấp một lần theo điều 40 của điều lệ tạm thời về các chế độ bảo hiểm xã hội cũng tính như trên.

Thí dụ: Một công nhân phải thôi việc vì mất sức lao động, có 3 năm 5 tháng công tác liên tục thì coi như 3 năm rưỡi và được trợ cấp một lần bằng 3 tháng rưỡi lương kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có), nhưng nếu người đó có 4 năm 9 tháng công tác liên tục thì được coi như 5 năm để được trợ cấp một lần bằng 5 tháng lương kể cả phụ cấp và trợ cấp con (nếu có).

2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Nhưng đối với những trường hợp trước đây, vì chưa có quy định thống nhất, nên mỗi nơi tính một cách khác nhau, thì nay giải quyết như sau:

- Trường hợp có thiệt hại cho người công nhân, viên chức thì nay được sửa lại cho đúng với quy định này, và hưởng từ ngày có quyết định mới, không đặt vấn đề truy lĩnh.

- Trường hợp mà trước đây cơ quan giải quyết chưa đúng với quy định này, nhưng có lợi cho người công nhân, viên chức một chút, thì nay không phải sửa lại.

Để đơn giản và thuận tiện cho việc sửa lại những trường hợp cần sửa, Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố căn cứ vào hồ sơ cũ của công nhân, viên chức hiện cư trú ở địa phương mình để xét và ra quyết định sửa lại (đối với những trường hợp cần sửa lại), gặp trường hợp có những điểm chưa rõ, thì Ủy ban hành chính trao đổi thêm với cơ quan trước đây quản lý người công nhân, viên chức đó.

Riêng đối với những người mất sức lao động không đủ 5 năm công tác liên tục và có những tháng lẻ, đã thôi việc và được hưởng trợ cấp một lần từ trước ngày ban hành thông tư này thì dù có hơn thiệt, nay cũng không giải quyết trở lại nữa.

3. Việc quy định cách tính tháng lẻ trên đây chỉ áp dụng đối với việc tính mức trợ cấp cho công nhân, viên chức đã có đủ những điều kiện hưởng một trong các chế độ hưu trí, chế độ thôi việc vì mất sức lao động và chế độ tiền tuất hàng tháng chứ không áp dụng đối với các chế độ khác.

Trong khi tiến hành, nếu gặp khó khăn trở ngại gì, đề nghị các Bộ, các cơ quan trung ương, các Ủy ban hành chính khu, tỉnh, thành phố phản ánh kịp thời cho Bộ Nội vụ biết để góp ý kiến giải quyết.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
THỨ TRƯỞNG


 

 
Tô Quang Đẩu

 

Văn bản gốc
(Không có nội dung)
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Văn bản tiếng Anh
(Không có nội dung)
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
LawNet .vn
Không có nội dung
  • Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Hiệu lực: {{m.News_EffectDate_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
    Ban hành: {{m.News_Dates_Date}}
    Tình trạng: {{m.TinhTrang}}
    Cập nhật: {{m.Email_SendDate_Date}}
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
{{VBModel.Document.News_Subject}}
LawNet .vn
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!

Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của Văn bản. Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản Liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...

Nếu chưa có Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Đăng nhập
Tra cứu nhanh
Từ khóa
Bài viết Liên quan Văn bản